intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

134
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo phân tích một số lối diễn đạt chưa trang trọng và chưa đạt chuẩn về văn phong khoa học của sinh viên Việt Nam trong các bài luận học thuật và bài nghiên cứu tiếng Anh; đồng thời thảo luận các nguyên nhân chủ yếu của lối diễn đạt này. Nguyên nhân chính của sự khác biệt được lý giải dựa trên những ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt và lối suy nghĩ của người Việt đến cách hành văn trong tiếng Anh. Bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lượng bài viết luận học thuật hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh; giúp sinh viên ngành tiếng Anh tiếp cận thành công những chuẩn mực ngôn ngữ và diễn đạt tu từ của người bản xứ trong cách hành văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br /> ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN VIẾT TIẾNG VIỆT<br /> ĐẾN CÁCH DIỄN ĐẠT CÂU VÀ SỬ DỤNG TRẠNG NGỮ<br /> TRONG CÁC BÀI VIẾT HỌC THUẬT TIẾNG ANH<br /> Đỗ Thị Xuân Dung<br /> Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo phân tích một số lối diễn đạt chưa trang trọng và chưa đạt chuẩn về văn phong<br /> khoa học của sinh viên Việt Nam trong các bài luận học thuật và bài nghiên cứu tiếng Anh;<br /> đồng thời thảo luận các nguyên nhân chủ yếu của lối diễn đạt này. Nguyên nhân chính của sự<br /> khác biệt được lý giải dựa trên những ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt và lối suy nghĩ<br /> của người Việt đến cách hành văn trong tiếng Anh. Bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải<br /> thiện chất lượng bài viết luận học thuật hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh; giúp sinh viên<br /> ngành tiếng Anh tiếp cận thành công những chuẩn mực ngôn ngữ và diễn đạt tu từ của người<br /> bản xứ trong cách hành văn.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Khi thế giới vốn rộng lớn ngày càng trở nên bé nhỏ hơn nhờ con người đã tìm<br /> cách tiếp cận, chia sẻ tri thức và giao tiếp toàn cầu, sinh viên là một trong những đối<br /> tượng được hưởng lợi từ quá trình này bởi họ là những trí thức trẻ được mở mang kiến<br /> thức ra khỏi tầm quốc gia của mình. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, ngày càng có<br /> nhiều sinh viên Việt Nam được đi học lấy bằng cấp hoặc nâng cao trình độ chuyên môn<br /> ở các nước tiên tiến, tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị chuyên ngành hoặc viết<br /> bài gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Đây chính là những môi<br /> trường đòi hỏi sinh viên phải thể hiện kỹ năng viết tiếng Anh theo phong cách học thuật,<br /> hay còn gọi là hàn lâm (academic writing). Tiếng Anh hàn lâm là tiếng Anh được sử<br /> dụng bởi những người được giáo dục chính quy trong môi trường đại học; là tiếng Anh<br /> được viết trong những sách báo chuẩn mực và xuất bản chính danh. Do không có nhiều<br /> điều kiện để được giáo viên người bản ngữ chỉnh sửa, góp ý… hoặc do không được tiếp<br /> cận nhiều với nguồn tài liệu học thuật tiếng Anh của người bản xứ, rất nhiều sinh viên<br /> đã gặp khó khăn khi tìm cách thể hiện các diễn đạt văn phong trong các bài luận học<br /> thuật của mình, dẫn đến cách hành văn không đạt chuẩn và có khi là không được hội<br /> đồng khoa học phê duyệt, chỉ vì lối diễn đạt chưa đúng với văn phong tiếng Anh chính<br /> thống.<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Những cơ sở lý luận của phép so sánh tu từ trong tiếng Anh và một số<br /> nước phương Đông khác<br /> 2.1.1. Tu từ và so sánh tu từ (Contrastive Rhetoric)<br /> Phép tu từ (rhetoric) là một lối suy nghĩ, liên quan nhiều đến những gì diễn ra<br /> trong đầu của người phát ngôn hơn là những lời phát ngôn cụ thể. Mỗi ngôn ngữ đều tạo<br /> cho người nói ngôn ngữ đó một cách nhìn nhận và phân tích về thế giới xung quanh rất<br /> riêng, cho nên có thể cách nhìn nhận này, lối suy nghĩ của người nói một ngôn ngữ này<br /> sẽ khác với những người nói các ngôn ngữ khác. Khái niệm so sánh tu từ (contrastive<br /> rhetoric) xuất hiện từ năm 1966 khi Kaplan tiến hành nghiên cứu những kiểu diễn đạt<br /> tiếng Anh của những sinh viên quốc tế trong các bài luận học thuật tiếng Anh. Qua phân<br /> tích hơn 600 bài luận tiếng Anh của sinh viên nước ngoài, ông đã đưa ra kết luận về<br /> những kiểu so sánh tu từ giữa người bản xứ nói tiếng Anh và người nước ngoài học<br /> tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Ông đã kết luận “Mỗi ngôn ngữ và mỗi nền văn hóa có<br /> một kiểu tổ chức ý tưởng văn phong độc đáo riêng; cho nên khi học một ngôn ngữ cụ<br /> thể thì cần phải nắm vững một cách có hệ thống (Kaplan, 1966, tr.14). Những giải thích<br /> của Kaplan (1987, 1988) và một số tác giả khác sau đó (Connor, 1987, 1996; Kenneth<br /> và cộng sự, 2000; Hirose, 2003) chủ yếu xoay quanh vấn đề hoạt động viết là một hoạt<br /> động được quy định và ít nhiều chi phối bởi yếu tố văn hóa. Những cách nghĩ, thói quen<br /> và những quy tắc, chuẩn mực trong một nền văn hóa cụ thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến<br /> cách hành văn của người thuộc nền văn hóa đó khi họ học cách viết một ngoại ngữ.<br /> Hiện nay, rất nhiều người trên thế giới chọn học tiếng Anh như là một ngoại ngữ và họ<br /> có nhu cầu viết bài báo khoa học, viết đơn thư hoặc các văn bản khác để được người<br /> bản xứ xem xét, chấp nhận. Tuy nhiên, việc không ý thức được những chuẩn mực văn<br /> phong chính thống của người nói tiếng Anh bản xứ đã ảnh hưởng đến cách nhìn nhận,<br /> đánh giá của người bản xứ đối với sinh viên nước ngoài trong các bài nghiên cứu, bài<br /> báo khoa học. Có quan niệm còn cho rằng viết tiếng Anh theo lối suy nghĩ của nền văn<br /> hóa khác hơn là của người Anh-Mỹ là một biểu hiện của văn phong thiếu trang trọng,<br /> chưa chuẩn, chưa hàn lâm, chưa mang tính học thuật.<br /> 2.1.2. Một số kiểu so sánh tu từ<br /> 2.1.2.1. Trực tiếp (directness) và gián tiếp (indirectness)<br /> Người châu Á, đại diện cho nền văn hóa Đông phương được cho là có lối viết<br /> văn, tổ chức ý hay đề cập vấn đề một cách gián tiếp, vòng vo; trong khi người phương<br /> Tây có thói quen theo mô-típ trực tiếp, tuyến tính (linear patterns). Từ cấp độ câu cho<br /> đến cấp độ văn bản, người phương Tây thường đi thẳng vào vấn đề cần nói hơn là cung<br /> cấp những lý giải, rào đón để chuẩn bị cho ý chính như người châu Á thường làm. Sinh<br /> viên Trung Quốc được cho là thể hiện rõ sự khác biệt này khi họ học tiếng Anh, bởi họ<br /> đã quá quen thuộc với kiểu viết văn và diễn đạt tu từ gián tiếp mà họ lĩnh hội khi học<br /> 6<br /> <br /> tiếng mẹ đẻ và những đặc trưng văn hóa của một đất nước đậm chất Á đông như vậy.<br /> (Scollon, 1991- trích trong Connor, 1996; Hinds, 1990; Cai, 1993; Cho, 1999). Người<br /> châu Á có quan niệm về lịch sự khác với người phương Tây. Trong khi một người Trung<br /> Quốc xem việc nói năng không có sự rào đón và giải thích là đường đột, là thiếu lịch sự<br /> và dễ làm người đối diện “mất mặt”; thì người châu Âu hay người Mỹ đề cao tính trực<br /> tiếp, sự nói thẳng bởi họ quan niệm rằng đấy chính là biểu hiện của tiếng nói cá nhân, là<br /> lịch sự, là tự chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình- những chuẩn mực văn hóa<br /> của xã hội phương Tây.<br /> Nếu tính đến yếu tố ảnh hưởng của thói quen viết bằng tiếng mẹ đẻ và những<br /> suy nghĩ thuộc nền văn hóa bản địa, người Việt Nam cũng giống người Trung Quốc<br /> trong việc áp đặt thói quen đó lên cách diễn đạt ngoại ngữ mà họ đang học. Chính vì<br /> trong tiếng Trung và tiếng Việt rất khó diễn đạt các khái niệm thì, thức, thể… ngay<br /> trong nội thân của một từ (ví dụ: đi và (đã) đi); nên người ta thường hay thêm những<br /> trạng ngữ diễn đạt thì, thức, thể... vào đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh yếu tố cần nói.<br /> Theo các định nghĩa của Diệp Quang Ban, Mai Ngọc Chừ... hay Nguyễn Minh Thuyết,<br /> Nguyễn Thị Lương... thì để bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị<br /> trung tâm, người ta thường dùng trạng ngữ. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian,<br /> địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình<br /> huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện…”. Khi học<br /> tiếng Anh, người Việt thường có khuynh hướng viết những trạng ngữ chỉ mục đích, điều<br /> kiện… ra đầu câu như trong tiếng Việt. Đây cũng chính là một biểu hiện khác của tính<br /> gián tiếp và trực tiếp. Ví dụ, người Anh nói: I came home late last night (tôi về nhà<br /> muộn tối qua) thì người Trung Quốc hoặc người Việt Nam thường nói: Yesterday I came<br /> home late, bởi vốn gốc tiếng mẹ đẻ của họ sẽ nói: Hôm qua, tôi (đã) về nhà muộn.<br /> (không cần thay đổi cấu trúc từ “về nhà”; chỉ cần thêm “hôm qua” và “đã” để nhấn<br /> mạnh thì quá khứ).<br /> Ngoài ra tính gián tiếp này còn thể hiện cả trong thói quen đặt nhiều mệnh đề<br /> phụ hoặc mệnh đề chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích… ra đầu câu, trước mệnh đề chính<br /> nhằm thông báo cho người đọc những sự việc mà lẽ ra chỉ thuộc về mệnh đề phụ hoặc<br /> bổ tố.<br /> 2.1.2.2. Tính gốc (originality) và tính cá nhân (individuality)<br /> Scollon (1991) cho rằng trong khi người phương Tây rất đề cao tiếng nói của cá<br /> nhân, cực kỳ tôn trọng tính gốc-một biểu hiện của sự thật, và Matalene (1985) quan<br /> niệm rằng người phương Tây đề cao tính gốc và tính cá nhân bởi họ đánh giá cao ý<br /> tưởng mới của những người sáng tạo, thì Cai (1990) lại cho rằng người phương Đông<br /> rất ngại thể hiện cái tôi trong ngôn ngữ nói và viết. Ngược lại, họ có khuynh hướng đề<br /> cao ý kiến chung của nhóm, của tập thể hoặc quy chiếu về những giá trị nhân văn truyền<br /> thống hơn là chỉ luôn phát hiện ra cái mới. Chính những thói quen này đã làm cho người<br /> châu Á học tiếng Anh rất ngại “là chính mình” (như lời khuyên của các giảng viên<br /> 7<br /> <br /> người Anh- Mỹ) (Shen, 1989). Thay vì người Anh-Mỹ-Úc nói “I think…”, “I<br /> believe…”, người Trung Quốc hay người Việt có thể nói “We think…” hay “We assert<br /> that…”, “My group’s opinion is that…”, “People often say…” khi trình bày quan điểm<br /> cá nhân. Tính tập thể và tôn trọng người trong nhóm, tổ là một trong những giá trị chuẩn<br /> mực văn hóa của các nước Á đông. Điều này giải thích tại sao khi phê duyệt những báo<br /> cáo hoặc bài báo của người châu Á, giáo viên Anh-Mỹ-Úc thường phê: “So, what’s<br /> your own opinion?” (Vậy thì ý của riêng bạn là đâu ?)<br /> 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là 200 bài luận của sinh viên khoa tiếng Anh- trường<br /> ĐHNN-ĐHH (giai đoạn 2005-2010) trong các kỳ thi hết học phần môn Viết tiếng Anh<br /> và 10 bài tập lớn (assignment) của 50 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh-năm thứ 4<br /> trong môn Phương pháp giảng dạy 4. Đây là những bài thi chính thức hoặc bài tập có<br /> yêu cầu văn phong trang trọng, khoa học.<br /> 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, phân tích, và quy nạp. Ngoài ra,<br /> một cuộc phỏng vấn đối với 5 sinh viên ngẫu nhiên trong nhóm đã viết bài cũng được<br /> thực hiện để làm rõ các nguyên nhân liên quan.<br /> 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi tập trung phân tích những biểu hiện<br /> diễn đạt tiếng Anh chưa đạt chuẩn của sinh viên người Việt học tiếng Anh trên cấp độ<br /> câu. Những biểu hiện ở cấp độ văn bản hoặc phạm trù từ vựng sẽ được trình bày trong<br /> một bài báo khác.<br /> 2.3. Những biểu hiện về việc diễn đạt tiếng Anh chưa trang trọng (informal)<br /> trong các bài báo hoặc báo cáo khoa học, bài viết học thuật của sinh viên<br /> Người Việt thường hay có thói quen đặt các mệnh đề phụ ra đầu câu để nhấn<br /> mạnh ý cần nói. Hơn nữa, trong tiếng Việt không có sự chuyển đổi tình thái, trạng thái<br /> cần thiết ngay trong bản thân một từ như trong tiếng Anh. Ví dụ, động từ “go” trong<br /> tiếng Anh khi chuyển sang hình thức quá khứ, người ta có từ “went”. Khác với tiếng<br /> Anh, để diễn tả thì quá khứ trong tiếng Việt, người có thể thêm từ “đã”, “rồi”… hoặc<br /> thậm chí không cần phải thêm từ tố chỉ thì, mà chỉ cần nêu trạng ngữ chỉ thời gian quá<br /> khứ, như “ngày hôm qua”, “cách đây 10 năm”… Chính vì “đặt nhiều trọng trách” cho<br /> trạng ngữ như vậy mà người Việt thường hay có thói quen nêu trạng ngữ chỉ thời gian,<br /> mục đích, điều kiện… ra đầu câu để nhấn mạnh các yếu tố tình thái, trạng thái như được<br /> miêu tả trong một số ví dụ dưới đây:<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1. Vì không biết tiếng Anh nên tôi không xin được công việc đó. (Mệnh đề chỉ lý<br /> do)<br /> Cũng câu này người Anh sẽ nói rằng<br /> “ I was not given that job because I had no knowledge of English.”<br /> (Main clause)<br /> <br /> (connector of cause)<br /> <br /> (subordinate clause)<br /> <br /> 2. Hễ khi nào anh cần, tôi sẵn sàng giúp đỡ (Mệnh đề chỉ điều kiện)<br /> Tương đương với câu:<br /> “I am always available whenever you need help.” trong tiếng Anh<br /> (Main clause)<br /> <br /> (time connector) (subordinate clause)<br /> <br /> Và một số cách diễn đạt tương tự khác trong tiếng Việt như:<br /> 3. Hôm qua, tôi gặp lại người bạn cũ trên phố (Cụm danh từ chỉ thời gian)<br /> 4. Cũng tại nơi này anh ấy đã ngỏ lời cầu hôn tôi (Trạng ngữ chỉ nơi chốn)<br /> 5. So với bạn bè, tôi là người may mắn hơn cả (MÖnh ®Ò so s¸nh)<br /> 6. Để làm hài lòng bố mẹ, tôi đã nỗ lực thi đỗ vào cả hai trường Đại học. (Trạng<br /> ngữ chỉ mục đích)<br /> Vì đã quen với thói quen này, sinh viên học tiếng Anh thường diễn đạt câu tiếng<br /> Anh bằng những hình thức tương tự như trong tiếng Việt. Theo thống kê từ 200 bài luận<br /> (250-350 từ) và 10 bài tập lớn của sinh viên (700-1000 từ), chúng tôi có một số thông<br /> tin về những biểu hiện về việc diễn đạt tiếng Anh chưa trang trọng, chưa chuẩn văn<br /> phong; được thể hiện chủ yếu trong một số trường hợp sau đây:<br /> 2.3.1. Thói quen đặt mệnh đề phụ trước mệnh đề chính<br /> Số lần xuất hiện<br /> <br /> Số bài (N=210)<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> <br /> 1 lần/ 1 bài<br /> <br /> 89<br /> <br /> 42,3<br /> <br /> 2 lần/ 1 bài<br /> <br /> 44<br /> <br /> 20,9<br /> <br /> 3 lần/ 1 bài<br /> <br /> 16<br /> <br /> 07,6<br /> <br /> Hơn 3 lần/ bài<br /> <br /> 05<br /> <br /> 02,3<br /> <br /> Không có<br /> <br /> 56<br /> <br /> 26,6<br /> <br /> Sau đây là một vài ví dụ trích trong bài của sinh viên để minh họa cho thói quen<br /> này:<br /> −<br /> <br /> Although the differences between high school study and university study is essential,<br /> there are some similarities between them.<br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1