intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 điều cần cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, nhiễm HIV không còn bị coi là một căn bệnh chết người nữa, mà được nhìn nhận như một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị HIV trong vòng 5 năm trở lại đây, và chắc chắn sẽ có những biến chuyển mới với tốc độ rất nhanh chóng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiễm HIV cũng không phải là chuyện đùa. Theo những hiểu biết mới nhất, nhiễm virus này đồng nghĩa với việc mang nó trong suốt phần đời còn lại. Hiện chưa có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 điều cần cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV

  1. 9 điều cần cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV Ngày nay, nhiễm HIV không còn bị coi là một căn bệnh chết người nữa, mà được nhìn nhận như một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị HIV trong vòng 5 năm trở lại đây, và chắc chắn sẽ có những biến chuyển mới với tốc độ rất nhanh chóng trong thời gian tới.
  2. Tuy nhiên, nhiễm HIV cũng không phải là chuyện đùa. Theo những hiểu biết mới nhất, nhiễm virus này đồng nghĩa với việc mang nó trong suốt phần đời còn lại. Hiện chưa có liệu pháp nào giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cũng giống như tiểu đường, nhiễm HIV có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Càng hiểu biết nhiều về HIV và biết cách chủ động tham gia điều trị, bạn sẽ càng có cơ may duy trì được sức khỏe và không bị biến chứng. 1. Đi khám bác sĩ đều đặn: Sau khi biết mình bị HIV dương tính, điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ đều đặn. Thông thường, điều này có nghĩa là cứ 2-3 tháng một lần, mặc dù trong thời gian đầu bạn có thể phải đi khám thường xuyên hơn. Ở đó, bạn sẽ học được rất nhiều điều về HIV và các phương án điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học về các tế bào T, về hệ miễn dịch… Đi khám đều đặn giúp bạn theo dõi sát tình trạng miễn dịch của mình, cũng như cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị HIV. 2. Khi nào thì bắt đầu điều trị? Trước khi đưa ra quyết định hình thức điều trị nào phù hợp với mình, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu để xác định liệu có cần điều trị ngay hay bạn vẫn còn có thể chờ một thời gian nữa. Cùng với những hiểu biết mới về HIV và đáp ứng của nó đối với thuốc, các hướng dẫn điều trị đã thay đổi. Ví dụ, 3 năm trước, phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng, tất cả những người nhiễm HIV cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, ngay khi
  3. được chẩn đoán, theo phương châm “Đánh mạnh, đánh sớm”. Hiện nay, điều này không còn phù hợp với tất cả mọi người nữa. Tùy theo số lượng tế bào lympho T (CD4) và lượng virus HIV trong máu, bác sĩ sẽ xác định liệu bạn có được an toàn nếu chỉ tiếp tục theo dõi mà không dùng thuốc kháng virus, hay cần bắt đầu điều trị ngay lập tức. 3. Lựa chọn liệu pháp kháng virus ban đầu: Nếu vẫn có thể tiếp tục theo dõi mà không cần điều trị, bạn cần kiểm tra máu thường xuyên, khoảng 3 tháng/lần. Nếu các chỉ số về hàm lượng HIV và các tế bào miễn dịch cho thấy cần bắt đầu điều trị ngay, hãy cùng bác sĩ chọn cho mình phương thức phù hợp nhất. Hiện có nhiều thuốc đã được chấp thuận và rất nhiều loại khác đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Chúng thường được sử dụng chung thành từng nhóm gồm 3-4 dược phẩm. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ – bí quyết thành công: Điều hết sức quan trọng bạn cần quán triệt tại thời điểm này là phải quyết tâm thực hiện các hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bạn bắt đầu liệu trình điều trị nhưng không tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, virus sẽ có cơ hội trở nên kháng thuốc và không bị đè bẹp hoàn toàn trong cơ thể bạn. Nếu bạn không thấy hết tầm quan trọng của điều này hoặc cảm thấy mình chưa sẵn sàng, hãy trao đổi thẳng
  4. thắn với bác sĩ. Việc không dùng thuốc đúng như hướng dẫn trong đơn của bác sĩ có thể gây hại nhiều hơn là làm lợi. 5. Tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc: Mỗi thuốc và mỗi nhóm thuốc đều có tác dụng không mong muốn, xuất hiện nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách khống chế những hiệu quả ơhụ này. Đối với các thuốc có khả năng gây hiệu quả phụ nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bạn cần học cách nhanh chóng nhận dạng triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này khá hiếm và không thể ngăn cản quyết tâm điều trị của bạn. Việc điều trị cũng có thể mang lại tác dụng phụ lâu dài, nhưng hiện còn chưa rõ những dấu hiệu này do bản thân virus HIV hay do thuốc gây ra. Có điều rõ ràng là để HIV tiến triển thành AIDS nguy hiểm hơn nhiều so với các tác dụng phụ có thể xuất hiện của thuốc. 6. Tiêm chủng để đề phòng nhiễm trùng: Dù bạn có bắt đầu điều trị hay còn trì hoãn việc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm chủng phòng ngừa một loạt bệnh như sởi, quai bị, uốn ván và những những bệnh nhiễm virus khác, giống như khi bé bạn từng được tiêm. Những căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng của bạn hoặc khiến hệ miễn dịch phải trả giá rất đắt. Thông thường, phải mất 6 tháng để hoàn thành những mũi tiêm này. Bạn cần cố gắng đi tiêm đúng hẹn.
  5. 7. Cẩn thận để HIV không lây lan sang người khác: Một khi đã biết mình nhiễm HIV, bạn sẽ suy nghĩ về các bước cần làm để ngăn chặng nguy cơ làm lan truyền virus tới những người khác. Gia đình bạn, người yêu và những người sống cùng phòng với bạn có thể rất lo lắng về điều này. Đừng ngại ngần, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về quan hệ tình dục an toàn. Nói chung, hoạt động tình dục dẫn tới sự trao đổi dịch tiết của cơ thể dễ làm lây lan HIV hơn, các hình thức khác ít có khả năng lây truyền HIV. Ngoài quan hệ tình dục an toàn, bạn không được dùng chung kim tiêm. Vì HIV lan truyền rất dễ qua máu và các chế phẩm máu nên tất cả những người nhiễm HIV đều không được hiến máu. Trong cộng đồng, vẫn tồn tại những quan điểm sai lầm về cách lan truyền của HIV. Chẳng hạn, một số người vẫn tin rằng có thể nhiễm HIV từ người khác nếu ăn chung bát đĩa, dùng chung cốc, hay ngồi chung bệ vệ sinh. Đó không phải cách lây lan của HIV. 8. Đóng vai trò chủ động trong điều trị HIV: Hãy ý thức rằng bạn sẽ phải sống chung với HIV trong suốt phần đời còn lại của mình. Hãy tìm hiểu về HIV và phương pháp điều trị. Đừng giao phó cuộc đời mình cho HIV, trừ khi bạn muốn vậy. 9. Tìm người để tâm sự: Rất nhiều người không muốn bất cứ ai biết rằng họ nhiễm HIV. Tuy nhiên, cùng với thời gian, phần lớn trong số họ đều tìm được ít nhất là 1 hoặc 2 người mà họ có thể tin tưởng. Việc tìm ra sự hỗ trợ từ phía những người khác là hết sức quan trọng. Nếu bạn không có người thân thì hãy tìm
  6. đến các nhóm hỗ trợ. Bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn và yên tâm hơn khi biết rằng đã có những người đi trước đoạn đường bạn đang đi. KẾT LUẬN: Ngày nay, trong rất nhiều trường hợp, nhiễm HIV được coi là bệnh có thể kiểm soát được. Càng học được nhiều điều về HIV và các bước cần làm để kiểm soát virus trong cơ thể, bạn càng có nhiều cơ hội có một cuộc sống bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2