intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nhóm giống, giới tính và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

72
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên các giống lợn thuần Duroc, Yorkshire, Landrace, Móng Cái và Pietrain và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm bằng phương pháp siêu âm hình ảnh sử dụng máy Aloka SSD 500v và phần mềm Biotronic. Kết quả khảo sát ở lợn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng và các trang trại ở Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cao nhất ở giống Duroc (2,98%), kế đến ở giống Yorkshire (2,21%), Landrace (2,20%), Móng Cái (1,87%) và thấp nhất ở giống Pietrain (1,48%).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nhóm giống, giới tính và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Việt Nam

DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT<br /> DINUÔI<br /> TRUYỀN – GIỐNG VẬT NUÔI<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM GIỐNG, GIỚI TÍNH VÀ KHỐI<br /> LƯỢNG GIẾT MỔ ĐẾN TỶ LỆ MỠ GIẮT Ở ĐÀN LỢN THỊT<br /> TẠI VIỆT NAM<br /> Lê Phạm Đại1*, Lê Thanh Hải2,<br /> Lã Văn Kính1 và Nguyễn Hữu Tỉnh1<br /> Ngày nhận bài báo: 12/4/2014. Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 19/4/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên các giống lợn thuần Duroc, Yorkshire,<br /> Landrace, Móng Cái và Pietrain và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm bằng phương pháp siêu âm<br /> hình ảnh sử dụng máy Aloka SSD 500v và phần mềm Biotronic. Kết quả khảo sát ở lợn tại Trung<br /> tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng và các trang trại ở Hà Nội, Bắc Giang, Bình<br /> Định, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cao nhất ở giống Duroc (2,98%), kế đến<br /> ở giống Yorkshire (2,21%), Landrace (2,20%), Móng Cái (1,87%) và thấp nhất ở giống Pietrain (1,48%).<br /> Khi tăng mức khối lượng giết mổ từ 95-110 kg lên 111-125 kg, tỷ lệ mỡ giắt tăng lên rất đáng kể.<br /> Đồng thời, những lợn đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn so với lợn cái. Như vậy, để nâng cao tỷ lệ<br /> mỡ giắt, nên đưa tính trạng này vào mục tiêu cải thiện di truyền giống Duroc thuần sử dụng như<br /> dòng đực cuối cùng trong sản xuất lợn thương phẩm ở Việt Nam.<br /> <br /> Từ khóa: Mỡ giắt, giống lợn, lợn thương phẩm, khối lượng giết mổ, đực và cái.<br /> ABSTRACT<br /> Le Pham Dai, Le Thanh Hai,<br /> La Van Kinh and Nguyen Huu Tinh<br /> This study investigated intramuscular fat content (IMF%) in pure pig breeds (Duroc, Yorkshire,<br /> Landrace, Móng Cái and Pietrain) and commercial pigs by evaluating ultrasonically with an Aloka<br /> 500V SSD ultrasound machine for measurement of 10 th rib off-midline backfat depth. Figures<br /> obtained from Bình Thắng Animal Research and Development Center and in some farms at Hà Nội,<br /> Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai and Hochminh city indicated the highest IMF% in Duroc (2.98%),<br /> next in Yorkshire (2.21%), Landrace (2.20%), Móng Cái (1.87%) and lowest in Pietrain (1.48%). When<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Hội Chăn nuôi Việt Nam.<br /> <br /> * Tác giả để liên hệ: ThS. Lê Phạm Đại, TTNC và PT Chăn nuôi Heo Bình Thắng, Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ,<br /> Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0985 795765;<br /> Email: lephamdai@yahoo.com.vn/dai.lepham@iasvn.vn<br /> <br /> 2<br /> <br /> KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014<br /> <br /> DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI<br /> slaughter weight increased from 95-110 kg to 111-125 kg, IMF% increased remarkably. Also, IMF%<br /> was higher significantly in castrated males in comparison to young females. Thus, the trait of IMF%<br /> should be added into breeding objectives for genetic improvement of Duroc pigs and then used as<br /> terminal sires to produce commercial pigs in Vietnam.<br /> Keywords: intramuscular fat, pig breed, commercial pigs, slaughter weight, male andfemale.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong nửa thế kỉ qua, công tác chọn<br /> giống và dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn<br /> luôn tập trung theo hướng tăng tỷ lệ nạc và<br /> giảm dày mỡ lưng đã kéo theo tỷ lệ mỡ giắt<br /> trong thăn thịt giảm xuống và hậu quả đã<br /> làm cho thịt trở nên khô cứng hơn, giảm<br /> mức độ thơm và ngon miệng (Doyle, 2007).<br /> Thịt lợn có tỷ lệ mỡ giắt cao sẽ cho hương<br /> vị thơm ngon hơn và được nhiều người tiêu<br /> dùng chấp nhận hơn. Tỷ lệ mỡ giắt rất quan<br /> trọng trong việc đánh giá chất lượng thịt và<br /> tính ngon miệng (Goodwin, 2004). Một số<br /> nghiên cứu về chất lượng thịt ở Hoa Kỳ cho<br /> thấy, nếu tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn thấp<br /> hơn 2,5% sẽ làm giảm chất lượng thịt,<br /> không những về đánh giá cảm quan mà<br /> tính mềm mại, thơm ngon cũng giảm hẳn.<br /> Ngược lại, nếu tỷ lệ mỡ giắt cao hơn<br /> 3,5% sẽ kéo theo hàm lượng mỡ trong thân<br /> thịt xẻ cũng tăng cao và có thể người tiêu<br /> dùng khó chấp nhận (Cameron và ctv, 1999).<br /> Ở nhiều quốc gia, thịt lợn có chất lượng và<br /> có lợi nhuận tốt nhất khi có tỷ lệ mỡ giắt 3%<br /> và để có chất lượng ngon hơn, tỷ lệ mỡ giắt<br /> phải trên 3%. Mặc dù, tỷ lệ mỡ giắt có tương<br /> quan di truyền dương với chất lượng thịt<br /> (0,54 - 0,68), song lại có tương quan di truyền<br /> âm với tỷ lệ nạc (-0,30). Tỷ lệ mỡ trong thân<br /> thịt có tương quan di truyền dương với tỷ lệ<br /> mỡ giắt (0,30). Chính vì vậy, các chương<br /> trình cải thiện chất lượng thịt của các giống<br /> lợn cao sản hiện nay bằng cách tăng hàm<br /> <br /> KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014<br /> <br /> lượng mỡ giắt trong thăn thịt đang được<br /> quan tâm.<br /> Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này<br /> nhằm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến<br /> tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn như nhóm<br /> giống, giới tính, khối lượng giết mổ để đưa ra<br /> một số khuyến nghị cho việc cải thiện tỷ lệ<br /> mỡ giắt trên một số nhóm lợn thương phẩm<br /> tại các vùng miền của Việt Nam.<br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian<br /> nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát<br /> tỷ lệ mỡ giắt trên các giống thuần (Duroc,<br /> Landrace, Móng cái, Pietrain và Yorkshire)<br /> và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm.<br /> Nghiên cứu được thực hiện tại Trung<br /> tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi<br /> heo Bình Thắng và các trang trại chăn nuôi<br /> thương phẩm ở một số địa phương Hà Nội,<br /> Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai và TP. Hồ<br /> Chí Minh.<br /> Nghiên cứu này được thực hiện từ năm<br /> 2011 đến năm 2013.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp đo lường mỡ giắt trong<br /> thăn thịt đã được sử dụng là phương pháp<br /> siêu âm hình ảnh bằng máy Aloka SSD 500v<br /> với một đầu dò có độ dài 12cm. Đầu dò<br /> được đặt thẳng đứng, song song và cách<br /> <br /> 3<br /> <br /> DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI<br /> chính giữa sống lưng của con vật khoảng 67cm tại vị trí xương sườn thứ 10. Các hình<br /> ảnh siêu âm theo chiều dọc có thể dễ dàng<br /> nhìn thấy phần thăn thịt từ xương sườn thứ<br /> 9-12. Từ các hình ảnh thu được qua siêu âm,<br /> các dữ liệu về dày mỡ lưng, dày thăn thịt có<br /> thể đo lường trực tiếp trên màn hình của<br /> máy Aloka hoặc chuyển vào máy tính và<br /> được sử lý bằng phần mềm Biosoft của<br /> công ty Biotronics.In. Riêng tỷ lệ mỡ giắt,<br /> chỉ có thể đo lường thông qua phần mềm<br /> Biosoft khi dữ liệu hình ảnh từ máy siêu âm<br /> Aloka chuyển vào máy tính. Mỗi cá thể<br /> <br /> khảo sát được tiến hành đo và ghi lại ít nhất<br /> 5 hình ảnh, tương ứng với 5 lần đo lặp lại.<br /> Sau đó, mỗi hình ảnh (lần lặp lại) sẽ được<br /> sử lý để đưa ra các thông số về độ dày mỡ<br /> lưng, dày thăn thịt và tỷ lệ mỡ giắt. Kết quả<br /> trung bình số học của 5 lần đo lặp lại sẽ<br /> được sử dụng để đánh giá so sánh các chỉ<br /> tiêu này giữa các cá thể khảo sát.<br /> Sau khi khảo sát, số lượng các cá thể đã<br /> được tổng hợp lại theo các yếu tố nhóm<br /> giống, giới tính, tuổi giết mổ và được trình<br /> bày trong bảng 2.1.<br /> <br /> Bảng 2.1: Dung lượng số liệu và cơ cấu các nhóm lợn khảo sát<br /> Nhóm giống<br /> <br /> Số cá thể khảo sát<br /> <br /> Giới tính<br /> <br /> Khối lượng giết mổ<br /> <br /> Đực<br /> <br /> Cái<br /> <br /> Loại A<br /> <br /> Loại B<br /> <br /> Duroc x Landrace (DxL)<br /> <br /> 249<br /> <br /> 41<br /> <br /> 208<br /> <br /> 55<br /> <br /> 194<br /> <br /> Duroc x Duroc (DxD)<br /> <br /> 275<br /> <br /> 55<br /> <br /> 220<br /> <br /> 161<br /> <br /> 114<br /> <br /> Duroc x Móng cái (DxMC)<br /> <br /> 150<br /> <br /> 31<br /> <br /> 119<br /> <br /> 82<br /> <br /> 68<br /> <br /> Duroc x Pietrain (DxP)<br /> <br /> 168<br /> <br /> 67<br /> <br /> 101<br /> <br /> 53<br /> <br /> 115<br /> <br /> Duroc x Yorkshire (DxY)<br /> <br /> 151<br /> <br /> 47<br /> <br /> 104<br /> <br /> 55<br /> <br /> 96<br /> <br /> Duroc x Yorks-Land (DxYL)<br /> <br /> 166<br /> <br /> 80<br /> <br /> 86<br /> <br /> 60<br /> <br /> 106<br /> <br /> PD x Yorks-Land (PDxYL)<br /> <br /> 212<br /> <br /> 81<br /> <br /> 131<br /> <br /> 74<br /> <br /> 138<br /> <br /> Pietrain x Duroc-Yorks (PxDY)<br /> <br /> 114<br /> <br /> 84<br /> <br /> 30<br /> <br /> 40<br /> <br /> 74<br /> <br /> Landrace x Yorkshire (LxY)<br /> <br /> 352<br /> <br /> 68<br /> <br /> 284<br /> <br /> 54<br /> <br /> 298<br /> <br /> Yorkshire x Landrace (YxL)<br /> <br /> 333<br /> <br /> 74<br /> <br /> 259<br /> <br /> 134<br /> <br /> 199<br /> <br /> Yorkshire x Móng cái (YxMC)<br /> <br /> 284<br /> <br /> 116<br /> <br /> 168<br /> <br /> 160<br /> <br /> 124<br /> <br /> 2.454<br /> <br /> 744<br /> <br /> 1.710<br /> <br /> 928<br /> <br /> 1.526<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Ghi chú: A là cấp khối lượng 111-125 kg đối với lợn ngoại (61-75 kg đối với lợn MC và lai MC); B là cấp khối<br /> lượng 95-110 kg đối với lợn ngoại (45-60 kg đối với lợn MC và lai MC);<br /> <br /> 2.3. Phương pháp xử lý thống kê<br /> Các mô hình toán sinh học đã được áp<br /> dụng cho phân tích từng yếu tố riêng biệt<br /> ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ giắt như sau.<br /> <br /> 4<br /> <br /> * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng<br /> của nhóm giống:<br /> Yi =  + αi + ei<br /> Trong đó:<br /> <br /> KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014<br /> <br /> DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI<br /> - Yi: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể<br /> <br /> 3.1 Ảnh hưởng của nhóm giống đến tỷ lệ<br /> mỡ giắt<br /> <br /> - αi: Ảnh hưởng của giống<br /> - ei: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên<br /> * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng<br /> của giới tính:<br /> Yij =  + αi +  j + eij<br /> Trong đó:<br /> - Yij: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt<br /> - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể<br /> - αi: Ảnh hưởng của giống<br /> - j: Ảnh hưởng của giới tính<br /> - eij: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên<br /> * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng<br /> của khối lượng giết mổ:<br /> Yij =  + αi +  j + eij<br /> Trong đó:<br /> - Yij: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt<br /> - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể<br /> - αi: Ảnh hưởng của giống<br /> - j: Ảnh hưởng của khối lượng<br /> - eij: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên<br /> <br /> Tỷ lệ mỡ giắt (MG) trong thăn thịt lợn<br /> phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó giống<br /> được xác định là yếu tố có tác động mạnh<br /> nhất. Kết quả đo lường tỷ lệ mỡ giắt trên<br /> một số giống lợn thuần nuôi ở Việt Nam<br /> được trình bày tại Bảng 3.1.<br /> Từ các kết quả thu được cho thấy giống<br /> Duroc được đánh giá là có tỷ lệ mỡ giắt<br /> trong thăn thịt cao nhất (đạt 2,98%), hai<br /> giống Landrace và Yorkshire có tỷ lệ mỡ giắt<br /> tương đồng nhau, tương ứng là 2,20 và<br /> 2,21%, trong lúc đó 2 giống Móng Cái và<br /> Pietrain có tỷ lệ mỡ giắt thấp nhất trong các<br /> nhóm giống khảo sát (1,87 và 1,48%). Đối với<br /> giống lợn Pietrain, diện tích thăn thịt đạt tới<br /> 41,6 cm2, cao nhất trong tất cả các giống<br /> thuần khảo sát tại Việt Nam. Đối với giống<br /> lợn Móng Cái, mặc dù dày mỡ lưng lại rất<br /> cao (24,5 mm), nhưng tỷ lệ mỡ giắt tương<br /> đối thấp (1,87%). Điều này trái ngược với các<br /> báo cáo đã công bố trên các giống lợn nhập<br /> ngoại Landrace, Yorkshire, Duroc và<br /> Pietrain.<br /> <br /> Bảng 3.1. Tỷ lệ mỡ giắt, dày mỡ lưng tại vị trí xương sườn 10 (DML10) và diện tích<br /> thăn thịt (Sthan) của các giống lợn thuần tại Việt Nam<br /> Giống<br /> <br /> DML10 (mm)<br /> <br /> Sthan (cm2)<br /> <br /> MG%<br /> <br /> Duroc<br /> <br /> 17,1 b<br /> <br /> 35,8<br /> <br /> 2,98 a<br /> <br /> Landrace<br /> <br /> 16,6 b<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 2,20 b<br /> <br /> Móng cái<br /> <br /> 24,5 a<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> 1,87 c<br /> <br /> Pietrain<br /> <br /> 13,1 c<br /> <br /> 41,6<br /> <br /> 1,48 d<br /> <br /> Yorkshire<br /> <br /> 16,5 b<br /> <br /> 35,4<br /> <br /> 2,21 b<br /> <br /> Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2