ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET TỚI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA<br />
NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
<br />
Đỗ Quyết Thắng*<br />
<br />
<br />
Trong những năm gần đây, công nghệ “web 2.0” đã trở thành một thành tựu được bàn bạc<br />
sôi nổi trong giới công nghệ thông tin cũng như giới truyền thông trên thế giới. Khác với Web 1.0<br />
là hình thức xuất bản nội dung lên Internet 1 chiều, thời kỳ cực thịnh của chúng là những năm<br />
1995 – 2004 thì Web 2.0 là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Nó xảy ra<br />
khi người ta không dùng máy tính nữa, chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và nỗ lực<br />
tìm quy tắc để thành công trên nền tảng mới này. Quy tắc chính của Web 2.0 là việc xây dựng<br />
các ứng dụng có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị tốt hơn và có nhiều người<br />
dùng hơn. (Nói cách khác là tận dụng “trí tuệ tập thể”). Web 2.0 mang đến khả năng tương tác và<br />
kết nối mở rộng cho người sử dụng.<br />
Nếu web 2.0 đang mở ra nhiều triển vọng phát triển truyền thông trên thế giới phục vụ lợi<br />
ích nhu cầu con người ngày một đa dạng hơn thì việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 cũng<br />
đang mở ra triển vọng về sự phát triển hạ tầng viễn thông, đón đầu những công nghệ truyền thông<br />
hiện đại. Ngày 22/05/2008, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức đưa<br />
vệ tinh Vinasat – 1 vào sử dụng, đánh dấu một bước tiến lớn đối với sự phát triển về mặt khoa<br />
học công nghệ thông tin của đất nước sau khi chúng ta chính thức kết nối vào Internet năm 1997.<br />
Tuy việc kết nối internet ở nước ta mới chỉ bắt đầu cách nay 11 năm nhưng nó đã có những bước<br />
phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Sự phát triển<br />
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động<br />
sâu sắc đến lĩnh vực truyền thông, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông<br />
tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng<br />
quan trọng trong xu thế phát triển truyền thông trên phạm vi toàn cầu. Và chính điều đó, lại đặt ra<br />
hàng loạt thách thức mới cho những người làm truyền thông nói chung, người làm báo Việt Nam<br />
nói riêng.<br />
Hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp đất nước ta thu hút các thông tin<br />
kinh tế văn hóa xã hội hết sức cập nhật với thế giới và khu vực giúp cho việc thông tin của các<br />
nhà truyền thông có những thay đổi lớn, mô thức đa nguồn - đa tiếp nhận (many-to-many) thay<br />
<br />
<br />
*<br />
Thạc sỹ, Khoa Báo chí – Truyền thông, Đại Học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Tp. HCM<br />
1<br />
thế cho mô thức cũ một nguồn - đa tiếp nhận (one-to-many)(10). Công chúng cũng có nhiều công<br />
cụ để có thể nắm bắt thông tin một cách nhiều chiều, không chỉ có báo in mà cả truyền hình,<br />
internet, các công cụ thông tin trực tuyến khác nữa. Sự phát triển của Internet đã và sẽ kéo theo<br />
sự phát triển mạnh các hình thức truyền thông trên mạng. Báo chí trực tuyến đã bắt đầu đi vào<br />
quỹ đạo tăng tốc và sẽ có nhiều đột phá bất ngờ.<br />
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin,<br />
internet đã khiến cho các mối quan hệ đạo đức của đội ngũ những người làm báo Việt nam có<br />
những sự ảnh hưởng mạnh mẽ, có những thách thức mới, làm ảnh hưởng tới một số mối quan hệ<br />
đạo đức của người làm báo Việt nam hiện nay.<br />
Đối với mối quan hệ đạo đức của nhà báo Việt nam xét từ phương thức tồn tại của đạo<br />
đức nhà báo, chúng ta nhận thấy một trong cấu trúc đặc trưng của đạo đức nhà báo chính là các<br />
quan hệ đạo đức của nhà báo. Quan hệ đạo đức là loại hình quan hệ xã hội phản ánh mối quan hệ<br />
giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội về mặt đạo đức, là yếu tố tạo nên tính hiện thực<br />
(bản chất xã hội) của đạo đức, là phương thức mà qua đó đạo đức tồn tại. Con người trong các<br />
hoạt động tồn tại gắn bó với nhau trong nhiều mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ nghề nghiệp.<br />
Trong bất cứ một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào bên cạnh những chi phối của luật pháp<br />
bằng các đạo luật, sắc lệnh, nguyên tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động và<br />
đảm bảo thực hiện bằng các công cụ của nhà nước thì còn hình thành những chuẩn mực và những<br />
quy phạm về đạo đức liên quan, phản ánh và điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi con người trong<br />
thực tế công việc, nghề nghiệp của họ, nhà báo cũng không thể có ngoại lệ. Theo các tác giả<br />
Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền<br />
thông” thì trong hoạt động thực tiễn, nhà báo phải ứng xử với những mối quan hệ sau: “Nhà báo<br />
với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà báo<br />
với thông tin viên, cộng tác viên, nhà báo với tập thể tòa soạn, tập thể đồng nghiệp”1<br />
Đội ngũ cán bộ báo chí nước ta càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề đặt ra cho chính<br />
mình trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, việc xem<br />
xét một cách nghiêm túc, xử lý tốt yếu tố phát sinh trong quá trình phát triển thực tiễn của các<br />
mối quan hệ đạo đức của nhà báo khi hoạt động báo chí sẽ làm thanh thản lương tâm nghề<br />
nghiệp; nhất là định hướng cho nhà báo xác định quan điểm và phương pháp hành nghề, xử lý<br />
các tình huống khó khăn.<br />
<br />
(10)<br />
http://vanhoahoc.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=36&t=111ng ước blog<br />
1<br />
Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, H. 2005, Tr 232<br />
2<br />
1. Quan hệ đạo đức của nhà báo Việt nam với việc khai thác và sử dụng các thông<br />
tin trên mạng internet<br />
<br />
Sự phát triển của công nghệ thông tin Internet ở nước ta đã là tiền đề cho việc thỏa mãn<br />
ngày càng cao nhu cầu thông tin của công chúng báo chí. Ngày nay trên mạng Internet, người ta<br />
có thể cập nhật bất cứ loại thông tin gì mà mình quan tâm, có thể coi Internet là một kho kiến<br />
thức, thông tin khổng lồ giúp cho quá trình xã hội hóa thông tin ở nước ta càng ngày càng cập<br />
nhật hơn. Thông qua hệ thống internet thì người dân đã có thể có những thông tin nhiều chiều về<br />
một vấn đề, sự kiện diễn ra trên khắp thế giới một cách cập nhật. Bên cạnh đó, các nhà truyền<br />
thông cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các thông tin phục vụ cho bài viết của mình. Như<br />
nếu sử dụng cụm từ khóa: “bắt hai nhà báo” để tìm kiếm trên trang Google.com trong thời điểm<br />
14 giờ ngày 12/05/2008 thì chúng ta có thể nhận được kết quả là 1.535 tin bài khác nhau có liên<br />
quan tới đề tài này, đến 19 h ngày 05/06/2008 thì kết quả tìm kiếm đã là 14.500, hoặc liên quan<br />
tới sự kiện “mở rộng Hà Nội” mới đây thì tại thời điểm này người ta cũng có thể tìm được<br />
589.000 bài viết về các vấn đề liên quan. Tự do hóa thông tin, hiện đại hóa truyền thông trong xã<br />
hội đã tạo nên nguồn tin khổng lồ cho tất cả mọi thành viên xã hội nói chung và cho nhà báo nói<br />
riêng. Mỗi một người làm công tác báo chí đều đứng trước những lựa chọn thông tin khác nhau,<br />
thậm chí trái ngược nhau ở cùng một vấn đề. Ngoài việc tìm kiếm thông tin, vai trò của việc tiếp<br />
nhận và chọn lọc thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động báo chí. Thế nhưng<br />
việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng các công cụ thông tin của các nhà báo nước ta hiện nay quả<br />
thật đang có rất nhiều vấn đề cần phải bàn bởi nó liên hệ một cách mật thiết tới mối quan hệ nhà<br />
báo với nguồn tin, việc các tờ báo sử dụng nhiều thông tin chưa chính xác, chưa được kiểm<br />
chứng trên mạng đã trở thành những thiệt hại không nhỏ cho người dân nước ta. Vụ việc báo chí<br />
đưa tin “Ăn bưởi gây ung thư” vào tháng 7 năm 2007 là một ví dụ. Việc “chênh lệch” thông tin<br />
trong dịch thuật ngôn ngữ từ Anh sang Việt, cộng với thực tế nhà báo đưa tin thiếu kinh nghiệm<br />
chuyên môn về vấn đề khoa học họ viết đã khiến nhà báo đã tạo nên một luồng tin sai trái một<br />
cách tai hại. Nó vượt ra ngoài phạm vi của báo chí để dẫn đến một biến động lớn về mặt kinh tế<br />
không mong đợi. Những thông tin về một giống bưởi ở nước ngoài khi sử dụng có thể khiến<br />
người dụng có nguy cơ bị ung thư vú đã bị một số tờ báo trong nước đăng thông tin không chuẩn<br />
xác do dịch không đúng về một tài liệu nước ngoài trên mạng làm những người làm nghề trồng<br />
bưởi và kinh doanh bưởi thảy đều méo mặt. Hậu quả nhãn tiền là “tại Đồng bằng sông Cửu Long,<br />
giá bưởi đang từ 8.000-10.000 đồng/kg đã bị rớt chỉ còn 1.000 đồng/kg. Dù giá rẻ như bèo nhưng<br />
<br />
<br />
3<br />
sức tiêu thụ vẫn rất ì ạch. Còn theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền<br />
Giang, chỉ trong hơn một tháng, người dân trồng bưởi ở tỉnh này bị thiệt hại hơn 100 tỷ đồng”(2).<br />
<br />
Việc không kiểm chứng, xác định tính chân thực của nguồn tin cũng đã khiến các phương<br />
tiện thông tin đại chúng của nước ta vướng vào một tình huống dở khóc dở cười, đó là câu<br />
chuyện về “Trung tâm đào tạo Sharapova Bang Ky”, khởi nguồn từ một chuyện về việc muốn<br />
phản ánh về nỗi khổ sở của nhân dân sống ở khu vực cầu Băng Ky, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí<br />
Minh phải chịu đựng sự ô nhiễm môi trường làm muỗi ở đây rất nhiều. Dựa trên cảm hứng này,<br />
báo Tuổi Trẻ Tp. Hồ Chí Minh có sáng tác ra một câu chuyện tiếu lâm hư cấu Sharapova sang<br />
Việt Nam và có ý định thành lập "Trung tâm quần vợt Sharapova Bang Ky". Bài viết này được<br />
đặt ở chuyên mục trào phúng(3). Vậy nhưng một số phương tiện báo chí trực tuyến của nước ta đã<br />
“tiếp nhận” các thông tin trên một cách hết sức “nghiêm túc” khi dịch ra tiếng Anh, đưa lên<br />
chuyên trang thể thao của báo mình, ăn theo mà không cần kiểm chứng thực hư như thế nào (4)<br />
<br />
Những ví dụ trên có một mẫu số chung chứng tỏ khả năng gây nhầm lẫn và sai lệch thông<br />
tin trong xã hội ngày càng lớn hơn của internet. Có thể nói rằng, công nghệ, net và cuôc sống<br />
hiện đại đã tạo nên rất nhiều kênh gây nhiễu thông tin. Nếu nhà báo không phải là một kênh lọc<br />
“nhiễu” chuẩn xác, những thông tin sai lệch sẽ xâm nhậm vào đời sống xã hội. Tại đây, với một<br />
mật độ tiếng ồn lớn gấp nhiều lần kênh thông tin đầu tiên, nó sẽ tạo thành những biến thể, nhiều<br />
khi vô hại, nhưng đôi khi gây nên những tác hại vô cùng lớn của báo chí tới công chúng. Sức<br />
mạnh và phạm vi tác động của báo chí là vô cùng lớn. Vì vậy bản thân mỗi người cầm bút phải<br />
luôn nhận thức rõ vai trò truyền đạt thông tin đến xã hội của mình. Trong thời đại ngày nay, công<br />
việc của nhà báo không chỉ là tiếp nhận và truyền lại, mà nhà báo đồng thời còn đảm nhận là một<br />
bộ phận lọc đầu tiên và quan trọng nhất đối với những thông tin ấy. Việc các nhà báo sử dụng<br />
thông tin mà không kiểm chứng ấy đã vi phạm ngay vào mối quan hệ đạo đức của nhà báo với<br />
nguồn tin khi đã không kiểm chứng lại tính chính xác, chân thực của thông tin, Điều 3 của Bản<br />
Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt nam được thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2005<br />
đã chỉ rõ nhà báo cần phải: “hành nghề trung thực khách quan tôn trọng sự thật ”. Thông tin<br />
không trung thực chính xác dẫn đến những hậu quả to lớn đối với công chúng như tạo ra dư luận<br />
xấu, tạo ra những cách hiểu phiến diện sai lệch về một vấn đề, sự việc, đối với cơ quan báo chí đó<br />
là gây giảm lòng tin, báo chí mất dần bạn đọc.<br />
<br />
<br />
(2)<br />
http:// www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=save&sid=214<br />
(3)<br />
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=243649&ChannelID=88<br />
(4)<br />
http://giadinh.net.vn/html/site/d894...8795&l ang=Vn.<br />
4<br />
Một nhà báo có nghiệp vụ chắc chắn sẽ nghĩ đên việc xác nhận thông tin là những công<br />
việc cần thiết nhất. Phải lựa chọn cân nhắc vấn đề nào cần thông tin phản ánh, liều lượng cần<br />
thiết ở một sự kiện, kiểm chứng nguồn thông tin đó đảm bảo tính khách quan chân thật. Nguyên<br />
tắc báo chí là sự thật, và chỉ là sự thật. Nhưng mỗi “sự thật” cũng đã có hàng ngàn “bản sao” na<br />
ná nhau, nhất là với những thông tin trên internet, thông tin qua điện thoại, mạng ngôn ngữ toàn<br />
cầu…. khi một nhà báo nhận được một nguồn tin về một tai nạn, hay bạn tìm thấy trên google<br />
một thông tin sốt dẻo. công việc ngay tức thời không phải là ngồi vào bàn và viết.. Thông tin<br />
trung thực khách quan đúng định hướng còn là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà<br />
báo.<br />
Thông thường, sai lệch thông tin trong báo chí nhìn chung xuất phát từ một số yếu tố<br />
chính. Thứ nhất là sự thiếu kinh nghiệm thực tế của hoạt động nhà báo. Mặt này có thể được khắc<br />
phục bằng nhận thức của mỗi người. Là nhà báo thì phải luôn tâm niệm qui tắc “Đi –Sống - Nghĩ<br />
– Viết”. Nếu thiếu bất kì một trong những nhân tố nhỏ nhặt trong công thức đó, không thể nào có<br />
những bài báo chứa đựng sự thật, không thể có những bài báo xuất sắc như xã hội trông đợi. Thứ<br />
hai, những thông tin sai lệch đi từ sự thiếu hiểu biết của nhà báo. Vụ việc “ăn bưởi bị ung thư vú”<br />
chính là thể hiện mối quan hệ giữa truyền thông và khoa học. Hiện nay ở nước ta việc bồi dưỡng<br />
các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, kiến thức khoa học của nhà báo nước ta chỉ trông chời<br />
hầu hiết vào việc tự học, tự đọc, tự tìm hiểu của người làm báo; chưa có nhiều khóa học tập trung<br />
cho các nhà báo trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Vì vậy chỉ có cách tự học tập, tự nghiên<br />
cứu, tự trau dồi kiến thức, tăng cường thực tế, vốn kiến thức xã hội cơ bản, tạo một thói quen tiếp<br />
nhận thông tin tích cực: đọc và chọn thì mới có thể giúp cho nhà báo có những bài viết sâu sắc,<br />
có tính chính xác cao về các vấn đề chuyên môn. Không phải thông tin nào cũng đúng. Không<br />
phải bất kì một dòng chữ nào cũng là thông tin, cũng là tin tức. Khi tiếp xúc với chúng, khả năng<br />
nghiệp vụ vững vàng cộng với vốn kiến thức sâu sắc sẽ giúp một nhà báo, bằng một kênh đặc<br />
biệt, gọi là kênh nhạy thông tin của riêng nghề nghiệp mình sẽ xác định được đâu là thông tin,<br />
đâu là tin cần thiết và có giá trị mà mình cần phải đưa. Muốn vậy cần phải có hiểu biết thấu đáo<br />
các vấn đề xã hội, thái độ nghiêm túc và sự công tâm trong việc thông tin các sự kiện, vấn đề trên<br />
các phương tiện thông tin đại chúng, tôn trọng các quan điểm và chính kiến khác nhau. Vậy nhà<br />
báo thực hiện tiêu chí “trung thực, khách quan” khi tiếp cận với thông tin trên internet như thế<br />
nào? Chúng tôi cho rằng trước hết là nhà báo phải có năng lực, giỏi nghề để tiếp cận và xử lý<br />
thông tin ở mức chính xác cao nhất có thể. Bên cạnh đó, phải đề cao sự mẫn cảm và lương tâm<br />
của từng nhà báo khi tiếp cận vấn đề trên internet. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì bài báo<br />
khó bảo đảm tính trung thực, khách quan. Cần có thái độ cân nhắc để sự thật phản ánh đúng<br />
5<br />
đường lối, đúng bản chất, phù hợp với lợi ích nhân dân<br />
<br />
2. Mối quan hệ ứng xử với các phương tiện blog cá nhân trên Internet của người làm<br />
báo<br />
<br />
Thuật ngữ “weblog”, “blog” xuất hiện trên thế giới kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX, lúc<br />
đầu chúng chỉ là những trang nhật ký trực tuyến của các cá nhân để họ có thể viết về những gì<br />
xảy ra chung quanh họ. nó lan truyền trong thế giới và thực sự trở thành cơn sốt đối với cư dân<br />
mạng của thế giới nói chung và nước ta nói riêng những năm gần đây. Nhờ sự phát triển của công<br />
nghệ internet và xu thế phát triển của báo chí thế giới thì blog đã trở thành một phương tiện<br />
truyền thông đại chúng khá độc đáo và mới mẻ. Nhà nghiên cứu xã hội học truyền thông, TS<br />
Trần Hữu Quang đã từng khẳng định: “Blog là một phương tiện truyền thông liên cá nhân, cũng<br />
như email, nó có khả năng kết nối các cá nhân hoặc các nhóm công chúng”(5). Tuy nhiên trong<br />
bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo với blog mà trong đó blog là<br />
phương tiện, công cụ của nhà báo bộc lộ, thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân của mình. Dạo quanh<br />
một lượt trên các trang web, chúng ta dễ dàng bắt gặp các trang blog của các nhà báo. Từ Blog<br />
Osin (Nhà báo Huy Đức, báo Sài Gòn Tiếp thị); Bố cu Hưng (Nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật<br />
Tp. Hồ Chí Minh); Phan Văn Tú (Nhà báo Phan Văn Tú, Hội Nhà báo Đồng Nai); MisaVn (Nhà<br />
báo Nguyễn Văn Dững, Khoa báo chí – truyền thông, Học viện Báo chí truyền thông); Bùi Thanh<br />
(Nhà báo Bùi Thanh, Báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh)…. Có thể thấy rằng có rất nhiều những<br />
người làm báo bên cạnh việc tác nghiệp và viết bài cho các cơ quan báo chí truyền thông, họ còn<br />
sử dụng blog như những trang nhật ký cá nhân. Các nhà báo khi vào, viết blog có nhiều mục đích<br />
khác nhau, có thể coi nó là kênh thông tin chia xẻ tình cảm cá nhân, có thể là kênh thông tin tham<br />
khảo cho các bài viết của mình. .. và quan trọng hơn, đó là phương tiện để biểu lộ quan điểm cá<br />
nhân của nhà báo về những vấn đề, sự việc diễn ra hiện nay trong xã hội. Nhiều nhà báo đã coi<br />
việc thông tin trên blog cá nhân như là một sự định hướng tiên phong cho cộng đồng. Chính vì<br />
vậy công chúng có thể nhận thấy vai trò rất quan trọng của các blog của nhà báo như một kênh<br />
thông tin thứ 2 bên cạnh thông tin truyền thống là báo chí. Hầu như các blog cá nhân của cá nhà<br />
báo đều là các trang có số lượt người truy cập (Page view ) rất đông đảo. Theo ông Phan Văn Tú,<br />
Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Đồng Nai, cũng là một blogger có uy tín, nhận định hiện<br />
nay các blog của nhà báo uy tín thường có người truy cập trung bình dao động từ 1000 đến vài<br />
trăm ngàn tùy người, tùy bài, tùy ngày, ví dụ blog có số truy cập rất cao như blog Cogaidolong<br />
<br />
(5)<br />
Xin xem thêm Nguyễn Thị Mai Phương, “Mối quan hệ giữa blog và truyền thông đại chúng”,<br />
Đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2008, Khoa Báo chí – Truyền thông.<br />
6<br />
(nhà báo Hương Trà) đến ngày 05/6/2008 có số truy cập là 7.823.663 lượt; blog Bố cu Hưng (nhà<br />
báo Đức Hiển) mặc dù bài viết (entry) đầu tiên mới cách nay hơn 1 năm thì ngày 29/5/2008 cũng<br />
có số truy cập lên tới 878.000 lượt.. .<br />
<br />
Không thể phủ nhận giá trị của các thông tin trên blog của các nhà báo đối với công<br />
chúng truyền thông, họ có thể tìm kiếm rất nhiều thông tin thú vị, hữu ích từ các blog của các nhà<br />
báo về các vấn đề trong đời sống xã hội mà nhiều thông tin chưa được đăng tải trên báo chí chính<br />
thống như có thể tìm kiếm các thông tin về lịch sử vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa trên blog của<br />
nhà báo Bùi Thanh, những thông tin bổ ích về nghiệp vụ báo chí trên blog nhà báo Phan Văn Tú<br />
hay cả ý kiến nhiều chiều của các nhà báo xung quanh vụ khởi tố hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và<br />
Nguyễn Việt Chiến mới đây. Thậm chí, rất nhiều thông tin, bài viết (entry) trên blog của các nhà<br />
báo được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng của đất nước. Điều này cho thấy<br />
rằng nếu sử dụng với mục đích đúng đắn thì blog sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà<br />
báo trong khi tác nghiệp và nhà báo chính là tác nhân nối kết giữa blog với báo chí truyền thống.<br />
Với sự góp sức của các nhà báo, blog không còn là phương tiện truyền thông liên cá nhân mà đã<br />
trở thành một công cụ truyền thông đại chúng độc đáo trong xã hội ngày nay. Báo chí cũng là<br />
một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp khá cao. Nhà báo thường chỉ viết trong một hoặc một vài<br />
lĩnh vực, trong khi điều mà anh (chị) ta quan tâm lại có thể rất rộng. Do vậy, trước hết viết blog<br />
giúp nhà báo chuyển tải những vấn đề mình quan tâm mà không thể thể hiện trên mặt báo. Về<br />
mặt nghiệp vụ, viết blog còn có thể giúp nhà báo thêm kỹ năng viết lách, giúp họ phải năng động<br />
hơn trong quá trình tác nghiệp.<br />
<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của các nhà báo mang lại trên blog của mình thì<br />
cần phải chú ý đến khía cạnh tiêu cực của một bộ phận nhà báo khi đưa các thông tin, quan điểm<br />
trên phương tiện truyền thông này. Chúng ta có thể thấy việc hiện nay việc thông tin trên blog<br />
của nhà báo là thông tin phong phú, tuy nhiên có nhiều thông tin hầu như là do ý kiến chủ quan<br />
của cá nhân nhà báo. Một số thông tin mà nhà báo đưa ra trên blog nhiều khi gây bất lợi cho mối<br />
quan hệ giữa nhà nước với nhân dân: đó là có nhiều bài viết có thể gây sự hiểu lầm của công<br />
chúng tới đường lối chính sách của Đảng. Ví dụ xung quanh chuyện bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc<br />
Kỳ vào chức vụ Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch(6) thì nhiều blogger là nhà báo đã bình<br />
luận trên các blog của mình về sự kiện này. Bài “Vì sao ông Kỳ bị diệt” của một blogger – nhà<br />
báo đã mổ xẻ vấn đề này dưới góc độ là chuyện “đánh đấm”, “thâm thù”, “cạnh tranh” giữa các<br />
<br />
(6)<br />
http://www4.thanhnien.com.vn/Xahoi/2008/5/14/238589.tno<br />
7<br />
nhân vật có liên quan; hoặc bài viết “Tiếng nói yếu ớt của Hội nhà báo Việt nam” của một nhà<br />
báo khác lớn tiếng đả kích phản ứng của Hội với sự việc hai nhà báo bị bắt vì những người lãnh<br />
đạo Hội đã “im bặt khi người ta cơ cấu họ vào ngồi chiếc ghế đó ”… có nhiều bài viết trên blog<br />
của các nhà báo về những chuyện trong nội bộ nhà nước, những thông tin ấy có thể có thực<br />
nhưng chắc chắn là chưa thể được kiểm chứng, được xác tín của bất cứ cơ quan, tổ chức có trách<br />
nhiệm nào. Những thông tin về công việc của nhà nước trên blog của nhà báo về những vấn đề<br />
trên có thể dễ làm cho công chúng hiểu nhầm, bị nhiễu thông tin về công việc của nhà nước, nhất<br />
là gây những dư luận tiêu cực và sự mất lòng tin của công chúng tới các đường lối chính sách của<br />
Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó có một số blogger – nhà báo có quan điểm thái quá trên blog của<br />
mình về một số chuyện liên quan đến những đường lối, chính sách của nhà nước như vấn đề<br />
Trường sa, Hoàng Sa, vấn đề Myanmar… Nguy hiểm hơn, có nhiều blogger của những người là<br />
nhà báo có quan điểm chống phá nhà nước, thành lập ra các nhóm, cái gọi là “Câu lạc bộ Nhà<br />
báo tự do”, lấy blog làm công cụ tuyên truyền nhằm chống phá đường lối chính sách của Đảng và<br />
Nhà nước. Đó là biểu hiện rõ ràng việc vi phạm mối quan hệ đạo đức của nhà báo với các cơ<br />
quan, tổ chức nhà nước.<br />
Chúng ta không nên tách bạch vai trò của một nhà báo với vai trò của một blogger bởi<br />
blog không phải là chỗ riêng tư khi nó được để ở chế độ “công cộng” và nhà báo lại là “người<br />
của công chúng”, mỗi lời nói, bài viết của nhà báo có ảnh hưởng rất lớn tới dư luận xã hội. Nhà<br />
báo Đoàn Khắc Xuyên trong cuộc hội thảo do tờ Thời báo Kinh tế Sài gòn tổ chức về chủ đề<br />
“Blog và nhà báo ” năm 2007 đã nhận định: khi tham gia blog thì nhà báo cũng cần tôn trọng các<br />
quy tắc đạo đức xã hội, đạo đức báo chí và luật pháp. Nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật Tp. Hồ<br />
Chí Minh cũng lưu ý đến 3 khía cạnh của nhà báo khi là blogger trong đó đề nghị “không nên<br />
tách rời tư cách nhà báo và tư cách một blogger. Trên blog, rất nhiều khi blogger viết ra những<br />
thông tin, nhận định rút ra từ quá trình theo dõi trong lĩnh vực báo chí của mình. Và như vậy<br />
blogger là nhà báo có thể có những thông tin đưa ra có liên quan đến nghề và có tác động đến<br />
người khác.”(7)<br />
Một trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đó là mối quan hệ đạo đức giữa<br />
nhà báo với nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác. Mối quan hệ này ở nhà báo nước ta<br />
đòi hỏi cần tuân thủ việc tôn trọng ủng hộ nhà nước như một thiết chế xã hội có chức năng quản<br />
lý xã hội, thực hiện thông tin khách quan trung thực, nhiều chiều để đảm bảo quan hệ thống nhất<br />
lành mạnh giữa chính quyền, các tổ chức và công chúng, vừa hợp tác vừa đấu tranh để giữ cho bộ<br />
<br />
<br />
(7)<br />
http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=tulieusuyngam&msgid=1602<br />
8<br />
máy chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong sạch lành mạnh. Vì vậy việc thông tin trên<br />
blog của các nhà báo nước ta cũng cần phải đi theo các chuẩn mực trên. Nhà báo có quyền lập ra<br />
các blog để trao đổi thông tin, đưa ra chính kiến của mình về những vấn đề, sự việc diễn ra trong<br />
xã hội, thậm chí có thể đưa ra quan điểm phản biện lại các bất cập của chủ trương, chính sách<br />
Nhà nước nhưng không thể là sự nói xấu, sự phản đối, thậm chí là sự chống đối lại các vấn đề<br />
trên. Bên cạnh đó những phát ngôn của nhà báo trên blog cũng nhất thiết phải có tính chuẩn mực,<br />
phù hợp với văn hóa truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Dư luận hẳn<br />
chưa quên vụ kiện Trà – Chanh năm 2007 và những phát ngôn không phù hợp với thuần phong<br />
mỹ tục của chủ nhân blog Cogaidolong(8), không phù hợp mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo với<br />
công chúng trong đó đòi hỏi phải có sự tôn trọng, bảo vệ, lôi cuốn, định hướng hết lòng vì lợi ích<br />
và tiến bộ của công chúng. Điều 9 bản Quy định đạo đức nghề nghiệp cũng nêu, cần phải: “Giữ<br />
gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác”. Người làm<br />
báo là đại diện cho thông tin có tính chính xác, chuẩn mực trong đời sống xã hội, vì vậy việc đưa<br />
thông tin trên blog của nhà báo cũng không thể đi ra ngoài tính khuôn mẫu, mực thước đó. Thông<br />
tin trên blog của nhà báo cũng phải đảm bảo ý thức công dân – một tiêu chí quan trọng trong đạo<br />
đức nghề nghiệp của nhà báo nước ta. Tiêu chí này đòi hỏi nhà báo với vị trí là công dân của đất<br />
nước nên trước hết phải đặt mình vào vị trí của công dân để tuân thủ những điều đã được quy<br />
định trong luật pháp, tức là thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân của đất<br />
nước. Ý thức của nhà báo – công dân còn có trách nhiệm tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy vai<br />
trò nhân dân trong phản biện xã hội, đáp ứng nhu cầu giải trí, văn hóa lành mạnh. Vấn đề này đòi<br />
hỏi việc trình bày ý kiến cá nhân của nhà báo trên blog cần thiết phải rõ ràng, tránh việc thông tin<br />
trên báo một đằng, thông tin trên blog lại nói khác. Nhà báo Nguyễn Vạn Phú, (Thời báo Kinh tế<br />
Sài Gòn) cũng nói rằng: “Phóng viên được tờ báo trao cho những công cụ vô hình mà hình như ít<br />
ai để ý: đó là uy tín của tờ báo, là kỳ vọng của hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn độc giả để<br />
mình thay mặt họ đi tiếp cận nguồn tin. Đây là một đặc quyền nên không thể sử dụng thông tin có<br />
được trong quá trình này để viết blog.Tuy nhiên, từ các thông tin này, phóng viên có những suy<br />
nghĩ, những trăn trở muốn giãi bày trên blog thì theo tôi họ được quyền viết. Và để tránh nhập<br />
nhằng, phóng viên viết blog nên ghi rõ trên blog của mình, đại ý, những điều tôi viết ở đây là ý<br />
của riêng tôi, không đại diện cho tờ báo nơi tôi đang làm việc”(9) .<br />
Như vậy, kể từ những năm cuối thế kỷ XX cho tới nay, sự phát triển của internet và việc<br />
sử dụng Internet phá vỡ rào cản về không gian và thời gian trong truyền thông., đặc biệt là<br />
<br />
(8)<br />
http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/10/11/212044.tno<br />
(9)<br />
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/1396/<br />
9<br />
Internet đã tạo ra một loại hình báo chí mới với những đặc trưng ưu việt - Báo chí trực tuyến đã<br />
nhanh chóng hội nhập vào đời sống báo chí Việt Nam, trở thành một bộ phận không thể tách rời<br />
trong đời sống báo chí hiện đại. Internet cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống báo chí,<br />
trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo<br />
nước ta. Để có những ứng xử phù hợp với việc sử dụng internet trong các hoạt động, phát huy<br />
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ<br />
đổi mới hiện nay, đòi hỏi tự thân những người làm báo cách mạng phải tự giác tìm tòi, không<br />
ngừng học tập và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để có thể nắm bắt một cách chủ động những tri<br />
thức và thế mạnh của internet nhằm phục vụ tốt cho chuyên môn của mình cũng như mục đích<br />
cao nhất của người làm báo cách mạng là phục vụ cho tổ quốc, phục vụ nhân dân./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
<br />
THE EFFECT OF INTERNET ON PROFESSIONAL ETHIC RELATION OF<br />
JOURNALISTS NOWADAYS.<br />
<br />
<br />
DO QUYET THANG<br />
<br />
<br />
10<br />
The powerful development of scientific and technological revolution specially, revolution in<br />
information technology have profoundly affected on communications. It has transferred the world<br />
from industrial era to information technology one and improved knowledge economy.<br />
Combination of information, telecommunications and informatics is an important tendency to<br />
develop worldwide communications. The public also have much more means to get information.<br />
They have not only newspapers but also televisions, internet and other online information tools.<br />
Development of internet has been bringing about strong development of forms of communication<br />
on Internet. Online newspapers have started joining orbit to speed up and to breakthrough<br />
suddenly.<br />
However, powerful development of science and technology, information technology, internet has<br />
ethic relations of staff of Vietnamese journalists be affected intensely.<br />
This article deals with and analyzes the negative effects and positive effects of Internet. The<br />
content of the article contains:<br />
1. Relations between professional ethics of Vietnamese journalists and exploiting and<br />
using information on Internet.<br />
2. Relation of behavior with personal blogs of journalist on Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />