Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NỘI SINH ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI<br />
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
Lê Thị Linh Giang1<br />
1<br />
<br />
ThS. Phòng Khảo thí & Kiểm định Chất lượng, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 18/06/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/09/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br />
Title:<br />
Internal factors affecting<br />
students’ satisfaction towards<br />
training and education of a<br />
university<br />
Từ khóa:<br />
Yếu tố nội sinh, sự hài lòng<br />
của sinh viên, đặc điểm cá<br />
nhân sinh viên<br />
Keywords:<br />
Internal factors, students’<br />
satisfaction, personal<br />
characteristics of students<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study aimed to examine internal factors affecting students’ satisfaction.<br />
Theoretical models have first conducted at An Giang University (AGU) via a<br />
mixed method of qualitative and quantitative research and the participation of<br />
491 AGU’s students from 2012-2013. The finding showed that there is a<br />
relationship between students’ satisfaction and the following factors: (1)<br />
students’ needs, (2) internal and external personality of students, (3) current<br />
addresses of students, (4) students’ position in family, (5) fathers’ occupation, (6)<br />
mothers’ occupation, (7) mothers’ background education, and (8) students’ living<br />
cost.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến<br />
sự hài lòng của sinh viên. Mô hình lý thuyết chúng tôi đưa ra được kiểm chứng<br />
lần đầu tiên tại Trường Đại học An Giang, thông qua nghiên cứu định tính và<br />
định lượng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát 491 sinh<br />
viên đang học tại Trường Đại học An Giang vào năm học 2012 – 2013. Kết quả<br />
phân tích cho thấy, có mối liên hệ giữa kết quả sinh viên đánh giá hài lòng với<br />
yếu tố về: (1) nhu cầu sinh viên, (2) kiểu nhân cách hướng nội/hướng ngoại, (3)<br />
chỗ ở hiện tại của sinh viên, (4) vị trí con trong gia đình của sinh viên, (5) nghề<br />
nghiệp bố, (6) nghề nghiệp mẹ, (7) trình độ học vấn của mẹ, và (8) mức sống của<br />
sinh viên.<br />
<br />
năng tâm lý. Nhu cầu là một động lực mạnh mẽ<br />
phát triển nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích, 2000).<br />
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy<br />
cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu bao<br />
giờ cũng có đối tượng, khi nào nhu cầu gặp đối<br />
tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu<br />
trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động<br />
nhằm hướng tới đối tượng (Nguyễn Quang Uẩn,<br />
Nguyễn Văn Lũy & Đinh Văn Vang, 2011). Vì<br />
thế, nếu nhà trường cung cấp dịch vụ đào tạo thỏa<br />
mãn nhu cầu người học sẽ tạo cho họ thái độ tích<br />
cực, động cơ thúc đẩy và tạo môi trường cạnh<br />
tranh lành mạnh trong học tập, nghiên cứu và phát<br />
triển.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
“Chú ý đến các nhu cầu cá nhân của người học và<br />
nhu cầu thị trường sức lao động sao cho các<br />
chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của<br />
các đối tượng sử dụng” (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc<br />
Hải & Đặng Quốc Bảo, 2006). Quá trình nhà<br />
trường tìm hiểu các đặc tính nhu cầu của sinh viên<br />
(SV) sẽ là một trong những nhân tố cơ bản đảm<br />
bảo sự thành công trong giáo dục đại học, bởi lẽ<br />
hiệu quả của quá trình đào tạo phụ thuộc rất nhiều<br />
vào đặc điểm cá nhân người học. Việc xác định rõ<br />
cơ chế tâm lý của từng SV có thể xem là “chìa<br />
khóa vàng” trong giáo dục nhân cách. Niềm tin và<br />
mục đích được xem là cơ chế tâm lý để xem xét<br />
những thuộc tính nhân cách. Niềm tin sẽ điều<br />
chỉnh các yếu tố tâm lý, hình thành những chức<br />
<br />
Liệu có phải mọi SV khi được đáp ứng nhu cầu<br />
đều có được sự thỏa mãn giống nhau? Theo kết<br />
80<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
quả nghiên cứu tâm lý, nhiều nhà tâm lý học cho<br />
rằng, mỗi cá thể đều có kiểu thần kinh khác nhau.<br />
Vì thế, mỗi cá nhân có một kiểu khí chất khác<br />
nhau nên có kiểu nhân cách khác nhau (Nguyễn<br />
Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy & Đinh Văn Vang,<br />
2011). Tùy vào tiêu chí lựa chọn khi phân loại<br />
kiểu nhân cách mà ta có những kiểu nhân cách<br />
đặc trưng khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng<br />
tôi tập trung vào đối tượng SV có kiểu nhân cách<br />
hướng nội/hướng ngoại mà theo Eysenck đây là<br />
hai kiểu nhân cách đặc trưng nếu xét theo tính<br />
chất của phản ứng hành vi và mức độ ổn<br />
định/không ổn định của xúc cảm (Hans Eysenck<br />
theo Ngô Công Hoan, 2007). Chính đặc trưng của<br />
kiểu nhân cách SV cho ta kết quả cảm nhận riêng<br />
về chất lượng đào tạo của trường và mức độ<br />
dễ/khó chấp nhận khác nhau khi nhận sản<br />
phẩm/dịch vụ nhà trường cung cấp. Từ cảm nhận<br />
chủ quan của từng SV về chất lượng đào tạo của<br />
trường, có một số SV cảm thấy hài lòng/không hài<br />
lòng về sản phẩm/dịch vụ mà họ nhận được.<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu yếu tố về kết quả học tập. SV<br />
sẽ đánh giá thấp những GV cho điểm thấp<br />
(Crumbley, Henry & Kratchman, 2001 theo<br />
Dalton, H & Denson, N., 2009), cũng có nghiên<br />
cứu cho rằng GV cho điểm dễ dãi nhưng vẫn nhận<br />
được đánh giá thấp từ SV (Abrami, Dickens &<br />
Perry Leventhal, 1980 theo Mckeachie.W.J,<br />
1997). Ngoài ra, có nghiên cứu cho rằng không có<br />
mối tương quan đáng kể giữa xu hướng đánh giá<br />
của GV và kết quả lấy ý kiến SV (Lally & Myhill,<br />
1994 theo Lê Văn Hảo, 2007). Nhóm nghiên cứu<br />
về các yếu tố tác động khác đến sự hài lòng.<br />
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đo lường sự hài<br />
lòng của SV khi xem xét đánh giá ở các đặc điểm,<br />
các yếu tố hữu hình và vô hình. Dựa trên các<br />
nghiên cứu của Pascarella và Terenzini (1991) và<br />
Umbach và Porter (2002), có nhận định rằng sự<br />
phát triển trí tuệ và cá nhân là một trong những<br />
yếu tố quan trọng của sự hài lòng về đầu ra của<br />
các cơ sở giáo dục. Ewell (1989) đã quan sát mối<br />
tương quan nghịch về tác động giữa văn hóa tổ<br />
chức và kết quả học tập của SV (Ewell, 1989,<br />
Pascarella & Terenzini, 1991, Umbach & Porter,<br />
2002 theo Muhammad Nauman Abbasi, 2011).<br />
Cashin, W.E. cho rằng GV dạy môn xã hội<br />
thường được SV đánh giá cao hơn môn học tự<br />
nhiên và GV dạy lớp ít sẽ được SV đánh giá cao<br />
hơn GV dạy lớp đông (Cashin, W.E., 1995). Mặt<br />
khác, Palacio et al. (2002) cho rằng sự kì<br />
vọng/mong đợi của SV có thể được hình thành<br />
trước khi họ bước chân vào trường đại học.<br />
Những hình ảnh của nhà trường sẽ tác động đến<br />
quyết định của họ khi lựa chọn ghi danh vào<br />
trường mà sau này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài<br />
lòng của họ (Palacio et al., 2002 theo Muhammad<br />
Nauman Abbasi, 2011).<br />
<br />
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN<br />
QUAN<br />
Nhóm nghiên cứu yếu tố về giới tính và tuổi. Một<br />
số nghiên cứu cho rằng không có sự khác biệt<br />
giữa kết quả đánh giá của SV khi xét đến yếu tố<br />
giới tính và tuổi sinh học (Aleamoni, L.M., 1998),<br />
(Young, S. & Rush, L.; Shaw, D., 2009), (Lally &<br />
Myhill, 1994 theo: Lê Văn Hảo, 2007), (Cashin,<br />
W.E., 1995). Nhưng có một số nghiên cứu lại cho<br />
rằng yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến sự hài lòng<br />
(Hancock et al.,1992; Tatro, 1995 theo Young, S.<br />
& Rush, L.; Shaw, D., 2009) cho thấy SV nữ có<br />
xu hướng đánh giá giảng viên (GV) cao hơn SV<br />
nam. Có nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho rằng<br />
SV nhóm nữ kém hài lòng hơn khi xét đến yếu tố<br />
giới tính (Rienzi et al., 1993 theo Muhammad<br />
Nauman Abbasi, 2011). Nhóm nghiên cứu yếu tố<br />
sự trải nghiệm của SV khi học tại trường. Một số<br />
nghiên cứu cho rằng yếu tố năm học của SV<br />
không tác động đến kết quả đánh giá (Cashin,<br />
W.E., 1995); (Lally & Myhill, 1994 theo Lê Văn<br />
Hảo, 2007). Nhưng cũng có một số nghiên cứu lại<br />
cho rằng có sự khác biệt trong kết quả đánh giá<br />
khi xét đến yếu tố năm SV (Dalton, H & Denson,<br />
N., 2009); (Aleamoni, L. M., 1998); (CisnerosCohernour, E. J., 2001); (Muhammad Nauman<br />
Abbasi, 2011). Kết quả các nghiên cứu cho thấy<br />
các đánh giá cho điểm hài lòng tỉ lệ thuận với năm<br />
học của họ.<br />
<br />
Ngoài ra, trong khảo sát kết quả đầu ra của SV<br />
các trường, viện British Columbia năm 2003 cho<br />
thấy, các yếu tố về đặc điểm cá nhân có ảnh<br />
hưởng đến kết quả đánh giá sự hài lòng của SV.<br />
Chẳng hạn, nhóm nữ và nhóm lớn tuổi hài lòng ở<br />
mức độ cao. Ngoài ra, sự hài lòng của SV phụ<br />
thuộc nhiều vào kết quả xếp loại học lực. Đối với<br />
nhóm cựu SV thì kết quả xếp loại học lực và mức<br />
độ hài lòng có tương quan thuận với nhau. Đối<br />
với SV đang theo học thì mối tương quan này ít<br />
hơn. Điều này khá tương đồng khi xét đến các yếu<br />
tố về giới tính, tuổi tác, đặc điểm ngành học, vị trí<br />
của trường (BC College & Institute Student<br />
Outcome, 2003).<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây chỉ tập<br />
81<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
trung nhiều vào các yếu tố liên quan đến đặc điểm<br />
cá nhân SV như giới tính, tuổi, sự trải nghiệm của<br />
SV khi học tại trường (năm SV/SV năm thứ), kết<br />
quả học tập,… nhưng chưa có nghiên cứu nào<br />
xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nhu cầu và kiểu<br />
nhân cách của SV đến sự hài lòng của họ trong<br />
quá trình học tập tại trường.<br />
<br />
triển từ thấp đến cao.<br />
<br />
3. KHUNG LÝ THUYẾT<br />
3.1 Quan hệ của các thuyết trong nghiên cứu<br />
hài lòng<br />
3.1.1 Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow<br />
Hình 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow<br />
<br />
Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow chủ yếu tập<br />
trung xem xét các bậc nhu cầu cá nhân. Lý thuyết<br />
được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: (1)<br />
Nhu cầu là cơ sở để tạo động lực cá nhân, nhưng<br />
khi một nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn<br />
là động lực quan trọng và nó sẽ nảy sinh một nhu<br />
cầu mới để thay thế cho nhu cầu cũ; (2) Nhu cầu<br />
bậc cao hơn chỉ xuất hiện khi nhu cầu bậc thấp<br />
hơn được thỏa mãn và có nhiều cách thỏa mãn<br />
bậc cao hơn so với nhu cầu ở bậc thấp; (3) Nhu<br />
cầu của phần lớn con người là phức tạp và phát<br />
ng 1. Quan hệ của thuyết nhu cầu của A raha<br />
Nhu cầu<br />
Nhu cầu an toàn<br />
<br />
Bản chất của sự hài lòng là sự thỏa mãn về chất<br />
lượng sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách<br />
hàng (SV). Tính vận động của nhu cầu khá tương<br />
đồng với trạng thái/cảm xúc hài lòng mang lại<br />
cảm giác hạnh phúc hay thái độ tích cực; còn cảm<br />
giác không hài lòng hay thái độ tiêu cực cho thấy<br />
sự bất mãn. Ngoài ra, đối tượng của tính phát triển<br />
của nhu cầu hoàn toàn giống với nhóm SV đặt ra<br />
yêu cầu cao.<br />
<br />
Maslow trong nghiên cứu hài lòng của SV<br />
<br />
Thuyết của A raha<br />
Maslow<br />
Con người mong muốn<br />
được an toàn trong cuộc<br />
sống, công việc và trong<br />
quan hệ xã hội.<br />
<br />
Nghiên cứu hài lòng của SV<br />
Môi trường nhà trường tạo cho SV cảm giác an tâm chứ<br />
không phải đe dọa hay áp đặt. SV cần được đảm bảo điều<br />
kiện an toàn trong nhà trường, cụ thể:<br />
Tình hình an ninh trong nhà trường;<br />
Khu phòng học, khu nhà vệ sinh, khu ký túc xá,… đạt yêu<br />
cầu về an toàn;<br />
Chế độ bảo hiểm cho SV, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho<br />
SV.<br />
<br />
Nhu cầu xã hội<br />
<br />
Nhu cầu, mong muốn<br />
được giao lưu với bạn bè,<br />
gia đình, các nhu cầu giao<br />
tiếp khác.<br />
<br />
Hoạt động phong trào (văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao),<br />
câu lạc bộ, đội nhóm;<br />
SV được tạo cơ hội tham gia vào quá trình giảng dạy – học<br />
tập;<br />
SV được giao lưu trực tiếp với Hiệu trưởng, Phòng ban, Ban<br />
Chủ nhiệm Khoa để phản hồi các hoạt động của nhà trường.<br />
<br />
Nhu cầu được tôn trọng<br />
<br />
Nhu cầu tự khẳng định<br />
<br />
Con người được đối xử<br />
tôn trọng, tin cậy, được<br />
bình đẳng như mọi thành<br />
viên khác.<br />
Nhu cầu, mong muốn<br />
được sáng tạo, được thể<br />
hiện tài năng bản thân<br />
mình trước mọi người và<br />
được ghi nhận.<br />
<br />
Khen ngợi kịp thời khi SV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học<br />
tập;<br />
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến SV;<br />
Chất lượng đội ngũ cán bộ phục vụ cho SV.<br />
Khuyến khích SV tự chủ trong học tập, nghiên cứu;<br />
Khích lệ khả năng sáng tạo, tổng hợp vấn đề và ứng dụng<br />
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.<br />
<br />
82<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
3.1.2 Thuyết hai yếu tố của rederick er berrg<br />
<br />
Hình 2. M hình thuyết hai yếu tố của<br />
Herzberrg<br />
<br />
Nhà tâm lý học Frederick Herzberrg cho rằng<br />
không phải nhu cầu nào cũng đóng vai trò là động<br />
cơ thúc đẩy. Có những yếu tố tạo ra sự không thỏa<br />
mãn (tạo sự hài lòng không tích cực) và những<br />
nhu cầu này khi được thoả mãn không tạo động<br />
cơ thúc đẩy mà chỉ là yếu tố duy trì/yếu tố hợp vệ<br />
sinh/yếu tố bảo vệ sức khỏe (Hygiene factors).<br />
Ngoài ra, có yếu tố thỏa mãn (tạo ra sự hài lòng<br />
tích cực) và những nhu cầu này nếu được đáp ứng<br />
sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy (Motivation) (Frederick<br />
Herzberrg theo Nguyễn Thơ Sinh, 2008).<br />
<br />
r<br />
<br />
ric<br />
<br />
Quan hệ của thuyết hai yếu tố trong nghiên cứu<br />
đánh giá sự hài lòng của SV:<br />
Mô hình nghiên cứu chỉ rõ những ảnh hưởng của<br />
môi trường công việc đến cá nhân. Điều này khá<br />
tương đồng nếu xem xét trên quan điểm xem công<br />
ty/cơ quan là nơi đào tạo và môi trường công việc<br />
là môi trường học tập của SV.<br />
Thuyết cũng đề cao vai trò của môi trường trong<br />
quá trình đáp ứng nhu cầu cho đối tượng lao<br />
động.<br />
Học thuyết đã chỉ ra hai yếu tố: yếu tố duy trì<br />
(Hygiene factors) và yếu tố tạo động cơ<br />
(Motivation). Nội dung chính của hai yếu tố này<br />
có thể được vận dụng giải thích trong nghiên cứu<br />
đánh giá hài lòng của SV.<br />
<br />
Mô hình thuyết hai yếu tố của Frederick<br />
Herzberrg:<br />
M I TRƯỜNG LÀM VI C<br />
Yếu tố nhu<br />
cầu<br />
tạo động cơ<br />
<br />
Mức độ trạng thái cảm giác của SV về khả năng<br />
đáp ứng của nhà trường so với kì vọng của chính<br />
SV - một cảm giác thỏa mãn hay thái độ tích cực<br />
cho thấy sự hài lòng, trong khi một cảm giác<br />
không thỏa mãn hay thái độ không tích cực cho<br />
thấy sự không hài lòng.<br />
<br />
NỘI UNG C NG VI C<br />
<br />
Yếu tố nhu<br />
cầu<br />
tạo sự duy trì<br />
<br />
ng 2. Quan hệ của thuyết hai yếu tố trong nghiên cứu hài lòng của SV<br />
Yếu tố nhu<br />
cầu<br />
<br />
Thuyết của r<br />
<br />
ric H r<br />
<br />
rrg<br />
<br />
Nghiên cứu ánh giá hài lòng của SV<br />
CSĐT/trường đại học<br />
<br />
Chính sách và cách quản lý của công ty<br />
<br />
Chính sách và cách quản lý của trường<br />
Khoa/Lớp<br />
<br />
Điều kiện làm việc<br />
<br />
Điều kiện học tập<br />
<br />
Các mối liên hệ cá nhân<br />
<br />
Các mối liên hệ cá nhân<br />
<br />
Lương<br />
<br />
Học bổng, chế độ hỗ trợ<br />
<br />
Chức vụ<br />
<br />
Ban cán sự lớp<br />
<br />
Sự an toàn<br />
<br />
Sự an toàn trong nhà trường<br />
<br />
Sự thành đạt<br />
<br />
Cơ hội việc làm<br />
<br />
Sự công nhận, thừa nhận<br />
<br />
Bằng cấp<br />
<br />
Sự thăng tiến<br />
<br />
Khả năng nghiên cứu, học tập cao hơn (sau đại học,...)<br />
<br />
Tính hấp dẫn của công việc<br />
<br />
Tạo động cơ<br />
<br />
Công ty<br />
Nhà quản lý trực tiếp<br />
<br />
Tạo sự duy<br />
trì<br />
<br />
Say mê học thuật, nghiên cứu<br />
<br />
3.1.3 Thuyết hành vi của E.C.Tolman<br />
<br />
Chúng tôi vận dụng học thuyết tâm lí của<br />
E.C.Tolman trong nghiên cứu đánh giá hài lòng<br />
của SV. Như vậy, sự hài lòng của SV phụ thuộc<br />
vào đặc điểm của môi trường và đặc trưng từng cá<br />
thể đến hình thành quá trình hình thành tâm lí của<br />
<br />
Theo E.C.Tolman, yếu tố nội sinh là bất kỳ thể<br />
nghiệm nào bên trong của cơ thể, những cái<br />
không thể quan sát một cách khách quan được.<br />
83<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
SV (E.C.Tolman theo Phan Trọng Ngọ, 2003).<br />
M I TRƯỜNG<br />
<br />
Ho t<br />
<br />
ng ào t o<br />
<br />
CÁ THỂ<br />
<br />
TÂM LÍ<br />
<br />
Kiểu nhân cách sinh<br />
viên, nhu cầu<br />
<br />
Hài lòng/Kh ng hài lòng<br />
<br />
Hình 3. Quá trình hình thành sự hài lòng SV ối v i ho t<br />
<br />
Đặc điểm môi trường ảnh hưởng đến cá thể (SV)<br />
đó chính là môi trường học tập trong nhà trường,<br />
bao gồm các hoạt động đào tạo: chương trình,<br />
giảng viên, hoạt động tổ chức đào tạo, cơ sở vật<br />
chất, trang thiết bị và dịch vụ hỗ trợ, mối quan hệ<br />
giữa mọi người trong trường, trong lớp…<br />
<br />
ng ào t o<br />
<br />
ih c<br />
<br />
tổ chức đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, trang<br />
thiết bị, dịch vụ hỗ trợ) về điều kiện và hoạt động<br />
đào tạo của trường để họ có thể trở thành người<br />
có năng lực trong lĩnh vực được đào tạo. Chính sự<br />
thỏa mãn những kì vọng/mong đợi (nhu cầu) của<br />
SV dưới sự định hướng/giáo dục của nhà trường<br />
sẽ đem đến cho họ sự hài lòng, cao hơn nữa tạo<br />
động cơ để họ phấn đấu trong học tập, nghiên cứu<br />
để phát triển”.<br />
<br />
Đặc trưng cá thể có thể là các đặc điểm về kiểu<br />
nhân cách SV, nhu cầu bản thân, giới tính, tuổi,…<br />
Chính đặc trưng của từng cá thể cho ta kết quả<br />
cảm nhận riêng về chất lượng đào tạo của trường.<br />
Bởi vì, với từng cá thể thì mức độ dễ/khó chấp<br />
nhận của họ cũng khác nhau khi nhận sản<br />
phẩm/dịch vụ nhà trường cung cấp.<br />
<br />
Nhu cầu quá trình (1) căn cứ vào thuyết<br />
Abraham Maslow. Khi môi trường bên trong<br />
trường đại học đáp ứng được nhu cầu SV quá<br />
trình (11) thì họ sẽ thỏa mãn, còn ngược lại<br />
không thỏa mãn quá trình (12) . Chính sự không<br />
thỏa mãn nhu cầu sẽ làm cho SV cảm thấy không<br />
hài lòng về sản phẩm/dịch vụ nhà trường cung<br />
cấp.<br />
<br />
Tâm lí cá thể ở đây có thể hiểu đó chính là quá<br />
trình hình thành sự hài lòng của SV khi học tại<br />
trường. Kết quả của quá trình này phụ thuộc vào<br />
đặc điểm của môi trường học tập, nhu cầu và kiểu<br />
nhân cách của từng SV.<br />
<br />
Khi SV thỏa mãn nhu cầu quá trình (11) thì sẽ<br />
xuất hiện hai trạng thái tâm lí: nếu nhà trường đáp<br />
ứng đầy đủ các yếu tố tạo sự duy trì (nhu cầu an<br />
toàn và nhu cầu xã hội) quá trình (11a) thì SV<br />
cảm thấy hài lòng quá trình (11a1) , tuy nhiên sự<br />
hài lòng này không mang động cơ thúc đẩy hoạt<br />
động học tập. Chỉ những nhu cầu được tôn trọng<br />
và nhu cầu tự khẳng định mình quá trình (11b)<br />
được đáp ứng thì sự thỏa mãn mới tạo được động<br />
cơ giúp SV say mê học thuật, nghiên cứu quá<br />
trình (11b1) .<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, yếu tố nội sinh chỉ tập<br />
trung vào hai khía cạnh là: (1) nhu cầu và (2) kiểu<br />
nhân cách (hướng nội/hướng ngoại), bởi lẽ tính<br />
thuận tiện của hai yếu tố này trong tìm hiểu đánh<br />
giá sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo.<br />
3.2 M hình lý thuyết<br />
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, để cá nhân tồn<br />
tại và phát triển trong những điều kiện nhất định.<br />
Khi con người đã có thể sinh tồn thì họ nảy sinh<br />
khát khao tìm kiếm tri thức nên nhu cầu được học<br />
tập xuất hiện. Khi SV học tập tại trường họ mong<br />
muốn có môi trường thuận lợi để có cơ hội phát<br />
triển. Môi trường đó phải thật sự an toàn, lành<br />
mạnh, nhân văn. Trong mối quan hệ giữa thầy –<br />
trò được thực hiện căn cứ vào chương trình đào<br />
tạo, cùng với quá trình tổ chức đào tạo, trong điều<br />
kiện cơ sở vật chất thuận lợi với chất lượng dịch<br />
vụ tốt nhất sẽ tạo cho SV tâm lí yên tâm học tập,<br />
nghiên cứu. Theo chúng tôi quan niệm, nhu cầu<br />
của SV là “những kì vọng/mong đợi của SV<br />
(chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu học tập,<br />
<br />
Như vậy có phải mọi SV khi được đáp ứng nhu<br />
cầu đều có sự thỏa mãn giống nhau Điều đó hoàn<br />
toàn không, bởi lẽ mỗi SV đều có ý kiến chủ quan<br />
trong đánh giá, nhận định vấn đề. Mỗi SV là cá<br />
thể riêng l mang đặc trưng riêng quyết định tính<br />
cách và nhu cầu khác nhau. Chính đặc trưng của<br />
từng cá thể về tính cách quá trình (2) cho ta kết<br />
quả cảm nhận riêng về chất lượng đào tạo của<br />
trường. Bởi vì, với mỗi SV, mức độ chấp nhận<br />
của họ cũng khác nhau khi nhận sản phẩm/dịch vụ<br />
nhà trường cung cấp. Chính cảm nhận chủ quan<br />
của từng SV về chất lượng đào tạo của trường mà<br />
84<br />
<br />