Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ SẤY ĐỐI LƯU KẾT HỢP<br />
VỚI BƠM NHIỆT ĐẾN NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO VÀ CHẤT LƯỢNG MỰC KHÔ<br />
THE EFFECTS OF CONVECTION DRYING CONDITIONS COMBINED<br />
WITH HEAT PUMP TO ENERGY CONSUMPTION AND QUALITY OF SQUID<br />
Trần Đại Tiến1, Lê Như Chính2<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 25/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 01/9/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thiết bị sấy đối lưu bằng bơm nhiệt không những cải thiện được chất lượng sản phẩm thủy sản khô mà còn tiết kiệm<br />
năng lượng cho quá trình sấy.<br />
Bài báo giới thiệu về kết quả nghiên cứu sự biến đổi năng lượng tiêu hao và chất lượng của mực khô theo các chế<br />
sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt ở vận tốc gió 1 đến 5 m/s, nhiệt độ sấy 350C đến 400C. Kết quả cho thấy chế độ sấy mực<br />
khô thích hợp ở vận tốc gió 2 m/s và nhiệt sấy 350C. Năng lượng tiêu hao để sấy 1 kg sản phẩm mực khô hết 2,94 Kwh giảm<br />
gần 7,3 lần so với mẫu sấy nóng bằng điện trở.<br />
Từ khóa: Bơm nhiệt, thiết bị sấy, đối lưu, mực khô<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Convection drying equipment by Heat pump not only improves the quality of dried seafood products but also saves<br />
energy for the drying process. This article introduced the research results in combining the convective drying with heat<br />
pump to reduce the energy consumption and improve the quality of product. The controlled parameters were the air<br />
velocity ranging from 1-5m/s, drying temperature from 350C to 400C. The results of the optimization of drying process were<br />
2.0 m/s and 350C correspond to energy comsumption of 2.94 kWh per kg of final product, reducing 7.3 times comparing to<br />
conventional drying with electrical heater. The sensorial quality and the rehydration of product were improved.<br />
Keywords: Heat pumps, drying equipment, convection, dried squid<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phương pháp sấy đối lưu là một phương pháp<br />
sấy truyền thống, nhưng ngày nay vẫn được sử<br />
dụng nhiều trong thực tế chế biến các sản phẩm<br />
thủy sản, nông sản khô vì có các ưu điểm: năng<br />
suất cao, dễ thực hiện, giá thành vừa phải…Tuy<br />
nhiên với mực nguyên liệu có hàm lượng axit amin<br />
cao nên rất dễ biến nâu trong quá trình làm khô khi<br />
sấy đối lưu.<br />
Theo nghiên cứu của Haard [5] cho thấy các<br />
phản ứng tạo màu của enzym không liên quan đến<br />
sự tạo màu nâu của mực khô và nguyên nhân chủ<br />
yếu là cơ thịt mực có hàm lượng các axit amin cao.<br />
Kết quả nghiên cứu của Chung [4] thì phản<br />
ứng Maillard là nguyên nhân làm cho mực bị biến<br />
nâu, giảm khả năng hút nước phục hồi, hàm lượng<br />
<br />
1<br />
<br />
các axit amin của mực khô ở nhiệt độ lớn hơn 350C<br />
tốc độ biến nâu xảy ra rất nhanh.<br />
Perera C.O [6] đã so sánh các phương pháp<br />
sấy và kết quả cho thấy sấy bằng bơm nhiệt chất<br />
lượng sản phẩm tốt hơn, năng lượng tiêu hao ít hơn<br />
so với các phương pháp khác.<br />
Tuy nhiên mực nguyên liệu sấy ở nhiệt độ thấp<br />
thời gian sấy kéo dài làm cho chất lượng sẽ bị giảm.<br />
Bằng phương pháp sấy đối lưu kết hợp với bơm<br />
nhiệt vẫn duy trì nhiệt độ sấy thấp nhưng do không<br />
khí trước khi qua dàn nóng để vào phòng sấy được<br />
làm lạnh và tách ẩm làm cho áp suất riêng phần hơi<br />
nước trong không khí ẩm giảm xuống nên động lực<br />
quá trình khuếch tán ẩm tăng lên làm cho thời gian<br />
sấy giảm xuống, chất lượng mực khô sẽ được cải<br />
thiện và năng lượng tiêu hao cũng được giảm xuống.<br />
<br />
TS. Trần Đại Tiến, 2 ThS. Lê Như Chính: Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
xử lý xong được đưa vào sấy đối lưu kết hợp với<br />
bơm nhiệt ở nhiệt độ 35 ÷ 400C, vận tốc gió 1,0 ÷ 5,0<br />
m/s cho đến khi độ ẩm đạt 20% thì kết thúc quá trình<br />
sấy rồi tiến hành đánh giá các chỉ tiêu: thời gian sấy,<br />
điểm chất lượng cảm quan (CLCQ), tỷ lệ hút nước<br />
phục hồi (HNPH), năng lượng tiêu hao cho 1kg mực<br />
khô theo sơ đồ bố trí thí nghiệm trên hình 2.<br />
<br />
1. Nguyên liệu<br />
Đối tượng nghiên cứu là mực ống Trung Hoa<br />
(Loligo chinensis). Đây là loại mực có sản lượng<br />
tương đối lớn, giá trị xuất khẩu cao và phổ biến ở<br />
vùng biển Nam Trung Bộ. Mực làm thí nghiệm được<br />
thu mua tại bến cá Vĩnh Trường TP. Nha Trang với<br />
chất lượng tươi tốt, kích cỡ từ 7÷8 con/kg.<br />
Mực nguyên liệu sau khi thu mua xong được<br />
bảo quản trong các thùng xốp cách nhiệt và chuyển<br />
về Trường Đại học Nha Trang để xử lý. Sau khi<br />
<br />
2. Thiết bị nghiên cứu<br />
Để nghiên cứu các chế độ sấy trên dùng thiết bị<br />
sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt được lắp đặt và sử<br />
dụng tại Phòng thí nghiệm nhiệt lạnh, Trường Đại học<br />
Nha Trang và sơ đồ nguyên lý làm việc như trên hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của phương pháp sấy lạnh bằng bơm nhiệt<br />
Chú thích<br />
1. Máy nén lạnh; 2. Lưới lọc; 3. Dàn lạnh;<br />
9. Ống mao; 10. Phin lọc ẩm;<br />
4. Dàn nóng; 5. Dàn điện trở<br />
11. Dàn lạnh ngoài;<br />
6. Giá đỡ nguyên liệu sấy;<br />
14. Khung đỡ thiết bị sấy;<br />
7; 8; 12; 13. Các van chặn ga.<br />
15. Van hút chân không và nạp ga.<br />
<br />
Đặc điểm của thiết bị sấy<br />
- Buồng sấy dạng hình hộp chữ nhật kích thước:<br />
cao 0,45m; rộng 0,55m và dài 1,3m.<br />
- Quạt gió cho phòng sấy có công suất 110W.<br />
Vận tốc gió được điều chỉnh bằng phương pháp<br />
thay đổi số vòng quay của trục quạt qua chiết áp.<br />
- Khi cần sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt.<br />
Cho bơm nhiệt hoạt động và nhiệt độ tác nhân sấy<br />
<br />
được điều chỉnh qua van chặn hút 7 hoặc 8.<br />
- Khi sấy bằng điện trở cho bơm nhiệt ngừng<br />
hoạt động và cho dàn điện trở 5 hoạt động.<br />
- Điều chỉnh nhiệt độ tác nhân sấy thông qua rờ<br />
le nhiệt độ hiện số Eliwell.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
<br />
Mực nguyên liệu<br />
Xử lý<br />
Sấy đối lưu bằng bơm nhiệt ở chế độ:<br />
nhiệt độ 35 ÷ 400C; vận tốc gió 1,0 ÷ 5,0<br />
m/s; độ ẩm sản phẩm đạt 20%<br />
<br />
Sấy đối lưu cấp nhiệt bằng điện trở ở chế<br />
độ: nhiệt độ 400C; vận tốc gió 2,0 m/s;<br />
độ ẩm sản phẩm đạt 20%<br />
<br />
Các chỉ tiêu đánh giá<br />
Thời gian<br />
sấy<br />
<br />
Chất lượng<br />
cảm quan<br />
<br />
Tỷ lệ hút nước<br />
phục hồi<br />
<br />
Năng lượng điện<br />
tiêu hao<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
3.2. Các phương pháp đánh giá <br />
- Độ ẩm của nguyên liệu biến đổi trong quá trình<br />
sấy được xác định bằng phương pháp cân khối<br />
lượng, dùng cân điện tử với độ chính xác 0,001gam<br />
và tính theo công thức sau:<br />
<br />
Trong đó: G1 là khối lượng mẫu ban đầu<br />
(gam); Gi là khối lượng mẫu cân sau khi sấy ở<br />
thời điểm thứ i (gam); W1; Wi là độ ẩm ban đầu và<br />
sau khi sấy của nguyên liệu ở thời điểm thứ i (%).<br />
- Xác định vận tốc chuyển động của không khí<br />
tại phòng sấy bằng lưu tốc kế hiện số Testo 405V1.<br />
- Xác định nhiệt độ của không khí tại phòng sấy<br />
bằng nhiệt kế hiện số Elliwell.<br />
- Đánh giá CLCQ bằng phương pháp cho điểm<br />
theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3215-79 [2].<br />
- Tỷ lệ hút nước phục hồi của sản phẩm (SP)<br />
sau khi sấy được xác định bằng phương pháp<br />
ngâm SP khô trong nước cất cho đến khi cân đến<br />
khối lượng không thay đổi và được tính như sau:<br />
(%); G1 và G2 là khối lượng SP<br />
khô trước và sau khi ngâm vào nước (gam).<br />
<br />
Số 3/2015<br />
- Xác định dòng điện của thiết bị bằng Ampe<br />
kìm hiện số TESTO-3010 của Đài Loan.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Sự biến đổi chất lượng mực khô và năng<br />
lượng tiêu hao (NLTH) theo vận tốc gió sấy ở<br />
nhiệt độ 350C<br />
Sự biến đổi về thời gian sấy, điểm chất lượng<br />
cảm quan (CLCQ), tỷ lệ hút nước phục hồi (HNPH),<br />
năng lượng tiêu hao (NLTH) của mực khô theo vận<br />
tốc gió sấy lạnh ở nhiệt độ sấy 350C được thể hiện<br />
ở bảng 1 và trên hình 3 cho thấy mực khô sấy ở vận<br />
tốc gió từ 1m/s đến 2,0 m/s điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH<br />
tăng lên, thời gian sấy giảm xuống. Tuy nhiên sau<br />
chế độ sấy 2 m/s vận tốc gió tăng thì điểm CLCQ, tỷ<br />
lệ hút nước lại giảm xuống và thời gian sấy lại tăng<br />
lên. Năng lượng tiêu hao cho một kg sản phẩm mực<br />
khô đều tăng khi vận tốc gió tăng từ 1 đến 5 m/s .<br />
Đặc biệt sấy ở chế độ vận tốc gió 4,0 đến 5,0 m/s<br />
NLTH tăng khá nhanh so với sấy ở chế độ 2 m/s. Cụ<br />
thể sấy ở 4 m/s và 5 m/s NLTH lớn gấp 3,5 lần và<br />
9,6 lần so với sấy ở 2 m/s.<br />
<br />
Bảng 1. Sự biến đổi chất lượng mực khô và NLTH theo vận tốc gió sấy ở nhiệt độ 350C<br />
STT<br />
<br />
Vận tốc gió (m/s)<br />
<br />
Các thông số<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
Thời gian sấy; h<br />
<br />
7,80<br />
<br />
7,40<br />
<br />
8,20<br />
<br />
9,60<br />
<br />
11,6<br />
<br />
2<br />
<br />
Điểm CLCQ<br />
<br />
18,78<br />
<br />
19,36<br />
<br />
19,02<br />
<br />
18,56<br />
<br />
18,42<br />
<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ hút nước phục hồi; %<br />
<br />
66,73<br />
<br />
71,30<br />
<br />
70,05<br />
<br />
67,32<br />
<br />
67,02<br />
<br />
4<br />
<br />
Năng lượng điện tiêu hao cho 1 kg SP khô; kWh/kgSP<br />
<br />
2,37<br />
<br />
2,94<br />
<br />
3,91<br />
<br />
10,40<br />
<br />
28,15<br />
<br />
Có sự khác biệt trên là do khác nhau về lượng<br />
ẩm bay hơi: G = F.β.(Ps - Ph).τ; Trong đó G là lượng<br />
ẩm bay hơi khỏi bề mặt nguyên liệu, tỷ lệ thuận với<br />
hệ số bay hơi β, sự chênh lệch áp suất hơi nước<br />
trên bề mặt nguyên liệu với áp suất riêng phần của<br />
<br />
<br />
<br />
hơi nước trong không khí ẩm (Ps - Ph); áp suất Ps và<br />
Ph của mẫu sấy trên như nhau vì nhiệt độ sấy 350C<br />
không thay đổi, chỉ khác nhau về hệ số bay hơi β.<br />
Mà hệ số bay hơi β lại tỷ lệ thuận với vận tốc gió<br />
chuyển động qua bề mặt nguyên liệu.<br />
<br />
Hình 3. Biến đổi chất lượng mực khô và NLTH theo vận tốc gió sấy ở nhiệt độ 350C<br />
<br />
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
Ở chế độ sấy vận tốc gió tăng 1m/s đến 2,0 m/s<br />
tối thiểu phải lớn 0,7 m/s [1] và dược liệu từ 2 đến<br />
làm cho cường độ khuếch tán ngoại tăng, đồng thời<br />
3 m/s [3].<br />
cường độ khuếch tán ngoại phù hợp với cường độ<br />
2. Sự biến đổi chất lượng mực khô và NLTH theo<br />
khuếch tán nội nên thời gian sấy giảm xuống dẫn<br />
vận tốc gió sấy ở nhiệt độ 400C<br />
đến điểm CLCQ và HNPH của mực khô tăng lên.<br />
Qui luật biến đổi về thời gian sấy, điểm CLCQ,<br />
Kết quả thực nghiệm cho thấy sấy ở 1 m/s điểm<br />
tỷ lệ HNPH, năng lượng tiêu hao của mực khô theo<br />
CLCQ là 18,78, tỷ lệ HNPH 66,73%, thời gian sấy<br />
vận tốc gió sấy ở nhiệt độ sấy 400C được thể hiện<br />
hết 7,8h nhưng sấy ở 2 m/s điểm CLCQ và tỷ lệ hút<br />
ở bảng 2 và trên hình 4 cho thấy giống như sấy ở<br />
nước phục hồi của mực khô đã tăng lên 19,36 điểm<br />
350C. Mặc dù cùng vận tốc gió nhưng do nhiệt độ<br />
và 71,30% và thời gian sấy giảm xuống còn 7,4h.<br />
sấy cao hơn đã làm tăng áp suất hơi nước trên bề<br />
Tuy nhiên sau chế độ sấy 2 m/s vận tốc gió tăng<br />
mặt mực nguyên liệu sấy nên lượng ẩm thoát ra<br />
làm cho cường độ cường độ khuếch tán ngoại tăng.<br />
nhiều hơn và thời gian sấy giảm xuống. Tuy nhiên<br />
Nhưng đã xảy ra hiện tượng tạo màng khô trên bề<br />
cơ thịt mực giàu hàm lượng axit amin và sấy ở<br />
mặt nguyên liệu mực sấy làm cho ẩm trong nguyên<br />
nhiệt độ 400C cao hơn so với sấy ở 350C làm tăng<br />
liệu mực dịch chuyển ra bề mặt ngoài khó khăn hơn<br />
phản ứng Maillard dẫn đến mực khô bị biến nâu<br />
nên thời gian sấy kéo dài dẫn đến điểm CLCQ và tỷ<br />
nên điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH của mực khô giảm<br />
lệ HNPH trở lại của mực khô giảm xuống.<br />
xuống, đồng thời năng lượng tiêu hao cho 1kg sản<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mực khô được<br />
phẩm mực khô tăng lên. Kết quả nghiên cứu trên<br />
sấy ở vận tốc gió 2m/s cho điểm CLCQ cao nhất<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu của Chung là mực<br />
là 19,36 điểm, tỷ lệ HNPH là 71,30%, thời gian sấy<br />
sấy ở nhiệt độ lớn hơn 350C tốc độ biến nâu xảy ra<br />
ngắn nhất là 7,4h và NLTH hết 2,94 Kwh/kgSP. Kết<br />
rất nhanh [4].<br />
quả trên cũng phù hợp với sấy cá gầy vận tốc gió<br />
Bảng 2. Sự biến đổi chất lượng mực khô và NLTH theo vận tốc gió sấy ở nhiệt độ 400C<br />
STT<br />
<br />
Các thông số<br />
<br />
Vận tốc gió (m/s)<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
Thời gian sấy; h<br />
<br />
6,5<br />
<br />
6,2<br />
<br />
7,0<br />
<br />
7,4<br />
<br />
8,2<br />
<br />
2<br />
<br />
Điểm CLCQ<br />
<br />
18,98<br />
<br />
19,02<br />
<br />
18,92<br />
<br />
18,46<br />
<br />
18,22<br />
<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ hút nước phục hồi; %<br />
<br />
65,70<br />
<br />
70,38<br />
<br />
70,05<br />
<br />
68,27<br />
<br />
65,00<br />
<br />
4<br />
<br />
Năng lượng điện tiêu hao cho 1 kg SP; Kwh<br />
<br />
2,57<br />
<br />
4,05<br />
<br />
11,67<br />
<br />
21,76<br />
<br />
37,04<br />
<br />
Qua kết quả nghiên cứu và thảo luận trên cho thấy sản phẩm mực khô cần sấy lạnh ở nhiệt độ 350C, vận<br />
tốc gió 2 m/s là thích hợp.<br />
<br />
Hình 4. Biến đổi chất lượng mực khô và NLTH theo vận tốc gió sấy ở nhiệt độ 400C<br />
<br />
3. So sánh chất lượng mực khô và NLTH theo<br />
các phương pháp sấy<br />
Từ kết quả nghiên cứu đã chọn được chế độ<br />
sấy thích hợp cho mực khô ở nhiệt độ 350C, vận tốc<br />
gió 2 m/s (MSTH). Do đó cần so sánh về thời gian<br />
<br />
sấy, điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH và năng lượng tiêu hao<br />
cho mực khô được sấy ở chế độ thích hợp trên với<br />
mẫu mực khô sấy nóng được gia nhiệt bằng điện trở<br />
(MĐC) ở nhiệt độ sấy 400C, vận tốc gió 2 m/s và kết<br />
quả thể hiện ở bảng 3, trên hình 5 cho thấy:<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
Bảng 3. So sánh chất lượng và năng lượng của mực khô theo các phương pháp sấy<br />
STT<br />
<br />
Các thông số<br />
<br />
MSTH<br />
<br />
MĐC<br />
<br />
1<br />
<br />
Thời gian sấy; h<br />
<br />
7,40<br />
<br />
10,6<br />
<br />
2<br />
<br />
Điểm CLCQ<br />
<br />
19,36<br />
<br />
17,82<br />
<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ hút nước phục hồi (HNPH); %<br />
<br />
71,3<br />
<br />
57,04<br />
<br />
4<br />
<br />
Năng lượng tiêu hao cho 1 kg mực khô (NLTH); Kwh/kg.SP<br />
<br />
2,94<br />
<br />
21,42<br />
<br />
5<br />
<br />
Hiệu quả năng lượng sấy SMER; kg nước/kWh<br />
<br />
1,02<br />
<br />
0,14<br />
<br />
Điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH của mẫu sấy ở chế độ<br />
thích hợp đều cao hơn hẳn so với mẫu đối chứng.<br />
Thời gian sấy ngắn hơn, năng lượng điện tiêu hao ít<br />
hơn. Để được 1kg sản phẩm mực khô nếu sấy lạnh<br />
bằng bơm nhiệt hết 2,94 kWh, trong khi đó sấy nóng<br />
bằng điện trở phải mất 21,42 kWh lớn hơn gấp 7,3<br />
lần. Điều đó cho thấy thiết bị sấy đối lưu bằng bơm<br />
nhiệt không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mực<br />
khô mà còn tiết kiệm được năng lượng đáng kể.<br />
Hiệu quả năng lượng sấy (SMER) là lượng ẩm<br />
<br />
được tách ra từ nguyên liệu sấy khi tiêu hao 1 Kwh<br />
cho sản phẩm mực khô ở chế độ sấy thích hợp là<br />
1,02 Kgnước/kwh lớn hơn hẳn so với mẫu sấy nóng<br />
bằng điện trở 0,14 Kgnước/kWh.<br />
Kết quả nghiên cứu trên về hiệu quả năng<br />
lượng sấy (SMER) cũng phù hợp với kết quả nghiên<br />
cứu của Perera [6] là SMER của mẫu sấy lạnh bằng<br />
bơm nhiệt từ 1,0 đến 4,0 Kgnước/kwh và của mẫu<br />
sấy bằng không khí nóng 0,12 đến 1,28 Kg nước/<br />
kWh.<br />
<br />
Hình 5. Biến đổi chất lượng của mực khô và NLTH theo các phương pháp sấy<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Chế độ sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt cho<br />
mực khô ở chế độ sấy thích hợp: nhiệt độ sấy 350C,<br />
vận tốc gió 2,0 m/s cho CLCQ 19,36 điểm và tỷ lệ<br />
hút nước phục hồi 71,30% lớn hơn hẳn so với mẫu<br />
<br />
sấy nóng bằng điện trở chỉ đạt 17,82 điểm và tỷ lệ<br />
hút nước phục hồi 57,04%. Thời gian sấy ngắn hơn<br />
và năng lượng tiêu hao cho 1 kg sản phẩm mực khô<br />
hết 2,94 kWh, giảm gần 7,3 lần so với mẫu sấy nóng<br />
bằng điện trở.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. <br />
2. <br />
3. <br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng , 1990. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, tập 2. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
Ngô Thị Hồng Thư,1989. Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan. NXB Khoa học Kỹ thuật.<br />
Phạm Văn Tùy, 2004. Nghiên cứu thực nghiệm sấy lạnh dược liệu bằng bơm nhiệt ở nhiệt độ thấp, Tạp chí Khoa học và<br />
Công nghệ nhiệt số 59 tháng 9.<br />
<br />
<br />
4. <br />
<br />
Tiếng Anh<br />
Chung Hong Tsai., Pan B.S., Kong M.S., 1989a. Quality evaluation index of dried squid I - Flavor index, Food Sci…<br />
( Taiwan ), 16(2), 119-128.<br />
Haard N.F. and Arcilla R, 1985. Precursors of maillard browing in atlantic short finned squid, Can Ints Food Sciene<br />
Technologists J., 18(4), 326-331.<br />
Perera C.O. and Rahman M.S, 1990. Heat pump drying, in Trends Food Science Technology., 8(3), 75.<br />
<br />
5. <br />
6. <br />
<br />
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />