intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 nguyên tắc làm việc khiến sếp trọng dụng

Chia sẻ: Lan Yuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được sếp trọng dụng là điều không hề dễ dàng và bạn phải có năng lực nhất định. Có bao giờ bạn tự hỏi xem mình đã làm tốt công việc chưa hay cách làm việc của bạn có vấn đề gì không, tại sao mãi mà sếp vẫn chưa “cất nhắc” bạn lên vị trí cao hơn? Dưới đây là những nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp của nhân viên cao cấp bạn cần nắm rõ nếu muốn đạt được sự tín nhiệm của sếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 nguyên tắc làm việc khiến sếp trọng dụng

9 NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC KHIẾN SẾP TRỌNG DỤNG<br /> <br /> Nếu chỉ cố gắng hoàn thành tốt công việc, mà chưa từng chú ý xem cách làm việc của <br /> mình có đúng với những nguyên tắc làm việc cơ bản hay chưa thì đó là lý do vì sao mãi <br /> mà bạn chưa được sếp tin tưởng "cất nhắc" lên vị trí cao hơn đấy.<br /> <br /> Được sếp trọng dụng là điều không hề  dễ  dàng và bạn phải có năng lực nhất định. Có bao  <br /> giờ bạn tự hỏi xem mình đã làm tốt công việc chưa hay cách làm việc của bạn có vấn đề  gì <br /> không, tại sao mãi mà sếp vẫn chưa “cất nhắc” bạn lên vị  trí cao hơn? Dưới đây là những <br /> nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp của nhân viên cao cấp bạn cần nắm rõ nếu muốn đạt <br /> được sự tín nhiệm của sếp.<br /> <br /> 6 điều bạn ĐỪNG làm:<br /> <br /> Đừng đổ  lỗi cho quá khứ: Bạn sẽ  mất nhiều hơn là được khi liên tục chỉ  trích những gì <br /> công ty cũ vẫn chưa làm hoặc khiến bạn khổ sở thế  nào. Bạn phải hiểu những gì sếp bạn  <br /> quan tâm chính là bạn có thể làm được gì, và bạn sẽ phát triển ra sao trong tương lai.<br /> Đừng né tránh: Nếu sếp của bạn không ủng hộ bạn trong công việc hay mối quan hệ giữa  <br /> hai người không tốt thì bạn nên trực tiếp trao đổi với sếp. Đừng né tránh việc này, vì nếu <br /> không có sự “ăn ý” giữa 2 người, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ rất thấp.<br /> Đừng làm sếp ngạc nhiên: Sếp của bạn sẽ  không vui vẻ  gì khi nghe một tin xấu và bạn <br /> chắc chắn sẽ bị sếp mắng. Tuy nhiên, việc bạn báo cáo sớm những lỗi lầm hoặc sự cố để <br /> có thể khắc phục một nhanh chónh sẽ được đánh giá rất cao đấy.<br /> Đừng mang đến cho sếp toàn rắc rối: Bạn phải hiểu rằng, sếp luôn luôn trong tình trạng <br /> quá tải công việc, đừng xin ý kiến của sếp ở  mọi vấn đề. Hãy dành thời gian tìm ra những  <br /> phương pháp khả thi nhất và  trình duyệt với sếp.<br /> Đừng liên tục “báo cáo” thành công của bạn: Dù là ai thì cũng muốn được công nhận khi <br /> đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên đối với những nhân sự  cấp cao, việc bạn cứ <br /> “nói không ngừng” về bản thân như thế  sẽ  bị đánh giá là khoe khoang đấy. Hãy xem xét kỹ <br /> và đánh giá sự  thành công đó thực sự  đến từ  đâu và tổng hợp lại để  tự  nhận xét mình  ở <br /> những buổi họp đánh giá nhân sự, đó là lúc những nhà quản lý muốn nghe về  năng lực của <br /> bạn.<br /> Đừng cố gắng thay đổi sếp: Để sếp của bạn đạt được thành công và vị trí như hiện tại là  <br /> điều không dễ dàng, vì vậy họ có rất nhiều kinh nghiệm và sẽ tạo cho bản thân họ một hình  <br /> tượng, một phong cách làm việc. Bạn đừng cố  thay đổi những điều bạn không thích ở  sếp, <br /> mà hãy cố gắng tìm hiểu và thay đổi bản thân để đạt được những mong đợi từ sếp.<br /> <br /> 3 điều bạn NÊN làm:<br /> Có trách nhiệm với công việc của mình: Để đạt được một mối quan hệ bền vững với sếp, <br /> bạn đừng cố  gắng tìm hiểu sở  thích của sếp rồi bắt mình làm theo hay dùng lời “nịnh nọt”  <br /> cho sếp vui, mà đơn giản chỉ  cần bạn hoàn thành tốt công việc được giao, luôn luôn chịu  <br /> trách nhiệm cho công việc của mình.<br /> Xác định tiến độ  và thời gian hoàn thành công việc: Khi giao công việc cho bạn, chắc <br /> chắn sếp luôn muốn nó được hoàn thành sớm nhất, vì vậy sếp thường giao một deadline thật  <br /> suýt sao cho bạn. Thế nhưng, nếu răm rắp làm theo thời gian biểu đó, chắc chắn bạn sẽ bị áp <br /> lực và các công việc chồng chéo lên nhau, cuối cùng không việc gì bạn có thể hoàn thành tốt. <br /> Để  tránh tình trạng này, khi sếp giao việc, bạn hãy tìm hiểu mức độ  quan trọng của công  <br /> việc đó, và cho sếp biết những việc bạn đang phải giải quyết hoặc các việc sẽ bị ảnh hưởng <br /> nếu ưu tiên giải quyết công việc đó để sếp cân nhắc lại về deadline nhé.<br /> Đặt mục tiêu dài hạn cho công việc của bạn:  Bạn cần phải nói chuyện với sếp và dành <br /> thời gian tìm hiểu định hướng cũng như chiến lược tương lai của công ty. Sau khi hiểu được <br /> những mong muốn của cấp trên, bạn nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể với số liệu và  <br /> căn cứ xác thực nhất có thể. Điều này sẽ khiến sếp nhìn thấy tham vọng trong công việc của  <br /> bạn và giúp bạn có được lòng tin nơi sếp.<br /> Muốn có được sự tín nhiệm 100% của sếp, thì đây là những nguyên tắc cơ bản nhất bạn cần  <br /> phải thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm về  cách làm việc và mối quan hệ  giữa  <br /> bạn với đồng nghiệp hay cấp dưới. Vì sếp sẽ không chỉ đánh giá bạn dựa trên những gì bạn  <br /> thể  hiện mà còn thông qua đánh giá của những người xung quanh bạn nữa. Việc này có thể <br /> không hề dễ dàng và tốn nhiều tâm sức, thế nhưng nếu làm được bạn sẽ là “trợ thủ đắc lực”  <br /> của sếp, nâng cao năng lực bản thân cũng như  có cơ  hội thăng tiến cao trong tương lai. Với <br /> những chia sẻ này, Việc Tốt Nhất chúc bạn đạt được thành công trong công việc của mình <br /> nhé!<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2