Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
(nếu có) của loại phác đồ này lên kết quả có thai<br />
của người xin noãn.<br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sử dụng GnRH đồng vận thay hCG khởi<br />
động trưởng thành noãn trong chu kỳ GnRH<br />
đối vận là một giải pháp an toàn, hiệu quả tránh<br />
QKBT ở những chu kỳ có nguy cơ cao QKBT.<br />
Hỗ trợ hoàng thể bằng cách tăng liều steroid<br />
ngoại sinh có thể giúp duy trì tỉ lệ thành công<br />
trên những chu kỳ phôi tươi.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
180<br />
<br />
Engmann L, DiLuigi A, Schmidt D, Nulsen J, Maier D, Benadiva<br />
C (2008). The use of gonadotropin-releasing hormone (GnRH)<br />
agonist to induce oocyte maturation after cotreatment with<br />
GnRH antagonist in high-risk patients undergoing in vitro<br />
fertilization prevents the risk of ovarian hyperstimulation<br />
syndrome: a prospective randomised controlled study. Fertility<br />
and Sterility, 89:84–91.<br />
Griesinger G, Von Otte S, Schroer A, Ludwig AK, Diedrich K,<br />
Al-Hasani S,<br />
Schultze-Mosgau A<br />
(2007). Elective<br />
cryopreservation of all pronuclear oocytes after GnRH agonist<br />
triggering of final oocyte maturation in patients at risk of<br />
developing OHSS: a prospective observational proof-of-concept<br />
study. Human Reproduction, 22:1348–1352.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Humaidan P, Ejdrup Bredkjær H, Bungum L, Bungum M,<br />
Grøndahl ML, Westergaard LG, Yding Andersen C (2005).<br />
GnRH agonist (Buserelin) or hCG for ovulation induction in<br />
GnRH antagonist IVF/ICSI cycles: a prospective randomised<br />
study. Human Reproduction, 20:1213–1220.<br />
Humaidan P, Papanikolaou E.G, and Tarlatzis B.C (2009).<br />
GnRHa to trigger final oocyte maturation: a time to reconsider.<br />
Human Reproduction, 24: 2389–2394.<br />
Humaidan P, Bredkjær HE, Westergaard LG, Andersen CY<br />
(2010). 1,500 IU human chorionic gonadotropin administered at<br />
oocyte retrieval rescues the luteal phase when gonadotropinreleasing hormone agonist is used forovulation induction: a<br />
prospective, randomized controlled study. Fertility and Sterility,<br />
93: 847-854.<br />
Itskovitz J, Boldes R, Levron J, Erlik Y, Kahana L, Brandes JM<br />
(1991). Induction of preovulatory luteinizing hormone surge and<br />
prevention of ovarian hyperstimulation syndrome by<br />
gonadotropin-releasing hormone agonist. Fertility and Sterility,<br />
56:213–220.<br />
Kolibianakis EM, Schultze-Mosgau A, Schroer A, Van<br />
Steirteghem A, Devroey P, Diedrich K, Griesinger G (2005). A<br />
lower ongoing pregnancy rate can be expected when GnRH<br />
agonist is used for triggering final oocyte maturation instead of<br />
hCG in patients undergoing IVF with GnRH antagonist. Human<br />
Reproduction, 20:2887–2892.<br />
Tavaniotou A, Devroey P (2006). Luteal hormonal profile of<br />
oocyte donors stimulated with a GnRH antagonist compared<br />
with natural cycles. Reprod Biomed Online, 3:326–330.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ÁP DỤNG KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH NOÃN<br />
CHO CÁC TRƯỜNG HỢP KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG<br />
CÓ NGUY CƠ CAO QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG<br />
Phùng Huy Tuân*, Vương Thị Ngọc Lan**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trưởng thành noãn trong những chu kỳ kích thích buồng trứng thụ<br />
tinh ống nghiệm (TTTON) có nguy cơ cao quá kích buồng trứng (QKBT).<br />
Phương pháp: Báo cáo loạt ca các trường hợp bệnh nhân kích thích buồng trứng TTTON có nguy cơ<br />
cao QKBT được thực hiện IVM tại IVF Vạn Hạnh. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng (KTBT) bằng<br />
phác đồ down-regulation. Nguy cơ cao QKBT được chẩn đoán khi bệnh nhân có trên 20 nang từ 10 - <<br />
14mm trên 2 buồng trứng khi siêu âm và nồng độ estradiol > 2000 pg/ml vào ngày 6 của KTBT. Bệnh nhân<br />
được dừng KTBT và chuyển sang thực hiện IVM. Bệnh nhân được tiêm hCG 10.000 IU, sau đó, chọc hút<br />
lấy noãn non 36 giờ sau tiêm hCG. Trưởng thành noãn được thực hiện trong 24 giờ, thụ tinh bằng kỹ<br />
thuật ICSI, chuyển phôi 2 ngày sau ICSI.<br />
Kết quả: Có 30 trường hợp nguy cơ cao QKBT được chuyển IVM. Tuổi trung bình là 30,38 ± 3,1. Số<br />
lượng noãn chưa trưởng thành thu được là 21,75 ± 9,13. Tỉ lệ trưởng thành noãn sau IVM là 72,3%, số phôi<br />
trung bình là 11,63 ± 8,51. Tất cả bệnh nhân đều được chuyển phôi, với tỉ lệ thai lâm sàng là 50% và không ghi<br />
nhận trường hợp QKBT nào.<br />
Kết luận: Áp dụng IVM cho các trường hợp nguy cơ cao QKBT an toàn và hiệu quả. Chuyển IVM có thể là<br />
một giải pháp tránh QKBT cho các trường hợp KTBT bằng phác đồ dài.<br />
Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm (TTTON), kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM), hội chứng<br />
quá kích buồng trứng (QKBT).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESCUE IN-VITRO MATURATION OF OOCYTES (IVM) IN STIMULATED IVF/ICSI CYCLES AT<br />
HIGH RISK OF OVARIAN HYPERSTIMULATION<br />
Phung Huy Tuan, Vuong Thi Ngoc Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 180 - 184<br />
Objective: To assess the efficacy and safety of rescue IVM in stimulated IVF/ICSI cycles at high risk of<br />
developing ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS).<br />
Method: This was a case-series study involving the cycles undergoing ovarian stimulation for IVF/ICSI<br />
treatment and having high risk of OHSS at IVF VanHanh. Ovarian stimulation was performed with downregulation protocol. High risk of OHSS was defined as cycles had >/= 20 follicles of 10 - < 14 mm in both ovaries<br />
and estradiol level was over 2000 pg/ml on day 6 of stimulation. Cycles had ovarian stimulation stopped and was<br />
converted to IVM. hCG 10,000 IU was administered. Immature oocyte pick-up was performed 36 hours after<br />
hCG. IVM process lasted for 24 hours, insemination was done by ICSI, embryo transfer was 2 days after ICSI.<br />
Results: Thirty cycles at high risk of OHSS were converted to IVM. Mean age was 30.38 ± 3.1. Mean<br />
* IVF Vạn Hạnh – BV Vạn Hạnh ** Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Phùng Huy Tuân<br />
ĐT: 0903.665992<br />
Email: bacsytuan@gmail.com<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
number of immature oocytes retrieved was 21.75 ± 9.13. The maturation rate was 72.3%, mean number of<br />
embryos was 11.63 ± 8.51. All cycles had fresh embryo transfer. Clinical pregnancy was achieved in 15 cycles<br />
(50%). None of the patients developed any forms of OHSS.<br />
Conclusion: Rescue IVM is safe and effective. IVM could be an alternative for the prevention of OHSS in<br />
IVF/ICSI cycles stimulated with down-regulation protocol having high risk of OHSS.<br />
Key words: invitro fertilization (IVF), invitro maturation of oocytes (IVM), ovarian hyperstimulation<br />
syndrome (OHSS).<br />
tiêm hCG và hủy chu kỳ TTTON ở những bệnh<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
nhân nguy cơ cao QKBT có thể tránh được<br />
Hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT) là<br />
QKBT tuy nhiên biện pháp này thường ít được<br />
một trong những biến chứng thường gặp của<br />
bệnh nhân chấp nhận do đã tốn chi phí điều trị<br />
kích thích buồng trứng (KTBT). Trong các chu<br />
trước đó.<br />
kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), tỉ lệ<br />
Trưởng thành trứng non (In vitro<br />
QKBT xảy ra khoảng từ 5 – 10% với QKBT nặng<br />
maturation<br />
– IVM) là kỹ thuật nuôi trứng non<br />
cần nhập viện từ 2 – 3%(4,6). QKBT là tình trạng 2<br />
giai đoạn GV đến giai đoạn trưởng thành MII<br />
buồng trứng đáp ứng quá mức với FSH làm các<br />
trong in vitro. Noãn sau khi đã trưởng thành sẽ<br />
nang noãn ở 2 buồng trứng phát triển nhiều, 2<br />
được thụ tinh và nuôi cấy như các trường hợp<br />
buồng trứng căng to, nồng độ E2 tăng cao và<br />
TTTON bình thường. Ưu điểm của kỹ thuật này<br />
bệnh cảnh của tràn dịch đa màng. Cơ chế bệnh<br />
là tránh được QKBT do không hoặc chỉ sử dụng<br />
sinh của QKBT chưa được hiểu rõ, tuy nhiên<br />
ít thuốc KTBT. IVM thường được chỉ định cho<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa<br />
những bệnh nhân buồng trứng đa nang với số<br />
nồng độ hCG và VEGF (vascular endothelial<br />
nang noãn thứ cấp nhỏ nhiều hơn bình thường<br />
growth factor) do tế bào hạt tiết ra gây tăng tính<br />
sẽ có nguy cơ QKBT khi KTBT làm TTTON(1).<br />
thấm thành mạch và tràn dịch đa màng(10).<br />
Bệnh nhân không KTBT hoặc chỉ KTBT nhẹ, siêu<br />
Dự phòng QKBT là một vấn đề cần được<br />
âm theo dõi và chọc hút trứng khi có khoảng 10<br />
quan tâm trong quá trình KTBT. Dự phòng chủ<br />
nang < 10mm. Dựa trên kỹ thuật và ưu điểm của<br />
động được ưu tiên hàng đầu với các biện pháp<br />
IVM là chọc hút nang nhỏ, nuôi cấy cho trưởng<br />
có thể thực hiện như sử dụng liều đầu FSH phù<br />
thành và tránh QKBT, chúng tôi tiến hành<br />
hợp để không gây phát triển quá nhiều nang<br />
chuyển IVM trong những chu kỳ thụ tinh trong<br />
noãn hay siêu âm và định lượng nội tiết theo dõi<br />
ống nghiệm có nguy cơ QKBT cao nhằm dự<br />
sự phát triển nang noãn cẩn thận từ đó điều<br />
phòng QKBT.<br />
chỉnh liều FSH thích hợp. Tuy nhiên, trong một<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
số trường hợp, đáp ứng buồng trứng không thể<br />
Đánh giá hiệu quả chuyển IVM trong những<br />
tiên đoán được đưa đến nguy cơ QKBT. Một số<br />
chu<br />
kỳ TTTON với nguy cơ QKBT cao.<br />
biện pháp được đưa ra để dự phòng thụ động<br />
QKBT trong các chu kỳ nguy cơ cao QKBT như<br />
coasting, trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ<br />
chu kỳ sau, sử dụng GnRH đồng vận thay cho<br />
hCG để gây sự trưởng thành của noãn trong các<br />
chu kỳ KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận, sử<br />
dụng đồng vận dopamin, truyền dung dịch cao<br />
phân tử. Các biện pháp dự phòng thụ động<br />
giúp giảm được QKBT nhưng không có một<br />
phương pháp nào là dự phòng tuyệt đối được<br />
QKBT ở những trường hợp nguy cơ cao. Không<br />
<br />
182<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Báo cáo loạt ca.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Chúng tôi tiến hành hồi cứu 30 trường hợp<br />
KTBT trong TTTON được chuyển sang IVM do<br />
nguy cơ QKBT cao từ 01/2008 đến 12/2009 tại<br />
bệnh viện Vạn Hạnh.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Tất cả bệnh nhân được chỉ định làm TTTON<br />
và tiến hành KTBT bằng phác đồ dài sử dụng<br />
GnRH agonist từ ngày thứ 21 của chu kỳ trước<br />
trong 14 ngày, sau đó kết hợp với FSH tái tổ<br />
hợp. Liều FSH được chỉ định tùy theo tuổi, nồng<br />
độ FSH cơ bản, số nang thứ cấp đầu chu kỳ<br />
(AFC). Trong quá trình theo dõi nang noãn, nếu<br />
bệnh nhân có trên 20 nang từ 10mm đến dưới<br />
14mm trên 2 buồng trứng khi siêu âm và nồng<br />
độ estradiol > 2000 pg/ml vào ngày 6 của kích<br />
thích buồng trứng thì được chẩn đoán là nguy<br />
cơ cao QKBT và được chuyển IVM.<br />
Bệnh nhân được tiêm hCG 10.000 đơn vị<br />
(Pregnyl 5000IU, Schering Plough) và được chọc<br />
hút noãn khoảng 36 – 40 giờ sau hCG. Noãn<br />
được chọc hút bằng máy, sử dụng kim chuyên<br />
dụng loại hai nòng (Kitazato, Nhật). Noãn được<br />
trưởng thành trong môi trường IVM (Medicult,<br />
Đan Mạch) trong điều kiện 6% CO2, 7% O2, 87%<br />
N2 trong 25-26 giờ. Chúng tôi sử dụng môi<br />
trường cấy phức tạp nhiều thành phần, có pha<br />
thêm huyết thanh của chính phụ nữ thực hiện<br />
điều trị và FSH, hCG và hormon tăng trưởng<br />
(GH) cần thiết cho sự phát triển của noãn. Sau<br />
đó kiểm tra số noãn trưởng thành vào 25 - 26 giờ<br />
sau. Noãn trưởng thành sẽ được tiêm tinh trùng<br />
vào bào tương để thụ tinh. Quá trình nuôi cấy<br />
phôi diễn ra như trong các trường hợp TTTON<br />
bình thường, sử dụng hệ thống môi trường của<br />
Medicult. Phôi được chuyển vào buồng tử cung<br />
hai ngày sau đó. Hỗ trợ làm tổ của phôi được<br />
thực hiện bằng cách cho bệnh nhân sử dụng<br />
phối hợp estradiol 8mg/ngày (Progynova 2mg,<br />
Schering, uống) và progesterone 90mg/ngày<br />
(dạng gel bơm âm đạo, Crinone 9%, Merck<br />
Serono).<br />
Thử thai 14 ngày sau chuyển phôi. Nếu kết<br />
quả thử thai dương tính, bệnh nhân sẽ được tiếp<br />
tục sử dụng estradiol và progesterone như trên<br />
đến khi thai được 12 tuần. Siêu âm thai sẽ được<br />
tiến hành 3 tuần sau thử thai.<br />
<br />
Các yếu tố đánh giá kết quả<br />
Số noãn chọc hút trung bình, tỷ lệ noãn<br />
trưởng thành sau nuôi cấy, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phôi tốt, tỷ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ QKBT.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 01/2008 đến 12/2009 có 30 trường hợp<br />
nguy cơ QKBT cao trong TTTON được chuyển<br />
sang IVM. Đặc điểm bệnh nhân được mô tả ở<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1<br />
Tuổi trung bình<br />
FSH cơ bản<br />
AFC<br />
Chỉ định<br />
Tai vòi<br />
PCOS<br />
Tinh trùng yếu<br />
Chưa rõ nguyên nhân<br />
<br />
Kết quả<br />
30,38 ± 3,1<br />
6,03 ± 1,9<br />
7,23± 1,28<br />
8<br />
6<br />
9<br />
7<br />
<br />
Đặc điểm chu kỳ điều trị bảng 2.<br />
Bảng 2<br />
Thời gian KTBT trung bình<br />
Liều đầu FSH<br />
Tổng liều FSH<br />
Số nang < 14mm khi chuyển<br />
sang IVM<br />
Nồng độ E2 khi chuyển sang<br />
IVM<br />
<br />
Kết quả<br />
6,25 ± 0,46<br />
175 ± 52,5<br />
950 ± 307<br />
29,5 ± 7,7<br />
2185 ± 830<br />
<br />
Kết quả 30 trường hợp chuyển sang IVM<br />
được mô tả bảng 3.<br />
Bảng 3<br />
Số noãn chọc hút<br />
Tỉ lệ noãn trưởng thành sau IVM (%)<br />
Số phôi<br />
Số phôi tốt<br />
Số phôi chuyển<br />
Số phôi trữ<br />
Độ dày NMTC<br />
Tỉ lệ thai lâm sàng (%)<br />
Tỉ lệ QKBT<br />
<br />
Kết quả<br />
21,75 ± 9,13<br />
72,36 ±10,70<br />
11,63 ± 8,51<br />
7,75 ± 5,00<br />
4,38 ± 0,74<br />
3,5 ± 4.07<br />
9,25 ± 1,38<br />
50<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ QKBT và<br />
thời điểm chuyển từ KTBT sang IVM<br />
Đối với các phương pháp dự phòng QKBT<br />
thụ động như coasting, trữ phôi toàn bộ, sử<br />
dụng GnRH đồng vận thay cho hCG để gây sự<br />
<br />
183<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
trưởng thành của noãn.v.v., bệnh nhân được<br />
chẩn đoán có nguy cơ cao QKBT trong đa số các<br />
nghiên cứu là khi siêu âm có trên 20 nang ><br />
15mm và nồng độ E2 > 6000 – 10000 pg/ml. Từ<br />
đó, chúng tôi đề ra tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ<br />
QKBT dựa vào số lượng nang noãn và kích<br />
thước nang noãn trên siêu âm. Bệnh nhân có<br />
trên 20 nang từ 10mm đến dưới 14mm trên 2<br />
buồng trứng khi siêu âm thì được chẩn đoán là<br />
sẽ có nguy cơ cao QKBT và được chuyển IVM.<br />
Chúng tôi chủ động chuyển IVM khi nang <<br />
14mm do những nang ≥ 14mm được xem là<br />
những nang vượt trội, khi đó nang noãn tự phát<br />
triển mà không cần gonadotrophins(3) và tế bào<br />
hạt đã hình thành nhiều trong nang noãn sẽ<br />
tăng tiết VEGF và dưới tác dụng của hCG sẽ gây<br />
QKBT(10). Do đó, nếu chờ đến khi nang noãn<br />
vượt trội ≥ 14mm mà chuyển sang IVM khi tiêm<br />
hCG 10.000 IU thì không thể tránh được QKBT.<br />
Sự khác biệt chính giữa IVM và “chuyển<br />
IVM” là thời điểm lấy noãn. Đối với IVF bình<br />
thường, thời điểm cho hCG khi có nang vượt<br />
trội ≥18mm và nồng độ E2 trong máu đã đủ.<br />
Ngược lại trong IVM thời điểm chọc hút noãn<br />
khi nang lớn nhất 10mm sẽ giảm đáng kể số noãn thu<br />
được(2). Russell thấy số trứng thu được, tỉ lệ<br />
trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh giảm đáng kể ở<br />
những chu kỳ có nang vượt trội >14mm(8).<br />
Thường khi có nang vượt trội >14mm, một số<br />
nang nhỏ hơn sẽ bị thoái hóa đi từ đó sẽ thu<br />
được trứng ít hơn(1). Thời điểm lựa chọn<br />
chuyển IVM của chúng tôi là khi nang lớn<br />
nhất