intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

AEC - cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cộng đồng kinh tế ASEAN đang mang lại cho ngành Dệt may Việt Nam cơ hội phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thu hút khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: AEC - cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) AEC - CƠ HỘI NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM AEC - THE OPPORTUNITY TO UPGRADE GLOBAL VALUE CHAIN OF TEXTILE AND GARMENT IN VIETNAM Nguyễn Thị Bích Thu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng bichthu.nguyen69@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế ASEAN đang mang lại cho ngành Dệt may Việt Nam cơ hội phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thu hút khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ngành Dệt may Việt Nam chưa coi trọng thị trường các nước ASEAN và chỉ đang tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất là chủ yếu, nên dù kim ngạch xuất khẩu đạt đến 13,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước nhưng giá trị gia tăng thấp. Cần tận dụng được cơ hội AEC mang lại để cải thiện vị trí của Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từ khóa: Chuỗi giá trị toàn cầu, dệt may, chuỗi giá trị dệt may, hội nhập khu vực, Dệt may Việt Nam. ABSTRACT ASEAN Economic Community is providing Vietnam’s textile and garment industry with growth opportunities both in width and depth. Textile and garment industry is the major export sector of Vietnam, attracting about 25% of workers of the industrial sector in Vietnam. However, the textile and garment sector in Vietnam has not respected ASEAN countries market and are involved mainly in the global value chain in production processes, therefore, although its export turnover reached 13,6% of the whole export turnover of our country, low value is added. Textile and garment industry should take advantage of opportunities that AEC provides to improve the position of Vietnam’s textile and garment in global value chain. Keywords: global value chain, textile and garment, textile and garment value chain, regional integration, Vietnam’ textile and garment industry. 1. Đặt vấn đề Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC sẽ chính thức đƣợc khởi động vào ngày 31/12/2015. AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thƣơng mại và đầu tƣ, tạo ra thị trƣờng chung của một khu vực có dân số 600 triệu ngƣời và tổng sản lƣợng (GDP) hàng năm khoảng 2.700 tỉ đô la Mỹ. Để thành một thị trƣờng chung, một cơ sở sản xuất và phân phối chung, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn liếng, hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và lao động lành nghề. Khi AEC ra đời, thuế nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ các nƣớc thành viên sẽ giảm về 0%, tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ đƣợc mở cửa tiếp nhận đầu tƣ và doanh nghiệp một nƣớc thành viên làm ăn ở các nƣớc AEC khác sẽ đƣợc đối xử bình đẳng với doanh nghiệp sở tại. 12 ngành ƣu tiên hội nhập gồm: nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô, hàng không, thƣơng mại điện tử, y tế, công nghệ thông tin và hậu cần. Cơ hội đang đến cùng với các thách thức, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trƣớc cơ hội phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, cần chuẩn bị đối phó với những khó khăn và tận dụng tối đa các cơ hội mà AEC đem lại. 2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Sản phẩm của ngành dệt may là những sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nhƣ các loại quần áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình nhƣ rèm cửa, vải bọc, đồ dùng, khăn các loại… và sản phẩm sử dụng trong các ngành kinh tế khác nhƣ vải kỹ thuật dùng để lót đƣờng, thi công đê điều, các loại vải làm bọc nệm ô tô, làm vật liệu lọc, vật liệu chống thấm… Vải vóc và quần áo đƣợc xem nhƣ là hai trong các mặt hàng đƣợc trao đổi, buôn bán nhiều nhất trên thế giới. 127
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Dệt may có chuỗi giá trị ―dẫn đạo bởi ngƣời mua‖. Để có đƣợc sản phẩm cuối cùng, hoạt động dệt may trải qua một chuỗi các hoạt động từ sản xuất bông, xơ sợi tổng hợp, đến kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in hoa, hoàn tất, cắt may và tiêu thụ thể hiện ở hình 1. Hình 1. Qui trình sản xuất và hoàn tất sản phẩm dệt may Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may thể hiện sự phân bổ các hoạt động trong chuỗi giá trị của ngành đến những nơi tạo ra giá trị gia tăng cao nhất và hoạt động hiệu quả nhất. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đƣợc chia làm 5 công đoạn cơ bản (hình 2): Hệ thống mạng lƣới cung cấp sản phẩm thô nhƣ sợi tự nhiên và nhân tạo; mạng lƣới sản xuất các sản phẩm đầu vào do các công ty dệt đảm nhận và cho ra các sản phẩm sợi chỉ, sợi tổng hợp, vải; Hệ thống mạng lƣới sản xuất do các doanh nghiệp may đảm nhận; Hệ thống mạng lƣới xuất khẩu do các trung gian thƣơng mại hoặc các công ty may có thƣơng hiệu đảm nhận; Hệ thống mạng lƣới marketing do hệ thống tiêu thụ đảm nhận. Trong chuỗi, những nhà bán lẻ hay những thƣơng nhân đặt hàng gia công sẽ cung cấp đặc điểm kỹ thuật của hàng hoá. Nhiều hãng bán lẻ chỉ tham gia thiết kế chứ không làm ra sản phẩm, họ là nhà sản xuất ―không nhà máy‖, việc sản xuất thƣờng tách rời khỏi thiết kế và marketing. Các nhà bán lẻ, tiểu thƣơng, những nhà sản xuất đã có thƣơng hiệu là ngƣời quyết định mạng lƣới sản xuất sẽ phi tập trung hoá ở các quốc gia xuất khẩu nào. Trong mỗi công đoạn của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có sự khác nhau về vị trí địa lý, kỹ năng và điều kiện của ngƣời lao động, công nghệ, qui mô và loại hình doanh nghiệp. Việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may, rào cản nhập cuộc tƣơng đối thấp cho những công ty may, nhƣng rào cản ngày càng gia tăng khi càng đi ngƣợc về khâu dệt, nhuộm trong chuỗi. 128
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Tính cạnh tranh trong chuỗi dệt may cao. Các nhà bán lẻ thƣờng là khách hàng chính của nhà sản xuất áo quần, nhƣng bây giờ chính họ đã trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các nhà bán lẻ phải tăng cƣờng nhập khẩu, nhà bán lẻ và ngƣời sản xuất có khuynh hƣớng kết hợp với nhau để cùng thu lợi nhuận. Tên thƣơng hiệu và cửa hàng đƣợc sử dụng để cạnh tranh, quảng cáo và cổ động cần thiết để tạo ra và duy trì thƣơng hiệu toàn cầu. Công nghệ thông tin giúp các nhà bán lẻ kiểm soát hàng tích trữ để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Điều đó cho phép các nhà bán lẻ và thƣơng nhân đào thải các nhà máy truyền thống khỏi vai trò những ngƣời dẫn đạo trong ngành. Hình 2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Nguồn: Gary Gereffi(2003), The Global Apparel Value Chain: What Prospects for Upgrading by Development Countries? 3. Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua, hiện là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nƣớc ta Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nƣớc. Sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng trƣởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 của Việt Nam đạt 14,5%/năm là tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới. Năm 2013, cả nƣớc có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%). Doanh nghiệp dệt may thu hút hơn 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, so 129
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam rất thấp. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác nhƣ Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Cả nƣớc hiện sử dụng khoảng 600 nghìn tấn bông tự nhiên, 400 nghìn tấn xơ các loại mỗi năm. Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu 99% tổng nhu cầu bông; bông sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng 2%, tƣơng đƣơng 12 nghìn tấn. Về xơ các loại thì nhập khẩu 220 nghìn tấn, chiếm 54% tổng nhu cầu về xơ. Ngành sợi phát triển thuận lợi , tuy nhiên, đa số lƣợng sợi sản xuất trong nƣớc đƣợc xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt trong nƣớc lại nhập khẩu sợi từ nƣớc ngoài do cung và cầu trong nƣớc chƣa phù hợp với nhau về số lƣợng và chất lƣợng sợi. Việt Nam hiện xuất khẩu hơn 61% sợi, tập trung chủ yếu tại các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan. Sản phẩm sợi của nƣớc ta chƣa đa dạng về chủng loại, chất lƣợng các sản phẩm sợi chƣa cao và chỉ mới tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, trung bình nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau với các loại nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại. Năm 2013, nƣớc ta nhập khẩu 380 nghìn tấn sợi để phục vụ nhu cầu sản xuất. Trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chƣa phát triển nhƣ kỳ vọng, chất lƣợng không đảm bảo và sản lƣợng cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành may. Năm 2012, ngành may có nhu cầu sử dụng khoảng 7 tỷ mét vải trong khi tổng lƣợng vải sản xuất trong nƣớc chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, nƣớc ta phải nhập khẩu 6 tỷ mét vải, tƣơng đƣơng 86% tổng nhu cầu. Ngành dệt Việt Nam có khả năng nhuộm và hoàn tất 80.000 tấn vải đan và 700 triệu mét vải dệt mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20-25% lƣợng vải dệt này đủ chất lƣợng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, trong khi vải đan hầu hết không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và chỉ đƣợc dùng cho thị trƣờng nội địa. Theo Bùi Văn Tốt (2014), ngành may xuất khẩu Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, đặc biệt Hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 đã thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang sản xuất theo phƣơng thức gia công đơn giản. Theo thống kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phƣơng thức gia công CMT vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 85%), xuất khẩu theo phƣơng thức FOB chỉ khoảng 13% và chỉ 2% xuất khẩu theo phƣơng thức ODM. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp. Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phƣơng thức FOB, ODM, OBM vẫn thấp do ngành dệt may của Việt Nam không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu, khả năng quản lý, huy động vốn nên vẫn chƣa khai thác hết các lợi thế để thu lợi nhuận tối đa ở khâu này. Đặc biệt, ngành may mặc Việt Nam đang rất yếu ở mảng thiết kế sản phẩm vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thông tin về nhu cầu khách hàng, xa thị trƣờng tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc vào các nhà buôn nƣớc ngoài. Các nhà buôn đóng vai trò rất quan trọng là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các nhà buôn trong khu vực thƣờng từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị trƣờng EU, Nhật và Hoa Kỳ, sở hữu những thƣơng hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn để phát triển mạng lƣới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tƣ may mặc nƣớc ngoài thƣờng liên hệ trực tiếp với các nhà buôn tại Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộc rất lớn 130
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những ngƣời tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực. Hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam. Điều này chủ yếu do chúng ta thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT và FOB cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thƣơng hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. 4. Nâng cấp ngành dệt may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu ASEAN là một thị trƣờng tƣơng đối rộng lớn với trên 600 triệu dân, kinh tế tăng trƣởng ổn định 5- 6%/ năm, tổng GDP nội khối khoảng 2.700 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 4500USD/năm. Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam chƣa chú ý đến thị trƣờng này, năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may vào 8 nƣớc ASEAN, nhƣng chỉ chiếm 2,17% tổng KNXK của toàn ngành. Nguyên phụ liệu dệt may đƣợc xuất khẩu sang 4 nƣớc ASEAN (chủ yếu là Campuchia và Inđônesia) chiếm 24,2% tổng KNXK; Xơ, sợi dệt các loại đƣợc xuất sang 5 nƣớc (chủ yếu là Thái Lan và Inđônesia) chỉ chiếm 9,22% tổng KNXK, dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu các loại vải, bông, sơ sợi dệt và nguyên phụ liệu của các nƣớc ASEAN; Trong đó nhập khẩu vải nhiều nhất là từ Thái Lan, Inđônêsia; Malaixia; Singapore nhƣng kim ngạch chỉ chiếm 3,68% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam, nhập khẩu bông các loại chỉ chiếm 0,39%; Xơ, sợ dệt chiếm 14,9%; nguyên phụ liệu chiếm 5,46%. Việc thành lập AEC sẽ mở ra cơ hội đƣa ASEAN trở thành một thị trƣờng tiềm năng cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tận dụng đƣợc cơ hội đang đến sẽ giúp cải thiện đáng kể vị trí của Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để nâng cấp chuỗi giá trị dệt may có 2 dạng: - OEM (Original equipment manufacturing): là hình thức hợp đồng phụ thƣơng mại. Doanh nghiệp cung cấp sản xuất sản phẩm dệt may theo thiết kế đặc biệt của ngƣời mua và sản phẩm đƣợc bán dƣới nhãn hiệu của ngƣời mua. Bên cung cấp và bên mua là 2 công ty độc lập và công ty cung cấp hầu nhƣ rất ít quyền lực trong việc phân phối. Đây là kiểu nâng cấp theo hƣớng khai thác sâu. Khai thác theo hƣớng này lợi thế sẽ thuộc về các công ty có đội ngũ công nhân trình độ tay nghề cao, đáp ứng đƣợc nhiều loại đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng khó, có khả năng quản lý sản xuất tốt, có khả năng thƣơng lƣợng đàm phán với ngƣời mua… OBM (Original brand name manufacturing): Nhà sản xuất cải tiến sản phẩm đƣợc thiết kế đầu tiên trong OEM và sau đó bán sản phẩm dệt may dƣới nhãn hiệu của họ. Điều này giúp họ dịch chuyển sang giai đoạn cao hơn trong chuỗi. Đây là kiểu nâng cấp chuỗi theo hƣớng chuyển tiếp. Dịch chuyển theo hƣớng OBM đòi hỏi các công ty phải có thƣơng hiệu, có khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm, phân phối sản phẩm… Để nâng cấp chuỗi theo hƣớng này, doanh nghiệp dệt may phải có đội ngũ marketing và bán hàng, đội ngũ thiết kế mẫu và thiết kế thời trang chuyên nghiệp, có đội ngũ công nhân tay nghề cao để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu, hơn hết phải có đội ngũ cán bộ quản lý hiểu biết về thị trƣờng, nhạy bén về kinh doanh, có tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc… Các công ty dệt may đang đẩy vai trò OEM tiến gần tới OBM bằng cách tích hợp các thế mạnh sản xuất với thiết kế và bán hàng với nhãn hàng hoá do chính họ sở hữu. Một cơ cấu thuận lợi cho việc đi đến những hoạt động mang lại giá trị tăng thêm cho các ngành xuất khẩu nhƣ ngành dệt may là sản xuất theo mô hình tam giác (trianggle manufacturing), các công ty đặt hàng với các nhà cung ứng , và các nhà cung ứng sẽ xây nhà máy chi nhánh tại các nƣớc chi phí thấp, 131
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG có thể dƣới các hình thức công ty con đƣợc các nhà sản xuất sở hữu, liên doanh hay đơn giản là một công ty nƣớc ngoài độc lập. Tam giác đƣợc hoàn thành khi sản phẩm cuối cùng đƣợc vận chuyển trực tiếp tới ngƣời mua. Trong mô hình đó, nhà sản xuất từ nhà cung ứng chính thức cho các nhà bán lẻ và nhà thiết kế trở thành một ngƣời trung gian trong chuỗi giá trị dẫn đạo ngƣời mua. Trong công nghiệp dệt may, có sự khác biệt giữa hàng hoá "tiêu chuẩn hoá" và hàng hoá "phân biệt " và đƣợc phản ảnh trong phân đoạn sản phẩm. Trang phục cho nam giới thƣờng đƣợc tiêu chuẩn hoá, trong khi trang phục cho nữ giới thì lại thiên về phân biệt hóa. Mô hình sản xuất và mạng lƣới thƣơng mại cho hai loại sản phẩm này rất khác nhau. Sự tiêu chuẩn hoá thì dẫn đến sự sản xuất hàng loạt và làm gia tăng sử dụng những nhà cung ứng giá rẻ, còn những sản phẩm phân biệt thì đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, ở những hãng nhỏ, với việc sử dụng mạng lƣới chuyên môn hoá. Nhƣ vậy, sản xuất hàng loạt là cách thâm nhập dễ dàng nhất cho những nƣớc đang phát triển trong chuỗi giá trị dệt may , đặc biệt là hệ thống sản xuất theo hƣớng gia công (Nathan Associates Inc, 2002). Việc nâng cấp có thể đƣợc tiến hành bằng nhiều con đƣờng khác nhau, nhƣ phát triển năng lực thầu trọn vẹn, tích hợp dọc, đa dạng hoá mạng lƣới xuất khẩu, hoặc dịch chuyển tới khâu thiết kế và marketing. Tuy nhiên, chính sự linh động và thích nghi trong thay đổi điều kiện kinh tế và chính sách mới thực sự cần thiết cho cạnh tranh vững vàng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity; Bangkok, Thailand: ILO and ADB, 2014. [2] Aid for trade and value chains in textiles and apparel © OECD/WTO/IDE-JETRO 2013 [3] Bùi Văn Tốt, Báo cáo ngành Dệt may, 4/2014, FPT Securities. [4] Gary Gereffi (2003), The Global Apparel Value Chain: What Prospects for Upgrading by Development Countries?, UNIDO, Vienna. [5] Nathan Associates Inc., 2002, Changes in Global Trade Rules for Textile and Apparel – implication for Developing Countries. 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1