YOMEDIA
ADSENSE
Áo dài, nón bài thơ - nét duyên thầm xứ Huế
236
lượt xem 37
download
lượt xem 37
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Áo dài, nón bài thơ - nét duyên thầm xứ Huế Ở xứ mưa lắm, nắng nhiều, người buôn thúng bán bưng cũng vương nét đoan trang. Trong tấm áo dài bạc màu vì một nắng hai sương, nối tay, nối vạt vì thiếu vải hay may bằng nhung điều quyền quý, người phụ nữ vẫn dịu dàng đến e ấp, nhẹ như mây, hiền như lúa, thơm như sen mùa hạ trong hồ Nội đô. Áo dài Huế thời trước 1945 không chỉ khác với áo dài Hà Nội, Sài Gòn, mà tự thân nó còn đa dạng hoá cho...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áo dài, nón bài thơ - nét duyên thầm xứ Huế
- Áo dài, nón bài thơ - nét duyên thầm xứ Hu ế Ở xứ mưa lắm, nắng nhiều, người buôn thúng bán bưng cũng vương nét đoan trang. Trong tấm áo dài bạc màu vì một nắng hai sương, nối tay, nối vạt vì thiếu vải hay may bằng nhung điều quyền quý, người phụ nữ vẫn dịu dàng đến e ấp, nhẹ như mây, hiền như lúa, thơm như sen mùa hạ trong hồ Nội đô. Áo dài Huế thời trước 1945 không chỉ khác với áo dài Hà Nội, Sài Gòn, mà tự thân nó còn đa dạng hoá cho phù hợp với vị trí xã hội, đặc thù lao động của nhiều tầng lớp phụ nữ Huế. Chiếc áo dài Huế cách điệu làm tôn vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu trong Tử Cấm Thành. Chiếc áo dài "nối thân" để dễ thay thế khi sờn mòn vì lao động không làm giảm đi vẻ dịu dàng duyên dáng của cô gái chèo đò trên sông Hương... Áo dài sớm có vị trí đặc biệt với phụ nữ Huế bởi sắc lệnh vua Minh Mạng ban hành và bởi nếp sống vương giả, điều kiện sinh hoạt của người dân đất đế đô. Các huyện ngoại thành Huế như Hương Trà, Phú Vang vẫn còn tên tuổi, dấu tích các làng dệt sản xuất các mặt hàng vóc, sa, lĩnh, gấm... và những làng thêu danh tiếng như Sơn Điền, Dương Xuân..., tất cả đã tạo nên một phong cách riêng biệt và nổi bật.
- Cuộc đời bà Nguyễn Thị Duyên Sanh (52 tuổi, cựu nữ sinh Đồng Khánh, giáo viên trường THCS Hai Bà Trưng sau này), tấm áo dài là phần không thể thiếu. Bà Sanh mặc áo dài lần đầu tiên khi tròn 16 tuổi, lúc ấy Huế vừa qua cơn bão lịch sử Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968. Chiếc áo ấy được chị gái bà may tay bằng vải mộc trắng đục, cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân, mộc mạc đúng kiểu đồng phục nữ sinh Đồng Khánh thời bấy giờ. Nếu chiếc áo chỉ là một kỷ vật thời hoa phượng, bà Duyên Sanh sẽ không nâng niu cẩn thận đến 36 năm nay. Chiếc áo mở đầu giai đoạn tuyệt diệu nhất trong đời bà: kể từ đây, cô bé Duyên Sanh trở thành người lớn, không còn mặc áo cộc ra đường và bắt đầu được phép coi áo dài như trang phục duy nhất khi rời cổng như mọi phụ nữ trưởng thành đất Cố Đô những năm trước 1975. Cũng từ đây, trong tà áo dài mềm mại mà khá cồng kềnh, phiền toái với người thiếu ý tứ, bà Sanh và các thiếu nữ cùng lứa giữ gìn dáng đi, cách đứng, nết ngồi sao cho luôn nhẹ nhõm. Khi được mời ngồi, họ ý tứ đưa mắt nhìn mặt ghế, khẽ vén vạt áo sau lên rồi mới nhẹ nhàng ngồi xuống. Những ngón tay mềm xếp tà trước, kéo thẳng thớm trên gối cho trang trọng và ưa mắt. Sau này, khi điều khiển xe máy, xe đạp, phụ nữ Huế cũng có những động tác cẩn trọng mà duyên dáng tương tự. Bà Sanh nói, trong chiếc áo dài, người phụ nữ cảm nhận niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy. Với kiểu dáng bó sát thân, chiếc áo giúp họ rèn luyện nét e ấp trời sinh. Trong tà áo dài, ai cũng buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái như khi mang đồ đầm, đồ kiểu. Ngay cả các nữ sinh, tuy đồng phục không bó sát người, vẫn tự thấy phải
- giữ gìn cử chỉ, cử động nhẹ nhàng hơn. Một chút thiếu cẩn trọng cũng có thể làm nhăn vạt, rách tà. Một vệt đất nhỏ trên áo trong mỗi giây lơ là cũng có thể đập ngay vào mắt người đối diện. Chưa nói đến những tác động của thời tiết ở Huế - xứ mưa lắm, nắng nhiều; vạt áo có thể ướt đẫm nước mưa mùa đông, lấm tấm mồ hôi mùa hạ. Thế nên, theo bà Duyên Sanh, loại trang phục bắt buộc và bó buộc này vô tình giúp người mặc trở nên ''mềm'' hơn. Bà từng quen con gái cố nhà thơ - họa sĩ Hải Bằng, một ''nàng'' nổi tiếng nghịch ngợm, cũng thành ''hiền'' sau một thời gian bị cha buộc chỉ mặc áo dài, trừ lúc ngủ. Không biết có phải vì bản tính e lệ của phụ nữ Huế không, mà bà Duyên Sanh cứ đẩy ''tiếng thơm'' của ''một nửa thế giới'' xứ mình cho chiếc áo dài đến vậy. Lớp thế hệ trước, rồi bà Duyên Sanh và các bạn học trường Đồng Khánh, từ những bà vợ quan trong triều, những tiểu thư khuê các mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu, quanh năm trong phòng the, cung cấm đến các chị buôn thúng bán bưng với những gánh bún bò, cơm hến, bánh canh, những giỏ trái cây, xách bánh bèo, bánh lọc một nắng, hai sương từ mọi nẻo ngoại ô Văn Thánh, Kim Long, Nam Giao, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, lên những chuyến đò Thừa Phủ hay 14 tuyến xe buýt tỏa về các chợ nội thành... ai nấy đều kín đáo đến cao sang, nhỏ nhẹ đến nhẫn nhịn, rất Huế. Chiếc áo dài Huế đã trầm bổng cùng tháng năm… Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An cho biết, biến tấu của áo dài xứ Huế gắn liền với những thăng trầm của lịch sử. Thời Minh Mạng, để khắc phục sự ăn
- mặc thiếu đồng nhất tại các miền sau giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhà vua ra sắc chỉ thống nhất y phục trên toàn quốc: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Dân gian phải mặc quần, cấm váy. Riêng với người lớn, áo dài trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường. Ngày ấy, áo dài Huế cũng như ở các vùng miền khác thường đậm màu và có đến 5 tà (sau này thành áo tứ thân - 4 tà). Mỗi thân trước và sau đều có 2 tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Tà thứ 5 ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối dưới khuỷu tay (do ngày ấy các loại vải rộng nhất cũng chỉ đến khổ 40cm). Cổ áo cao khoảng 2-3cm cùng tay và thân áo trên ôm sát người. Tà áo được may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo, dài đến đầu gối. Gấu áo thường võng, vạt rộng đến 80cm. Về quần mặc cùng áo dài, trong khi các bà các cô từ Nam chí Bắc thịnh màu đen giản dị thì phụ nữ Cố Đô thường chọn màu trắng đầy nữ tính. Người trong hoàng tộc và các gia đình giàu có còn may quần chít ba (có 3 ly dọc 2 mép ngoài quần) để tạo dáng quần xòe rộng, trông yểu điệu mà cử động lại thoải mái hơn. Đầu thế kỷ XX, đặc biệt khi thành lập trường Nữ sinh Trung học Đồng Khánh (1917), nữ sinh Trung kỳ đều dồn về Huế học, áo dài trở thành đồng phục sử dụng hàng ngày. Các nữ sinh đều mặc quần trắng, áo dài tím khi đến trường (sau này đổi thành áo trắng mùa khô, xanh nước biển mùa mưa).Đến những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, kiểu dáng của áo dài xứ Huế cũng như các vùng miền không thay đổi, tuy nhiên, màu sắc và chất liệu phong phú hơn hẳn. Chị em có thể chọn
- lựa nhiều loại vải nhập từ châu Âu với các tông màu tươi sáng. Nhờ khổ vải ngoại nhập rộng rãi, áo dài Huế cũng như các nơi khác không còn phần nối giữa sống áo, kéo dài xuống cách mắt cá 20cm, trông mềm mại hẳn. Phụ nữ Cố Đô vẫn nền nã với quần trắng - áo dài; thói quen này dần trở thành mốt thời trang của thiếu nữ nhiều vùng miền (trừ người đã lập gia đình). Áo dài xứ Huế sẽ không có kiểu dáng như ngày nay nếu không trải qua cuộc cách tân, do một họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, chủ tiệm may Le Mur danh tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng tên là Cát Tường khởi xướng. Ông đem đến Hội chợ Huế 1939 một bộ sưu tập áo dài cách điệu lối Âu châu, với 2 tà thay cho 5, cổ khoét hình trái tim (có khi gắn thêm cổ bẻ và một chiếc nơ), tay nối trên vai bồng, hàng khuy chạy dọc theo vai và sườn phải đầy khêu gợi. Luồng gió thời trang này được phụ nữ Cố Đô tiếp nhận, tuy nhiên, do ảnh hưởng của nếp sống kín đáo, áo dài Huế chỉ cách tân trong chừng mực, bằng cách giảm số tà còn 2 và mở khuy từ vai xuống eo. Những năm 50, cùng xu thế thời trang trên cả nước, áo dài xứ Huế bắt đầu lượn eo theo thân người mặc, cổ cao hơn, vạt thu hẹp lại để tôn dáng thiếu nữ. Đến khoảng những năm 60, khi chị em bắt đầu dùng áo nịt ngực, các tiệm may Huế mới chít eo áo dài, tạo sức quyến rũ cho người mặc. Cuối thập niên này, vai áo dài Huế, theo mốt Sài Gòn, được cắt raglan để tránh nhăn cho phần ngực và nách. Tuy nhiên, vẫn chít eo trong khi áo dài mini theo mốt ''Hippy'' (thân áo may lượn và không chiết eo, cổ ngắn, vạt hẹp, chỉ dài đến đầu gối) được chuộng ở hầu hết
- các đô thị phía Nam. Chiếc cổ cao kín đáo cũng vẫn được phụ nữ Huế chọn không suy tính trong khi người ta nô nức khoét cổ thuyền theo đề xướng của Trần Lệ Xuân.Từ sau 1975, áo dài gần như không thay đổi về kiểu dáng, dù vắng bóng hơn trong đời sống (theo nhiều người Huế, có thể do mức sống thấp những năm sau chiến tranh). Đến cuối những năm 90, khi làn sóng cách tân áo dài của các nhà thiết kế thời trang tràn về Huế, hầu như chỉ có người làm nghề biểu diễn hưởng ứng. Ngày nay, phụ nữ Cố Đô vẫn ''kín'' toàn thân với những chiếc áo dài vải không quá mỏng, vạt gần chấm gót, cổ vươn cao lượn tròn kín đáo, eo hạ thấp để giảm đến mức ít nhất khoảng lưng, bụng hở khi tà áo bay. Người phụ nữ Huế mặc áo dài trắng cả trong khi làm lụng, mua bán... Trước 1945, tiêu biểu cho vẻ đẹp Huế trong thời trang lại là một phụ nữ đến từ Nam Bộ: Nam Phương Hoàng hậu. Hay chính Huế đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp của cô gái miền Nam? Đó là một hiện tượng hiếm hoi trong thế giới mode. Trang phục cổ truyền dành cho các cô dâu trong đám cưới ngày nay chính là "thời trang Nam Phương Hoàng hậu". Áo dài Huế - Thanh tao xứ tím yêu kiều… Ai từng đến Huế, muốn may áo dài thường tìm đến một ''cây kéo vàng'' đất Cố Đô, ông Nguyễn Văn Chi (tiệm may Chi, 29 Mai Thúc Loan). Làm nghề từ năm 1970, ông Chi chứng kiến nhiều đổi thay của chiếc áo dài xứ Huế. Ông cho biết, dù chất liệu, kiểu dáng qua thời gian có nhiều thay đổi nhưng quan niệm về sắc màu và mục đích sử dụng của người phụ nữ Cố Đô thì vẫn vẹn nguyên. ''Một nửa thế giới'' ở đây tuyệt nhiên không bị làn sóng thời trang lung lạc, vẫn nhuần nhụy ''trông
- màu trời, chọn sắc áo''. Áo Tết thường có màu tươi sáng. Áo mặc các dịp cúng, lễ,giỗ, kỵ may rộng, vải màu nâu (người Huế gọi là màu đà), xanh noir (gọi là màu tím), màu ghi (ở Huế là màu lam), màu cà phê sữa, với hoa văn chìm. Áo ra ngoài trời mưa màu đậm; còn để đi dưới nắng, thường nhạt màu, sáng trong. Phụ nữ xứ chiều tím cũng có màu áo tím đặc trưng của mình, không giống ở mọi nơi. Theo ông Chi, tím Huế không phải là màu bông bèo (màu hoa lục bình) trong Nam hay tím hoa cà ngoài Bắc, cũng không giống màu tím đậm của nước quả mồng tơi như nhiều người lầm tưởng. Với người Cố Đô, tím Huế không ngả qua đen, không tía qua đỏ mà chỉ đủ đậm như màu mực học trò trên giấy trắng. Cùng với sự nền nã của màu sắc, vẻ kín đáo của kiểu dáng, nét dịu dàng, quý phái trong cử chỉ người mặc, chiếc áo dài tím với tà áo lồng lộng gió (như lời hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) cùng vành nón lá che nghiêng mái tóc thề, không biết tự bao giờ, thành hình ảnh khó có thể thiếu khi người ta nhắc đến xứ sông Hương, núi Ngự. Các bạn người nước ngoài của nhà văn Bửu Ý (một người Huế gốc) từng ngưỡng mộ thốt lên: ''Không đâu có loại trang phục nữ nào kín đến thế, cũng không có loại áo nào hở cho bằng, nhất là khi khoác trên mình những cô gái dịu hiền xứ Huế''. Bởi đủ dài tha thướt để hút ánh mắt người ta theo vóc dáng thanh tao như bay, như múa trên phố. Đủ kín để người ta ước tìm chỗ hở, chỗ nhô. Càng đủ nhẹ để người ta thấy sức nặng quyến rũ của ánh mắt trong sáng, nụ cười e ấp, cử chỉ duyên dáng, rồi cảm nhận trái tim nhân hậu, dịu dàng của người phụ nữ vùng non
- thanh, thủy tú này. Cùng với áo dài, phụ nữ Huế còn có chiếc nón bài thơ duyên dáng. Chiếc nón bài thơ ngày nay cũng là kết quả của nhiều lần sàng lọc, qua thực tế sử dụng che mưa, nắng. Để làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò, bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn