Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ÁP DỤNG THEO DÕI NỒNG ĐỘ THUỐC VANCOMYCIN<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG<br />
Lê Ngọc Hùng*, LêThị Diễm Thủy**, Trần Quang Vinh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát tỉ lệ bệnh nhân đạt được liều trũng vancomycin trong phạm vi,<br />
5-15 µg/ml, nhờ vào áp dụng theo dõi nồng độ thuốc trong điều trị lâm sàng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, mở, không nhóm chứng, áp dụng quy trình theo dõi nồng độ thuốc<br />
vancomycin trong điều trị trên 36 bệnh nhân (3 viêm phổi, 33 viêm màng não) tại khoa Hồi sức ngoại thần kinh,<br />
bệnh viện Chợ rẫy. Liều khởi đầu vancomycin được cho dựa theo độ thanh thải creatinin (ClCr), 1000 mg/12<br />
giờ/ngày nếu ClCr ≥ 60 ml/phút và 500 mg/8 giờ/ngày nếu ClCr < 60 ml/phút. Nồng độ trũng và đỉnh của<br />
vancomycin được đo vào 30 phút trước và sau liều thứ 4th (giai đoạn ổn định dược động học). Liều điều trị được<br />
tăng hoặc giảm dựa chủ yếu theo kết quả của nồng độ trũng. Bệnh nhân được chỉnh liều sẽ được khảo sát lại<br />
nồng độ trũng và đỉnh lần 2 ở giai đoạn ổn định mới của dược động học.<br />
Kết quả: Có 6 bệnh nhân được chỉ định dùng vancomycin liều thấp, 500 mg/8 giờ/ngày, do ClCr< 60<br />
ml/phút. Trong đó 4 bệnh nhân đạt nồng độ trũng trong phạm vi 5-15 µg/mL, 02 bệnh nhân được chỉnh liều lần<br />
2, và đạt nồng độ trũng 4,73 và 18,2 µg/ml. Ba mươi (30) bệnh nhân được chỉ định dùng liều chuẩn khởi đầu<br />
1000 mg/12 giờ/24 giờ, 9 bệnh nhân sau đó được chỉnh liều vancomycin (30%) và 8/9 đạt nồng độ trũng trong<br />
phạm vi 5-15 µg/ml, 01 bệnh nhân có nồng độ trũng là 16,3 µg/ml. Tổng cộng có 34/36 (94,4%) bệnh nhân đạt<br />
hợp lý nồng độ trũng vancomycin. Không ghi nhận tác dụng độc trên thận trên tất cả bệnh nhân. Tỉ lệ điều trị<br />
thành công là 6/11 (54,5%), 19/21 (90,1%) và 2/4 (50%) theo thứ tự cho vancomycin đơn trị liệu, phối hợp thêm<br />
với 1 kháng sinh và 2 kháng sinh khác.<br />
Kết luận: Theo dõi nồng độ vancomycin dễ áp dụng và có hiệu quả, cần được áp dụng để đảm bảo đạt được<br />
nồng độ thuốc cần thiết cho điều trị, ngăn ngừa sự phát triển kháng thuốc của S. aureus<br />
Từ khóa: V ancomycin, theo dõi nồng độ thuốc trong điều trị, nồng độ trũng, độc tính trên thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APLICATION OF THERAPEUTIC DRUG MONITORING OF VANCOMYCIN IN CLINICAL<br />
TREATMENT<br />
Le Ngoc Hung, Le Thi Diem Thuy, Tran Quang Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 – 2011: 416 - 423<br />
Backgrounds: The aim of this study is to investigate the percentage of patients reaching the trough<br />
concentration of vancomycin in the range, 5-15 µg/ml due to the application of therapeutic drug monitoring<br />
(TDM) in clinical treatment.<br />
Methods: An open-label, non-comparative, interventional study of TDM of vancomycin was applied on 36<br />
patients (3 with pneumonia, 33 with meningitis) in the Neurosurgical Intensive Care Department, Cho Ray<br />
Hospital. The initial dose of vancomycin was given based on the clearance of creatinine (ClCr), as 1000 mg/12<br />
hrs/day if ClCr ≥ 60 ml/min and 500 mg/8 hrs/day if ClCr < 60 ml/min. The trough and peak concentrations of<br />
vancomycin were measured at 30 minutes before and after the 4th dose (steady state of pharmacokinetics). The<br />
* Khoa Sinh Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy; ** Đơn vị Dược Lâm Sàng, bệnh viện Chợ Rẫy;<br />
*** Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Hùng, ĐT: 0913-653618, Email: lengochungan@yahoo.com<br />
<br />
416<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
treatment dose was adjusted to increase or reduce based mainly on the result of trough concentration. Patients<br />
having adjusted doses will be re-evaluated on the trough and peak concentrations in 2nd time at the new steady<br />
state of pharmacokinetics.<br />
Results: There were 6 patients indicated to treat with the low vancomycin dose, 500 mg/8 hrs/day, due to<br />
ClCr< 60 ml/min. In which 4 cases had trough concentrations in range of 5-15 µg/mL, 02 cases had the 2nd<br />
adjusted dose and then had trough concentrations of 4.73 and 18.2 µg/ml. Thirty (30) patients were indicated<br />
with initial standard dose 1000 mg/12 hrs/24 hrs, 9 patients then were adjusted vancomycin dose and 8/9<br />
reached the trough concentrations in range, 5-15 µg/ml, and 01 patient with 16.3 µg/ml. Totally, there were<br />
34/36 (94.4%) patients had the suitable trough concentrations of vancomycin. No record on nephrotoxicity was<br />
noted. The percentages of successful treatment were 6/11 (54.5%), 19/21 (90.1%) and 2/4 (50%) respectively to<br />
vancomycin monotherapy, in combination with one and two other antibiotics.<br />
Conclusion: Therapeutic Theo dõi nồng độ vancomycin dễ áp dụng và có hiệu quả, cần được áp dụng để<br />
đảm bảo đạt được nồng độ thuốc cần thiết cho điều trị, ngăn ngừa sự phát triển kháng thuốc của S. aureus<br />
Key words: Vancomycin, theo dõi nồng độ thuốc trong điều trị, nồng độ trũng, độc tính trên thận.<br />
vancomycin đầu tiên được đưa ra bởi Geraci<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
năm 1977, với nồng độ trũng 5-10µg/ml và nồng<br />
Vancomycin là kháng sinh họ glycopeptide<br />
độ đỉnh 30-40 µg/ml(7). Gần đây, theo khuyến<br />
đã được sử dụng trên lâm sàng gần 50 năm cho<br />
cáo của Hội Lồng Ngực Mỹ, và Hội Bệnh Nhiễm<br />
điều trị các dòng Staphylococcus aureus tiết ra<br />
Khuẫn Mỹ nồng độ trũng vancomycin càng cao<br />
penicillinase(18). Vancomycin là một trong các<br />
và hẹp hơn, 15-20 µg/mL, trên bệnh nhân người<br />
kháng sinh được sử dụng nhiều ở Mỹ trong điều<br />
lớn bị viêm phổi mắc phải trong bệnh viện, viêm<br />
trị các trường hợp nhiễm khuẩn gram- dương<br />
phổi do thở máy, và viêm phổi do chăm sóc y<br />
nguy hiểm bao gồm S. aureus kháng methicillin<br />
tế(1). Tổng quát, nồng độ trũng vancomycin được<br />
(16)<br />
(MRSA) . Sử dụng vancomycin lúc đầu tiên<br />
khuyến cáo duy trì trong 5-15µg/ml, và ở phạm<br />
thường có một số tác dụng ngoại ý, như độc tính<br />
vi này ít khi gặp trường hợp nồng độ đỉnh<br />
liên quan đến tốc độ truyền (hội chứng người đỏ<br />
tương ứng > 40µg/mL(15,8,6,9).<br />
- red man syndrome), độc tính trên thận, và có<br />
Theo dõi nồng độ vancomycin trong điều<br />
thể độc tính trên tai. Dựa theo các nghiên cứu<br />
trị vẫn là khuyến cáo bắt buộc được nêu<br />
sau đó, có vẽ tính không tinh khiết cùa các chế<br />
khuyến cáo đồng thuận năm 2009 của Hội<br />
phẩm ban đầu của vancomycin đã gây các tác<br />
Dược Sĩ Hệ Thống Y Tế Mỹ, Hội Bệnh Nhiễm<br />
dụng ngoại ý này(16,17). Việc sử dụng vancomycin<br />
Khuẫn Mỹ, và Hội Dược Sĩ Bệnh Nhiễm Mỹ là<br />
đã bị giảm xuống khi có sự xuất hiện các dẫn<br />
theo dõi nồng độ trũng vancomycin phải được<br />
xuất penicillins bán tổng hợp như methicillin,<br />
thực hiện vào giai đoạn ổn định là lần cho<br />
oxacillin, nafcillin do các dẫn chất này ít độc tính<br />
thuốc<br />
thứ 4th, nồng độ trũng được khuyến cáo<br />
hơn(16,17). Tuy nhiên sự gia tăng mạnh các nhiễm<br />
≥ 10 µg/ml để tránh sự phát triển chủng vi<br />
khuẫn MRSA vào thập niên 1980 đã lại mang<br />
khuẩn S. aureus kháng thuốc(18).<br />
vancomycin trở lại là kháng sinh cơ bản trong<br />
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, vancomycin là thuốc<br />
điều trị loại vi khuẩn này.<br />
thường được chỉ định trong điều trị theo kinh<br />
Dựa trên nhiều nghiên cứu dược động học<br />
nghiệm hoặc có hướng dẫn kháng sinh đồ cho<br />
trên các quần thể bệnh nhân khác nhau và nhiều<br />
các trường hợp nhiễm khuẩn nặng với S. aureus.<br />
dạng thuốc thương mại có sẵn trên thị trường đã<br />
Theo dõi nồng độ vancomycin trong điều trị có<br />
giúp xây dựng nồng độ đích của vancomycin<br />
thực hiện nhưng chưa đầy đủ.<br />
một cách khá chính xác với đặc điểm một cửa sổ<br />
Nghiên cứu này nhằm khảo sát giá trị ứng<br />
điều trị hẹp. Khoãng cửa sổ điều trị hẹp<br />
dụng lâm sàng của theo dõi nồng độ<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
417<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
vancomycin trong trị liệu với 2 mục tiêu: 1) tỉ<br />
lệ trường hợp điều chỉnh được nồng độ<br />
vancomycin vào trong cửa sổ điều trị, và (2) tỉ<br />
lệ tác dụng ngoại ý suy thận gặp phải sau điều<br />
chỉnh. Ngoài ra cũng ghi nhận các hiệu quả<br />
khác như tỉ lệ điều trị gồm lành bịnh, tỉ lệ phải<br />
đổi phác đồ khác không có vancomycin, và tỉ<br />
lệ tử vong.<br />
<br />
Liều thuốc vancomycin được cho theo ước<br />
tính để đạt được nồng độ trũng trong khoãng 515 µg/mL như sau:<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Cách cho thuốc: pha loãng vancomycin với<br />
dextrose 5% để đạt nồng độ 5 mg<br />
vancomycin/ml dung dịch dextrose 5% (500 mg<br />
vancomycin pha loãng với 100 ml Dextrose 5%<br />
và 1000 mg vancomycin với 200 ml Dextrose<br />
5%). Tốc độ truyền tĩnh mạch 10 mg/phút<br />
(tương đương 2 ml/phút, hay 40 giọt/phút).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu dạng tiền cứu, can<br />
thiệp, mở, không đối chứng.<br />
<br />
Đối tượng tham gia nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nội trú điều trị tại khoa Hồi sức<br />
Ngoại thần Kinh, bệnh viện Chợ Rẫy có chỉ định<br />
sử dụng Vancomycin trong điều trị bệnh lý<br />
nhiễm trùng. Thời gian sử dụng Vancomycin dự<br />
kiến ≥ 4 ngày.<br />
Các bệnh nhân có chỉ định lọc thận nhân tạo,<br />
thẩm phân phúc mạc, phụ nữ có thai không<br />
được chọn vào nghiên cứu.<br />
<br />
Cở mẫu<br />
Nghiên cứu thăm dò khả năng áp dụng quy<br />
trình theo dõi nồng độ thuốc Vancomycin trên<br />
bệnh nhân nặng điều trị tại khoa hồi sức. Dư<br />
kiến thực hiện ít nhất 30 trường hợp bệnh nhân.<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Bệnh nhân sau khi có chỉ định sử dụng<br />
vancomycin từ bác sĩ điều trị sẽ được thực hiện<br />
việc sử dụng và theo dõi sử dụng vancomycin<br />
như sau:<br />
- Bệnh nhân sẽ được đo creatinine trong máu<br />
và đánh giá mức độ thanh thải thận qua công<br />
thức:<br />
Nam: CrCl (ml/phút) = ((140-tuổi)(TLLT)*) ÷<br />
((serum creatinine) x 72)<br />
Nữ: CrCl (ml/phút) = CrCl (phái nam) x 0.85<br />
Chú ý: Giá trị tối thiểu của creatinine máu là<br />
1 mg/dL áp dụng cho công thức trên nhằm tránh<br />
quá mức ước lượng đối với ngưới già và người<br />
suy dinh dưỡng.<br />
* TLLT: trọng lượng lý tưởng<br />
<br />
418<br />
<br />
CrCL ≥ 60 ml/phút: 15 – 20 mg/kg /12 giờ<br />
– liều tối đa 1000 mg/12 giờ.<br />
CrCL < 60 ml/phút: 5 – 10 mg/kg/8 giờ liều tối đa 500 mg/8 giờ, tổng liều tối đa 1500<br />
mg/24 giờ.<br />
<br />
Theo dõi nồng độ vancomycin được thực<br />
hiện vào giai đoạn ổn định (steady state):<br />
Nồng độ đáy (trough level): được lấy vào 30<br />
phút trước khi truyền liều thứ 5th.<br />
Nồng độ đỉnh (peak level): được lấy vào 30<br />
phút sau khi truyền xong liều thứ 5th.<br />
Khi có chỉnh liều vancomycin, theo dõi nồng<br />
độ được thực hiện lại sau đó vào liều thứ 5th.<br />
Nếu bệnh nhân chức năng thận ổn định, tiếp<br />
tục theo dõi nồng độ đáy 1 lần/tuần.<br />
Nếu creatinin máu trước điều trị ≤ 2 mg/dL,<br />
và creatinin máu tăng ≥ 0.5 mg/dL sau điều trị,<br />
cần kiểm tra nồng độ trũng vancomycin vào 30<br />
phút trước liều kế tiếp.<br />
Nếu creatinin máu trước điều trị > 2 mg/dL,<br />
và creatinin máu tăng ≥ 1 mg/dL sau điều trị,<br />
cần kiểm tra nồng độ trũng vancomycin vào 30<br />
phút trước liều kế tiếp.<br />
Chỉnh liều vancomycin: mục tiêu của nồng<br />
độ trụng là 5 – 15 µg/mL. và nồng độ đỉnh là 20<br />
– 40 µg/mL.<br />
Nếu nồng độ trũng > 15 µg/mL hoặc nồng<br />
độ đỉnh > 50 µg/mL, giảm liều vancomycin được<br />
thực hiện từ 1000 mg/12 giờ (2000 mg/24 giờ)<br />
xuống 500 mg/8 giờ (1500 mg/24 giờ), hoặc kéo<br />
dài thời gian giữa 2 liều (8 giờ sang 12 giờ, 12 giờ<br />
sang 18 hoặc 24 giờ).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Nếu nồng độ trũng < 5 µg/mL hoặc nồng<br />
độ đỉnh < 20 µg/mL, tăng liều như sau: nếu<br />
đang chế độ 1000 mg/12 giờ (2000 mg/24 giờ)<br />
được chuyển sang 1000 mg/8 giờ (3000 mg/24<br />
giờ); nếu đang chế độ 500 mg/8 giờ (1500<br />
mg/24 giờ) được chuyển sang 1000 mg/12 giờ<br />
(2000 mg/24 giờ).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân được chỉnh liều ngay lần<br />
đầu tiên, 500 mg/8 giờ/24 giờ<br />
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn<br />
tiến điều trị của bệnh nhân được điều chỉnh liều<br />
vancomycin ngay lần đầu tiên (n = 6). Số liệu được<br />
trình bày dưới dạng số trường hợp (n), trung vị và<br />
giới hạn tối thiểu-tối đa.<br />
<br />
Theo dõi lâm sàng: theo dõi lượng nước<br />
tiểu mỗi ngày, theo dõi cân nặng và tình trạng<br />
phù mỗi 3-7 ngày/lần, creatinin máu mỗi 4-7<br />
ngày/ lần sau khi bắt đầu điều trị với<br />
vancomycin (số lần có thể nhiều hơn nếu chức<br />
năng thận thay đổi).<br />
Vancomycin được đo bằng phương pháp<br />
miễn dịch huỳnh quang phân cực với máy<br />
ASXYM (Abbott), tại khoa Sinh Hóa bệnh viện<br />
Chợ Rẫy.<br />
Ngoài ra bệnh nhân cũng được ghi nhận<br />
các diễn biến lâm sàng về hiệu quả của phác<br />
đồ điều trị vancomycin bao gồm: loại phác đồ<br />
vancomycin đơn thuần hay phối hợp, tình<br />
trạng bệnh lý nhiễm trùng trên bệnh nhân,<br />
thời gian sử dụng phác đồ vancomycin, và kết<br />
quả điều trị.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Dữ liệu nghiên cứu của bệnh nhân được thu<br />
thập theo từng bệnh án riêng. dữ liệu được lưu<br />
giử dưới dạng tập tin Exel, và phân tích với<br />
phần mềm SPSS phiên bản 17. Các số liệu được<br />
trình bày dưới dạng số trung vị (tối thiểu-tối đa),<br />
số trường hợp và tỉ lệ phần trăm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 36 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu.<br />
Áp dụng quy trình điều chỉnh liều ngay lần đầu<br />
tiên dựa theo độ thanh thải creatinin (ClCr), có 6<br />
bệnh nhân được chỉ định liều vancomycin 500<br />
mg/8 giờ/ 24 giờ (do ClCr < 60 ml/phút), và 30<br />
bệnh nhân được chỉ định với liều 1000 mg/12<br />
giờ/24 giờ (ClCr ≥ 60 ml/phút). Do vậy kết quả<br />
điều trị được trình bày theo 2 nhóm.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Nội dung<br />
Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị<br />
vancomycin<br />
Phái (nam/nữ)<br />
Tuổi (năm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
BUN (mg/dL)<br />
Creatinin máu (mg/dL)<br />
Độ thanh thải creatinin (ml/phút)<br />
Bệnh lý gốc<br />
Chấn thương sọ não<br />
Dập não trán-thái dương<br />
Tụ máu dưới màng cứng, thái dương<br />
Xuất huyết não<br />
Chỉnh liều vancomycin lần 1 (n = 6<br />
trường hợp)<br />
Liều điều trị vancomycin (mg/24 giờ)<br />
Liều vancomycin (mg/kg)<br />
Nồng độ trũng (µg/mL) lần 1<br />
15<br />
Nồng độ đỉnh (µg/mL) lần 1<br />
< 20<br />
20 - 40<br />
> 40<br />
Chỉnh liều vancomycin lần 2 (n = 2<br />
trường hợp)<br />
Creatinin (mg/dL)<br />
Độ thanh thải creatinin (ml/phút)<br />
Chỉnh liều<br />
01 trường hợp tăng liều<br />
01 trường hợp giảm liều<br />
Nồng độ trũng (µg/mL) lần 2<br />
15<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
4/2<br />
71 (65 – 72)<br />
54,5 (45 – 57)<br />
19,5 (12 – 24)<br />
0,9 (0,8 – 1,4)<br />
47,1 (39,8 –<br />
54,6)<br />
2<br />
1<br />
2<br />
1<br />
<br />
500 mg/8<br />
giờ/24 giờ<br />
27,52 (26,31 –<br />
33,33)<br />
11,15 (1,85 –<br />
23,52)<br />
1<br />
4<br />
1<br />
35,78 (28,32 –<br />
49,54)<br />
0<br />
4<br />
2<br />
<br />
1,0 (1,0 – 1,0)<br />
53,3 (51,9 –<br />
54,6)<br />
1000 mg/12<br />
giờ/24 giờ<br />
500 mg/12<br />
giờ/24 giờ<br />
11,49 (4,73 –<br />
18,24)<br />
1<br />
0<br />
1<br />
<br />
419<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nội dung<br />
Nồng độ đỉnh (µg/mL) lần 1<br />
< 20<br />
20 - 40<br />
> 40<br />
Bệnh lý nhiễm trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Kết quả<br />
35,7 (32,3 –<br />
39,1)<br />
0<br />
2<br />
0<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
2<br />
<br />
Viêm màng não<br />
Thời gian sử dụng phác đồ vancomycin<br />
(ngày)<br />
Kết quả điều trị:<br />
<br />
4<br />
13 (5 – 16)<br />
<br />
Tốt, xuất viện<br />
Đổi phác đồ<br />
Tử vong<br />
<br />
5<br />
0<br />
1<br />
<br />
Có 6 bệnh nhân, gồm 4 nam – 2 nữ, tuổi<br />
khoãng 70 (65 – 72 tuổi), đã được áp dụng quy<br />
trình chỉnh liều điều trị trước khi bắt đầu điều<br />
trị. Tất cả bệnh nhân có trị số BUN, creatinin<br />
máu trong giới hạn bình thường, nhưng độ<br />
thanh thải creatinin < 60 ml/phút, do vậy việc<br />
chỉnh liều đã được áp dụng ngay lần đầu tiên<br />
cho thuốc vancomycin. Liều điều chỉnh là 500<br />
mg/8 giờ/24 giờ, tổng liều 1500 mg/24 giờ thấp<br />
hơp so với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin<br />
≥ 60 ml/phút (2000 mg/24 giờ). Bảng 1 trình bày<br />
đặc điểm và diễn tiến lâm sàng của 6 bệnh nhân.<br />
Kết quả theo dõi nồng độ vancomycin trũng<br />
và đỉnh của các mẫu lấy vào 30 phút trước liều<br />
thứ 7 (ngày điều trị thứ 3) và 30 phút sau truyền<br />
tĩnh mạch vancomycin liều thứ 7, cho thấy có 3<br />
bệnh nhân có nồng độ trũng và đỉnh nằm trong<br />
phạm vi cửa sổ điều trị, và 03 bệnh nhân chưa<br />
đạt nồng độ vancomycin trong cửa sổ điều trị:<br />
01 có nồng độ trũng thấp (1,85 µg/ml), 01 có<br />
nồng độ đỉnh cao (45,91 µg/ml), và 01 có cả nồng<br />
độ trũng và đỉnh cao (trũng: 23,52 µg/ml, đỉnh:<br />
49,54 µg/ml).<br />
Việc chỉnh liều lần hai được áp dụng cho 2<br />
trong 3 bệnh nhân nêu trên, bệnh nhân chỉ có<br />
nồng độ đỉnh cao đơn thuần 45.91 µg/ml không<br />
thuộc chỉ định cần chỉnh liều. Một bệnh nhân<br />
được tăng liều sang 1000 mg/12 giờ/ngày (tổng<br />
liều 2000 mg/24 giờ so với 1500 mg/24 giờ), và<br />
một bệnh nhân được giảm liều sang 500 mg/12<br />
<br />
giờ/ngày (tổng liều 1000 mg/24 giờ so với 1500<br />
mg/24 giờ).<br />
Kết quả nồng độ trũng và đỉnh vào giai đoạn<br />
ổn định của 2 bệnh nhân được chỉnh liều như<br />
sau: bệnh nhân tăng liều đạt được nồng độ<br />
trũng và đỉnh trong phạm vi cửa sổ điều trị (4,73<br />
µg/ml và 32,3 µg/ml theo thứ tự) và bệnh nhân<br />
giảm liều đã giảm được nồng độ trũng và đỉnh<br />
(18,24 µg/ml so với 23,52 µg/ml và 39.1 µg/ml so<br />
với 49,54 µg/ml theo thứ tự).<br />
Phác đồ vancomycin: 03 trường hợp dùng<br />
phác đồ đơn thuần vancomycin, 03 phác đồ phối<br />
hợp với cefodizime, cefoperazone, ceftazidime.<br />
Một trường hợp tử vong ghi nhận trên bệnh<br />
nhân thuộc nhóm phác đồ vancomycin đơn<br />
thuần, sau 5 ngày điều trị. Năm trường hợp còn<br />
lại có đáp ứng tốt, lành bệnh, với thời gian dùng<br />
vancomycin 14 (12-16) ngày. Không ghi nhận tác<br />
dụng ngoại ý độc tính thận trên 6 bệnh nhân.<br />
Tóm lại trên 6 bệnh nhân, có 8 lượt chỉnh<br />
liều (6 lượt giảm liều ngày từ đầu, và 2 lượt điều<br />
chỉnh sau đó). Kết quả, theo nồng độ trũng sau<br />
lần chỉnh liều đầu có 4/6 bệnh nhân đạt nồng độ<br />
trũng trong phạm vi (5-15) µg/ml (4/6, 66,7%),<br />
sau lần chỉnh liều 2 có 5/6 bệnh nhân đạt nồng<br />
độ trũng phù hợp (5/6, 83,3%).<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân không cần chỉnh liều<br />
ngay từ đầu<br />
Gồm 30 bệnh nhân được áp dụng liều<br />
vancomycin thường quy 1000 mg/12 giờ/24 giờ.<br />
Bảng 2 trình bày đặc điểm và diễn tiến lâm sàng<br />
của bệnh nhân trong điều trị. Bao gồm 26 nam, 4<br />
nữ; tuổi 36 (17 – 68) năm, độ thanh thải<br />
creatinine 75 (50 – 107) ml/phút. Liều<br />
vancomycin trung bình là 34,5 (23,8 – 40,0)<br />
mg/kg.<br />
Kết quả nồng độ vancomycin đo vào giai<br />
đoạn ổn định như sau: có 7 trường hợp bệnh<br />
nhân có nồng độ trũng < 5 µg/ml (3,6 (2,4 – 4,7)<br />
µg/ml, 02 trường hợp có nồng độ vancomycin<br />
cao (1 trường hợp có nồng độ trũng và đỉnh là<br />
24,7 và 55,9 µg/ml và 1 trường hợp có nồng độ<br />
trũng và đỉnh là 12.5 và 67.1 µg/ml), 02 trường<br />
<br />
420<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />