intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng, phát triển của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

37
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cỏ mồm mỡ là loài thực vật thủy sinh phân bố rộng rãi ở ĐBSCL có khả năng chịu được điều kiện ngập nước liên tục [8], thân xốp, có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm có giá trị trong xử lý nước thải. Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ mồm mỡ” được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ mồm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng, phát triển của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

  1. 293 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CỎ MỒM MỠ (Hymenachne acutigluma) SV. Trần Văn Tốt SV. Nguyễn Thanh Nam SV. Nguyễn Thị Ánh Hừng SV. Ngô Thị Tuyết Minh SV. Thái Thị Cẩm Nhung SV. Nguyễn Văn Út Nhứt ThS. Lê Diễm Kiều Tóm tắt. Nghiên cứu xác định độ mặn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ mồm mỡ, được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 14 nghiệm thức là cỏ mồm mỡ trồng trong nước thải ao nuôi cá tra ở điều kiện thủy canh và có bùn với các độ mặn: 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30‰, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần trong 5 tuần. Kết quả ghi nhận được độ mặn từ 15-35‰ trở lên bắt đầu gây chết cỏ mồm mỡtrong 6 ngày và độ mặn 10‰ bắt đầu gây chết cây sau 12 ngày. Cỏ mồm mỡ có thể sinh trưởng ở độ mặn ở độ mặn 5‰,sau 5 tuần chiều cao cây là 80cm thấp hơn ĐC, dài rễ 20cm, số chồi đạt được là 6 và khác biệt so với ĐC (p>0,05). Cỏ mồm mỡ trồng ở điều kiện có bùn và thủy canh hầu như không khác biệt về tỉ lệ sống, chiều cao cây, chiều dài rễ và số chồi, tuy nhiên ở điều kiện có bùn thì sinh khối tươi và sinh khối khô là 200 g và 33g cao hơn so với điều kiện thủy canh. 1. Giới thiệu Cỏ mồm mỡ là loài thực vật thủy sinh phân bố rộng rãi ở ĐBSCLcó khả năng chịu được điều kiện ngặp nước liên tục [8], thân xốp, có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm có giá trị trong xử lý nước thải [6]. Bên cạnh đó, loài cỏ này loài có khả năng sinh trưởng nhanh và cho năng suất chất xanh cao (252,99-294,12 tấn/ha/năm), cao hơn cả cỏ paspalum, lông para, ruzi, voi, sả và có hàm lượng protein thô là 10,31% [4] vì vậy được trồng tương đối phổ biến ở vùng ĐBSCL để nuôi trâu, bò, thỏ [4]. Tuy nhiên, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều tình trạng xâm nhập mặn vào thời điểm mùa khô,nhấtlàkhi tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp. Do đó, để có thể canh tác cỏ mồm mỡ ở các vùng bị xâm nhập mặn hay có thể xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ thì đánh giá về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và phát triển của thực vật là rất cần thiết. Mặc dù vậy,hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về vấn đề này, do đónghiên cứu về “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ mồm mỡ” được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ mồm. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện trong 5 tuần từ tháng 9-10/2015 tại xãTân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Bố trí và theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới,gồm 14 nghiệm thức cỏ mồm mỡ trồng trong nước thải ao nuôi cá tra trong điều kiện có bùn và không có bùnvới các độ mặn 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30‰, mỗi nghiệm thứclặp lại 3 lần.Bố trí trong thùng nhựa có thể tích nước5 lít/thùng, nước được thay 1 lần/tuần.
  2. 294 Bố trí 3 cây cỏ mồm/thùng, cỏ đượcchọn bố trí tương đồng về kích thước với chiều cao cây và dài rễ trung bình là 73 và 14,5cm. Theo dõi ảnh hưởng của độ mặn đến tình trạng cây chết mỗi ngày, ghi nhậnchiều cao cây và dài rễ sau mỗi tuần; chiều dài rễ, sinh khối tươi và khô của cỏ được đánh giá khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS 22 với phương pháp One way ANOVA dạng kiểm định Ducan với mức ý nghĩa thống kê 5% để so sánh sự sinh trưởng của thực vật giữa các nghiệm thức. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cỏ mồm mỡ Kết quả khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến tỉ lệ sống của cỏ mồm mỡ sau 5 tuần thí nghiệm cho thấy, sau 1 tuần bố trí thí nghiệm, thực vật ở các nghiệm thức có độ mặn 15-35‰đều chết (tỉ lệ sống là 0%),các nghiệm thức còn lại có tỉ lệ sống của cỏ mồmlà 100%, trừ NT 1-3 chỉ với 89%. Ở các tuần sau đó, hai nghiệm thức ĐC và NT 1-1 không có sự thay đổi tỉ lệ sống so với tuần 1 (tỉ lệ sống là 100%). Ở nghiệm NT 1- 2 vàNT 2-2 (độ mặn10‰), tỉ lệ sống của cỏ có sự thay đổi ở tuần thứ 3 là 89% và giảm dần ở tuần 4 và chết hoàn toàn ở tuần 5 (tỉ lệ sống đạt 0%)(Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ sống của cỏ mồm mỡ sau 5 tuần thí nghiệm Nghiệm Điều kiện trồng và độ Tỉ lệ sống của cỏ mồm (%) qua các tuần thức mặn (‰) 1 2 3 4 5 ĐC1 Nước thải + 0 100 100 100 100 100 NT1-1 Nước thải + 5 100 100 100 100 100 NT1-2 Nước thải + 10 0,89 0,33 0,22 0,11 - NT1-3 Nước thải + 15 0 - - - - NT1-4 Nước thải + 20 0 - - - - NT1-5 Nước thải + 25 0 - - - - NT1-6 Nước thải + 30 0 - - - - NT1-7 Nước thải + 35 0 - - - - ĐC2 Nước thải+Bùn+ 0 100 100 100 100 100 NT2-1 Nước thải+bùn+5 100 100 0,89 0,89 0,89 NT2-2 Nước thải+bùn+10 100 0,89 0,44 - NT2-3 Nước thải+bùn+15 - - - - - NT2-4 Nước thải+bùn + 20 - - - - - NT2-5 Nước thải+bùn +25 - - - - - NT2-6 Nước thải+bùn +30 - - - - - NT2-7 Nước thải+bùn+ 35 - - - - -
  3. 295 3.2. Sự sinh trưởng chiều cao của cỏ mồm mỡ Chiều cao trung bình cỏ mồm mỡ của các nghiệm thức đều có sự khác nhau ở hầu hết các tuần. Trong đó, chiều cao trung bình của cỏ ở độ mặn 10‰ thấp hơn nghiệm thức 5‰ (NT11 và NT12) và đối chứng(ĐC1 và ĐC2) ở thời điểm tuần 1, 2 và 3. Tuần 4, chiều cao cây trung bình của cỏ ở nghiệm thức có độ mặn 5‰ (68cm) thấp hơn nghiệm thức đối chứng (80cm) (p0,05). Qua 5 tuần thí nghiệm, chiều cao của cây ở nghiệm thức có độ mặn 5‰ và nghiệm thức ĐC không có sự khác biệt so với lúc bắt đầu thí nghiệm. Như vậy, chiều cao của cỏ mồm mỡ bắt đầu bị ảnh hưởng ở độ mặn 10‰ và hầu như không có sự khác biệt ở hai điều kiện trồng đến chiều cao cây (Hình 1). Khả năng chịu mặn của cỏ mồm mỡ tốt hơn giống lúa OM4900. Một trong những giống lúa chịu mặn tốt vẫn bị ảnh hưởng đến chiều cao cây ở độ mặn 4‰ [5]. Hình 1. Sự tăng trưởng chiều cao thân cỏ mồm mỡ Ghi chú: Những giá trị giữa các nghiệm thức trong cùng một thời điểm (tuần)có ký tự (A, B) giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê (p
  4. 296 mặn 5‰ đã ảnh hưởng đến chiều dài rễ nhưng không có sự khác biệt ở điều kiện có và không có bùn. Kết quả này tương tự như nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến chiều dài rễ của giống lúa OM4900 là 4‰ [5] và ở đậu nành Nhật là 4‰ [2], [9]. Hình 2. Sự tăng trưởng rễ của cỏ mồm mỡ Ghi chú: Những giá trị giữa các nghiệm thức trong cùng một thời điểm tuần có ký tự (A, B) giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê (p
  5. 297 Hình 3. Sự gia tăng số chồi cỏ mồm mỡ Ghi chú: Những giá trị giữa các nghiệm thức trong cùng một thời điểm tuần có ký tự (A, B) giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê (p
  6. 298 Hình 4: Sinh khối khô và sinh khối tươi khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Ghi chú: Những giá trị giữa các nghiệm thức trong cùng một thời điểm (tuần) có ký tự (A, B) giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê (p
  7. 299 Tài liệu tham khảo [1]. Lê Văn Căn (1978). Giáo trình nông hóa nhà xuất bản Khoa hoc – Kỹ thuật Hà Nội. Phạm Hoàng Hộ, 2003, Cây cỏ Việt Nam – tập 3, NXB trẻ. [2]. Lê Hồng Giang và Nguyễn Bảo Toàn. Đánh giá khả năng chống chịu mặn của một số giống đậu nành. [3]. Phạm Quốc Nguyên (2014). Xác định số lượng, chất lượng bùn đáy ao nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) và sử dụng trong canh tác rau. 35(2014):78-89 [4]. Nguyễn Thị Hồng Nhân và ctv(2010) Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ hòa thảo năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái Tây nam bộ. [5]. Phạm Phước Nhẫn và Phạm Minh Thùy (2011). Ảnh hưởng của mặn và vai trò của Natri silicate trên lúa ở giai đoạn mạ. [6]. Bùi Trường Thọ (2010) “Đặc điểm sinh học, khả năng hấp thu dinh dưỡng của Môn nước (Colocasia esculenta), Lục bình (Eichhoria crassipes), Cỏ mồm (Hymenachneacutigluma) trong nước thải sinh hoạt”. [7]. Kondetti, P., N. Jawali, S. K. Apte and M. G.Shitole. 2012. Salt tolerance in Indian soybean(Glycine max (L.) Merill) varieties atgermination and early seedling growth. Annals of Biological Research, 3 (3): 1489-1498. [8]. Suk Jin Koo và cvt., 2005. Cỏ Dại Phổ Biến Ở Việt Nam. [9]. Valencia, R., P. Chen, T. Ishibashi, and M. Conatser. 2008. A rapid and effective method for screening salt tolerance in soybean. Crop Sci. 48: 1773-1779.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2