intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Angorít và việc dạy Tiếng Việt

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Angorít và việc dạy Tiếng Việt trình bày: Ý nghĩa tích hợp tâm lý, ngôn ngữ học, sư phạm học, angorít được vận dụng vào việc dạy ngôn ngữ là một phương hướng hiện đại hóa việc dạy học ngôn ngữ theo hướng phát huy năng lượng trí tuệ học sinh từ tái hiện đến sáng tạo,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Angorít và việc dạy Tiếng Việt

ANGORÍT VÀ VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT<br /> TRƯƠNG DĨNH<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Với ý nghĩa tích hợp tâm lý, ngôn ngữ học, sư phạm học, angorít<br /> được vận dụng vào việc dạy ngôn ngữ là một phương hướng hiện đại hóa<br /> việc dạy học ngôn ngữ theo hướng phát huy năng lượng trí tuệ học sinh từ<br /> tái hiện đến sáng tạo. Muốn vận dụng angorít hóa việc dạy học ngôn ngữ,<br /> cần hiểu khái niệm angorít (thuật toán) và phân biệt với các khái niệm liên<br /> quan: angorít trí tuệ - angorít thực hành, angorít người và angorít máy, quy<br /> tắc và angorít, kỹ năng, kỹ xảo và angorít... Các con đường dạy ngôn ngữ<br /> theo angorít rất đa dạng từ việc luyện tập xác lập angorít, thực hành angorít,<br /> chuyển đổi angorít... Angorít hóa việc dạy ngôn ngữ, cần bắt đầu từ các<br /> angorít hình thành khái niệm được xác lập từ các công thức lô gích A là B<br /> của các định nghĩa khái niệm và tiếp tục với các angorít thực hành trên cơ sở<br /> học sinh đã nắm vững khái niệm.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Hiện nay, chương trình ngôn ngữ trong nhà trường (bao gồm Tiếng Việt và làm văn)<br /> ngày càng được hoàn thiện theo sách mới với số lượng rất lớn về các khái niệm tường<br /> minh, được xác lập theo hệ thống, với các bài tập thực hành đa dạng từ bài tập nhận<br /> diện, bài tập cải biên, bài tập sáng tạo và bài tập chữa lỗi. Tất cả nhằm nâng cao hiệu<br /> quả dạy tiếng việt phát huy năng lực trí tuệ và khả năng thực hành của học sinh.<br /> - Tuy nhiên, phương pháp dạy học Tiếng việt trong nhà trường chưa có chuyển biến<br /> đáng kể, một mặt do ý thức chưa thật sự coi trọng bản ngữ, mặt khác do lúng túng<br /> về phương pháp dù các định hướng cải tiến đã được nêu và học tập qua nhiều năm<br /> nay. Các khái niệm ngôn ngữ thường được truyền đạt một cách áp đặt: nêu định<br /> nghĩa, giải thích sơ sài, cho chép và yêu cầu học thuộc nhưng học sinh không<br /> hiểu được nội hàm định nghĩa. Từ đó, rất lúng túng trong việc giải bài tập, nhất là<br /> bài tập thực hành vận dụng khái niệm ngôn ngữ. Về việc giải bài tập, giáo viên<br /> cũng chỉ chú ý đến đáp số (thường là học sinh trả lời mò mẫm), không chú ý dạy<br /> qui trình giải. Vì vậy, gặp các bài tập khác mẫu thì học sinh lúng túng.<br /> - Lý luận dạy học hiện đại trong các thập kỷ gần đây đã quan tâm đến việc dạy học<br /> tích cực hóa, phát triển tư duy lô gíc, tư duy thẫm mĩ, rèn luyện năng lực sáng tạo<br /> của học sinh. Song hành với tâm lý học hành động, dạy học nêu vấn đề, quan<br /> điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, angorít hóa việc dạy học, đặc biệt với<br /> các khoa học chính xác như Toán, ngôn ngữ, tin học... là một phương hướng dạy<br /> học mang tính tích hợp cao, có tính khả thi đối với việc cải tiến cách dạy ngôn<br /> ngữ và đem lại hiệu quả.<br /> - Vận dụng angorít vào việc dạy ngôn ngữ đòi hỏi trước hết phải nắm chắc khái<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 139-148<br /> <br /> 140<br /> <br /> TRƯƠNG DĨNH<br /> <br /> niệm gần gũi như qui tắc, kĩ năng, kĩ xảo, đối chiếu angorít trí tuệ angorít thực<br /> hành, angorít máy và angorít đối với người dạy và học..., thấy được angorít không<br /> chỉ rèn luyện năng lực tái hiện mà cả năng lực sáng tạo. Đặc biệt cần chú ý đến<br /> các angorít nhận biết nhằm chiếm lĩnh khái niệm và vận dụng khái niệm.<br /> 1. ANGORÍT LÀ GÌ?<br /> 1.1. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động trí óc chân tay của ta đều được thực<br /> hiện theo các qui trình thao tác, dù ở trình độ có ý thức hay chỉ do thói quen. Có những<br /> qui trình đơn giản như qui trình bật điện (chỉ cần một thao tác) đến các qui trình phức<br /> tạp hơn như qui trình sử dụng máy thu thanh, truyền hình, băng video, làm văn, xây<br /> dựng các văn bản... Các qui trình thao tác để hoạt động trong đời sống, nếu là đơn giản<br /> thì con người có thể tự mày mò (có thể mất thời gian) nhưng với các quy trình phức tạp<br /> trong cuộc sống sinh hoạt hiện nay thì con người phải học tập để hiểu biết và sử dụng<br /> các qui trình đó. Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không ngừng vận<br /> dụng angorít và nâng cao năng lực vận dụng cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.<br /> 1.2. Angorít được phiên âm từ thuật ngữ toán học “algorithme” dùng để chỉ một qui<br /> trình thao tác (chân tay hay trí óc) được xác định, có tính đơn giá nhằm thực hiện một<br /> cách có hiệu lực các “bài toán” thuộc một loại nhất định trong đời sống *. Nói đến<br /> angorít là nói đến các yếu tố sau: thao tác, qui trình thao tác (sự sắp xếp trước sau của<br /> các thao tác theo trật tự xác định), thao tác mở đầu, thao tác kết thúc, tính đơn giá của<br /> thao tác, hiệu quả của hành động do angorít đem lại.<br /> 1.3. Cần phân biệt angorít hoạt động trí tuệ và angorít hoạt động thực hành: Trong<br /> nhiều trường hợp, người ta biết rõ cơ chế của hoạt động trí tuệ nhất định. Lý do là vì<br /> nhiều quá trình trí tuệ không biểu hiện ra ngoài, không thể quan sát được. Do đó, ý thức<br /> được và mô tả được nó là rất khó khăn.<br /> 1.4. Cũng cần phân biệt angorít hành động và qui tắc hoạt động. Qui tắc là khái niệm<br /> rộng lớn (có khi kém xác định hơn). Một angorít có thể xem là qui tắc, nhưng không<br /> phải mọi qui tắc đều là angorít.<br /> 1.5. Angorít và kỹ năng, kỹ xảo. Hiện nay, khái niệm kỹ năng và kỹ xảo không phải là<br /> khái niệm được xác định trong tâm lý học và giáo dục học. Khái niệm “angorít”, “lệnh<br /> angorít”, “quá trình angorít” là khái niệm chính xác hơn nhiều. Nó nêu ra những lệnh và<br /> quá trình hoàn toàn xác định, có tính đơn giá hơn. Khái niệm “angorít”, thuộc diện<br /> những lệnh thực hiện các thao tác nhất định, còn các khái niệm “kỹ năng, kỹ xảo” thuộc<br /> diện thực hiện angorít thành thục hiệu quả. Có qui trình được mệnh danh là kỹ năng (kỹ<br /> năng toán, nghiên cứu khoa học) về mặt cơ chế không có tính chất angorít, ngược lại,<br /> một người đầu tiên thực hiện một quá trình angorít chưa phải là người có kỹ năng, kỹ<br /> xảo tương ứng. Nói đến kỹ năng, kỹ xảo là nói đến không chỉ biết angorít mà còn nắm<br /> được angorít (vận dụng được) ở mức thành thạo. Kỹ xảo là giai đoạn phát triển cao nhất<br /> của quá trình angorít, khi qui trình angorít đạt đến trình độ tự động.<br /> *<br /> <br /> L.N. Lan da (1966). Angorít hóa trong dạy học. NXBGiáo dục Mạc Tư Khoa (Bản tiếng Nga)<br /> <br /> ANGORÍT VÀ VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT<br /> <br /> 141<br /> <br /> 1.6. Cần phân biệt angorít đối với con người khác về bản chất đối với Angorít lập cho<br /> máy tính.<br /> Đối với máy tính, angorít được quyết định bởi cấu tạo của máy đó và các thao tác sơ cấp<br /> của máy đó. Thường là hệ thống thao tác hết sức chi li để máy có thể hoàn thiện hành<br /> động giải. Đối với con người, thao tác còn phụ thuộc vào “Cấu tạo” của não. Não là một<br /> hệ thống tự hoàn thiện bản thân. Trong quá trình hoạt động, não cũng phát triển các đặc<br /> tính của bản thân mình. Chính vì thế một thao tác sơ cấp của máy tính có thể không là<br /> sơ cấp với người, một thao tác sơ cấp của người không là sơ cấp đối với người khác.<br /> Angorít trong dạy học là angorít dạy học sinh. Lệnh angorít học tập phải phù hợp với<br /> đặc điểm và trình độ tư duy của học sinh.<br /> Từ đó có sự phân biệt angorít đơn giản và Angorít phức tạp (thao tác nhiều, sự chuyển<br /> thao tác khó khăn, mỗi thao tác là một hành động tư duy cao).<br /> 2. Ý NGHĨA VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ANGORÍT TRONG NHÀ TRƯỜNG<br /> 2.1. Ý nghĩa<br /> 1. Trong thời gian gần đây, vấn đề dạy các thao tác trí tuệ cho học sinh đang thu hút sự<br /> quan tâm đặc biệt của các nhà tâm lý học và giáo dục học cũng như các phương pháp<br /> giảng dạy bộ môn. Người ta đã tìm ra các thao tác trí tuệ dành cho việc dạy toán (các<br /> angorít giải toán). Việc khám phá ra angorít giải toán đã dẫn đến một cuộc cách mạng<br /> trong thực tiễn dạy học môn toán. Ngoài ra, người ta cũng đã nghiên cứu việc angorít<br /> hóa trong việc dạy ngôn ngữ (tiếng Nga). Và cũng nhận thấy rằng dạy qui trình thao tác<br /> trí tuệ không chỉ áp dụng cho môn toán và ngôn ngữ mà có thể cho tất cả các môn học.<br /> Việc tìm ra các angorít giải các “bài toán” khác nhau thuộc các môn học không chỉ giúp<br /> học sinh giải bài toán đó một cách nhanh chóng mà còn cho phép học sinh nắm môn học<br /> một cách dễ dàng hơn. Điều này có ý nghĩa lớn khi học sinh hiện nay đang phải học một<br /> lượng tri thức quá tải.<br /> 2. Có thể nói nhiệm vụ cơ bản của việc dạy angorít cho học sinh là làm sao cho học sinh<br /> nắm được angorít. Còn biết angorít chỉ là phương diện để đạt mục đích đó. Các công<br /> trình nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng điều quan trọng không chỉ là làm cho học sinh<br /> hiểu rõ các sự vật và hiện tượng của thế giới bên ngoài mà còn là làm sao cho họ hiểu<br /> cần phải hành động như thế nào đối với các sự vật và hiện tượng đó. Tri thức về hành<br /> động biểu hiện như một hệ thống điều khiển cấp cao, nó điều chỉnh quá trình thao tác trí<br /> tuệ, nó hướng dẫn cho quá trình tư duy hình thành nhanh hơn, dễ hơn, ít chệch khỏi con<br /> đường đúng. Nhờ ý thức rõ thao tác nên có thể dễ dàng chuyển các thao tác đó sang các<br /> điều kiện mới. Khả năng chuyển sang các điều kiện mới đó đến lượt nó giúp khái quát<br /> hóa mới. Khả năng chuyển sang các điều kiện mới đó đến lượt nó lại giúp khái quát hóa<br /> các thao tác được rộng hơn và nhanh chóng hơn, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng<br /> đối với sự phát triển trí tuệ học sinh. Phạm vi chuyển càng rộng thì càng có nhiều khả<br /> năng tiến hành những “qui trình” suy nghĩ độc đáo mới. Chúng ta đều biết: các phát<br /> minh khoa học và kỹ thuật phần nhiều là dựa trên cơ sở chuyển hóa các phương pháp đã<br /> biết vào những đối tượng mà trước đây ta chưa áp dụng.<br /> <br /> 142<br /> <br /> TRƯƠNG DĨNH<br /> <br /> 3. Dạy học angorít còn có ý nghĩa hệ thống hóa các thao tác về nhiều phương diện. Ví<br /> dụ: Có thể lập angorít nhận biết chủ ngữ, từ angorít nhận biết chủ ngữ, lập angorít nhận<br /> biết câu đơn, từ angorít nhận biết câu đơn lập angorít nhận biết câu phức, học sinh phải<br /> đi sâu vào cấu trúc đối tượng cần nhận biết, vào quá trình tư duy tổng quát, phải biết<br /> phân tích - tổng hợp... tất cả các điều đó có tác dụng rất lớn trong việc phát triển học<br /> sinh.<br /> 4. Có thể nảy ra câu hỏi: Liệu dạy angorít cho học sinh (mối liên hệ đơn trị giữa điều<br /> kiện và hành động) có thể dẫn đến tình trạng “rập khuôn” tư duy học sinh không, có<br /> nguy cơ tạo sự kìm hãm sức sáng tạo của học sinh hay không?<br /> Có thể trả lời như sau:<br /> - Dạy học không chỉ dạy tư duy sáng tạo mà còn dạy tư duy tái hiện làm cơ sở cho<br /> tư duy sáng tạo, không thể có quá trình sáng tạo nếu từng khâu của quá trình đó<br /> (khâu cơ sở) không được tự động hóa. Ví dụ: kỹ năng đọc sáng tạo và các thao tác<br /> đọc cơ bản.<br /> - Dạy học angorít đúng đắn nhất thiết phải dạy học sinh tự lực khám phá angorít,<br /> xây dựng angorít, phát biểu angorít, thực hiện angorít... về mặt tâm lý, đó là quá<br /> trình sáng tạo.<br /> - Dạy học angorít không hề kìm hãm óc sáng tạo của học sinh khi giải các “bài<br /> toán” không có angorít hay chưa biết angorít.<br /> - Điều quan trọng không phải là dạy học angorít kìm hãm tư duy sáng tạo mà là<br /> trong thời đại phát triển khoa học - kỹ thuật như vũ bão hiện nay, tư duy sáng tạo<br /> của việc dạy học angorít chưa chiếm được một vị trí quan trọng trong dạy học,<br /> nhất là đối với các môn không phải là toán.<br /> - Chắc chắn là dạy học angorít sẽ giúp cho học sinh tránh được quá trình “làm thử<br /> và sai” trong việc giải các “bài toán”. Điều đó sẽ rất rõ ràng trong việc dạy chính<br /> tả và viết câu cho học sinh.<br /> - Mối liên hệ đơn trị giữa điều kiện và hành động là cần thiết cho việc giải các “bài<br /> toán” có thể áp dụng angorít. Còn với các “bài toán” khác mà trình tự thao tác có<br /> thể biến đổi khi giải hoặc có khi trình tự thao tác không cần thiết thì việc vận dụng<br /> angorít đơn trị không đồi hỏi phải áp dụng vững chắc hay là một điều kiện bắt<br /> buộc. Ở đây, còn cần phải nói đến khả năng cá biệt hóa các phương thức áp dụng<br /> Angorít, tức là áp dụng angorít tùy theo năng lực của mỗi học sinh.<br /> 5. Thực tiễn nghiên cứu angorít hóa dạy học đang còn nhiều nhược điểm: quá trình hoạt<br /> động tư duy thường không được phân tích thành một số nhất định những thao tác sơ<br /> cấp đơn giản đủ mức, chưa tìm ra được các trình tự thao tác hợp lý nhất trong các điều<br /> kiện cụ thể nào đó, chưa phát hiện được angorít, lập angorít và mô tả angorít nhằm mục<br /> đích dạy học, chưa phát hiện được các hệ thống angorít, phát hiện mối quan hệ giữa các<br /> hệ thống đó đi đến các angorít tổng quát nhất, tức là đi đến được phương pháp tư duy<br /> tổng quát đủ mức, giúp học sinh thu nhận kiến thức và vận dụng kiến thức vào các điều<br /> <br /> ANGORÍT VÀ VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT<br /> <br /> 143<br /> <br /> kiện cực kỳ muôn vẻ.<br /> Tóm lại, việc vạch ra các hệ thống thao tác trí tuệ, tổng quát làm cơ sở cho việc lĩnh hội<br /> các tri thức nhất định và giải các bài toán nhất định vẫn chưa trở thành nguyên tắc chỉ<br /> đạo của việc xây dựng hệ phương pháp dạy học hiện nay.<br /> 2.2. Những biện pháp dạy học theo angorít<br /> 1. Có thể bắt đầu bằng cách truyền đạt cho học sinh lệnh angorít, rồi sau đó luyện tập<br /> cho họ thực hiện các hành động theo lệnh angorít. Thí dụ: truyền đạt cho học sinh<br /> angorít tìm hiểu đề tài văn và sau đó phân tích để hiểu một đề văn.<br /> 2. Có thể luyện cho học sinh thực hiện giải một bài tập rồi sau đó, yêu cầu học sinh khái<br /> quát thành lệnh angorít. Thí dụ, hướng dẫn làm dàn ý đại cương cho bài văn rồi sau đó<br /> yêu cầu các em khái quát về trình tự các thao tác xây dựng một dàn ý.<br /> 3. Có thể cho một bài tập và để học sinh tìm angorít giải sau đó thực hiện angorít đó.<br /> Thí dụ: Yêu cầu học sinh chữa một lỗi về ngữ pháp và sau đó các em khái quát angorít<br /> chữa lỗi và thực hiện angorít đó.<br /> 4. Có thể cho một bài tập và cho hai học sinh giải, một em mò mẫm cách giải, một em<br /> đã có sẵn angorít và so sánh tốc độ giải, kết quả giải.<br /> 5. Có thể cho một bài tập, truyền đạt các angorít giải khác nhau để hai em học sinh thực<br /> hiện sau đó đối chiếu để tìm ra angorít hợp lý nhất để giải bài toán đó. Thí dụ: Cho một<br /> bài tập dựng đoạn, giới thiệu một angorít dựng theo lối quy nạp, một angorít dựng theo<br /> lối diễn dịch, sau đó đối chiếu tốc độ và chất lượng đoạn văn.<br /> 6. Có thể cho một bài tập và một angorít giải, sau đó cho học sinh thảo luận để cải tiến<br /> angorít đó. Thí dụ: đối chiếu cách thực hiện angorít tối đa và angorít tối thiểu đối với<br /> việc thiết kế một bài giảng văn hay bài dạy Tiếng Việt.<br /> 7. Đối chiếu hiệu quả bài dạy không áp dụng angorít và bài dạy áp dụng angorít để thấy<br /> rõ lợi ích của việc dạy theo angorít - (truyền đạt căn cứ vào angorít và luyện tập căn cứ<br /> vào angorít với việc thuyết giảng và luyện tập chỉ căn cứ vào đáp số).<br /> 8. Cho một bài tập, cho một angorít giải và luyện tập để tăng dần tốc độ vận dụng<br /> angorít. Thí dụ angorít chữa lỗi câu, luyện tập nhiều lần để chữa câu nhanh mà vẫn<br /> đúng.<br /> 3. ANGORÍT HÓA TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT<br /> 2.1. Cấu trúc bài học tiếng việt trong sách giáo khoa<br /> Nhìn chung, cấu trúc bài học tiếng việt hiện nay gồm phần: Khái niệm (gắn với thuật<br /> ngữ) cần cung cấp và luyện tập. Có một số bài có kiến thức phân loại.<br /> 1. Khái niệm được diễn đạt bằng các định nghĩa theo các cách diễn đạt khác nhau nhưng<br /> nhìn chung chưa được định nghĩa theo công thức lô gích (A là B) trong đó B chứa đựng<br /> các yếu tố nội hàm của A. Cũng do cách dạy áp đặt (đọc định nghĩa, giải thích qua loa<br /> và cho chép mặc dù đã có sách) nên học sinh thường không nắm chắc khái niệm, do đó<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1