ÁP DỤNG THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN TRONG ĐIỀU TRỊ<br />
ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH<br />
Dương Anh Phượng*, Hoàng Thị Hương*, Lê Thành Phúc*, Đồng Nữ Kim Hoàng*,<br />
Lý Thị Kim Loan*, Nguyễn Ngọc Thụy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở thực hiện nghiên cứu: Ở những bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,<br />
thông khí không xâm lấn có thể được sử dụng để cố gắng cải thiện bệnh cảnh lâm sàng, tình trạng toan hô hấp và<br />
tránh được việc đặt nội khí quản và các biến chứng liên quan đến thông khí xâm lấn.<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của thông khí không xâm lấn trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br />
Phương pháp: chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu, so sánh trước và sau can thiệp, sử dụng<br />
thông khí không xâm lấn nhờ máy thở hai mức áp lực dương (BiPAP) qua mặt nạ ở những bệnh nhân bị bệnh<br />
phổi tắc nghẽn mạn tính nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian 6 tháng.<br />
Kết quả: tổng cộng có 28 bệnh nhân bị đợt cấp COPD nhập khoa hô hấp được chọn vào nghiên cứu. Việc sử<br />
dụng thông khí không xâm lấn làm giảm có ý nghĩa mạch và nhịp thở cũng như cải thiện đáng kể sự tỉnh táo và<br />
khí máu động mạch (giảm pH và PaCO2) vào thời điểm 1 giờ và 4 – 6 giờ sau khi bắt đầu sử dụng thông khí<br />
không xâm lấn so với tình trạng ban đầu. Chỉ có 1 bệnh nhân (3,7%) cần đặt nội khí quản và chuyển ICU.<br />
Kết luận: ở bệnh nhân bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được chọn lựa, thông khí không xâm lấn<br />
bằng máy thở BiPAP làm cải thiện tình trạng lâm sàng và tình trạng toan hô hấp cấp qua đó làm giảm nhu cầu<br />
đặt nội khí quản và tránh được những biến chứng do nằm ICU lâu ngày và có lẽ làm giảm tỉ lệ tử vong trong<br />
bệnh viện.<br />
Từ khóa: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thở máy không xâm lấn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION OF NON INVASIVE VENTILATION IN THE TREATMENT<br />
OF ACUTE EXACERBATION OF COPD<br />
Duong Anh Phuong, Hoang Thi Huong, Le Thanh Phuc, Dong Nu Kim Hoang, Ly Thi Kim Loan,<br />
Nguyen Ngoc Thuy.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 97 - 102<br />
Background: In patients with acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD),<br />
noninvasive ventilation (NIV) may be used in an attempt to improve clinical features, respiratory acidosis and<br />
avoid endotracheal intubation and complications associated with invasive ventilation.<br />
Objectives: evaluation of efficacy of NIV in AECOPD.<br />
Method: We conducted a prospective, comparing pre and post – intervention study using NIV delivered by<br />
BiPAP ventilator through a face mask in patients with COPD admitted to respiratory department of Nhan Dan<br />
Gia Dinh hospital over a 6-month period.<br />
Results: A total of 28 patients with AECOPD admitted to the respiratory department were recruited. The<br />
use of noninvasive ventilation significantly reduced pulse and respiratory rate as well as significantly improved<br />
alertness and ABG (reduction of pH and PaCO2) at 1h and 4 – 6h after start of using NIV compare to baseline<br />
<br />
* Khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định<br />
Địa chỉ liên lạc: ThS. BS Nguyễn Ngọc Thuỵ ĐT: 0903.036.569 Email: nguyenngocthuy1967@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
97<br />
<br />
status. Only 1 patient (3.7%) needed to intubate and transfered to ICU.<br />
Conclusion: In selected patients with AECOPD, NIV by BiPAP ventilator improves clinical status and<br />
acute respiratory acidosis by which reduces the need for endotracheal intubation and avoids the complications due<br />
to the ICU long-term stay and perhaps reduces the in-hospital mortality rate.<br />
Key words: COPD, BiPAP, Non-invasive ventilation,<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị được kèm một<br />
số biểu hiện ngoài phổi góp phần làm bệnh nặng thêm ở một số bệnh nhân. Tại phổi, bệnh có đặc điểm<br />
là có tình trạng giới hạn lưu lượng khí không hồi phục hoàn toàn. Tình trạng giới hạn lưu lượng khí<br />
thường tiến triển và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi với những chất khí có hại mà quan<br />
trọng nhất là khói thuốc lá(3).<br />
COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ tư trên toàn cầu, tần suất và tử vong sẽ còn gia tăng trong<br />
nhiều thập kỷ tới.<br />
Ở những giai đoạn nặng của COPD (giai đoạn III và IV), do chức năng phổi xấu dần, bệnh nhân sẽ<br />
thường bị những đợt bệnh nặng lên và chúng ta thường gọi là đợt cấp COPD. Đó là tình trạng bệnh<br />
nhân xấu đi kéo dài, vượt quá những thay đổi bình thường hàng ngày, có khởi phát cấp tính và cần<br />
thiết phải thay đổi thuốc men hàng ngày ở những bệnh nhân COPD(5).<br />
Đợt cấp COPD là nguyên nhân quan trọng của tử vong và bệnh tật của bệnh nhân COPD. Trung<br />
bình trong một năm, một bệnh nhân COPD có 1- 4 đợt kịch phát và cơn kịch phát cấp tính của COPD<br />
chiếm khoảng 25 % trường hợp đến khám tại phòng cấp cứu vì khó thở. COPD càng nặng càng dễ bị<br />
đợt cấp và thường cần thông khí cơ học(6).<br />
Thông khí xâm lấn (thở máy có đặt nội khí quản) có nhiều biến chứng trong đó quan trọng nhất là<br />
viêm phổi có liên quan đến thở máy (VAP: Ventilator-assited Pneumonia), kéo dài thời gian điều trị,<br />
tăng tỉ lệ tử vong. Thông khí không xâm lấn (NIV: Non-invasive Ventilation) được áp dụng cho các<br />
trường hợp đợt cấp COPD nặng có suy hô hấp hay toan máu nhưng chưa có chỉ định đặt nội khí quản<br />
(NKQ).Y văn thế giới đã chứng minh NIV cải thiện tình trạng toan hô hấp, giảm khó thở và giảm thời<br />
gian nằm viện (Bằng chứng A) 0. NIV giảm tỉ lệ thở máy xâm lấn nên sẽ làm giảm các biến chứng liên<br />
quan thở máy và do đó sẽ giảm tỉ lệ tử vong.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định nhằm đánh<br />
giá hiệu quả của NIV trên những bệnh nhân bị đợt cấp COPD nặng, có suy hô hấp nhưng chưa đến<br />
mức phải thở máy xâm lấn.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Vai trò của thông khí không xâm lấn trong đợt cấp COPD.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trước và sau thông khí không xâm lấn.<br />
Đánh giá hiệu quả của việc thông khí không xâm lấn trên lâm sàng (LS) và cận lâm sàng (CLS).<br />
Tỉ lệ phải đặt NKQ trong dân số nghiên cứu.<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
98<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân nhập khoa Nội Hô Hấp từ đầu tháng 02/2009 đến cuối tháng 07/2009<br />
với chẩn đoán đợt cấp COPD và có chỉ định NIV.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả bệnh nhân (nhập khoa Nội Hô hấp với chẩn đoán đợt cấp COPD có khó thở<br />
trung bình – nặng, nhịp thở > 25 lần/phút đều được thực hiện khí máu động mạch. Nếu kết<br />
quả KMĐM của bệnh nhân có pH < 7,35 và/hoặc PaCO2 > 45 mmHg thì sẽ chọn bệnh nhân<br />
này vào nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
-<br />
<br />
Ngưng hô hấp.<br />
<br />
- Tình trạng nội khoa không ổn định (ví dụ có tụt huyết áp, có kèm nhồi máu cơ tim<br />
cấp hoặc tai biến mạch máu não mới xuất hiện).<br />
-<br />
<br />
Không thể bảo vệ đường thở (mất phản xạ ho, nuốt).<br />
<br />
-<br />
<br />
Tăng tiết đàm quá mức.<br />
<br />
-<br />
<br />
Rối loạn tri giác, kích động<br />
<br />
-<br />
<br />
Bệnh nhân không hợp tác.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chấn thương mặt hoặc bỏng hay có bất thường ảnh hưởng đến việc giữ kín mặt nạ.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Thu thập số liệu về các triệu chứng LS và các xét nghiệm CLS trước khi tiến hành NIV.<br />
Tiến hành thở NIV (BiPAP) qua mặt nạ mặt mũi với các thông số cài đặt như sau:<br />
Chế ñộ: ST<br />
IPAP: 10 – 20 cmH2O<br />
EPAP: 5 – 12,5 cmH2O<br />
F: 16 lần/phút<br />
FiO2: mức thấp nhất để duy trì SaO2 > 90%<br />
Ngưng thở BiPAP khi lâm sàng cải thiện và bệnh nhân hết toan hô hấp cấp.<br />
Đồng thời tiếp tục điều trị nội khoa tích cực đợt cấp COPD theo hướng dẫn của GOLD<br />
2008.<br />
Theo dõi và thu thập số liệu về các triệu chứng LS và các xét nghiệm CLS sau khi tiến<br />
hành NIV được 1 giờ và sau 4 - 6 giờ.<br />
Các số liệu sẽ được nhập vào máy, làm sạch dựa vào phần mềm Excel và đem phân tích<br />
dựa trên phần mềm Stata 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Sau 6 tháng thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã có được 28 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br />
tham gia nghiên cứu và có số liệu được thu thập tương đối đầy đủ. Những bệnh nhân này<br />
có các đặc điểm như sau:<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
99<br />
<br />
Tuổi và giới<br />
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 28 bệnh nhân tuổi từ 49 – 92 (trung bình<br />
72,8±10,1), trong đó có 19 bệnh nhân nam (67,9%) và 9 bệnh nhân nữ (32,1%), tỉ lệ nam / nữ =<br />
2,1/1.<br />
Tiền căn COPD và lao phổi<br />
Trong số các đối tượng nghiên cứu này có 21 trường hợp (75%) có tiền căn COPD và 7<br />
trường hợp (25%) không có tiền căn này. Tương tự về vấn đề lao phổi chúng tôi cũng đã ghi<br />
nhận có 14 bệnh nhân (50%) không có tiền căn lao phổi, 12 bệnh nhân (42,86%) có lao phổi<br />
cũ và 2 bệnh nhân (7,14%) đang điều trị lao phổi.<br />
Đặc điểm hút thuốc lá<br />
Trong tổng số 28 bệnh nhân chúng tôi chỉ khai thác được tiền căn hút thuốc lá chính xác<br />
ở 22 bệnh nhân và trong số 22 bệnh nhân này thì có 9 bệnh nhân (40,9%) hoàn toàn không<br />
hút thuốc lá, còn lại 13 bệnh nhân (59,1%) có chỉ số pack-year là 41,1 ± 24 (6 – 90).<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Trong 28 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có 15 bệnh nhân (53,6%) có sốt và 13 bệnh<br />
nhân (46,4%) không sốt.<br />
Về triệu chứng ho thì trong tổng số 26 bệnh nhân được khai thác về triệu chứng này có<br />
17 bệnh nhân (65,4%) ho đàm đục, 6 bệnh nhân (23,1%) ho đàm trong, 2 bệnh nhân (7,7%)<br />
không ho và 1 bệnh nhân (3,8%) ho khan.<br />
Trong 22 bệnh nhân được khai thác về số lượng đàm thì 15 bệnh nhân (68,2%) có số<br />
lượng đàm tăng và 7 bệnh nhân (31,8%) có số lượng đàm không thay đổi.<br />
Bảng 1: Những đặc điểm lâm sàng<br />
Trước NIV<br />
Đặc diểm LS<br />
N<br />
Rối loạn Có<br />
tri giác Không<br />
Có<br />
Rales rít<br />
Không<br />
Có<br />
Thở co<br />
kéo<br />
Không<br />
<br />
14<br />
13<br />
10<br />
17<br />
27<br />
0<br />
<br />
Tỉ Lệ<br />
(%)<br />
51,9<br />
48,2<br />
37<br />
63<br />
100<br />
0<br />
<br />
Sau khi bắt Sau khi bắt<br />
ñầu NIV 1 ñầu NIV 4- 6<br />
giờ<br />
giờ<br />
Tỉ Lệ<br />
Tỉ Lệ<br />
N<br />
N<br />
(%)<br />
(%)<br />
5<br />
18,5<br />
2<br />
7,4<br />
22 81,5 25 92,6<br />
8<br />
30,8<br />
4<br />
21,1<br />
18 69,3 15<br />
79<br />
17 65,4 10 43,5<br />
9<br />
34,6 13 56,5<br />
<br />
So sánh tri giác trước và sau khi tiến hành NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ: tri giác cải thiện rõ<br />
và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01 và p = 0,001). Tuy nhiên sự khác biệt về tri giác<br />
giữa sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,21).<br />
Tương tự như tri giác, tình trạng thở co kéo trước và sau khi thực hiện NIV 1 giờ và sau<br />
4 – 6 giờ cải thiện rõ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001) nhưng sự khác biệt giữa<br />
sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0,124).<br />
Sự thay đổi về rales rít ở phổi trước và sau NIV không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
100<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng trước và sau NIV<br />
ĐẶC ĐIỂM LS<br />
<br />
Trước NIV<br />
<br />
Sau khi bắt Sau khi bắt<br />
ñầu NIV<br />
ñầu NIV 4- 6<br />
giờ<br />
1 giờ<br />
Mạch (lần/phút) 118,9 ± 21,2 106,4 ± 13,8 97,1 ± 13,2<br />
(88 – 173)<br />
(80 – 132)<br />
(74 – 125)<br />
Huyết áp tâm 131,5 ± 29,4 118,1 ± 23,7 117,3 ± 18,6<br />
thu (mmHg)<br />
(80 – 180)<br />
(75 – 180)<br />
(90 – 160)<br />
Huyết áp tâm 78,1 ± 14,7<br />
71,7 ± 12<br />
71,8 ± 10,1<br />
trương (mmHg) (50 – 110)<br />
(50 – 90)<br />
(60 – 90)<br />
Nhịp thở<br />
27,5 ± 4,3<br />
20,7 ± 2,7<br />
20 ± 2<br />
(lần/phút)<br />
(22 – 36)<br />
(16 – 26)<br />
(16 – 24)<br />
SpO2 (%)<br />
88,9 ± 6,6<br />
91,4 ± 5,4<br />
93,3 ± 2,7<br />
(72 – 97)<br />
(69 – 97)<br />
(90 – 99)<br />
Oxy (lít/phút)<br />
4,7 ± 3,3<br />
3,8 ± 3<br />
4,1 ± 2,7<br />
(0 – 15)<br />
(0 – 15)<br />
(1 – 10)<br />
<br />
Qua bảng trên ta nhận thấy sau khi thực hiện NIV, mạch của bệnh nhân chậm dần và sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).<br />
Đồng thời ta cũng nhận thấy huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân giảm dần<br />
sau khi NIV và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) dù cho sự khác biệt giữa sau NIV 1<br />
giờ và sau 4 – 6 giờ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,33 và p = 0,67).<br />
Một đặc điểm LS rất quan trọng khác là nhịp thở: nhịp thở chậm dần sau NIV và sự<br />
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng sự khác biệt giữa sau thở NIV 1 giờ và sau<br />
4 – 6 giờ lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0,1).<br />
Sự khác biệt về SpO2 trước và sau tiến hành NIV hoàn toàn không có ý nghĩa (p > 0,05).<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Số lượng bạch cầu máu là 10706 ± 3852 (4300 – 21700 BC/mm3).<br />
Trong số 27 bệnh nhân (96,4%) được cấy đàm có 20 trường hợp (71,4%) có kết quả âm<br />
tính và 7 trường hợp (25%) có kết quả dương tính với các vi khuẩn Burkhoderia caparia,<br />
Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Klebsiella / ESBL (+), Klebsiella pneumoniae và<br />
Pseudomonas aeruginosa.<br />
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng khí máu động mạch<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
CLS<br />
<br />
Trước NIV<br />
<br />
pH<br />
PaCO2 (mmHg)<br />
HCO 3 (mmHg)<br />
FiO2 (%)<br />
<br />
7,26 ± 0,06<br />
76,9 ± 16,3<br />
33,6 ± 6,0<br />
44 ± 26,2<br />
<br />
Sau khi bắt<br />
ñầu NIV 1<br />
giờ<br />
7,34 ± 0,06<br />
60 ± 12,2<br />
32 ± 5,8<br />
36,8 ± 18,4<br />
<br />
Sau khi bắt<br />
ñầu NIV 4- 6<br />
giờ<br />
7,37 ± 0,05<br />
56,4 ± 10,6<br />
31,7 ± 6,1<br />
37,9 ± 16,9<br />
<br />
Hai yếu tố CLS quan trọng trong đợt cấp COPD là pH và PaCO2 trước và sau thực hiện<br />
NIV cũng như giữa sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ đều cải thiện rất rõ rệt và sự khác biệt rất<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
<br />
Điều trị nội khoa<br />
Tất cả 28 bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị nội khoa tích cực theo hướng<br />
dẫn của GOLD 2008:<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
101<br />
<br />