An toàn khi cho bé ăn
lượt xem 26
download
Nhiều bé khó ăn, cứ nghiêng hết bên này qua bên kia, rồi lại khóc, rồi ho và sặc... Phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé khi ăn: • Đặt trẻ ngồi ngay ngắn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: An toàn khi cho bé ăn
- an toàn, cho bé ăn An toàn khi cho bé ăn Nhiều bé khó ăn, cứ nghiêng hết bên này qua bên kia, rồi lại khóc, rồi ho và sặc... Phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé khi ăn: • Đặt trẻ ngồi ngay ngắn trên ghế ăn của bé. • Đừng bao giờ để bé ngồi ăn một mình. • Tập cho bé tư thế ngồi ăn. • Không bao giờ đút bé ăn khi bé đang khóc hoặc khi bé đang nằm vì khi ấy bé rất dễ bị sặc. • Trước khi đút muỗng đầu tiên, hãy kiểm tra xem trong chén bột Không nên ngậm thức hoặc cháo của bé còn sót xương gà hoặc xương cá nào chưa ăn vào miệng trước được lấy ra vì một mảnh xương nhỏ cũng có thể làm cho bé khi đút cho bé mắc nghẹn, bị hóc. • Cẩn thận đối với các món ăn có dạng tròn và trơn tuột như chả cá thác lác, quả nhãn, đông sương… Khi cho bé ăn thì đừng quên cắt nhỏ các loại thực phẩm này. • Không bao giờ ẵm bé một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa. • Khi hâm nóng thức ăn, đặc biệt là khi dùng lò vi ba, nhớ phải khuấy đều bột hoặc cháo cho bớt nóng, kiểm tra độ nóng của thức ăn rồi mới đút cho bé ăn để tránh làm bé phỏng miệng. • Đút từng muỗng nhỏ, cho bé thời gian cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ; đừng hối thúc. • Nếu bé bị nghẹn và khó thở, hãy gọi cấp cứu. Hãy ghi chép sẵn các số điện thoại cần thiết. Khi bé đã cứng cáp hơn, những trò chơi thể lực sẽ giúp bé vận động một cách tích cực đồng thời tăng mối liên kết giữa bé và bạn Bế mặt quay phía trước Quay mặt phía trước, em bé 3 tháng nhanh nhẹn của bạn nhìn được rõ thế giới xung quanh. Bạn đặt một tay giữa hai chân em bé, tay kia vòng quanh ngực bé. Bé không cần bạn nâng đầu nữa. Chơi nhún nhảy trên đùi bạn Em bé 4 tháng của bé sẽ yêu thích cái cảm giác được đầu gối bạn tung lên tung xuống theo vần nhịp một bài hát và thích. Bạn hãy giữ lấy tay bé, đề phòng bé hất người ta đằng sau.. 1
- Cho bé ngồi cưỡi lên hông bạn Em bé 2 tháng của bạn có thể tự điều chỉnh tư thế của mình nếu không thấy thoải mái và bé sẽ bám lấy bạn nếu thấy cần thêm àn toàn. Đặt bé ngồi lên vai bạn Hãy đặt em bé sáu tháng lên vai bạn sao cho bé cao hơn bạn: bé sẽ phấn khởi vì được nhìn mọi vật dưới góc độ mới. Tiếp xúc mắt nhìn mắt Em bé của bạn sẽ thích được bạn tung bổng lên cao. Gương mặt của bạn bao giờ cũng là nguồn vui thú tột bực của em bé. Các trò chơi đong đưa Đứa bé qua lại như đưa võng, ngày càng lên cao hơn nếu bé thích trò chơi này. Kiểu đưa võng này là một cách tốt để dỗ cho bé nín. Nghỉ xả hơi Dù bạn có chơi trò hiếu động đến đâu, thì sau đó cũng nên có một vài phút nựng nịu nhẹ nhàng, yên tĩnh. Bao giờ cũng để ý những trò chơi này từ em bé của bạn và nếu như bé của bạn không đáp ứng bằng những tiếng cười hăng hắc vì thú vị thì bạn hãy tạm quên trò nô giỡn ồn ào cho ngày hôm nay. nặn sữa bằng tay Khả năng tự mình nặn lấy sữa của mình giúp cho bạn chủ động một cách rất uyển chuyển. Bạn có thể làm sữa đông lạnh (giữ được tới một tháng) và một người khác có thể cho em bé bú sữa đó khi bạn đi vắng. 2
- Cách nặn sữa bằng tay dễ thực hiện và không đau. Bạn cần tiệt trùng những vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Bạn hãy khơi nguồn dòng sữa bằng cách tắm nước nóng ấm hoặc đắp khăn bông thấm nước ấm lên hai bầu vú của bạn. Bạn cởi áo cho được thoải mái trước một mặt bàn ở mức cao với một cái tô đặt trước mặt. Bầu vú thứ nhất 1. Một tay nâng bầu vú và khởi sự xoa nắn, xoa từ phía trên bầu vú hướng xuống. 2. Xoa theo vòng tròn xung quanh bầu vú, kể cả phần dưới. Hãy xoa ít nhất là mười vòng: làm như vậy sẽ giúp cho sữa chảy vào lòng các tuyến sữa dần. 3. Bằng đầu ngón tay bạn hãy vuốt xuống về phía quầng vú, vuốt nhiều lần. Tránh bóp lên mô bầu vú. 4. Thực hiện sức ép nhẹ hướng hạ lên vùng sau quầng vú, bằng ngón tay cái hai bên và các ngón khác. 5. Siết hai bên ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau, đồng thời ép về phía sau: sữa sẽ phun ra qua đầu vú. Giữ như vậy một, hai phút. Đổi bên vú 1. Lặp lại động tác xoa nắn lên vú bên kia 2. Nặn cho sữa chảy ra từ đầu núm vú. 3. Quay trở lại bên bú đầu tiên và lập lại toàn bộ các động tác: giờ thì tiến trình tiết sữa hẳn phải được kích thích rồi và bạn sẽ nặn ra được nhiều sữa hơn. Nặn luân phiên hai bên vú cho 3
- đến khi sữa không còn chảy ra nữa. Bảo quản sữa 1. Dùng cái quặng rót sữa vào bình: bạn sẽ được khoảng 60ml trong những tuần đầu. 2. Niêm chai thật kín và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh. Làm xả bằng khoảng 4 giờ ở nhiệt độ căn phòng. Cách nặn sữa bằng máy bơm Nặn sữa bằng máy bơm có thể nhanh hơn và ít mệt hơn nặn bằng tay, tuy bạn có thể thấy là khó nặn ra được lượng sữa hợp lý hơn – bạn có thể thấy đau (Nếu bạn đau, thì nên nặn bằng tay). Loại máy bơm kiểu “ống bơm” nói chung có hiệu quả hơn kiểu quả bóp. Bạn hãy chọn một kiểu với ống xylanh ngoài có thể chuyển thành bình sữa em bé. Trong trường hợp bạn cần nặn những lượng sữa lớn, bạn hãy hỏi nhân viên y tế xem có thể thuê một máy bơm điện không. 1. Bạn hãy tiệt trùng tất cả các vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Ráp ống bơm. Làm cho hai bầu vú bạn mềm ra với nước ấm và xoa nắn bầu vú như theo cách nặn bằng tay. Đặt cái phễu của ống bơm lên trên vùng quầng vú sao cho tạo thành một nắp được đóng chặt bằng áp lực không khí: nó cần phải ép vào các tuyến sữa giống như hai hàm em bé vậy. 2. Hãy giữ cho nắp kín và kéo xylanh ngòai theo hướng ly tâm: sức hút rút được sữa từ bầu vú ra. 3. Đậy nắp chặt và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh cho đến lúc sử dụng. cho con bú Bạn nên nhờ những người ngành y giúp đỡ khi bạn gặp bất cứ vấn để khó khăn nào khi cho con bú: một mình phấn đấu dễ thối chí và chỉ bị một triệu chứng thứ yếu như tắc tia sữa là có thể dẫn tới viêm vú, nếu không giải quyết được. 4
- Đừng bao giờ ngưng cho bú khi bạn gặp phải các vấn đề dưới đây: bạn sẽ bị tức sữa và làm rắc rối thêm vấn đề. Bạn hãy chăm sóc hai bầu vú cho tốt. Hãy đeo một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu: chớ có mặc cái nào chật quá, có thể bóp nghẹt các ống dẫn sữa. Cũng vây, bạn nên nhẹ nhàng khi xoa nắn hai bầu vú. Hãy năng để cho các núm vú của bạn được tiếp xúc với không khí, bạn nên rửa đầu núm vú với nước thôi, không bằng xà phòng vì xà phòng làm khô da. Lau cho thật khô. Bầu vú rỉ sữa Trong những tuần đầu, hau bầu vú của bạn có thể rỉ ra sữa dồi dào giữa các cữ bú. Cách chữa trị: Những tấm vải lót đặt phía trong áo lót sẽ thấm một số lượng sữa rỉ tuy nhiên, bạn hãy năng thay luôn các tấm lót vì sữa ẩm ướt gần bên da có thể làm cho bạn bị hăm. Nếu bạn rỉ ra nhiều sữa, bạn nên thử dùng một cái chụp vú bằng nhựa. Cách phòng ngừa: Chẳng có cách nào, tuy nhiên bầu vú rỉ sữa chứng tỏ là nguồn cung cấp sữa tốt và giúp bạn khỏi bị tức sữa. Sữa sẽ rỉ ra ít đi một khi nguồn sữa của bạn đáp ứng nhu cầu. Núm vú đau và nứt nẻ Đầu vú bị đau thường là kết quả của việc em bé không gắn chốt một cách thích hợp vào bầu vú, do đặt cho em bé bú sai vị trí. Da của bạn sẽ đỏ và cho bú sẽ đau đớn. Một núm vú bị nứt nẻ sẽ làm cho bạn đau nhói khi em bé mút vào. - Hãy làm khô núm vú sau mỗi cữ bú: nên dùng máy sấy tóc, điều chỉnh về bên “mát” để hong khô. - Hãy để cho đầu núm vú tiếp xúc với không khí vài giờ mỗi ngày. Hãy đặt một cái rây lược trà 5
- đá cắt bỏ cán cầm hoặc một cái chụp vú lên trên đầu vú bên trong áo lót của bạn để không khí lưu thông. - Hãy thay đổi vị trí nằm bú của em bé sao cho áp lực bú tác động đều lên mọi vùng của quầng vú. - Hãy nặn sữa bên bầu vú đau nguyên một ngày. - Đừng cho bé mút núm vú quá một, hai phút sau khi đã cạn bên đó. - Nếu bạn đau quá thì nên thử dùng một khiên che kiểu “mũ rộng vành” Cách phòng ngừa Bảo đảm cho em bé của bạn ngậm hết quầng vú vào miệng. Giữ đầu vú khô ráo giữa các cữ bú. Kem thoa đầu vú Một thứ kem có chất chiết xuất từ lòai hoa cúc hay một thứ thuốc xịt sát trùng sẽ làm dịu được cơn đau. Ống dẫn sữa bị tắc Một khối u cứng, đau, đỏ trong bầu vú thường có nghĩa là một trọng những ông dẫn sữa đã bị tắc. Các chữa trị: Chườm vú bằng nước nóng và xoa nắn nhẹ rồi cho bé bú. Bạn có thể bị đau nhói trong chốc lát, nhưng rồi ống dẫn sữa sẽ thông. Nếu không thông, hãy đi bác sĩ trong ngày. Cách phòng ngừa: Hãy kiểm tra để biết chắc chắn là áo lót của bạn không chật quá và cẩn thận đừng đè mạnh lên mô vú khi bạn cho bú hay nặn sữa. Viêm vú Một ống dẫn sữa bị tắc có thể trở nên nhiễm trùng gây ra những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Hãy đi bác sĩ ngay: nếu không chữa trị, viêm vú có thể dẫn đến áp xe vú là chứng bệnh đòi hỏi phải thực hiện tiểu phấu. Cách chữa trị: Bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh và bạn phải uống đủ liều lượng chỉ định. Bạn cứ tiếp tục cho con bú cả hai bên vú như bình thường. Cách phòng ngừa: Đừng bao giờ để trong vú bạn có một khối u đau nhức quá một ngày mà không lưu ý bác sĩ. Khiên che vú kiểu “mũ rộng vành” – Bạn hãy đặt kiểu khiên che này lên trên đầu vú bạn 6
- trước khi bạn cho em bé bú. Bé sẽ bú sữa thông qua nó. Bạn hãy tiệt trùng nó trước khi dùng và hãy thoa một chút sữa nặn ra lên nó để át mùi cao su đi. tiệt trùng, vệ sinh Sữa là một môi trường nuôi cấy lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh viêm bao tử và ruột, một bệnh có thể đe dọa tính mạng em bé của bạn. Có một vài nguyên tắc hướng dẫn bạn phải tuân theo một cách thận trọng, những khuôn vàng chủ yếu trong các điều này là bạn phải rửa và tiệt trùng tất cả những gì tiếp xúc với bình sữa của em bé trước khi sử dụng. Điều lệ này còn áp dụng ngày nào mà bạn còn cho em bé bú bình. Cuối mỗi cữ bú, bạn hãy xúc nước bình và núm vú và để sang bên. Bạn chỉ cần rửa và tiệt trùng các bình sữa và pha các bình sữa mới khi nào trong tử lạnh chỉ còn có hai bình sữa pha sẵn. 1. Bạn hãy thả tất cả những gì đã xúc qua nước: bình, núm vú cao su, nắp đậy, vòng đệm, đĩa tròn, bình đong, phễu (quặng), thìa (muỗng) và dao trong nước nóng có pha xà phòng. Rửa kỹ càng. 2. Bạn hãy cọ bên trong các bình sữa để tẩy rửa hết không còn vết sữa nào. Cọ kỹ càng chung quanh cổ chai và cả lằn đường xóay để vặn nắp. 3. Bạn hãy xát muối bên trong các núm vú cao su và làm cho muối đó di chuyển bằng cách bóp và nắn cái đầu núm: động tác cọ sát sẽ làm mất đi hết không còn vết sữa nào. 4. Tráng các bình, núm vú cao su và các dụng vụ khác kỹ càng dưới vòi nước. Bạn hãy sử dụng một cái ghim để làm thông các lỗ trong núm vú. Cách tiệt trùng 1. Đổ nước lạnh vào đầy xô và bỏ thêm thuốc tiệt trùng viên hoặc nước vô. Khi các viên thuốc đã hòa tan, bạn hãy thả các dụng cụ trang bị vào, nhận cho nước vô đầy các bình để chúng khỏi nổi bềnh lên. 2. Lắc xoay mọi vật dụng cho đến khi bạn không còn nhìn thấy bọt không khí nào nữa: bất cứ chỗ nào còn giam cầm không khí là vật dụng đó sẽ không được tiệt trùng. Đặt cái phao nổi vào và đậy nắp lại. 3. Bỏ đó trong ít nhất là thời gian cần thiết tối thiểu, xong rồi cần tới vật dụng nào thì lấy những thứ đó ra và tráng bằng nước sôi. Để cho ráo trên giấy vệ sinh dùng trong bếp Cách dùng máy rửa bát 7
- Một cách rửa dễ dàng (không tiệt trùng) các vật dụng trang bị là rửa những thứ này trong một cái máy rửa bát điều chỉnh về bên nước nóng. Máy tiệt trùng bằng hơi chay điện Nhanh và tiết kiệm sức lao động nhưng chỉ nhận được bình và núm vú cao su thôi. Bạn vẫn phải rửa mọi thức thật sạch trong nước đã. Tiệt trùng bằng cách đun sôi Rửa các vật dụng trước, rồi đun sôi trong 25 phút với mọi thứ hòan toàn chìm phủ nước. Đừng cho các trẻ em lớn hơn lại gần. Cách bảo vệ cho em bé không bị đau bụng Bạn có thể bảo vệ cho em bé của bạn tránh được những vi khuẩn làm cho đau bụng hoặc gây viêm dạ dày nếu thực hiện tốt những việc làm sau - Hãy tiệt trùng tất cả các vật dụng trang bị để cho bú bình, trước khi sử dụng dù là còn mới nguyên. - Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn chỉ nên pha mỗi bình khi nào cần tới thôi. - Nếu bé bú không hết bình trong một cữ bú, hãy đổ chỗ sữa ấy đi: chớ có để dành đến cữ sau vì nước miếng của bé đã làm sữa nhiễm trùng rồi. - Hãy đổ đi bất cứ sữa nào người ta hâm lại cho em bé của bạn, ngay cả khi bé chưa đụng tới: quá trình hâm sữa lại khuyến khích cho vi khuẩn phát triển. - Không nên giữ sữa pha sẵn trong tủ lạnh quá 24 giờ. - Cứ để nguyên các bình trong dung dịch tiệt trùng cho đến khi bạn cần tới (thuốc có hiệu lực trong 24 giờ) – như vậy các bình này sẽ không bị các vi khuẩn trong không khí làm cho ô nhiễm. Bạn hãy lấy các núm vú cao su ra sau thời hạn tối thiểu để cho ráo nước trên giấy vệ sinh dùng trong bếp rồi bảo quản trong một cái hũ đã tiệt trùng. - Đừng làm ráo các vật dụng đã được tiệt trùng hoặc làm ráo lên khăn lau bình trà. Bạn hãy làm ráo nước lên giấy vệ sinh nhà bếp và chỉ lau khô con dao thôi. - Bạn hãy rửa tay trước khi sờ vào các vật dụng đã tiệt trùng. Khi đi đâu khỏi nhà Nếu bạn đi đâu khỏi nhà quá hai tiếng, bạn hãy pha sẵn cho một số cữ bú như thường lệ và cất vào tủ lạnh. Chất các bình sữa lạnh như đá vào trong một cái hộp cách nhiệt thường dùng để đi 8
- picnic cùng với vài ngăn đá và giữ được tới 8 tiếng. Rồi bạn lấy một bình thủy đổ đầy nước nóng, làm ấm chai sữa của bé trong bình thủy này khi nào cần. Chớ có bao giờ mang sữa nóng để trong bình thủy: vi khuẩn sẽ phát triển và làm cho bé bị đau bụng. Những hộp giấy đựng sữa pha sẵn còn thuận tiện hơn khi xa nhà: sữa này đã được siêu xử lý nhiệt (ultra-heat treated (UHT)), như vậy chỉ còn được bảo quản nơi mát lạnh là có thể giữ được an toàn. Bạn hãy mang theo một số bình và núm vú tiệt trùng trong một túi nhựa và bạn rót vô đủ cho một cữ bú, khi em bé cần. Cách chăm sóc núm vú Bé chỉ có thể bú vui vẻ khi núm vú khiến cho bé bú được sữa ra theo đúng lưu lượng thích nghi. Khi bạn dốc ngược bình sữa xuống, bạn phải thấy được 2 hoặc 3 giọt nhỏ ra mỗi giây. Một lỗ quá nhỏ sẽ có nghĩa là em bé nỗ lực hoài công để bú ra cho đủ sữa. Một lỗ quá lớn thì sữa sẽ ra ào ạt. Các núm vú cao su đúng là có hư đi và các lỗ bị nghẹt. Bạn nên có một vài núm vú cao su tiệt trùng để dành sẵn trong một cái lọ (hũ), để bạn có thể thay ngay một núm vú xấu bằng một cái mới. Hãy vứt những núm vú cao su đi nếu thấy lỗ quá rộng, những lỗ nào nhỏ quá thì có thể làm cho rộng ra với một cái kim. Bạn hãy kiểm tra lưu lượng sữa lại sau đó. Làm rộng lỗ quá nhỏ Ấn đuôi kim vào một nút chai. Đốt nóng mũi kim trên một ngọn lửa sau đó đẩy xuyên qua lỗ. cữ bú Trong những tuần lẽ đầu, bạn cần phải có một lượng sữa dự trữ trong tủ lạnh để bất cứ khi nào bé khóc đòi bú bạn có thể đáp ứng nhanh chóng và dễ dàng. Cho đến khi bé ít nhất được chín tháng tuổi, bạn nên cho bé bú loại công thức sữa bột dành cho nhũ nhi (Infant formula milk) là loại sữa được biến chuyển từ sữa bò: nhân viên ý tế có thể giúp bạn chọn lựa hiệu sữa. Bạn có thể làm em bé bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi hiệu sữa. Do đó, bạn chớ bao giờ đổi sữa mà không hỏi ý kiến nghành y. Cách pha chế một công thức sữa bột Công thức sữa bột cho nhũ nhi rất thông dụng và tương đối rẻ dưới hình thức đóng hộp, bạn có thể pha khi nào cần. Các lời chỉ dẫn ghi bên ngoài hộp phải nói rõ cho bạn biết đúng số thìa (muỗng) lường đo gạt, và không lèn, cần thêm vào mỗi lượng nước đong. Điều quan trọng là phải giữ các tỷ lệ đó một cách thật chính xác. Nếu bạn đong nhiều bột quá, cữ bú đó sẽ bị đậm đặc một cách nguy hiểm: em bé của bạn sẽ tăng cân quá nhiều và thận của bé có thể bị tổn thương. Nếu thường xuyên, bạn thêm ít sữa bột quá, có thể là em bé sẽ lên cân quá chậm. Một khi pha sữa đúng cách rồi, bạn hãy để cho em bé bú mỗi cữ được bao nhiêu tùy thích. Lúc nào cũng dùng nước máy mới ở vòi ra, lạnh, để pha các cữ sữa bú của em bé và chỉ cần đun sôi nước này một lần thôi. Một số loại nước chớ bao giờ được dùng: 9
- - Nước đun sôi nhiều lần, hay giữ trong ấm đun nước. - Nước lấy từ vòi nước máy có gắn bộ phận khử vôi làm cho nước bớt cứng – hàm lượng natri (muối) dư có thể làm tổn thương thận của em bé. - Nước lấy từ vòi có gắn bộ phận lọc gia dụng – những cái lọc này có thể giữ lại những vi khuẩn gây hại. - Nước khoáng – chất natri và chất khoáng có thể gây hại. Có 2 phương pháp pha chế sữa cho bé: pha công thức trực tiếp vào bình hay pha trong bình lớn trước. Bạn nên pha theo phương pháp này, nếu bạn sử dụng những bình có túi lót dùng một lần rồi bỏ. Sữa pha sẵn cho nhũ nhi Một số các nhãn hiệu sữa cho nhu nhi được pha sẵn trong hộp gấy carton kín, dung tích 250ml. Bạn không cần thêm nước vào sữa. Nếu hiệu sữa bạn chọn cho bé bú có làm theo dạng này thì bạn hẳn đã lựa được một cách giải quyết rất thuận tiện – nhưng đắt tiền. Sữa trong hộp carton đã được xử lý siêu nhiệt UHT. Bạn hãy bảo quản những hộp này ở nơi thoáng mát và đừng dùng quá kỳ hạn “tốt nhất nên sử dụng trước…”. Một khi đã mở sữa có thể để dành trong tủ lạnh tới 24 tiếng hoặc là đựng trong bình tiệt trùng nắp đóng kin hoặc ngay trong hộp carton của nó. Tuy nhiên, trừ phi là bạn có thể chắc chắn là bạn không quên lúc nào bạn đã bỏ hộp vào tủ lạnh hẳn là an tòan hơn nếu mỗi lần em bé đòi bú bạn rót hết sữa ra và đổ đi chỗ sữa dư bé không bú hết. Em bé sẽ cần bú bao nhiêu? Sức bú của các em bé thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Trong những tuần lễ đầu, bạn hãy bỏ 100ml sữa pha vào mỗi bình trong số 6 bình và nhận xét xem như vậy có đáp ứng sức ăn của em bé không. Một khi bé nặng cân lên, bé sẽ khóc đòi bú thêm khi hết bình, do đó, bạn hãy tăng dần dần lượng sữa pha bạn rót vào mỗi bình. Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn sẽ pha cho những cữ bú 200 ml mỗi lần. Để hướng dẫn đại khái, em bé của bạn cần tới 150ml sữa cho mõi Kg thể trọng, mỗi 24 giờ. Tôi có phải cho bé thêm gì khác không? Sau sáu tháng được nuôi bằng công thức sữa bột, em bé của bạn có thể cần những lượng bổ sung về Sắt và Vitamin D và có thể cho bú sang một loại sữa chuyển tiếp: nhân viên y tế sẽ có những lời khuyên cho bạn. Đừng bỏ thêm cái gì _ ngay cả loại bánh mì nước cho em bé – vào cữ bú pha sẵn của em bé cả. Bởi lẽ sữa bột theo công thức là sữa bò đã được chế biến khác đi, rất hiếm khi, nó có thể gây ra một biểu hiện dị ứng – có lẽ là chàm eczema hay là rối loạn tiêu hóa. Bạn trở lại cho bú sữa 10
- mẹ nếu bạn có khả năng, tuy nhiên, nếu điều đó không được, bạn nên đi thăm bác sĩ. Người ta có thể kê toa sữa đậu nành cho nhũ nhi, nhưng cách nuôi dưỡng này chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát của ngành y. Bạn hãy khẩn trường tìm đến y bác sĩ để được hướng dẫn, nếu bạn nghi ngờ em bé của bạn có phản ứng theo kiểu dị ứng. Loại sữa thích hợp cho em bé Sữa công thức cho nhũ nhi (Infant formula) 1-4 tháng tuổi: Sữa bò được chế biến cho giống sữa mẹ. Từ 6 tháng bé có thể cần những lượng bổ sung về Sắt và Vitamin D. Dành cho bé từ mới sinh đến 12 tháng. Sữa công thức chuyển tiếp (Follow - up formula) 5 tháng trở lên: Chế biến từ sữa bò, dành cho các em bé 6 tháng trở lên.Có chất Sắt và Vitamin D vì vậy không cần bổ sung thêm. Dành cho bé từ 6 đến 12 tháng. Sữa bò toàn vẹn - Cho bé uống được từ chín tháng trở đi, có thể cần thêm Sắt và Vitamin D. Sữa là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của em bé trước tuổi đi học. Dành cho bé từ 9 đến 18 tháng. Cách pha theo công thức sữa bột vào bình Bạn sẽ cần đến hộp công thức sữa bột, bình và núm vú và dao 1. Đun sôi ấm nước để tráng các dụng cụ trang bị đã tiệt trùng: dễ nhất cho bạn là bạn hãy đổ hết dung dịch tiệt trùng ra khỏi xô, rồi hãy rót nước đã đun sôi lên trên khắp các dụng cụ trang bị. Bạn hãy rửa sạch tay, lấy mọi đồ vật ra và để cho ráo trên giấy vệ sinh nhà bếp, chỉ cần lau khô con dao thôi 2. Dốc hết nước từ ấm nước, châm nước lạnh mới lấy từ vòi nước máy ra và đun sôi lại. Rót nước sôi vào bình đến mức thích hợp. Hãy kiểm tra mức nước để ngang tầm mắt: lượng nước phải chính xác để pha sữa được đúng nống đồ thích hợp. 3. Mở hộp sữa bột (công thức) và dùng thìa (muỗng) lường đặc biệt bên trong hộp để múc sữa bột. Đong mỗi thìa (muỗng) lường bằng cách dùng sống dao đã tiệt trùng để gạt cho bằng với mép thìa (muỗng): chớ bao giờ đong vun có ngọn cũng như đừng nén sữa chặt trong thìa (muỗng) lường. 4. Đổ từng thìa (muỗng) lường sữa bột vào bình sẵn có nước. Chỉ bỏ thêm đúng số thìa (muỗng) lường đã được khuyến cáo cho lượng nước đó thôi, không bỏ hơn. Sữa bột sẽ tan nhanh trong nước nóng. 5. Đậy miếng lót tròn rồi vặn chặt vòng giữ cổ chai lại - ở giai đoạn này chưa đặt núm vú cao su vội. Lắc bình kỹ để trộn cho đều. Cách bảo quản sữa 11
- 1. Lấy miếng lót tròn và cái vòng đậy bình ra. Đặt núm vú cao su ngược đầu xuống nhưng đừng cho nó nhúng vào sữa. nếu cần, bạn hãy đổ ra bớt một ít. Đặt miếng lót tròn và cái vòng trở lại. 2. Rót sữa vào tất cả các bình và bình nào cũng đậy nắp. Bảo quả trong tủ lạnh (nhưng không phải trên cánh cửa tủ lạnh) trong thời gian không lâu quá 24 giờ. Bạn hãy đặt các bình dựng đứng lên một cái khay, nếu chúng có ngả nghiêng. Cách pha sữa sử dụng bình đong Bạn sẽ cần đến: hộp sữa bột theo công thức, chai và núm vú cao su, dao, giấy vệ sinh nhà bếp, bình đong lớn, thìa (muỗng), phễu (quặng) nhựa. 1. Tráng sạch và để cho ráo nước các vật dụng trang bị, chỉ lau khô con dao bằng giấy vệ sinh nhà bếp. 2. Nấu sôi nước máy mới lấy từ vòi ra trong ấm . Đổ nước vào ca đến đúng một mức lượng quy định. Sử dụng cái muỗng lường trong hộp để múc sữa bột. Gạt bằng ngang mép mỗi thìa (muỗng) lường bằng sống dao: đừng bao giờ vun muỗng lường có ngọn, cũng đừng nén sữa xuống. 3. Đong thêm thìa (muỗng) lường vào bình đong lớn và đếm cẩn thận làm sao chỉ bỏ thêm đúng số lượng muỗng lường sữa bột khuyến cáo cho lượng nước đo chứ không nhiều hơn. 4. Khuấy đều sữa bằng cái muỗng đã tiệt trùng cho đến khi sữa bột hòa tan, nước nóng sẽ giúp cho sữa bột dễ pha đều. 5. Rót vào bình bằng phễu (quặng) đã tiệt trùng. Đặt núm lộn ngược đầu vào bình, đổ bớt ít sữa ra, nếu đầu núm vú chạm vào sữa, đậy lại bằng miếng tròn lót vào vặn vòng vào. Hãy pha những bình đong mới cho đến khi các bình sữa đều được châm, sau đó thì bảo quản như trước. Cách dùng công thức sữa pha sẵn Bạn sẽ cần Hộp carton sữa pha sẵn, bình sữa và núm vú cao su, bản chải cọ, kéo 1. Tráng một bình sữa đã tiệt trùng bằng nước sôi. Để cho ráo nước trên giấy bệ sinh nhà bếp. Với một cái bàn chải sạch, bạn hãy cọ mặt trên hộp carton dưới vòi nước máy. 2. Cắt bỏ một góc phần trên hộp. Bạn chớ có đung mép hộp mới cắt – bạn có thể làm cho sữa nhiễm trùng. 3. Dốc hết hộp sữa vào bình. Cách sử dụng túi lót dùng một lần Bạn sẽ cần: hộp sữa bột, bình sữa và núm vú cao su, túi lót dùng một lần, dao, giấy vệ sinh nhà 12
- bếp, bình đong lớn, thìa (muỗng), phếu (quặng) nhựa. 1. Pha một bình đong lớn sữa bột hay, nếu bạn ưng, dùng kéo, mở một hộp loại sữa pha sẵn. Bạn hãy rửa tay. Lấy núm vú và vòng vặn nắp bình sữa từ xô tiệt trùng và tráng bằng nước sôi. Gắn núm vú vào vòng vặn nắp mà tránh đụng vào đầu núm vú. Xé lấy một túi lót loại dùng rồi bỏ đã tiệt trùng sẵn từ cuộn của nó. 2. Gấp túi lót làm đôi, theo chiều dọc và đặt vào trong “bình sữa” – đây không phải là một cái bình thiệt mà là một cái ống bằng nhựa để đỡ lấy cái túi, núm vú cao su và cái vòng vặn nắp. 3. Rà lại cho chắc chắn là túi lót gấp xuống xung quanh miệng ống – bằng không, sữa sẽ chảy ra ngòai. 4. Bạn giữ chặt cho túi lót ở nguyên vị trí, sao cho trọng lượng sữa không thể kéo tụt túi xuống và rót sữa vào bằng cái phễu (quặng). Rót vào lượng sữa có vẻ đáp ứng yêu cầu em bé. 5. Vặn vòng nắp đã gắn sẵn núm vú vào – như vậy sẽ giữ được túi lót một cách an toàn. Đậy nắp lên núm vú cao su và bảo quản các bình sữa trong tử lạnh. Cách sử dụng loại bình dùng 1 lần. Bạn sẽ cần đến: bình sữa và núm vú loại dùng 1 lần, hộp sữa bột (công thức), dao, giấy vệ sinh nhà bếp, bình đong lớn, thìa (muỗng), phễu (quặng) nhựa. 1. Pha một bình đong lớn sữa bột hay mở một hộp sữa pha sẵn. Bạn hãy rửa tay. Mở gói đựng những bộ phận dùng rồi bỏ, nhưng chưa mở gói đựng núm vú vội. Phần ống nhựa thân “bình sữa” có thể sử dụng lại được và chỉ cần rửa lại thôi. 2. Vuốt thẳng túi và đặt túi vào ống nhựa và gài vào ống giữ cho an toàn. 3. Đổ công thức sữa pha sắn vào. Mở cái bao bọc núm vú cao su và gắn vào vị trí không đụng ngón tay vào núm vú em bé, cữ bú Cho bé bú là việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho bé – nhưng bạn chớ có lầm tưởng là chỉ có sữa trong bình là rất cả những gì bé cần, hay cho rằng “bất cứ ai” cũng có thể cho bé bú được. 13
- Tình thương của bạn, những cử chỉ ôm ấp và sự để ý quan tâm của bạn đều quan trọng đối với em bé như chính sữa vậy. Bạn hãy ôm bé gần kề, ấp bé sát vào người bạn, cười nói với bé – y như là bạn cho bé bú sữa mẹ vậy. Đừng bao giờ để bé một mình với bình sữa, bé có thể bị ngạt. Ngay từ đầu, bạn hãy để cho em bé tự điều chỉnh tiến trình cữ bú tới mức tối đa có thể được. Hãy để cho bé bú theo nhịp của bé, ngừng lại để nhìn xung quanh, sờ vào bình hay vuốt ve bầu vú của bạn nếu bé muốn. Cữ bú có thể kéo dài tới nửa tiếng nếu bé cảm thấy thích giỡn. Trên hết, bạn hãy để cho bé tự quyết định lúc nào bé muốn thôi không bú nữa. Bạn hãy thoải mái khi cho bé bú, đeo cho bé một cái yếm dãi, có sẵn một khăn vải mỏng đẻ sử dụng khi bạn cho bé nghỉ, ợ hơi. Từ bú mẹ chuyển sang bú sữa bình Nếu vì lý do nào đó bạn phải chuyển từ bú mẹ sang cho bú bình thì bạn hãy nhớ là việc chuyển biến phải được tiếp cận dần dần và có sự trợ giúp của y, bác sĩ. Phương pháp tốt nhất là cứ ba ngày một lần, thay thế một cữ bú mẹ (bằng một bình sữa) – hoặc là bạn tiến hành chậm hơn. Khởi đầu bằng cách thay thế một cữ bú vào giờ ăn trưa, bằng một bình sữa. Nếu em bé không chịu bú, bạn hãy thử lại vào cùng cữ bú ấy, ngày hôm sau – bạn có thể cho bé bú với một kiểu núm vú khác hoặc nhỏ vài giọt sữa mẹ lên núm vú cao su để khuyến khích em bé. Sau ba ngày có một cữ bú bình, bạn hãy thay thế một cữ bú thứ nhì bằng một bình sữa và hãy đợi thêm ba ngày nữa trước khi giải quyết thêm một cữ bú thứ ba. Bạn cứ tiến hành nhu vậy cho đến khi tình cờ cho em bé bú một bình sữa vào cữ bú tối. Chuẩn bị bình sữa sẵn sàng 1. Lấy chai trong tủ lạnh và xoay núm vú lên đúng chiều. Hâm nóng trong nước ấm. Chớ có dùng lò nấu vi ba, vì sữa có thể rất nóng mặc dù bình sữa sờ bên ngòai vẫn còn cảm thấy mát. 2. Kiểm tra lưu lượng dòng sữa: phải là 2 hoặc 3 giọt mỗi giây. Lỗ nhỏ quá thì bú sẽ khó, lớn quá thì sẽ làm cho sữa chẩy ra ào ạt. Nếu núm vú cao su không thích hợp thì thay thế bằng núm vú tiệt trùng khác và kiểm tra lại lưu lượng. 14
- 3. Hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mặt trong cườm tay – phải cho cảm giác ấm. Sữa lạnh là an toàn nhưng em bé của bạn sẽ ưng bú sữa hâm nóng hơn. 4. Mở vòng giữ cổ chai một chút sao cho nó chỉ như đặt lên bình sữa để cho không khí lọt vào chai khi em bé bú bởi sữa ra. Làm như vậy sẽ hãm không cho đầu vú cao su xẹp xuống và làm sữa ngừng chẩy ra. Bé tôi dường như không bao giờ bú hết bình sữa: như thế cháu có đủ sữa không? Bú ít có thể là một triệu chứng bệnh hoặc là do một dị tật tiềm tàng nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm của bác sĩ. Hãy kiểm tra lại lượng sữa phù hợp với số cân mà em bé phải bú và so với lượng em bé thường bú. Quan trọng hơn hết là bạn cho em bé đi cân đều đặn tại phòng khám, nơi có số cân em bé sẽ được chấm lên một bản đồ biểu tăng trưởng. Bú ít, nếu đi cùng với tăng cân không đủ bao giờ cũng là một lý do đáng quan tâm. Cách cho em bé bú bình 1. Trong khoảng 10 ngày đầu khi bé mới sinh, bạn hãy kích thích phản xạ mút cho em bé: bạn vuốt vào bên má gần bạn nhất và em bé sẽ phải xoay lại và há miệng ra. Trong trường hợp bé không làm như vậy hay là nếu bé già ngày hơn, bạn hãy để một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú rồi cho chạm vào môi cho bé nếm vị sữa. 2. Khi bé bú, bạn hãy cầm chặt bình sữa sao cho bé có thể kéo vào bình trong khi mút núm vú và làm nghiêng bình sữa để núm vú cao su luôn đầy sữa chứ không có không khí. Nếu núm vú cao su xẹp xuống, bạn hãy quay bình sữa trong miệng bé để cho không khí lọt vào lại trong bình. 3. Khi bé bú hết sữa, bạn hãy kéo bình ra khỏi miệng bé một cách dứt khoát. Nếu bé muốn bú, bạn hãy đưa ngón út sạch của bạn vào miệng bé: bé sẽ sớm có cách cho bạn biết bé có muốn bú thêm sữa không. Nếu em bé không chịu nhả bình sữa Nếu em bé không chịu nhà bình sữa ra ngay cả sau một thời gian bú dài, bạn hãy luồn ngón út của bạn vào giữa hai nướu răng, dọc theo núm vú. Ngủ khi đang bú Nếu bé ngủ thiếp đi trong cữ bú, có thể là bé có hơi trong bụng khiến cho bé cảm thấy đầy bụng, bạn hãy cho bé ngồi dậy ợ hơi trong một hai phút sau đó hãy cho bé bú thêm. cho bé, mùi vị Lúc được 4 tháng, em bé của bạn chắc hẳn đã sẵn sàng nếm thử thức ăn đặc, tuy nhiên bạn có thể đợi đến 5 hay 6 tháng tuổi nếu em bé có vẻ như chỉ thích có sữa thôi. Nên nhớ rằng những tuần đầu bạn chỉ mới gợi ý cách cho bé ăn đặc bằng thìa thôi, sữa vẫn còn là 15
- nguồn cung cấp tất cả những chất cần thiết cho bé. Bạn hãy khởi đầu cho ăn vào cữ bú điểm tâm hoặc buổi trưa, tránh buổi chiều muộn vì khả năng một thức ăn làm bé bị rối loạn và khiến cho cả mẹ lẫn con mất một đêm xáo trộn. Em bé sẽ chịu hợp tác hơn nếu bạn chịu thỏa mãn một phần cơn đói của bé trước đã. Như vậy, bạn hãy “xen kẽ” một muỗng bột gạo hay trái cây nghiền nhuyễn vào giữa hai nửa của một cữ bú mẹ hoặc bú bình. Toàn bộ tiến trình có thể mất tới một tiếng. Bạn sẽ cần đến: yếm dãi, chén nhựa nhỏ hay ly nhỏ ăn trứng, thìa nhựa nhỏ, khoảng một thìa cà phê táo tươi hay lê nghiền nhuyễn hay bột gạo. Cho bú trước đã Bạn hãy ngồi xuống một cách thoải mái với chén thức ăn của em bé trong tầm tay. Đeo yếm dãi cho bé, rồi cho bé bú một nửa cữ bú mẹ hay bú bình thường lệ: bạn cho em bé bú cạn một bên hoặc cho bé bú nửa bình sữa. Em bé có tí hơi nào thì bạn hãy giúp bé ợ lên. Em bé sẽ tiếp tục cần đến những cữ bú trong nhiều tháng tới. 1. Vấn đề bé ngồi trong lòng, múc một chút thức ăn lên thìa – vừa đủ để tráng đầu thìa. Đặt thìa vào giữa đôi môi em bé sao cho bé hút được thức ăn. Đừng cố đẩy thìa sâu vào miệng bé, bé sẽ sặc nếu bé cảm thấy thức ăn ở cuống lưỡi. Bé có thể tỏ ra ngạc nhiên với mùi vị và cảm giác thoạt đầu, bởi vậy bạn hãy kiên nhẫn và nói chuyện với bé để tỏ ý khuyến khích. 2. Bé sẽ mau chóng khám phá thấy mình thưởng thức kinh nghiệm mới mẻ này. Nếu bé đùn thức ăn ra, bạn hãy gạt thức ăn lên và đặt thìa lại giữa đôi môi bé. Khi bé đã ăn được khoảng một thìa cà phê thức ăn tán nhuyễn hay bột gạo, bạn hãy lau sạch miệng và cằm cho bé và cho bé bú tiếp tục cữ bú. Nếu bé không chịu ăn bằng thìa Bạn hãy nhúng đầu ngón tay đã rửa sạch của bạn vào thức ăn và cho bé mút. Nếu bé vẫn phản đối thì có thể là bé không thích mùi vị của thức ăn đó. Kỳ tới, bạn hãy thử cho nếm một thức ăn 16
- khác. Các thức ăn cho em bé trên thị trường Thức ăn cho em bé đựng trong hũ, lon hay bịch rất tiện dụng đặc biệt khi bạn đi xa hay vội việc gì. Nhưng bé sẽ được nuôi tốt hơn nếu bạn hạn chế sử dụng chúng ở mức tối thiểu bởi lẽ mùi vị của chúng là quá nhàm chán và đơn điện, thức ăn nhà làm đa dạng hơn nhiều về cả thể chất lẫn mùi vị. Nếu bạn muốn dự trữ sẵn một số thức ăn bầy bán ở các của hàng thì nên tránh những thức ăn trong danh sách thành phần nguyên liệu có đường dextrose, đường mía hay muối, hoặc cho thấy đứng đầu các nguyên liệu là nước – có nghĩa là nước là thành phần khối lượng lớn nhất vì thế cho nên thức ăn này có thể không bổ dưỡng bằng món tương đương bạn làm ở nhà. Bạn nên luôn luôn kiểm tra ngày mua và cách thức đóng gói. em bé, thôi bú Làm cách nào cho em bé của bạn thôi bú mẹ hay bú bình và chuyển sang ăn đặc, điều này tùy thuộc nhiều vào tính khí của bé. Bạn đừng cố thúc giục bé. Bạn hãy lấn từng bước, mỗi lần một chút và để cho bé thích nghi trước khi lấn thêm bước nữa. Bảng hướng dẫn sau đây chỉ là một cách để bạn có thể tiếp cận việc cho bé dứt sữa: cách này qui định là bạn khởi sự vào 4 tháng tuổi và ưng lựa bữa trưa làm bữa đầu tiên chỉ cho ăn đặc. Có thể là bạn muốn tiến chậm hơn cách làm thể hiện ở dưới hoặc có thể bạn thích chú tâm vào cách tự giải thoát khỏi phải cho bú vào bữa điểm tâm trước tiên. Bạn đừng quên là nếu bạn cho bé bú mẹ, tiến trình tiết sữa của bạn đòi hỏi được cho nghỉ xả dần dần. Bạn hãy bỏ mỗi lần một cữ cho bú và cho qua ít nhất ba ngày trước khi bỏ thêm một cữ nữa. 17
- Giai Việc nên làm Đồ uống Bữa ăn và cữ bú đoạn/tuổi Bạn hãy cho nếm một chút bột gạo Sáng Điểm Chiề Tuần 1 và 2 Trưa Tối cho trẻ em hoặc trái cây hay rau tán Nếu bạn đang cho sớm tâm u nhuyễn vào bữa trưa vào lưng bé bú bình, thỉnh 4 tháng tuổi chừng cữ bú mẹ hay bú bình. Bạn thoảng bạn nên (số tuổi chỉ hãy cho ăn cùng một thức ăn trong 3 cho bé uống nước có tính cách ngày liền để em bé của bạn làm đun sôi để nguổi hướng dẫn) quen với nó Cho uống nước Tập cho ăn thức ăn đặc vào bữa đun sôi để nguội điểm tâm, vào lưng chừng cữ bú: hay nước éo trái Tuần 3 và 4 bột gạo cho em bé hay một loại ngũ cây pha loãng cốc khác, không có gluten là thức ăn bằng bình. Không 4 tháng rưỡi lý tưởng. Gia tăng lượng thức ăn nên thắc mắc, nếu đặc vào bữa trưa tới 3 – 4 muỗng cà bé không muốn phê. chút nào. Tập cho bé uống bằng tách nhưng Tập cho ăn thức ăn đặc vào giờ bú bạn đừng có trông xế vào lưng chừng cữ bú. Vài ngày Tuần 5 và 6 mong là bé có thể sau, bạn cho bé ăn hai món vào bữa uống được ngay trưa: tiếp theo sau rau tán nhuyễn 5 tháng bằng tách – cái cho ăn trái cây tán nhuyễn, mỗi thức này chỉ coi như cho ăn 2 – 3 thìa càphê. một món đồ chơi thôi. Bạn hãy cho bé ăn thức ăn đặc như là phần đầu của bữa trưa rồi cho bé bú mẹ hay bú bình để bổ sung. Giờ Bạn có thể khởi đây, bé có thể có hai món vào bữa đầu cho em bé Tuần 7 và 8 xế, thí dụ như một miếng bánh mì uống các thức (ruột) và một miếng chuối chẳng uống bằng tách 5 tháng rưỡi hạn. Vào bữa điểm tâm và bữa xế, nhưng bạn hãy đỡ bạn cứ tiếp tục cho bé bú theo cữ búcái tách cho bé trước tiên đã. Bây giờ, bé có thể ăn trong khi bé uống. được 5 – 6 thìa càphê thức ăn đặc vào mỗi bữa ăn. Cho uống sữa pha Sau các thức ăn đặc bữa trưa, bạn bằng tách vào mỗi hãy cho bé uống sữa pha theo công Tuần 9 và 10 bữa ăn và nước thức bằng tách thay thế cữ bú. Sau đun sôi để nguội vài ngày không có cữ bú vào bữa 6 tháng hoặc nước ép trái trưa, bạn hãy cho ăn thức ăn đặc cây pha loãng vào như là phần đầu của bữa xế. lúc khác Bạn hãy cho em bé uống sữa pha Tuần 11 và theo công thức bằng tách thay thế 18
- khóc nhè Em bé có khuynh hướng khóc nhiều suốt năm đầu. Trước tiên, đấy là cách duy nhất để bé thông báo những nhu cầu được ăn uống và dỗ dành, tuy nhiên từ tháng thứ 3 trở đi, bạn sẽ thấy một sự thay đổi. Thay vì khóc những lúc bé thức giấc, bé sẽ sử dụng thời gian để tìm hiểu về thế giới xung quanh. Các cơn khóc ré sẽ bớt đi và bạn trở nên rành hơn trong việc tìm hiểu xem bé cần gì. Khi em bé khóc, bản năng của bạn là ẵm bé lên và ôm sát vào người, bạn chẳng cần phải lo rằng làm như vậy làm cho bé hư, hay là Thông tin liên quan khuyến khích cho em bé khó nhè hơn. Em bé của bạn cần biết là nó Em bé khóc ở tuổi lớn hơn có thể trông cậy vào bạn. Tuy nhiên những cơn khóc nhè thường xuyên làm cho bạn mệt. Nếu bạn thấy là em bé khóc nhiều đến độ bạn mất kiên nhẫn, bạn hãy cầu cứu nơi nhân viên y tế, họ có thể giới thiệu cho bạn tiếp xúc với những bà mẹ khác hoặc những tổ chức chí nguyện có thể giúp đõ bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Cách dỗ em bé sơ sinh Điều quan trọng khi em bé cả bạn khóc là bạn hãy đáp lại (nựng nịu, vỗ về) một cách thật nhanh. Đừng làm những việc om sòm hay lo lắng, băn khoăn quá, di chuyển bé chỉ khích động cho bé càng khóc thêm. Hãy xem thêm những nguyên nhân khác ở trang sau. Bảy cách để dỗ cho bé nín khóc Cho bé bú Trong những tháng đầu, lý do thường làm em bé khóc nhất là bé đói và cho bú là cách hữu hiệu nhất để dỗ cho bé nín, cho dù việc đó có nghĩa là bạn phải cho bú nhiều cữ ban ngày và ban đêm. Nếu em bé bú bình và bú ngốn ngấu với những khoảng cách ngắn giữa hai cữ, bạn hãy thử cho bé uống nước đun sôi để nguội trong một cái bình tiệt trùng có thể là bé khát nước. 19
- Ốm ấp bé Rất nhiều khi, đây sẽ chỉ là cái kiểu tiếp xúc âu yếm mà em bé cần để lắng yên và nín khóc. Nếu bé lắng yên khi bạn ẵm bé dựng thân kề vào vai bạn, hoặc nằm sấp mặt xuống, trong vòng tay bạn, đó có thể là do bé bị đầy bụng hơi, làm cho bé khóc. Nếu bé đã được đưa qua tay cho bà con, bạn bè bế, có thể là bé chỉ cần một lúc yên tĩnh và được bố mẹ thân thương ôm ấp. Ru bé nhịp nhàng Chuyển động nhiều khi có thể dỗ được một em bé hay quấy và đưa bé vào giấc ngủ. Bạn hãy đu đưa bé trong vòng tay bạn và nếu bé chưa chịu nín, bạn hãy thử đong đưa nhanh hơn có thể là 60 tới 70 nhịp mỗi phút. Hoặc chỉ cần cho bé nhún nhẩy đổi chân, trong khi bạn đang đeo bé bằng dây đeo trên bụng bạn, hoặc là đu đưa bé trên ghế xích đu, nếu bạn có một chiếc. Hay là bạn đặt bé lên chiếc xe đẩy của bé và bạn đẩy tới đẩy lui cái xe. Nếu bạn có thể đưa bé đi một vòng khu phố, cử động dằn nhẹ của bánh xe trên đường nhựa nhiều khi sẽ dỗ được cho bé nín. Quấn mình cho bé Bạn hãy quấn bé cho chặt trong một tấm khăn choàng hay một cái mền, gài các đầu mối xuống dưới, thành gói gọn gàng, làm như vậy có thể giúp cho bé cảm thấy được bảo vệ và an toàn. Bạn hãy ẵm bé đi quanh, vẫn cứ quấn gọn như vậy, cho đến khi bé có vẻ dễ chịu hơn và bạn hãy đặt bé xuống cho ngủ nằm nghiêng một bên mà không phải tháo cởi bao quấn. Nếu em bé của bạn khóc vì một việc gì đó mà bạn bắt buộc phải làm cho bé – có lẽ là bé đặc biệt ghét phải thay tã hay rửa ráy, chẳng hạn – việc quấn mình có thể là cách làm tốt nhất để trấn an và dỗ cho bé yên và khiến cho bé vui vẻ lại. Vỗ về em bé Nhịp nhàng vỗ và xoa lưng hoặc bụng em bé nhiều khi sẽ dỗ cho bé nằm yên và có thể giúp cho em bé ợ hơi. Xúc giác với bàn tay của bạn nhiều khi cũng sẽ dỗ được bé nín, khi thoạt đầu, bạn đặt bé xuống để thay tã cho bé. Cho bé cái gì để mút Gần như tất cả các em bé dỗ được cho nín bằng cách cho mút một cái gì. Cái ngón út sạch sẽ của bạn chắc hẳn sẽ có tác dụng như một phép lạ, dỗ bé nín và đôi khi đứa bé vào giấc ngủ. Bé cũng có thể mút cả nắm tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn muốn thử cho bé một cái núm vú ngậm, bạn hãy sử dụng một cái có kiểu dáng tự nhiên và hãy tiệt trùng nó mỗi lần trước khi dùng. Làm cho bé quên Một cái gì để nhìn có thể làm cho em bé quên mất lý do khóc, ít nhất được một lúc. Những hình ảnh có mầu sắc vui tươi có thể làm cho bé chăm chú. Nhiều khi bé sẽ nhìn chăm chăm vào những tấm bưu thiếp, giấy dán tường hay quần áo của bạn. Các gương mặt và hình trong 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
chăm sóc trẻ em - Chăm sóc trẻ bị co giật khi sốt tại nhà
7 p | 252 | 78
-
5 củ quả tốt cho bé ăn dặm
5 p | 159 | 25
-
Để con an toàn khi ăn dặm
5 p | 104 | 22
-
Lời khuyên an toàn khi tắm cho bé
6 p | 112 | 18
-
Những thức ăn nguy hiểm cho bé
6 p | 114 | 14
-
Nuôi dưỡng và cho bé ăn
5 p | 100 | 8
-
Lý do tránh cho bé ăn dặm sớm
5 p | 80 | 6
-
Bảo vệ bé ngày hè
3 p | 106 | 6
-
An toàn khi cho bé bú bình
3 p | 57 | 5
-
6 sai lầm tai hại khi cho bé ăn rau.
6 p | 73 | 5
-
Bé đã sẵn sàng ăn dặm?
3 p | 75 | 4
-
4 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ăn sữa ngoài
5 p | 69 | 4
-
Cách cho bé ăn trứng khoa học nhất
3 p | 88 | 4
-
Những lỗi cần tránh khi cho bé bú bình
5 p | 85 | 3
-
Nguyên tắc "an toàn" khi cho con dùng di động
3 p | 40 | 3
-
Tác hại khôn lường khi cho bé ăn dặm sớm
4 p | 55 | 2
-
5 nguy cơ khi cho bé ăn dặm sớm
5 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn