Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TORUS KHẨU CÁI TRONG SỰ GÃY CỦA NỀN<br />
PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP TOÀN HÀM DO ỨNG SUẤT BIẾN DẠNG<br />
Nguyễn Thị Từ Uyên*, Lê Hồ Phương Trang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của torus khẩu cái đến khả năng<br />
gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, thông qua giá trị ứng suất biến dạng của nền phục hình.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 20 mẫu là 20 phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên,<br />
chia làm hai nhóm bằng nhau, khác nhau ở đặc điểm được thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus khẩu cái.<br />
Các phục hình của mỗi nhóm được sao chép từ một phục hình nguyên mẫu. Các phục hình hàm trên khớp với mẫu<br />
hàm còn răng hàm dưới ở vị trí cắn khớp trung tâm, được tác động lực từ 0 N đến 110 N, mỗi bước tăng 10 N.<br />
Sự khác biệt về giá trị ứng suất biến dạng giữa hai nhóm được xử lý bằng phép kiểm Mann Whitney U, giữa<br />
hai vị trí của cùng một nhóm bằng phép kiểm Wilcoxon Signed Rank.<br />
Kết quả: Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên<br />
thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus đều chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất ở “phục hình – có torus”<br />
là lớn hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ mức tải lực 80 N trở lên (p<br />
0,05)<br />
<br />
Vùng khẩu cái trước của phục hình có torus<br />
chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất tăng dần<br />
khi tăng lực tải tác động lên phục hình (Bảng 2,<br />
biểu đồ 1). Có thể nói rằng, dù có hay không có<br />
torus, sắp răng trên đỉnh sống hàm hay ra ngoài<br />
sống hàm thì vùng khẩu cái trước của phục hình<br />
răng tháo lắp toàn hàm hàm trên luôn luôn chịu<br />
ứng suất căng, vuông góc đường giữa(8,10).<br />
Vùng khẩu cái sau của “phục hình – có torus”<br />
cũng chịu ứng suất căng ở bất kỳ mức độ lực tải nào,<br />
với giá trị ứng suất căng tăng dần khi tăng lực tải<br />
tác động lên phục hình (Bảng 2). Đây là điểm khác<br />
biệt lớn so với một vài nghiên cứu ứng suất biến dạng<br />
tác động trên phục hình tháo lắp toàn hàm, khi khẳng<br />
định vùng khẩu cái sau chịu ứng suất nén là chủ đạo.<br />
Vì chưa có nghiên cứu phân tích ứng suất biến<br />
dạng trên đối tượng PHRTLTH hàm trên thực<br />
hiện trên mẫu hàm có torus nên không có dữ<br />
liệu để đối chiếu. Tuy nhiên, điều này có thể<br />
được lý giải theo cách: cho dù vùng khẩu cái sau<br />
chịu ứng suất nén là chủ đạo, nhưng vẫn có<br />
thành phần ứng suất căng dù rất nhỏ(8). Ứng suất<br />
căng luôn vuông góc với đường giữa, nhưng<br />
ứng suất nén lại có hướng không ổn định, có thể<br />
hướng về bề mặt mô, có thể trùng trục giữa hoặc<br />
có hướng lệch tâm(8). Sự hiện diện của torus có thể<br />
làm thay đổi hướng của ứng suất nén tác động lên<br />
vùng khẩu cái sau của phục hình, làm triệt tiêu ứng<br />
suất nén và tăng ứng suất căng.<br />
Khi so sánh giá trị ứng suất căng giữa vùng<br />
khẩu cái trước và vùng khẩu cái sau của “phục<br />
hình – có torus”, có thể thấy vùng khẩu cái trước<br />
chịu ứng suất căng lớn hơn, ở bất kỳ mức độ tải lực<br />
<br />
93<br />
<br />