Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
An Toàn Bệnh Nhân và Nâng Cao Chất Lượng (QPS)<br />
<br />
<br />
Tổng Quát<br />
<br />
<br />
Chương này mô tả một giải pháp tổng thể về an toàn bệnh nhân và nâng cao chất lượng. Cải<br />
thiện chất lượng một phần đến toàn bộ là việc giảm liên tục rủi ro cho bệnh nhân và nhân viên.<br />
Những rủi ro này có thể phát hiện trong các quá trình lâm sàng cũng như môi trường thực thể.<br />
Giải pháp này bao gồm:<br />
• định hướng và lập kế hoạch cho chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng;<br />
• thiết kế các qui trình quản lý và lâm sàng mới hiệu quả;<br />
• kiểm soát (xem thêm Thuật Từ) mức độ hiệu quả của các quá trình qua việc thu thập dữ liệu;<br />
• phân tích dữ liệu; và<br />
• thực hiện và giữ vững những thay đổi giúp cải thiện.<br />
<br />
<br />
Cả hai chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng đều:<br />
• cần có vai trò lãnh đạo ;<br />
• nhắm đến thay đổi văn hóa của một tổ chức;<br />
• chủ động xác định và giảm rủi ro và khác biệt (xem Thuật Từ;<br />
• sử dụng dữ liệu (xem thêm Thuật Từ) để tập trung vào các vấn đề ưu tiên; và<br />
• nhắm đến chứng minh sự cải thiện bền vững.<br />
<br />
<br />
An toàn và chất lượng nằm trong công việc hằng ngày của các nhân viên chuyên môn y tế và<br />
các nhân viên khác. Khi bác sĩ và nhân viên điều dưỡng đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và<br />
chăm sóc bệnh nhân, chương này có thể giúp họ hiểu làm thế nào để cải thiện thực sự nhằm<br />
giúp bệnh nhân của họ và giảm thiểu rủi ro. Tương tự, các trưởng phòng, nhân viên hỗ trợ, và<br />
nhân viên khác có thể áp dụng các tiêu chuẩn vào công việc hàng ngày của họ để biết làm thế<br />
nào cho các qui trình hiệu quả hơn, các nguồn lực có thể được sử dụng triệt để hơn và rủi ro<br />
thân thể có thể giảm thiểu.<br />
Chương này nhấn mạnh rằng liên tục lập kế hoạch, thiết kế, kiểm soát, phân tích và cải<br />
thiện các qui trình quản lý và lâm sàng phải được tổ chức tốt và phải có sự lãnh đạo rõ ràng để<br />
tối đa hóa lợi ích. Giải pháp này nhận định rằng hầu hết các qui trình chăm sóc lâm sàng cần có<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
sự tham gia của hơn một phòng ban hoặc đơn vị và có thể có sự tham gia nhiều công việc cá<br />
nhân. Giải pháp này cũng nhận định rằng hầu hết các vấn đề về quản lý và lâm sàng tương<br />
quan lẫn nhau. Do đó, mọi nổ lực nhằm cải thiện những qui trình này phải được hướng dẫn bởi<br />
một khung chương trình tổng thể cho các hoạt động cải thiện và quản lý chất lượng trong tổ<br />
chức do ủy ban hoặc tổ giám sát an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng giám sát.<br />
Những tiêu chuẩn đánh giá quốc tế này vạch rõ phạm vi toàn bộ của các hoạt động<br />
quản lý và lâm sàng của một tổ chức chăm sóc y tế, bao gồm khung chương trình nhằm cải<br />
thiện những hoạt động đó và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự khác biệt trong các qui trình.<br />
Vì vậy, khung chương trình được nêu trong các tiêu chuẩn này phù hợp với nhiều<br />
chương trình được cấu trúc và các giải pháp ít trang trọng về an toàn bệnh nhân và cải thiện<br />
chất lượng. Khung chương trình này cũng có thể kết hợp các chương trình kiểm soát truyền<br />
thống chắng hạn như những chương trình liên quan đến các biến cố không mong muốn xảy ra<br />
(quản ly rủi ro) và sử dụng nguồn lực (quản lý sử dụng; xem Thuật Từ).<br />
Các tổ chức tuân theo khung chương trình này mọi lúc sẽ<br />
• phát triển hỗ trợ lãnh đạo nhiều hơn cho một chương trình trong toàn tổ chức;<br />
• tập huấn và thu hút nhiều nhân viên;<br />
• thiết lập các thứ tự ưu tiên rõ hơn cho những việc cần kiểm soát;<br />
• đưa ra quyết định căn cứ vào dữ liệu ; và<br />
• thực hiện cải thiện dựa trên sự so sánh với các tổ chức khác, trong nước và quốc tế.<br />
<br />
<br />
Các Tiêu Chuẩn<br />
Sau đây là danh mục tất cả các tiêu chuẩn cho hoạt động này. Các tiêu chuẩn được nêu ở đây<br />
không bao gồm mục tiêu hay các yếu tố đánh giá để quí vị tiện tham khảo. Để biết thêm thông<br />
tin về các tiêu chuẩn này, vui lòng xem phần tiếp theo trong chương này, Các Tiêu Chuẩn, Các<br />
Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá.<br />
<br />
<br />
QPS.1 Những ai có trách nhiệm quản trị và quản lý tổ chức tham gia vào qui trình lập kế hoạch<br />
và kiểm soát chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
<br />
<br />
QPS.1.1 Các lãnh đạo tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và<br />
cải thiện chất lượng.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
QPS.1.2 Các nhà lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình được kiểm soát và<br />
cho các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thực hiện.<br />
<br />
<br />
QPS.1.3 Các nhà lãnh đạo hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các hỗ trợ khác cho chương<br />
trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
QPS.1.4 Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến<br />
nhân viên.<br />
<br />
<br />
QPS.1.5 Nhân viên được tập huấn để tham gia vào chương trình này.<br />
<br />
<br />
QPS.2 Dựa vào nguyên tắc cải thiện chất lượng, tổ chức thiết kế các qui trình và các hệ thống<br />
chỉnh sửa và mới.<br />
<br />
<br />
QPS.2.1 Các hướng dẫn thực hành lâm sàng và lộ trình lâm sàng được sử dụng để<br />
hướng dẫn chăm sóc lâm sàng.<br />
<br />
<br />
QPS.3. Các lãnh đạo tổ chức xác định các biện pháp đánh giá chính yếu để kiểm soát các hiệu<br />
quả tác động, các qui trình, cấu trúc quản lý và lâm sàng của tổ chức và Các Mục Tiêu An Toàn<br />
Bệnh Nhân Quốc Tế.<br />
<br />
<br />
QPS.3.1 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về đánh giá bệnh nhân do các lãnh<br />
đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.2 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về dịch vụ xét nghiệm do các lãnh<br />
đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.3 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các dịch vụ chuẩn đoán hình ảnh<br />
và x-quang do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.3.4 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các thủ tục phẫu thuật do các lãnh<br />
đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.5 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề sử dụng kháng sinh và các thuốc<br />
khác do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.6 Kiểm soát lâm sàng bao gồm kiểm soát các lỗi về thuốc và những tai nạn may<br />
mắn thoát.<br />
<br />
<br />
QPS.3.7 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về gây mê và sử dụng thuốc giảm<br />
đau do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.8 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sử dụng máu và các sản phẩm<br />
máu do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.9 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về tính có sẵn, nội dung và sử dụng<br />
hồ sơ bệnh án do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.10 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về báo cáo, giám sát và kiểm soát<br />
lây nhiễm do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.11. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về nghiên cứu lâm sàng do các<br />
lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.12 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về mua trang thiết bị phục vụ và<br />
thuốc cần thiết để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.13 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về báo cáo các hoạt động do luật và<br />
qui định yêu cầu và do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.3.14. Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý rủi ro do các lãnh đạo lựa<br />
chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.15 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý sử dụng nguồn lực do các<br />
lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.16 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của<br />
bệnh nhân và gia đình do các nhà lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.17 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của<br />
nhân viên do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.18 Kiểm soát quản ly bao gồm các vấn đề về số liệu thống kê bệnh nhân và các<br />
chuẩn đoán lâm sàng do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.19 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý tài chính do các lãnh đạo<br />
lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.20 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về việc ngăn ngừa và kiểm soát các<br />
sự kiện gây trở ngại cho an toàn bệnh nhân, người thân và nhân viên do các lãnh đạo<br />
lựa chọn, kể cả Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.<br />
<br />
<br />
QPS.4 Các cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phù hợp cùng nhau phối hợp và<br />
phân tích dữ liệu một cách hệ thống trong tổ chức.<br />
<br />
<br />
QPS.4.1 Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình được nghiên cứu và đáp ứng các<br />
yêu cầu của tổ chức.<br />
<br />
<br />
QPS.4.2 Qui trình nghiên cứu này bao gồm việc so sánh nội bộ, với các tổ chức khác,<br />
và với các tiêu chuẩn khoa học và thực hành mong muốn.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.5 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và kiểm soát các biến cố bất ngờ.<br />
<br />
<br />
QPS.6 Dữ liệu được phân tích khi sự khác biệt và khuynh hướng không mong muốn xuất hiện<br />
trong dữ liệu.<br />
<br />
<br />
QPS.7 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và phân tích các biến cố bất ngờ<br />
không gây hậu quả.<br />
<br />
<br />
QPS.8 Thực hiện và duy trì cải thiện chất lượng và an toàn.<br />
<br />
<br />
QPS.9 Thực hiện hoạt động an toàn và cải thiện ở các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức<br />
xác định.<br />
<br />
<br />
QPS.10 Xây dựng và thực hiện chương trình liên tục nhằm xác định và giảm thiểu các tình<br />
huống bất lợi không mong muốn và rủi ro an toàn đến bệnh nhân và nhân viên.<br />
<br />
<br />
Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá<br />
<br />
<br />
Thuật Lãnh Đạo và Lập Kế Hoạch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1 Những ai có trách nhiệm quản trị và quản lý tổ chức tham gia vào qui trình lập kế hoạch<br />
và kiểm soát chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1<br />
Nếu một tổ chức khởi động và duy trì cải thiện và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân và nhân<br />
viên, cần phải có vai trò lãnh đạo và lập kế hoạch. Khả năng lãnh đạo và lập kế hoạch này do<br />
bộ phận quản trị của tổ chức đảm trách cùng với những người quản lý các hoạt động quản lý<br />
và lâm sàng của tổ chức hàng ngày. Họ cùng nhau đóng vai trò lãnh đạo của tổ chức. Các lãnh<br />
đạo có nhiệm vụ thiết lập cam kết và giải pháp của tổ chức cho việc cải thiện và an toàn, và<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
giám sát và quản lý chương trình. Các lãnh đạo phát triển kế hoạch an toàn bệnh nhân và chất<br />
lượng và hình thành văn hóa chất lượng của tổ chức thông qua tầm nhìn và hỗ trợ của họ.<br />
Bộ phận quản trị có trách nhiệm cao về an toàn bệnh nhân và chất lượng trong tổ chức,<br />
và vì vậy họ phê chuẩn kế hoạch an toàn bệnh nhân và chất lượng (xem thêm GLD.1.6) và họ<br />
thường xuyên nhận và phân tích các báo cáo liên quan đến chương trình an toàn bệnh nhân và<br />
cải thiện chất lượng của tổ chức (xem thêm GLD.1.6).<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Định Lượng của QPS.1<br />
❒ 1. Các lãnh đạo của tổ chức tham gia vào phát triển kế hoạch cho chương trình an toàn<br />
bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo của tổ chức tham gia vào kiểm soát cho chương trình an toàn bệnh nhân và<br />
cải thiện chất lượng.<br />
❒ 3. Các lãnh đạo của tổ chức thiết lập qui trình hoặc cơ chế giám sát cho chương trình an<br />
toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
❒ 4. Các lãnh đạo của tổ chức báo cáo với bộ phận quản trị về chương trình an toàn bệnh<br />
nhân và cải thiện chất lượng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1.1 Các lãnh đạo tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện<br />
chất lượng.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1.1<br />
Các lãnh đạo của tổ chức có vai trò chính yếu đảm bảo rằng kế hoạch an toàn bệnh nhân và<br />
chất lượng hình thành văn hóa của tổ chức và có tầm ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Điều này<br />
cần sự hợp tác và cam kết thông qua giải pháp đa kỷ luật (xem Thuật Từ). Các lãnh đạo đảm<br />
bảo chương trình vạch ra:<br />
• vai trò của thiết kế và tái thiết kế hệ thống trong qui trình cải thiện;<br />
• một giải pháp đa kỷ luật trong đó các phòng ban và dịch vụ trong tổ chức tham gia vào<br />
chương trình;<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
• phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức liên quan đến an toàn và chất lượng chẳng hạn như<br />
chương trình kiểm soát chất lượng xét nghiệm lâm sàng, chương trình (Xem Thuật Từ) quản lý<br />
rủi ro, chương trình quản lý nguy hại trang thiết bị, văn phòng an toàn bệnh nhân hoặc các<br />
hình thức văn phòng hoặc chương trình khác. Một chương trình tổng thể rất thiết yếu để cải<br />
thiện kết quả (Xem Thuật Từ) cho bệnh nhân bởi vì bệnh nhân được chăm sóc từ các phòng và<br />
dịch vụ khác nhau và/hoặc các nhân viên lâm sàng khác nhau; và<br />
• một giải pháp có hệ thống tạo ra các qui trình chất lượng đồng nhất và kiến thức để thực<br />
hiện các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện toàn diện.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.1<br />
❒ 1. Các lãnh đạo của tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện<br />
chất lượng. (xem GLD.3.4, ME 2; SQE.11, ME 1; SQE.14, ME 1; and SQE.17, ME 1)<br />
❒ 2. Chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được phổ biến toàn diện trong tổ<br />
chức.<br />
❒ 3. Chương trình này vạch ra các hệ thống của tổ chức và vai trò của thiết kế và tái thiết kế<br />
hệ thống việc cải thiện an toàn và chất lượng.<br />
❒ 4. Chương trình này yêu cầu cần có sự phối hợp của tất cả các thành phần về hoạt động<br />
kiểm soát và giám sát chất lượng của tổ chức. (xem GLD.3.4, ME 2 and PCI.10, ME 2)<br />
❒ 5. Chương trình này triển khai một giải pháp có hệ thống về an toàn bệnh nhân và cải thiện<br />
chất lượng.<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1.2 Các nhà lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình được kiểm soát và cho các<br />
hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thực hiện.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1.2<br />
Nhiệm vụ đầu tiên của các lãnh đạo là thiết lập thứ tự ưu tiên. Các tổ chức thường có nhiều cơ<br />
hội để thực hiện cải thiện và kiểm soát chất lượng hơn nguồn nhân lực và các nguồn lực khác.<br />
Vì vậy, các lãnh đạo cần phải tập trung vào các hoạt động cải thiện và kiểm soát chất lượng<br />
của tổ chức. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình quan trọng, rủi ro cao,<br />
nhiều rắc rối vốn liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc (xem Thuật Từ) và an toàn của<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
môi trường trong tổ chức. Các lãnh đạo phải áp dụng Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc<br />
Tế.<br />
Các lãnh đạo sử dụng các dữ liệu (xem Thuật Từ) và thông tin hiện có để xác định các khâu ưu<br />
tiên.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.2<br />
❒ 1. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động kiểm soát.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện<br />
chất lượng.<br />
❒ 3. Thứ tự ưu tiên bao gồm việc thực hiện Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1.3 Các nhà lãnh đạo hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các hỗ trợ khác cho chương trình an<br />
toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1.3<br />
Kiểm soát các hoạt động quản lý và lâm sàng trong tổ chức chăm sóc y tế (xem Thuật Từ) dẫn<br />
đến việc tích lũy thông tin và dữ liệu. Hiểu được mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào<br />
việc phân tích dữ liệu và thông tin mọi lúc và so sánh với các tổ chức khác. Đối với các tổ chức<br />
phức tạp hoặc lớn, việc lưu trữ và so sánh này có thể cần có kỹ thuật và/hoặc nhân viên có<br />
kinh nghiệm quản lý dữ liệu. Các lãnh đạo tổ chức nắm được các thứ tự ưu tiên về cải thiện và<br />
kiểm soát liên quan đến hỗ trợ thiết yếu này. Họ cung cấp hỗ trợ phù hợp với cải thiện chất<br />
lượng và nguồn lực của tổ chức.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.3<br />
❒ 1. Các lãnh đạo nắm được các yêu cầu kỹ thuật và hỗ trợ khác cho việc lưu trữ và so sánh<br />
các kết quả kiểm soát.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo cung cấp kỹ thuật và hỗ trợ, phù hợp với nguồn lực của tổ chức cho việc lưu<br />
trữ và so sánh các kết quả kiểm soát.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1.4 Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến nhân<br />
viên.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1.4<br />
Thường xuyên phổ biến thông tin chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng đến<br />
nhân viên là việc cần thiết. Thông tin được phổ biến thường xuyên qua các kênh như thư tin<br />
tức, bảng phác họa, các cuộc họp nhân viên và các qui trình nhân sự. Thông tin có thể về các<br />
dự án cải thiện mới hoặc mới hoàn thành, tiến trình tiến tới đáp ứng Các Mục Tiêu An Toàn<br />
Bệnh Nhân Quốc Tế, kết quả phân tích các biến cố xảy ra bất ngờ (xem Thuật Từ), các chương<br />
trình hoặc nghiên cứu gần đây.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.4<br />
❒ 1.Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến nhân viên.<br />
❒ 2. Thông báo thông tin đến nhân viên thường xuyên qua các kênh hiệu quả. (Xem GLD.1.6,<br />
ME 2)<br />
❒ 3.Thông báo tin bao gồm tiến trình tiến tới tuân thủ Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc<br />
Tế.<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.1.5 Nhân viên được tập huấn để tham gia vào chương trình này.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.1.5<br />
Tham gia vào qui trình thu thập, phân tích dữ liệu và lập kế hoạch và thực hiện chương trình<br />
cải thiện chất lượng cần có kiến thức và kỹ năng mà hầu hết các nhân viên không có hoặc<br />
không sử dụng thường xuyên. Do đó, khi được yêu cầu tham gia vào chương trình này, các<br />
nhân viên được tập huấn phù hợp với vai trò của họ trong hoạt động có kế hoạch. Lịch làm việc<br />
của nhân viên có thể cần phải được điều chỉnh để có đủ thời gian tham gia đầy đủ vào các hoạt<br />
động cải thiện và tập huấn như là một phần công việc hàng ngày. Tổ chức xác định và cung<br />
cấp chuyên viên đào tạo cho chương trình tập huấn này.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.5<br />
❒ 1. Các nhân viên được tập huấn phù hợp với vai trò của họ trong chương trình an toàn bệnh<br />
nhân và cải thiện chất lượng.<br />
❒ 2. Chuyên viên đào tạo thực hiện tập huấn.<br />
❒ 3. Nhân viên tham gia vào tập huấn như một phần công việc hàng ngày của họ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thiết Kế Các Qui Trình Quản Lý và Lâm Sàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.2 Dựa vào nguyên tắc cải thiện chất lượng, tổ chức thiết kế các qui trình và các hệ thống<br />
chỉnh sửa và mới.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.2<br />
Các tổ chức thường xuyên tạo điều kiện nhằm thiết kế các qui trình mới hoặc cần điều chỉnh<br />
các qui trình hiện hành. Qui trình được điều chỉnh hoặc mới sử dụng các yếu tố thiết kế từ các<br />
nguồn tin cậy, bao gồm luật pháp và các qui định hiện hành. Các nguồn tin cậy này bao gồm<br />
hướng dẫn thực hành lâm sàng (Xem tiêu chuẩn QPS.2.1 và Thuật Từ), các qui tắc và tiêu<br />
chuẩn quốc gia và các nguồn thông tin khác.<br />
Thiết kế các qui trình được điều chỉnh hoặc mới có thể bao gồm cả kinh nghiệm của nhân viên<br />
được xem là thực hành tốt/tốt nhất/hiệu quả. Những thực hành này được đánh giá bởi tổ chức<br />
và các thực hành liên quan có thể được sử dụng và kiểm tra.<br />
Khi các qui trình hoặc dịch vụ được thiết kế tốt, nhiều nguồn thông tin sẽ được sử dụng. Thiết<br />
kế qui trình tốt<br />
a) phù hợp với sứ mệnh và kế hoạch của tổ chức;<br />
b) đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, gia đình, nhân viên và những nguời khác;<br />
c) sử dụng hướng dẫn thực hành hiện hành, các tiêu chuẩn lâm sàng, tài liệu khoa học, và<br />
thông tin (xem Thuật Từ) dựa vào bằng chứng liên quan khác về thiết kế thực hành lâm sàng;<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
d) phù hợp với các thực hành kinh doanh đúng đắn;<br />
e) xem xét thông tin quản lý rủi ro liên quan;<br />
f ) dựa vào các kỹ năng và kiến thức hiện có trong tổ chức;<br />
g) dựa vào các thực hành tốt/tốt nhất/hiệu quả của các tổ chức khác;<br />
h) sử dụng thông tin liên quan đến các hoạt động cải thiện; và<br />
i) phối hợp và kết nối các qui trình và các hệ thống.<br />
Khi thiết kế các qui trình mới, một tổ chức chọn các phương pháp đánh giá thích hợp cho các<br />
qui trình này. Khi thực hiện một qui trình mới, tổ chức thu thập dữ liệu để xem liệu rằng qui<br />
trình này có thực sự vận hành theo mong đợi hay không.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.2<br />
❒ 1. Các nguyên tắc và công vụ cải thiện chất lượng được áp dụng để thiết kế các qui trình<br />
sửa đổi hoặc mới.<br />
❒ 2. Các yếu tố thiết kế từ a) đến i) được xem xét khi qui trình liên quan đang được thiết kế<br />
hoặc sửa đổi.<br />
❒ 3. Các phương pháp được lựa chọn để đánh giá mức độ vận hành hiệu quả của qui trình<br />
được tái thiết kế hoặc thiết kế mới.<br />
❒ 4. Dữ liệu chỉ số được sử dụng để đánh giá sự vận hành liên tục của qui trình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.2.1 Các hướng dẫn thực hành lâm sàng và lộ trình lâm sàng được sử dụng để hướng dẫn<br />
chăm sóc lâm sàng.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.2.1<br />
Các mục tiêu của các tổ chức chăm sóc y tế bao gồm<br />
• chuẩn hóa các qui trình chăm sóc lâm sàng;<br />
• giảm thiểu rủi ro trong các các qui trình chăm sóc, đặc biệt các qui trình liên quan đến các<br />
bước đưa ra quyết định quan trọng; và<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
• chăm sóc lâm sàng hiệu quả và đúng lúc sử dụng nguồn lực hiện có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
Các tổ chức sử dụng nhiều công cụ để đạt những mục tiêu này và khác. Ví dụ, nhân viên chăm<br />
sóc không ngừng phát triển các qui trình chăm sóc lâm sàng và có những quyết định chăm sóc<br />
lâm sàng dựa vào các bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có (xem các hướng dẫn dựa vào –<br />
khoa học – bằng chứng trong Thuật Từ). Các hướng dẫn thực hành lâm sàng là các công cụ<br />
hữu ích nhằm hiểu và áp dụng khoa học tốt nhất vào chuẩn đoán hoặc bệnh cụ thể. Ngoài ra,<br />
nhân viên chăm sóc nhắm dến chuẩn hóa các qui trình chăm sóc. Lộ trình chăm sóc lâm sàng là<br />
các công cụ hữu ích để đảm bảo sự hòa hợp và phối hợp hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe<br />
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có.<br />
<br />
<br />
Các hướng dẫn thực hành lâm sàng (xem Thuật Từ) và lộ trình chăm sóc lâm sàng (xem Thuật<br />
Từ) liên quan đến sứ mệnh và số bệnh nhân của tổ chức<br />
a) được lựa chọn từ những hướng dẫn có thể áp dụng cho các dịch vụ và bệnh nhân của tổ<br />
chức (các hướng dẫn quốc gia bắt buộc phải được áp dụng trong qui trình này nếu có) ;<br />
b) được đánh giá về tính ứng dụng và khoa học;<br />
c) được ứng dụng khi cần thiết cho kỹ thuật, thuốc men, và các nguồn lực khác của tổ chức<br />
hoặc cho các tiêu chuẩn chuyên môn quốc gia khác được chấp nhận;<br />
d) được phê chuẩn hoặc chấp thuận chính thức bởi tổ chức;<br />
e) được thực hiện và kiểm soát cho mục đích sử dụng phù hợp và hiệu quả ;<br />
f ) được hỗ trợ bởi nhân viên được huấn luyện về việc áp dụng các hướng dẫn hoặc lộ trình<br />
này; và<br />
g) được cập nhật thường xuyên.<br />
<br />
<br />
Các tổ chức phải xét đến qui trình này được nêu từ a) đến f) cho ít nhất một hướng dẫn thực<br />
hành lâm sàng và một lộ trình chăm sóc lâm sàng mỗi năm.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.2.1<br />
❒ 1. Các lãnh đạo sử dụng các hướng dẫn thực hành lâm sàng để chỉ dẫn các qui trình (xem<br />
Thuật Từ) chăm sóc lâm sàng.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo sử dụng các lộ trình lâm sàng nhằm chuẩn hóa các qui trình chăm sóc.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
❒3. Các tổ chức tuân thủ qui trình được nêu từ a) đến f) nhằm thực hiện hướng dẫn thực hành<br />
lâm sàng và các lộ trình chăm sóc lâm sàng.<br />
❒ 4. Qui trình này được sử dụng để ứng dụng hoặc cập nhật ít nhất một hướng dẫn hoặc một<br />
lộ trình mỗi 12 tháng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thu Thập Dữ Liệu cho Qui Trình Kiểm Soát Chất Lượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các Tiêu Chuẩn<br />
QPS.3.Các lãnh đạo tổ chức xác định các biện pháp đánh giá chính yếu để kiểm soát các hiệu<br />
quả tác động, các qui trình, cấu trúc quản lý và lâm sàng của tổ chức và Các Mục Tiêu An Toàn<br />
Bệnh Nhân Quốc Tế.<br />
<br />
<br />
Lưu ý: Các khâu lâm sàng được xác định trong các tiêu chuẩn từ QPS.3.1 đến QPS.3.11 là bộ<br />
phận của qui trình kiểm soát chất lượng của tổ chức.<br />
<br />
<br />
QPS.3.1 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về đánh giá bệnh nhân do các lãnh đạo lựa<br />
chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.2 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về dịch vụ xét nghiệm do các lãnh đạo lựa<br />
chọn.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.3.3 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các dịch vụ chuẩn đoán hình ảnh và x-<br />
quang do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.4 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các thủ tục phẫu thuật do các lãnh đạo lựa<br />
chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.5 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề sử dụng kháng sinh và các thuốc khác do các<br />
lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.6 Kiểm soát lâm sàng bao gồm kiểm soát các lỗi về thuốc và những biến cố bất ngờ<br />
không gây hậu quả.<br />
<br />
<br />
QPS.3.7 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về gây mê và sử dụng thuốc giảm đau do các<br />
lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.8 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sử dụng máu và các sản phẩm máu do các<br />
lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.9 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sự hiện hữu, nội dung và sử dụng hồ sơ<br />
bệnh án do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.10 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về báo cáo, giám sát và kiểm soát lây nhiễm<br />
do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.11. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về nghiên cứu lâm sàng do các lãnh đạo lựa<br />
chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.12 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về mua trang thiết bị phục vụ và thuốc cần<br />
thiết để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.3.13 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về báo cáo các hoạt động do luật và qui định<br />
yêu cầu và do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.14. Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý rủi ro do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.15 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý sử dụng do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.16 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của bệnh nhân<br />
và gia đình do các nhà lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.17 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của nhân viên<br />
do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.18 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về số liệu thống kê bệnh nhân và các chuẩn<br />
đoán lâm sàng do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.19 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý tài chính do các lãnh đạo lựa chọn.<br />
<br />
<br />
QPS.3.20 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về việc ngăn ngừa và kiểm soát các sự kiện<br />
gây trở ngại cho an toàn bệnh nhân, người thân và nhân viên do các lãnh đạo lựa chọn, kể cả<br />
Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.3 đến QPS.3.20<br />
Qui trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng phải có dữ liệu. Vì nguồn lực hạn chế nên<br />
hầu hết các tổ chức không thể thu thập dữ liệu để kiểm soát mọi thứ mà họ mong muốn. Do<br />
đó, mỗi tổ chức phải lựa chọn các qui trình quản lý và lâm sàng nào quan trọng nhất để kiểm<br />
soát căn cứ vào sứ mệnh của tổ chức, nhu cầu bệnh nhân và các dịch vụ. Qui trình kiểm soát<br />
thường tập trung vào các qui trình có nguy cơ rủi ro cao đối với bệnh nhân, có khối lượng công<br />
việc nhiều hoặc dễ gặp rắc rối.<br />
Các lãnh đạo của một tổ chức có nhiệm vụ lựa chọn các giải pháp chính yếu cuối cùng cho các<br />
hoạt động kiểm soát của tổ chức. Các giải pháp được lựa chọn phải liên quan đến các khâu<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
quản lý và lâm sàng quan trọng được xác định trong các tiêu chuẩn QPS.3.1 đến QPS.3.20. Đối<br />
với mỗi khâu, các lãnh đạo quyết định<br />
• qui trình, thủ tục hoặc kết quả được đánh giá;<br />
• tính hiện hữu của “khoa học” hoặc “bằng chứng” trong hỗ trợ giải pháp này;<br />
• việc đánh giá sẽ được thực hiện như thế nào ;<br />
• các giải pháp này phù hợp với kế hoạch tổng thể về an toàn bệnh nhân và kiểm soát chất<br />
lượng như thế nào; và<br />
• số lần đánh giá.<br />
<br />
<br />
Xác định qui trình, thủ tục hoặc hiệu quả tác động để đánh giá rõ ràng là một bước quan trọng<br />
nhất. Việc đánh giá này cần phải tập trung vào các điểm rủi ro trong các qui trình, thủ tục<br />
thường xuất hiện rủi ro hoặc có khối lượng công việc nhiều và các tác động có thể được xác<br />
định rõ và dưới sự kiểm soát của tổ chức. Ví dụ, một tổ chức có thể chọn đánh giá thủ tục phẫu<br />
thuật cụ thể (chỉnh sửa tật sứt môi) hoặc một loại thủ tục phẫu thuật (ví dụ, các thủ tục chỉnh<br />
hình). Ngoài ra, tổ chức có thể đánh giá qui trình được sử dụng để lựa chọn thủ tục phẫu thuật<br />
chỉnh sửa tật sứt môi và có thể đánh giá qui trình thay bộ phận giả trong phẫu thuật thay khớp<br />
háng. Số lần thu thập dữ liệu liên quan với mức độ thường xuyên sử dụng các qui trình cụ thể<br />
hoặc thực hiện thủ tục. Nguồn dữ liệu đầy đủ từ tất cả các ca hoặc một ca điển hình rất hữu ích<br />
để đưa ra kết luận và đề xuất. Biện pháp đánh giá mới được lựa chọn khi biện pháp đánh giá<br />
hiện tại không còn hiệu quả trong việc cung cấp dữ liệu hữu ích cho phân tích qui trình, thủ tục<br />
hoặc hiệu quả tác động. Do đó, một tổ chức phải lưu trữ qui trình kiểm soát liên tục ở các khâu<br />
được xác định; tuy nhiên, kiểm soát thực tế có thể thay đổi.<br />
<br />
<br />
Để kiểm soát các qui trình, tổ chức cần quyết định làm cách nào để tổ chức các hoạt động kiểm<br />
soát, tần số thu thập dữ liệu, và làm cách nào để kết hợp việc thu thập dữ liệu vào các qui trình<br />
công việc hàng ngày. Các qui trình kiểm soát cũng giúp hiểu tốt hơn hoặc đánh giá sâu hơn về<br />
các khâu đang được xem xét. Tương tự, phân tích dữ liệu kiểm soát (xem QPS.4 đến QPS.5) có<br />
thể mang lại các chiến lược cải thiện cho khâu đang được kiểm soát. Việc kiểm soát hữu ích<br />
trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược cải thiện. Các Đo Lường Chỉ Số thuộc Ủy<br />
Ban Liên Kết Quốc Tế, nếu được tổ chức sử dụng, có thể thể hiện việc đánh giá cho khâu liên<br />
quan.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3<br />
❒ 1. Các lãnh đạo xác định các biện pháp đánh giá chính để kiểm soát các khâu lâm sàng.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo xác định các biện pháp đánh giá chính để kiểm soát các khâu quản lý.<br />
❒ 3. Các lãnh đạo xem xét về “khoa học” hoặc “bằng chứng” trong hỗ trợ biện pháp đánh giá<br />
này.<br />
❒ 4. Kiểm soát bao gồm các đánh giá liên quan đến cấu trúc, qui trình và hiệu quả tác động.<br />
❒ 5. Phạm vi, phương pháp và tần số được xác định cho một biện pháp đánh giá.<br />
❒ 6. Kiểm soát là một bộ phận của chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.<br />
❒ 7. Các kết quả kiểm soát được thông báo đến bộ phận giám giám sát, định kỳ đến các lãnh<br />
đạo và bộ phận quản trị của tổ chức.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3.1 đến QPS.3.11<br />
❒ 1. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các khâu được xác định trong tiêu chuẩn.<br />
❒ 2. Dữ liệu kiểm soát lâm sàng được sử dụng để xem xét các khâu cần cải thiện.<br />
❒ 3. Dữ liệu kiểm soát lâm sàng được sử dụng để kiểm soát và đánh gia mức độ hiệu quả của<br />
qui trình cải thiện.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3.12 đến QPS.3.20<br />
❒ 1. Kiểm soát quản lý bao gồm các khâu được xác định trong tiêu chuẩn.<br />
❒ 2. Dữ liệu về quản lý được sử dụng để xem xét các khâu cần cải thiện.<br />
❒ 3. Dữ liệu về quản lý được sử dụng để kiểm soát và đánh gia mức độ hiệu quả của qui trình<br />
cải thiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân Tích Dữ Liệu Kiểm Soát<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.4 Các cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phù hợp cùng nhau phối hợp và phân<br />
tích dữ liệu một cách hệ thống trong tổ chức.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.4<br />
Để đưa ra kết luận và quyết định, dữ liệu phải được kết hợp, phân tích và chuyển biến thành<br />
thông tin hữu ích. Phân tích dữ liệu cần sự tham gia của các cá nhân hiểu biết về quản lý thông<br />
tin, có kỹ năng về các phương pháp phối hợp dữ liệu và biết cách sử dụng các công cụ thống<br />
kê khác nhau. Phân tích dữ liệu cần sự tham gia của các cá nhân có nhiệm vụ cho qui trình này<br />
hoặc hiệu quả đang được đo lường. Những cá nhân này có đảm trách công tác lâm sàng, quản<br />
lý hoặc cả hai. Do đó, phân tích dữ liệu cung cấp phản hồi liên tục về thông tin quản lý chất<br />
lượng nhằm giúp những cá nhân này đưa ra quyết định và liên tục cải thiện các qui trình quản<br />
ly và lâm sàng.<br />
<br />
<br />
Hiểu biết các kỹ thuật thống kê hữu ích trong việc phân tích dữ liệu, đặc biệt trong việc giải<br />
thích sự khác biệt và quyết định khâu nào cần cải thiện. Đồ thị, biểu đồ, thống kê đồ và biểu đồ<br />
Pareto là các ví dụ về công cụ thống kê hữu ích trong việc hiểu về khuynh hướng và sự khác<br />
biệt trong chăm sóc y tế.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4<br />
❒ 1. Dữ liệu được kết hợp, phân tích và chuyển biến thành thông tin hữu ích.<br />
❒ 2. Các cá nhân có kinh nghiệm quản lý hoặc lâm sàng, kiến thức và các kỹ nằng phù hợp<br />
tham gia vào qui trình này.<br />
❒ 3. Các kỹ thuật và công cụ thống kê được sử dụng trong quá trình phân tích nếu phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.4.1 Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình đang được nghiên cứu và đáp ứng các<br />
yêu cầu của tổ chức.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.4.1<br />
Tổ chức quyết định tần số kết hợp và phân tích dữ liệu. Tần số phụ thuộc vào hoạt động hoặc<br />
khâu đang được đánh giá, tần số đánh giá (xem QPS.3) và thứ tự ưu tiên của tổ chức. Ví dụ,<br />
dữ liệu kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm lâm sàng có thể được phân tích hàng tuần<br />
nhằm đáp ứng các qui định tại địa phương, và dữ liệu về té ngã của bệnh nhân có thể được<br />
phân tích hàng tháng nếu té ngã ít xảy ra. Do đó, việc kết hợp dữ liệu đúng lúc giúp tổ chức<br />
đánh giá sự ổn định của một qui trình cụ thể hoặc ước đoán của một tác động cụ thể liên quan<br />
đến những điều mong đợi.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4.1<br />
❒ 1. Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình đang được xem xét.<br />
❒ 2. Số lần phân tích dữ liệu đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.4.2 Qui trình nghiên cứu này bao gồm việc so sánh nội bộ, với các tổ chức khác, và với các<br />
tiêu chuẩn khoa học và thực hành mong muốn.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.4.2<br />
Mục tiêu của việc phân tích là để có thể so sánh một tổ chức theo 4 cách:<br />
1.So sánh với chính tổ chức đó mọi lúc, chẳng hạn tháng này với tháng sau hoặc năm này với<br />
năm tới;<br />
2. So sánh với các tổ chức tương tự khác, chẳng hạn như qua nguồn dữ liệu tham khảo (xem<br />
MCI.20.3, ME 3);<br />
3. So sánh với các tiêu chuẩn, chẳng hạn như những tiêu chuẩn do các cơ quan chuyên môn và<br />
đánh giá thiết lập hoặc những tiêu chuẩn do luật pháp hoặc các qui định yêu cầu; và<br />
4. So sánh với các thực hành mong muốn trong tài liệu được công nhận là các thực hành hoặc<br />
hướng dẫn thực hành tốt nhất.<br />
Việc so sánh này giúp tổ chức hiểu nguồn gốc và bản chất của việc thay đổi không mong muốn<br />
và giúp tập trung nỗ lực cải thiện.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4.2<br />
❒ 1. So sánh mọi lúc trong nội bộ tổ chức.<br />
❒ 2. So sánh với các tổ chức tương tự nếu có thể.<br />
❒ 3. So sánh với các tiêu chuẩn nếu phù hợp.<br />
❒ 4. So sánh với các thực hành mong muốn được biết đến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.5 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và kiểm soát các biến cố bất ngờ.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.5<br />
Mỗi tổ chức xác định một biến cố bất ngờ (xem Thuật Từ) gồm ít nhất<br />
a) tử vong không mong muốn không liên quan đến nguyên nhân tự nhiên về bệnh lý hoặc bệnh<br />
tiềm ẩn của bệnh nhân;<br />
b) thương tật lớn vĩnh viễn không liên quan đến nguyên nhân tự nhiên về bệnh lý hoặc bệnh<br />
tiềm ẩn của bệnh nhân; và<br />
c) phẫu thuật sai bệnh nhân, sai thủ thuật, sai địa điểm.<br />
<br />
<br />
Tổ chức xác định một biến cố bất ngờ bao gồm từ mục a) đến c) ở trên và có thể bao gồm các<br />
biến cố khác như luật pháp hoặc qui định yêu cầu hoặc do tổ chức xác định phù hợp để thêm<br />
vào danh mục các biến cố bất ngờ. Tất cả các biến cố nằm trong danh mục này được đánh giá<br />
thông qua phân tích (xem Thuật Từ) nguyên nhân gốc đáng tin cậy. Khi phân tích nguyên nhân<br />
gốc cho thấy rằng cải thiện hệ thống hoặc các giải pháp hành động khác có thể ngăn ngừa<br />
hoặc giảm thiểu nguy cơ tái diễn các biến cố bất ngờ, tổ chức phải tái thiết kế các qui trình và<br />
phải có bất kỳ giải pháp hành động khác phù hợp để thực hiện phòng tránh.<br />
Điều quan trọng cần lưu ý rằng thuật từ “biến cố bất ngờ” (xem Chính Sách Biến Cố Bất Ngờ<br />
JCI ở trang 19 và Thuật Từ) không phải lúc nào cũng nhắc đến lỗi hoặc nhầm lẫn hoặc nêu bất<br />
kỳ trách nhiệm pháp lý.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.5<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
❒ 1. Các lãnh đạo bệnh viện xác định một biến cố bất ngờ gồm ít nhất một biến cố từ mục a)<br />
đến c) được nêu trong bảng mục tiêu.<br />
❒ 2. Tổ chức phân tích nguyên nhân gốc của tất cả các biến cố bất ngờ theo thời gian do các<br />
lãnh đạo tổ chức cụ thể hóa.<br />
❒ 3. Biến cố được phân tích khi xảy ra.<br />
❒ 4. Các lãnh đạo bệnh viện đưa ra giải pháp căn cứ vào kết quả của quá trình phân tích<br />
nguyên nhân gốc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.6 Dữ liệu được phân tích khi sự khác biệt và khuynh hướng không mong muốn xuất hiện<br />
trong dữ liệu.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.6<br />
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ sự thay đổi xảy ra không như mong muốn, tổ chức phải phân tích<br />
chuyên sâu để xác định tốt nhất khâu nào cần tập trung cải thiện. Đặc biệt, tổ chức thực hiện<br />
phân tích chuyên sâu khi mức độ, loại hoặc khuynh hướng thay đổi đáng kể và không mong<br />
muốn so với<br />
• những gì mong đợi;<br />
• tổ chức khác; hoặc<br />
• các tiêu chuẩn được công nhận.<br />
<br />
<br />
Phân tích những nội dung sau đây:<br />
a) Tất cả các ca phản ứng truyền máu được xác nhận nếu có thể áp dụng với tổ chức.<br />
b) Tất cả các ca mà thuốc tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do<br />
tổ chức xác định.<br />
c) Tất cả các ca về lỗi dùng sai thuốc nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do tổ chức xác định<br />
d) Tất cả các ca có sự khác biệt đáng kể giữa các chuẩn đoán tiền và hậu phẫu.<br />
e) Biến cố không mong muốn hoặc loại biến cố không mong muốn xảy ra trong quá trình sử<br />
dụng thuốc mê và giảm đau vừa hoặc cao.<br />
f ) Những biến cố khác chẳng hạn như dịch bệnh truyền nhiễm.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.6<br />
❒ 1. Phân tích dữ liệu chuyên sâu khi xuất hiện mức độ, loại hoặc xu hướng không mong<br />
muốn.<br />
❒ 2. Phân tích tất cả các ca phản ứng truyền máu được xác nhận nếu có thể áp dụng với tổ<br />
chức.<br />
❒ 3. Phân tích tất cả các ca mà thuốc tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nếu có thể áp<br />
dụng và do tổ chức xác định. (Xem MMU.7, ME 3)<br />
❒ 4. Phân tích tất cả các ca về lỗi dùng sai thuốc nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do tổ<br />
chức xác định. (Xem MMU.7.1, ME 1)<br />
❒ 5. Phân tích tất cả các ca có sự khác biệt đáng kể giữa các chuẩn đoán tiền và hậu phẫu.<br />
❒ 6. Phân tích các biến cố không mong muốn hoặc loại biến cố không mong muốn xảy ra trong<br />
quá trình sử dụng thuốc mê và giảm đau vừa hoặc cao<br />
❒ 7. Phân tích những biến cố khác do tổ chức xác định<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.7 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và phân tích các biến cố bất ngờ<br />
không gây hậu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.7<br />
Nhằm mục đích chủ động biết được khâu nào mà hệ thống có thể gây tổn thương do một biến<br />
cố bất ngờ xảy ra, tổ chức thu thập dữ liệu và thông tin về những biến cố đó được gọi là biến<br />
cố bất ngờ không gây hậu quả (xem Thuật Từ) và đánh giá những biến cố đó nhằm ngăn ngừa<br />
chúng xảy ra. Đầu tiên, tổ chức xác định biến cố bất ngờ không gây hậu quả và biến cố gì sắp<br />
được báo cáo. Thứ hai, hoàn tất qui trình báo cáo về sự việc và cuối cùng kết hợp và phân tích<br />
dữ liệu để biết khâu nào mà giải pháp chủ động điều chỉnh sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ biến cố<br />
liên quan hoặc biến cố bất ngờ không gây hậu quả.<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.7<br />
❒ 1. Tổ chức xác định biến cố bất ngờ không gây hậu quả và biến cố gì sắp được báo cáo.<br />
(Xem MMU.7.1 do các biến cố bất ngờ không gây hậu quả do thuốc)<br />
❒ 2. Tổ chức thiết lập qui trình báo cáo về biến cố bất ngờ không gây hậu quả (Xem MMU.7.1<br />
do các biến cố bất ngờ không gây hậu quả do thuốc)<br />
❒ 3. Phân tích dữ liệu và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu các biến cố bất ngờ không gây hậu<br />
quả (xem MMU.7.1, ME 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qui Trình Cải Thiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.8 Thực hiện và duy trì cải thiện chất lượng và an toàn.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.8<br />
Tổ chức sử dụng thông tin từ việc phân tích dữ liệu nhằm xác định những cải thiện tiềm năng<br />
hoặc giảm thiểu (hoặc ngăn ngừa) các biến cố bất ngờ. Dữ liệu kiểm soát thường xuyên và dữ<br />
liệu từ các đánh giá chuyên sâu góp phần làm hiểu rõ khâu nào nên lập kế hoạch cải thiện và<br />
thứ tự ưu tiên nào cho quá trình cải thiện. Đặc biệt, lập kế hoạch cải thiện cho các khâu thu<br />
thập dữ liệu ưu tiên do các lãnh đạo thực hiện.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.8<br />
❒ 1. Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện cải thiện sử dụng một qui trình đồng nhất do các lãnh<br />
đạo lựa chọn.<br />
❒ 2. Tổ chức lưu hồ sơ các cải thiện đạt được và duy trì được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
QPS.9 Thực hiện hoạt động an toàn và cải thiện ở các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức xác<br />
định.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.9<br />
Tổ chức sử dụng nguồn lực phù hợp và thu hút sự tham gia của các cá nhân và phòng ban gần<br />
với các qui trình hoặc các hoạt động được cải thiện. Giao nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện<br />
cải thiện cho cá nhân hoặc một nhóm, thực hiện tập huấn cần thiết và cung cấp qui trình quản<br />
lý thông tin (xem Thuật Từ) hoặc các nguồn tài nguyên khác.<br />
Khi lập kế hoạch, dữ liệu được thu thập trong thời gian thử nghiệm để chứng minh rằng<br />
thay đổi có kế hoạch này là một cải thiện thực sự. Để đảm bảo cải thiện được duy trì, dữ liệu<br />
kiểm soát sau đó được thu thập để phân tích thường xuyên. Thay đổi có hiệu quả được kết hợp<br />
vào thủ tục thực hành tiêu chuẩn, và đào tạo nhân viên khi cần thiết. Tổ chức lưu hồ sơ những<br />
cải thiện đạt được và duy trì được như là một bộ phân trong chương trình cải thiện và quản lý<br />
chất lượng.<br />
<br />
<br />
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.9<br />
❒ 1. Các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức xác định được đưa vào các hoạt động cải thiện.<br />
(xem QPS.3, ME 1)<br />
❒ 2. Chỉ định hoặc phân bổ nhân lực và các nguồn lực khác thiết yếu để thực hiện cải thiện<br />
❒ 3. Thay đổi được lập kế hoạch và thử nghiệm<br />
❒ 4. Thay đổi mang lại cải thiện được thực thi.<br />
❒ 5. Dữ liệu hiện hữu nhằm chứng minh cải thiện hiệu quả và được duy trì.<br />
❒ 6.Thay đổi chính sách cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện và duy trì cải thiện.<br />
❒ 7. Lưu hồ sơ các qui trình cải thiện thành công.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiêu Chuẩn<br />
QPS.10<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ<br />
<br />
<br />
Xây dựng và thực hiện chương trình liên tục nhằm xác định và giảm thiểu các tình huống bất lợi<br />
không mong muốn và rủi ro an toàn đến bệnh nhân và nhân viên.<br />
<br />
<br />
Mục Tiêu của QPS.10<br />
Các tổ chức cần áp dụng qui trình chủ động để đánh gia các biến cố bất ngờ không gây hậu<br />
quả và các qui trình rủi ro cao khác mà dẫn đến biến cố không mong muốn xảy ra. Một công cụ<br />
mang đến cho việc phân tích chủ động các hậu quả của một biến cố có thể xảy ra đối với một<br />
qui trình rủi ro cao là phân tích tác động và mô hình lỗi (xem Thuật Từ). Tổ chức có thể xác<br />
định và sử dụng các công cụ tương tự nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như phân<br />
tích thương tổn nguy hại (xem Thuật Từ).<br />
Để sử dụng hiệu quả công cụ này hoặc công cụ tương tự, các lãnh đạo tổ chức cần áp<br />
dụng và học về giải pháp này, thống nhất về danh mục các qui trình rủi ro cao về an toàn nhân<br />
viên và bệnh nhân, và sau đó sử dụng công cụ này đối với qui trình rủi ro ưu tiên. Sau khi phân<br />
tích kết quả, các lãnh đạo tổ chức đưa ra giải pháp hành động nhằm tái thiết kế qui trình hoặc<br />
hành động tương tự để giảm thiểu rủi ro trong qui trình. Qui trình giảm thiểu rủi ro này được<br />
thực hiện ít nhất 1 lần/năm và được lưu hồ sơ.<br />
<br />
<br />
Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá của QPS.10<br />
❒ 1. Các lãnh đạo tổ chức áp dụng một qui trình nhằm xác định các khâu rủi ro cao về an toàn<br />
nhân viên và bệnh nhân.<br />
❒ 2. Các lãnh đạo tổ chức sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các rủi ro về an toàn nhân viên và bệnh<br />
nhân ít nhất 1 lần/năm.<br />
❒ 3. Tổ chức thực hiện và lưu hồ sơ việc sử dụng công cụ giảm thiểu rủi ro chủ động ít nhất<br />
mỗi năm đối với một trong các qui trình rủi ro ưu tiên.<br />
❒ 4. Các lãnh đạo tổ chức đưa ra giải pháp hành động để tái thiết kế các qui trình rủi ro cao<br />
dựa trên kết quả phân tích.<br />