Án lệ và việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật dân sự
lượt xem 3
download
Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đóng góp một số ý kiến nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường hiện nay trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Án lệ và việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật dân sự
- ÁN LỆ VÀ VIỆC VẬN DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢNG DẠY LUẬT DÂN SỰ Nguyễn Thị Vy Quý423 Tóm tắt Từ khi được ghi nhận là một nguồn luật chính thức tại Việt Nam, án lệ đã và đang góp phần thể hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong thực tiễn xét xử tại các Tòa án. Về góc độ giảng dạy luật tại các cơ sở đào tạo, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy luật vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn đến. Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đóng góp một số ý kiến nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường hiện nay trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. Từ khóa: Án lệ, vận dụng án lệ, giảng dạy luật, phương pháp. 1. Đặt vấn đề Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có 43 án lệ được công bố và thường xuyên áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Tòa án, trong đó có 23 án lệ về dân sự, 7 án lệ về hình sự, 8 án lệ về kinh doanh, thương mại, còn lại là các án lệ về lao động, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính424. Như vậy, có thể khẳng định rằng án lệ đã được quan tâm và phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, tại Điểm g Khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của tòa án nhân dân tối cao” có quy định chủ trương “khuyến khích đưa án lệ vào hoạt động đào tạo luật”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển án lệ trong chiến lược cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước ta quan tâm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy rằng việc vận dụng án lệ vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật không phải là một điều đơn giản và phổ biến vì nhiều lý do khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm cá nhân nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. 2. Khái quát chung về án lệ 2.1. Khái niệm án lệ 423 Thạc sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, email: quyntv@uel.edu.vn. 424 Xem chi tiết nội dung các án lệ tại: https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/home, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 253
- Từ trước đến nay, án lệ luôn được coi là nguồn luật quan trọng bên cạnh nguồn luật thành văn, là cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng giải quyết các tranh chấp. Theo quan điểm của các nước thuộc hệ thống thông luật (common law), án lệ có giá trị bắt buộc và được hình thành nên từ con đường Tòa án. Các thẩm phán ở các nước này khi xét xử có xu hướng tuân theo án lệ như một tập quán bởi lẽ: thứ nhất, tuân theo án lệ nhằm đảm bảo tính nhất quán của pháp luật. Thứ hai, án lệ tạo ra công bằng bởi hai vụ việc giống nhau được xét xử như nhau. Thứ ba, tuân theo án lệ tạp ra sự ổn của pháp luật. Thứ tư, tuân theo án lệ sẽ là giải pháp làm tăng hiệu quả xét xử của các thẩm phán trên cơ sở học tập kinh nghiệm xét xử từ án lệ.425 Án lệ trong hệ thống của các nước thông luật gắn với học thuyết án lệ (the doctrine of precedent) trong đó án lệ có tính ràng buộc. Đối với các nước thuộc hệ thống dân luật thành văn (civil Law), khái niệm về tính ràng buộc chính thức của án lệ nhìn chung không được thừa nhận. Vì vậy, điểm nổi bật trong sự khác biệt về án lệ giữa hệ thống thông luật và dân luật thành văn là ở chỗ án lệ là nguồn luật chính thức trong hệ thống thông luật thì án lệ ở các nước dân luật lại được coi là nguồn luật thứ cấp trong hệ thống dân luật.426 Tại Việt Nam, vốn là một đất nước thuộc hệ thống dân luật, do đó pháp luật thành văn luôn được coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà án lệ không được đề cập và áp dụng. Ngược lại, thuật ngữ án lệ đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời xa xưa. Trải qua một thời gian dài cho đến năm 2015, án lệ đã được chính thức công nhận là một nguồn luật tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP). Đây được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự ghi nhận về cơ sở pháp lý của án lệ tại Việt Nam trong thời kỳ xã hội mới. Đến ngày 18/6/2019, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP) được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/07/2019 có giá trị thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP. Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP thì án lệ được hiểu “là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm án lệ được hiểu dựa trên nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau tùy theo từng quốc gia theo hệ thống thông luật hay hệ thống dân luật. Với khái niệm án lệ được đề cập tại Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã khái quát khá đầy đủ nội hàm của án lệ. Khái niệm này được giữ lại từ khi án lệ được chính thức ghi nhận tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và được coi là một bước tiến của nền tư pháp Việt 425 Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.6. 426 Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến nghị đối với việc áp dụng án lệ ở Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1968, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 254
- Nam trong việc tạo tiền đề sử dụng án lệ một cách rộng rãi và chính thức trong hoạt động xét xử của Tòa án427. 2.2. Vai trò của án lệ Từ khái niệm án lệ đã bàn ở phần trên có thể rút ra được tầm quan trọng của án lệ trong các hoạt đông liên quan đến xét xử không chỉ ở các nước theo hệ thống thông luật mà cả những nước theo hệ thống dân luật. Đối với Việt Nam, văn bản pháp luật được coi là nguồn cơ bản và quan trọng bậc nhất để nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội. Do được ban hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ, nên có thể nói rằng văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn và hình thức pháp luật tiến bộ nhất, do những ưu điểm như tính chính xác, rõ ràng, minh bạch; tính thống nhất, toàn diện và khách quan trong nhận thức và trong vận dụng428. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng một thời gian dài vừa qua có thể thấy rằng, văn bản quy phạm pháp luật vẫn có những nhược điểm khó mà khắc phục được. Điển hình là việc văn bản quy phạm pháp luật thường có xu hướng dễ bị lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống hàng ngày có vô vàng những điều mới mẻ xuất hiện mà văn bản pháp luật không thể nào quy định hết. Từ đó dễ dẫn đến việc có những tranh chấp mà tòa án không có cơ sở để vận dụng giải quyết mà phải dựa trên những giải thích, lập luận của thẩm phán. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật thành văn vào thực tiễn áp dụng cũng có thể được hiểu theo nhiều cách hiểu không giống nhau giữa những người áp dụng luật. Điều này làm cho việc áp dụng pháp luật không đồng nhất giữa tranh chấp tương tự như nhau. Kéo theo đó là tranh chấp khó mà giải quyết, kéo dài qua năm này tháng nọ bởi mỗi thẩm phán khi xét xử áp dụng có một cách giải thích không đồng nhất. Chính vì bộc lộ những tồn tại như trên và nhằm để khắc phục những đặc tính cố hữu của pháp luật thành văn thì cần cơ chế sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề thực tiễn mới. Phương pháp này đã được hầu hết các quốc gia thử nghiệm và tìm ra phương thức tốt nhất để khắc phục những nhược điểm cố hữu của đạo luật là áp dụng án lệ.429 Từ đó, án lệ đã được áp dụng triệt để để giải quyết các tồn đọng của pháp luật thành văn. Chính vì vậy, không thể phủ nhận một điều quan trọng đó là án lệ đóng góp vai trò tích cực trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, trong hoạt động xét xử tại các Tòa án và ngay cả trong hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Thứ nhất, án lệ có vai trò khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời.430 Như đã đề cập, pháp luật thành văn dù có hoàn thiện chừng nào đi chăng nữa thì một vấn đề khó tránh khỏi đó là thực tiễn cuộc sống thay đổi hằng ngày một cách phức tạp mà pháp luật thành văn không thể nào dự liệu được hết. Do đó, vai trò của án lệ nhằm góp phần bổ sung cho sự thiếu sót của pháp luật thành văn truyền thống là 427 Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2018), Sách chuyên khảo Pháp luật về án lệ trong xét xử vụ việc dân sự, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr. 20. 428 Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) (2014), Bàn về hệ thống pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, tr.24. 429 Bùi Tiến Đạt (2009), Áp dụng án lệ - Nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 195-200, tr. 198. 430 Lê Văn Sua (2015), Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1867, truy cập lần cuối ngày 5/11/2021. 255
- điều hợp lý. Tại Khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định rằng: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khẳng định việc thẩm phán khi xét xử phải vận dụng tất cả những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải thích pháp luật một cách công bằng và hiệu quả. Khi án lệ được ghi nhận là một nguồn luật chính thức sẽ hỗ trợ tích cực cho các thẩm phán trong việc giải quyết cách tranh chấp tại Tòa án. Thứ hai, án lệ có vai trò giúp thể hiện tính khách quan, thống nhất và công bằng trong quá trình áp dụng pháp luật431. Án lệ được hình thành nên bởi con đường Tòa án, thông qua các giải thích của các thẩm phán và được các nhà làm luật lựa chọn lại một cách kỹ càng để đưa vào áp dụng. Do đó, đối với các vụ việc tương tự sẽ được giải quyết như nhau bằng cách áp dụng áp lệ. Điều này nhằm giúp tạo sự công bằng, minh bạch, khách quan, thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Các thẩm phán sẽ dựa vào những án lệ được thông qua để đưa vào áp dụng nhằm tránh tình trạng từ trước đến nay khi áp dụng pháp luật thành văn còn nhiều chỗ chưa được rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Từ đó, việc áp dụng áp lệ một cách nhuần nhuyễn sẽ giúp cho tình trạng mỗi địa phương, mỗi thẩm phán giải thích luật một cách khác nhau, làm cho việc tranh chấp, kiện tụng kéo dài mãi mà không có hồi kết và không thỏa mãn được ý chí của người dân. Thứ ba, án lệ có vai trò góp phần nâng cao năng lực xét xử và tính độc lập của thẩm phán432. Để xét xử một tranh chấp hiệu quả, tạo được sự tin tưởng từ các bên đòi hỏi thẩm phán phải tập trung tìm hiểu vụ án, nghiên cứu các bản án, quyết định tương tự để tìm ra những căn cứ hợp lý áp dụng cho tranh chấp đó. Nếu có án lệ, các thẩm phán sẽ tập trung nghiên cứu thêm án lệ vì tại án lệ đã có phần nội dung án lệ là phần được đúc kết cuối cùng. Các thẩm phán sẽ không phải mất nhiều công sức, thời gian để tự tìm ra lời giải thích cho việc áp dụng giải quyết từng tranh chấp mà có thể dựa vào phần nội dung án lệ để nêu ra cơ sở pháp lý và giải thích lý do rõ ràng cho việc áp dụng đó. Chính điều này góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực xét xử của thẩm phán. Các thẩm phán phải không ngừng học hỏi, cập nhật án lệ được thông qua, nghiên cứu chuyên sâu các căn cứ và giải thích từ án lệ để phục vụ công tác xét xử, làm độ tăng uy tín của thẩm phán. Thứ tư, án lệ có vai trò bảo đảm khả năng tiên liệu của người dân trong việc áp dụng pháp luật. Theo Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 3, Điều 4, Điều 6, Điều 7 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, có thể thấy rằng án lệ được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và công bố theo một quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ. Vì vậy, án lệ được các thẩm phán vận dụng giải quyết tranh chấp, đưa ra phán quyết có cơ sở rõ ràng. Án lệ giúp cho quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất, người dân có thể dự đoán được khả năng áp dụng pháp luật khi tham quan hệ pháp luật thông qua án lệ. Điều này giúp cho người dân chắc chắn hơn, yên tâm hơn khi thực hiện các hoạt động cuộc sống mà không phải lo lắng các rủi ro pháp lý có thể xảy ra với mình. 431 Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017), Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hoá hình thức pháp luật ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr. 116. 432 Bùi Tiến Đạt (2009), Áp dụng án lệ - Nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 195-200, tr. 199. 256
- 3. Vận dụng án lệ trong giảng dạy luật 3.1. Ý nghĩa của việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật Theo cách truyền thống, việc đào tạo luật thường áp dụng phương pháp thuyết giảng, phân tích các vấn đề pháp lý dựa vào các quy định pháp luật để người học có thể hiểu bài. Để minh họa cho những phần lý thuyết đó, những ví dụ, tình huống, bài tập cũng thường được đặt ra để giúp người học hình dung được rõ hơn vấn đề lý luận vừa nêu. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các cơ sở đào tạo luật. Tuy nhiên, với phương pháp truyền thống này, việc đào tạo luật tại Việt Nam vẫn bị đánh giá là xa rời thực tiễn433. Do đó, trong bối cảnh án lệ đã được công nhận là một nguồn luật chính thức tại Việt Nam thì việc vận dụng án lệ vào giảng dạy luật là một điều hết sức cần thiết. Việc sử dụng án lệ trong giảng dạy luật có nhiều ý nghĩa nhất định, có thể kể đến một vài ý nghĩa quan trọng như sau: Một là, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật. Ở Việt Nam, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy có lẽ là một vấn đề không hẳn là quá xa lạ đối với các cơ sở đào tạo luật. Bởi lẽ, trước khi án lệ được công nhận chính thức vào năm 2015, trong quá trình giảng dạy luật, giảng viên cũng thường sử dụng các bản án tiêu biểu của các Tòa án để cho sinh viên học tập. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy qua bản án còn khá ít và hạn chế do bản án là kết quả xét xử của Tòa án đối với một vụ án pháp lý cụ thể, mang tính quyền lực nhà nước. Do đó, khi sử dụng bản án trong đào tạo luật, giảng viên và sinh viên không tránh khỏi một số khó khăn nhất định trong việc tiếp cận, thu thập, nghiên cứu, sử dụng nguồn tài liệu này434. Đến khi án lệ được ghi nhận chính thức, án lệ được công bố rộng rãi và việc đưa án lệ vào chương trình giảng dạy được coi một cách thức nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy tạo nên sự hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên tích lũy kiến thức pháp luật, rèn luyện kỹ năng tư duy, lập luận và có kinh nghiệm phát hiện các vấn đề pháp lý từ thực tiễn435. Từ đó, chất lượng đào tạo luật sẽ ngày một cải thiện hơn. Sinh viên không chỉ được học lý thuyết khô khan mà từ việc nghiên cứu, phân tích, bình luận án lệ sẽ cho sinh viên được cái nhìn bao quát, toàn diện hơn thông qua những vụ việc thực tế tiêu biểu đã được các thẩm phán xét xử dựa trên các lập luận, phán quyết hợp lý. Hai là, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy làm tăng tính tiếp xúc thực tiễn cho sinh viên học luật. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên hầu như chỉ được học luật thông qua lý thuyết, quy định pháp luật và một số tình huống giả định mà giảng viên cung cấp. Đến khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên chưa thể có trải nghiệm thực tế, do đó sẽ rất mất thời gian và khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong công việc. Hơn thế nữa, sinh viên luật được đào tạo để khi 433 Đỗ Thị Mai Hạnh (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy pháp luật phần lý thuyết – kinh nghiệm qua một trường hợp ở Anh, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (2015), tr. 80. 434 Vũ Duy Cương – Phạm Đình Phú (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Những vấn đề nhìn từ góc độ đảm bảo chất lượng, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (2015), tr. 13. 435 Bùi Xuân Hải (2015), Thực trạng và ý nghĩa của việc sử dụng bản án trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (2015), tr. 7. 257
- ra trường có thể làm việc trong môi trường tòa án, viện kiểm sát, công ty luật, pháp chế doanh nghiệp hay giảng dạy, nghiên cứu luật thì việc tiếp xúc với các tình huống thực tiễn là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, nếu đã được làm quen trước đó trong môi trường đại học, các cử nhân trẻ là sinh viên mới ra trường sẽ không phải bỡ ngỡ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và dễ dàng xác định được trọng tâm, đối tượng cần thiết khi đọc, hiểu và áp dụng các bản án trong công việc một cách hợp lý hơn436. Án lệ có ý nghĩa giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn. Có những vấn đề mà khi đọc quy định pháp luật thành văn còn bỏ ngõ. Tuy nhiên, thông qua việc tiếp xúc với án lệ thường xuyên, những điều mà các nhà làm luật còn bỏ sót sẽ được giải thích, lập luận rõ ràng, hợp lý từ các thẩm phán khi giải quyết tranh chấp thực tế và được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn áp dụng. Ba là, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy góp phần tăng cường tính tư duy và khả năng phản biện cho sinh viên học luật. Trong quá trình học tập thông qua tìm hiểu các án lệ, khả năng tư duy của sinh viên sẽ được phát triển dần theo đó. Tuy trong án lệ đã có kết quả xử lý của vụ việc, thế nhưng bằng những yêu cầu từ giảng viên như phân tích, bình luận nội dung án lệ, cách giải quyết của Tòa án… đã hợp lý chưa, nội dung nào còn thiếu mà luật vẫn chưa quy định rõ mà án lệ cũng không đề cập đến. Tất cả những thói quen học tập qua án lệ sẽ giúp sinh viên vận động trí não một cách nhạy bén hơn. Điều này một mặt sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động sưu tầm và phát triển tư duy bình luận án, mặt khác góp phần tăng cường thói quen nghiên cứu, cập nhật thực tiễn pháp lý của giảng viên và sinh viên437. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ đặt mình vào các vị trí của các bên trong tình huống án lệ để đưa ra những lập luận, quan điểm của riêng mình. Khả năng phản biện của sinh viên cũng được hình thành và nhạy bén hơn. Sinh viên sẽ phải tự tìm ra những cơ sở pháp lý, lập luận vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình giống như đang trong quá trình gặp phải một tình huống thực tế thông qua những buổi học tranh luận án lệ. Ngoài những ý nghĩa tiêu biểu kể trên, việc vận dụng án lệ trong việc đào tạo luật còn có nhiều ý nghĩa khác như giúp sinh viên hình thành nên thói quen nghiên cứu án lệ từ rất sớm và làm quen dần với các thuật ngữ pháp lý thường được sử dụng bởi các cơ quan tố tụng. Một trong những kỹ năng cần thiết đối với người học luật là kỹ năng nghiên cứu án lệ. Kỹ năng này giúp ích cho sinh viên sau này ra trường đi làm, nhạy bén trong khâu phân tích và giải quyết vấn đề. Sinh viên đi làm sẽ không thấy xa lạ, bỡ ngỡ khi gặp các thuật ngữ pháp lý mà các cơ quan tố tụng sử dụng khi xét xử. Bên cạnh đó, việc vận dụng án lệ vào chương trình giảng dạy cũng làm tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy bằng án lệ. Giảng viên sẽ không phải chỉ cứ thuyết giảng suông và sinh viên chỉ lắng nghe và hỏi lại nếu thấy chưa rõ. Mà ngược lại, cả sinh viên và giảng viên sẽ cùng làm việc, tương tác, trao đổi, thảo luận thông qua án lệ. Giảng 436 Trương Nhật Quang (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy: Góc nhìn từ người làm thực tiễn, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (2015), tr. 24. 437 Nguyễn Minh Hằng (2015), Kinh nghiệm về sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong đào tạo nghề luật, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (2015), tr. 27. 258
- viên là người điều hành lớp học. Sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn thông qua phương pháp học bằng án lệ. 3.2. Vận dụng án lệ trong giảng dạy Luật dân sự Luật dân sự là một cách gọi chung cho những môn học liên quan đến ngành Luật dân sự. Những môn học liên quan đến Luật dân sự khá phức tạp, tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau của những môn học khác cũng như khá gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Cũng chính vì chứa đựng nội dung đồ sộ, trong chương trình đào tạo cử nhân tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, nội dung của Luật dân sự được chia thành nhiều phần vào nhiều môn học như: Những vấn đề chung về Luật dân sự, Luật tài sản, Lý thuyết hợp đồng, Các hợp đồng dân sự thông dụng, Nghĩa vụ ngoài hợp đồng và Pháp luật về thừa kế438. Tùy theo mỗi ngành học để nhà trường xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên học các môn có liên quan nhiều hay ít. Khi giảng dạy, các giảng viên cũng thường xuyên đưa các án lệ đã được công bố vào nội dung bài giảng các môn học trên. Ngoài ra, sinh viên năm thứ tư học ngành Luật dân sự cũng được học thêm một môn chuyên đề tốt nghiệp là Kỹ năng phân tích và bình luận án dân sự với thời lượng 45 tiết (tương đương 3 tín chỉ)439. Ở môn học này, các nội dung liên quan đến án lệ và thực hành áp dụng án lệ vào giải quyết vụ án dân sự đã được lồng ghép vào chương trình học. Như vậy, cần phải khẳng định rằng việc vận dụng án lệ trong giảng dạy Luật dân sự đã được Nhà trường quan tâm và thực hiện. Tuy chưa phải là quá nhiều và phổ biến, thế nhưng điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đào tạo luật, đặc biệt trong bối cảnh án lệ đã được ghi nhận tại Việt Nam. Để quá trình vận dụng án lệ trong giảng dạy môn Luật dân sự được phát triển hơn nữa, tác giả xin đưa ra một vài quan điểm cá nhân trong việc vận dụng án lệ vào giảng dạy các môn liên quan đến Luật dân sự như sau: Đầu tiên, giảng viên có thể giới thiệu, đề cập và dẫn chứng một số án lệ cũng như nội dung án lệ dân sự khi giảng lý thuyết đến phần liên quan. Ví dụ khi giảng lý thuyết đến chế định về tài sản, theo quy định của pháp luật, quyền tài sản là tài sản. Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và quyền tài sản khác trị giá được bằng tiền. Để giải thích cho sinh viên hiểu rõ quyền tài sản, giảng viên có thể viện dẫn đến án lệ số 31/2020 có nhắc đến nội dung quyền thuê nhà, quyền mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước được công nhận là quyền tài sản và quyền này được chuyển giao cho các thừa kế của người đó. Hoặc khi giảng đến phần về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế có thể giới thiệu đến án lệ số 26/2018 về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/08/1990 và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 438 Xem thêm các chương trình đào tạo tại: https://www.uel.edu.vn/ArticleId/2a747e0d-2fb4-4639-a6a1- e8ade20db3d8/chinh-quy, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 439 Xem thêm tại: https://law.uel.edu.vn/chinh-quy2-1958/chuong-trinh-dao-tao-nganh-luat-dan-su, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 259
- 2015 đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/01/2017. Những vấn đề này trong Bộ luật dân sự năm 2015 còn bỏ ngõ và chưa quy định rõ ràng. Do đó, khi giảng lý thuyết, giảng viên nêu lên những nội dung được làm sáng tỏ trong các án lệ liên quan để sinh viên dễ hình dung bài học hơn. Thứ hai, giảng viên có thể xây dựng các bài thảo luận nhóm bằng cách chia nhóm trong lớp và giao các án lệ dân sự cho các nhóm về nhà chuẩn bị trước nội dung thảo luận để trình bày trước lớp. Bằng cách này, giảng viên có thể giao theo mỗi buổi học một án lệ chung cho các nhóm cùng thảo luận hoặc có thể giao cho mỗi nhóm một án lệ khác nhau. Kèm theo các yêu cầu về bài thảo luận nhóm, giảng viên có thể định hướng các vấn đề liên quan cho sinh viên như: tóm tắt nội dung án lệ, phân tích, bình luận nội dung án lệ, liên hệ mối liên hệ giữa án lệ và lý thuyết bài học, quan điểm nhóm đối với nội dung án lệ,…Ví dụ giảng viên có thể giao án lệ số 39/2020 cho nhóm sinh viên thảo luận, kèm theo định hướng các vấn đề liên quan như yêu cầu tóm tắt nội dung án lệ, phân tích nội dung án lệ, mối liên hệ giữa án lệ và bài học về giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu, quan điểm của nhóm về cách giải quyết của Tòa án,… Thứ ba, giảng viên có thể giao cho các nhóm các án lệ dân sự khác nhau để đóng vai là các bên liên quan như nguyên đơn, bị đơn, hội đồng thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên… trong các tiết học. Theo cách này, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một án lệ để chuẩn bị trước và lên lớp làm một phiên tòa giả định liên quan đến nội dung án lệ được giao. Việc đóng vai thử như vậy sẽ giúp sinh viên trong nhóm lẫn sinh viên dự khán dễ hình dung nội dung án lệ hơn. Qua đó, sinh viên cũng có thể hiểu hơn về tình huống án lệ, tính thu- yết phục của án lệ và khả năng áp dụng cho tình huống tương tự. Bài học cũng sẽ được sinh viên ghi nhớ lâu hơn khi sinh viên được thực hành tiếp xúc gần với án lệ thông qua diễn án. Giảng viên sẽ là người điều hành lớp học và tóm lại một số vấn đề đã học được thông qua án lệ cũng như liên hệ với lý thuyết bài học, các quy định pháp luật có liên quan để rút ra kết luận. Ngoài một số cách để vận dụng án lệ trong quá trình giảng dạy môn Luật dân sự, thiết nghĩ bản thân giảng viên cũng như nhà trường cũng cần quan tâm hơn nữa một số vấn đề khác như: Một là, nhà trường có thể xem xét để tăng cường kết hợp với tòa án để tổ chức tập huấn, đào tạo cho giảng viên về việc tìm hiểu và vận dụng án lệ. Án lệ hiện nay được công bố công khai tại trang web của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ về án lệ không phải dễ dàng mà đa số giảng viên đều chưa quen với phương thức giảng dạy sử dụng án lệ. Nguyên nhân cơ bản là họ chưa được đào tạo về án lệ. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ truyền thống pháp luật thành văn, do vậy, nhiều giảng viên thường chú trọng việc nghiên cứu luật mang tính hệ thống, hạn chế sử dụng án lệ trong giảng dạy.440 440 Nguyễn Thanh Mận (2018), Tăng cường sử dụng án lệ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9 (2018), tr.15. 260
- Hai là, bản thân giảng viên cũng như nhà trường nên yêu cầu giảng viên thường xuyên cập nhật án lệ, chủ động tham gia các hội thảo về án lệ trong nước và quốc tế, đặc biệt là những nước có truyền thống lâu đời về việc sử dụng án lệ. Theo đó, giảng viên sẽ học hỏi được nhiều vấn đề liên quan đến án lệ cũng như dần hình thành nên thói quen tìm hiểu, nghiên cứu án lệ, kỹ năng phân tích, bình luận án lệ. Thứ ba, nhà trường có thể xem xét xây dựng một môn học chuyên về án lệ. Việc giảng dạy các môn học lý thuyết cần gắn chặt cùng các môn học mang tính chất thực hành. Án lệ có điểm khó là khi khai thác, tiếp cận sẽ khó xác định được hoàn cảnh tương tự để vận dụng sao cho hợp lý. Tuy nhiên, khi có một môn học chuyên về kỹ năng phân tích, bình luận án lệ thì sinh viên sẽ có dịp tiếp cận gần hơn với phương pháp nghiên cứu và bình luận án lệ. Các nội dung trong các án lệ sẽ được sinh viên tìm hiểu kỹ cũng như sinh viên phải đọc hết án lệ, đọc các bình luận án lệ từ Tòa án nhân dân tối cao và các chuyên gia viết để học hỏi, tham khảo và vận dụng. Giảng viên giảng dạy nôn học chuyên về án lệ này sẽ không chỉ đưa ra các án lệ về dân sự mà còn các án lệ khác như án lệ về hình sự, án lệ về kinh doanh, thương mại để phân tích cho sinh viên. Do đó, nhà trường nên mời các chuyên gia công tác thực tiễn chuyên về án lệ để giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 4. Kết luận Qua những phân tích trên, có thể rút ra được tầm quan trọng của án lệ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Án lệ không chỉ phát huy vai trò to lớn trong thực tiễn xét xử tại các Tòa án mà còn mang lại nhiều ý nghĩa trong việc vận dụng vào giảng dạy luật nói chung, giảng dạy môn Luật dân sự nói riêng. Vận dụng án lệ trong hoạt động đào tạo luật góp phần quan trọng trong việc giúp người học không chỉ hiểu rõ quy định pháp luật mà còn có được các kỹ năng thực hành nghề nghiệp441. Thiết nghĩ, để sớm mang lại hiệu quả cao nhất, bản thân giảng viên và nhà trường cần nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng án lệ trong hoạt động giảng dạy luật nhiều hơn nữa nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích sự chủ động, tự tìm tòi của sinh viên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Duy Cương – Phạm Đình Phú (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Những vấn đề nhìn từ góc độ đảm bảo chất lượng, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 (2015), tr. 13. 2. Bùi Tiến Đạt (2009), Áp dụng án lệ - Nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 195-200, tr. 198 – 199. 3. Bùi Xuân Hải (2015), Thực trạng và ý nghĩa của việc sử dụng bản án trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 (2015), tr. 7. 441 Nguyễn Thanh Mận (2018), Tăng cường sử dụng án lệ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9/2018, tr.17. 261
- 4. Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến nghị đối với việc áp dụng án lệ ở Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=1968, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 5. Đỗ Thị Mai Hạnh (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy pháp luật phần lý thuyết – kinh nghiệm qua một trường hợp ở Anh, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4/2015, tr. 80. 6. Nguyễn Minh Hằng (2015), Kinh nghiệm về sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong đào tạo nghề luật, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 (2015), tr. 27. 7. Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) (2014), Bàn về hệ thống pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, tr.24. 8. Nguyễn Thanh Mận (2018), Tăng cường sử dụng án lệ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9 (2018), tr.15 – 17. 9. Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.6. 10. Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2018), Sách chuyên khảo Pháp luật về án lệ trong xét xử vụ việc dân sự, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr. 20. 11. Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017), Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hoá hình thức pháp luật ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr. 116. 12. Trương Nhật Quang (2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy: Góc nhìn từ người làm thực tiễn, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 (2015), tr. 24. 13. Lê Văn Sua (2015), Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1867, truy cập lần cuối ngày 5/11/2021. 14. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/home, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 15. https://law.uel.edu.vn/chinh-quy2-1958/chuong-trinh-dao-tao-nganh-luat-dan-su, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 16. https://www.uel.edu.vn/ArticleId/2a747e0d-2fb4-4639-a6a1-e8ade20db3d8/chinh- quy, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 262
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Án lệ và vai trò của án lệ, một số kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
5 p | 137 | 14
-
Lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật các nước common law, civil và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
9 p | 95 | 7
-
Nhận diện lẽ công bằng trong một số bản án, án lệ
6 p | 23 | 6
-
Bài tập môn Quản lý dự án đầu tư - Ths. Nguyễn Lê Quyền
6 p | 23 | 5
-
Hệ thống pháp luật án lệ Anh - Mỹ và việc áp dụng cho Việt Nam
6 p | 106 | 5
-
Án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế: Vai trò và việc sử dụng vào giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế
18 p | 37 | 4
-
Sự cần thiết của việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Việt Nam
12 p | 47 | 4
-
Quy định về áp dụng án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam hiện nay
7 p | 64 | 4
-
Áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam
22 p | 26 | 4
-
Phân tích và bình luận về án lệ 42/2021/AL
13 p | 78 | 4
-
Bàn về án lệ và việc áp dụng án lệ ở Việt Nam
3 p | 109 | 3
-
Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam
13 p | 32 | 3
-
Áp dụng án lệ ở Trung Quốc - hàm ý chính sách và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 37 | 2
-
Sử dụng bản án và án lệ trong hoạt động giảng dạy pháp luật tại Việt Nam
14 p | 39 | 2
-
Một số góp ý xây dựng án lệ về các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng
9 p | 26 | 2
-
Bàn về vấn đề đảo ngược án lệ và hiệu lực hồi tố của án lệ đảo ngược trong pháp luật Cộng hoà Pháp
7 p | 35 | 1
-
Ý nghĩa và thực tiễn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam
5 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn