Bài dự thi Sóc Sơn - Mảnh đất anh hùng
lượt xem 48
download
Nói đến Sóc Sơn, ai cũng nhớ ngay đến truyền thuyết về Thánh Gióng. Chuyện kể rằng, Giặc tan, chàng Gióng lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp, vái biệt quê nhà cưỡi ngựa bay về trời. Để tưởng nhớ công đức, nhân dân đã lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng hay còn gọi là Đức Phù Đổng Thiên Thiên Vương. Đứt quãng và không được tổ chức trong một thời gian dài cho tới năm 1992, Hội Gióng (Sóc Sơn) đã được phục dựng lại tuân theo đúng kịch bản từ cổ xưa....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài dự thi Sóc Sơn - Mảnh đất anh hùng
- BÀI DỰ THI TÌM CUỘC THI VIẾT: “SÓC SƠN - MẢNH ĐẤT ANH HÙNG” Câu 1: Mảnh đất Sóc Sơn gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng. Hiện nay, lễ hội Gióng đang được UNESCO xem xét, công nhận là di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của nhân loại. Anh (chị) hãy nêu những nét đặc sắc của lễ hội Gióng ở đền Sóc? Trả lời: Nói đến Sóc Sơn, ai cũng nhớ ngay đến truyền thuyết về Thánh Gióng. Chuyện kể rằng, Giặc tan, chàng Gióng lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp, vái biệt quê nhà cưỡi ngựa bay về trời. Để tưởng nhớ công đức, nhân dân đã lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng hay còn gọi là Đức Phù Đổng Thiên Thiên Vương. Đứt quãng và không được tổ chức trong một thời gian dài cho tới năm 1992, Hội Gióng (Sóc Sơn) đã được phục dựng lại tuân theo đúng kịch bản từ cổ xưa. Hàng năm, cứ đến ngày khai hội mùng 6 tháng giêng, hàng chục vạn lượt khách thập phương đến tham dự, lễ Phật, lễ Thánh thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh. Đền Sóc thuộc xã Phù Linh đang được quy hoạch xây dựng thành Quần thể du lịch văn hoá tâm linh với bốn khu: khu bảo tồn di tích văn hoá Đền Sóc; Khu du lịch sinh thái; Khu vui chơi và Khu công trình công cộng. Hội Gióng Là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong "Tứ Thánh bất tử" của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng có không gian rất rộng, diễn ra trong phạm vi cả một vùng mà tâm điểm là làng Phù Đổng (Gia Lâm) và Làng Vệ Linh (Sóc Sơn), nơi Ông Gióng sinh ra và nơi Ông bay về trời. Ngoại vi của lễ hội bao gồm những làng Gióng đi qua, nơi Ông nghỉ chân lại để tắm… Hội Gióng đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng Hội làng Việt Nam. Hội Gióng chứa đựng những khát vọng nhân bản ngàn đời: Đất nước thái bình, cá nhân có trách nhiệm với quốc gia và gia đình, khiến cho các cá nhân và cộng đồng tăng cường khả năng đối thoại, thông qua những thông điệp lịch sử mà các thế hệ tiền nhân đã gửi gắm trong diễn xướng của Hội Gióng. Đây thực sự là một lễ hội của hòa bình và an lạc. “Sóc Sơn là ngọn núi nào Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh” Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra tại khu di tích đền Sóc Sơn, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh. Theo truyền thuyết, nơi đây là điểm cuối cùng trong cuộc hành trình của ông Gióng ở chốn trần thế. Sau khi đánh thắng giặc phương Bắc, ông Gióng về đây ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất trời lần cuối, cởi áo chiến bào khoác lên cây trầm hương để lại nơi đỉnh núi Vệ Linh, rồi cả người lẫn ngựa bay về trời. Người dân địa phương nhớ ơn người anh hùng thần thánh đã lập đền thờ ông dưới chân núi Sóc (gọi là đền Sóc). Hàng năm, nhân dân quanh vùng mở hội trong 3 ngày, từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ ngài. 1
- Câu ca dao ấy nói về ngôi đền nằm dưới chân núi Vệ Linh, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đền mang tên đền Sóc, nơi thờ Thánh Gióng - một nhân vật cho đến nay vẫn được xem là nhân vật huyền thoại, vốn được người dân Việt Nam tôn vinh là một trong những Tứ Bất Tử (Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh) theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Quần thể di tích đền Sóc nằm ẩn dật dưới chân núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn) bạt ngàn cây cối, có hồ nước rộng với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và môi trường, khách đến tham quan di tích không chỉ cúng lễ mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và tận hưởng bầu không khí trong lành. Giữa lưng chừng núi Sóc, xen lẫn với rừng thông, rừng keo là những khóm tre ngà, thân vàng óng, tương truyền được người tráng sĩ năm xưa dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Truyền thuyết kể lại sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng phi ngựa qua sông Hồng rồi lên thẳng phương bắc và cuối cùng là tới núi Sóc. Đến chân núi, Gióng ghìm cương, ngựa hí vang, giẫm chân xoay bốn phía. Bây giờ nơi đấy gọi là làng Mã. Gióng thúc ngựa lên 2
- đỉnh núi, cởi áo sắt treo lên cành cây rồi cả người và ngựa bay lên trời. Ngày nay, dấu tích của vết chân ngựa được cho là những hồ nước trước cổng đền. Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới tán lá cổ thụ. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên ta phải đi qua những tàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo. Dường như chính màu xanh bạt ngàn của rừng núi cùng với màu đỏ của đất đồi đã khiến quần thể đền Sóc nhuốm màu sắc của chốn thâm nghiêm, cổ kính. Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng “hút mắt” người xem bởi lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được phủ bởi hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu, tựa mình bên tán lá cổ thụ hàng trăm năm. Cảnh đền thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa. Từ đền này ta sẽ tới ngôi đền Thượng, đền thờ Đức Thánh Gióng. Đây là ngôi đền lớn, mang đậm lối kiến trúc cổ của nhà Phật (kiểu hai tầng tám mái). Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền này cũng được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng. Trên đỉnh núi Vệ Linh là một nhà bia. So với các nhà bia mà trong đình chùa (thường quét vôi) thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa. Với thế mạnh về thiên nhiên và cảnh quan núi rừng đã tạo cho di tích một tiềm năng du lịch lớn. Khu di tích nằm ở thung lũng chân núi Sóc, dãy núi Mã cạnh rừng, có hồ nước với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và môi trường khách đến thăm quan di tích không chỉ cúng lễ, mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và thư giãn với không khí trong lành. Hơn nữa di tích Sóc Sơn có khoảng cách không xa với thủ đô, nối liền với hồ Đông Quan, đường đi 3
- quanh bên những rừng thông, xa hơn nữa có khu chế xuất công nghiệp và sân bay quốc tế Nội Bài, cùng khu hồ nghỉ Đại Lải tạo thành 1 hệ thống du lịch liên hoàn có sức hấp dẫn với khách du lịch. Diễn trình hội Gióng ở đền Sóc được chuẩn bị chu đáo từ khâu chuẩn bị vật tế lễ. Công việc chuẩn bị của các thôn làng được bắt đầu từ trước ngày khai hội khoảng 2-3 tuần lễ. Theo nội dung ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt, các làng được phân công rước các lễ vật trong lễ hội như sau: những quy ước này luôn được người dân các thôn làng Sóc Sơn tự nguyện tuân thủ một cách rất nghiêm ngặt. Thậm chí, họ coi đó là niềm vinh dự của làng mình trước vị thánh tôn kính. Đây cũng là dẫn chứng về yếu tố chủ thể của người dân đối với lễ hội đền Sóc - điều mà UNESCO luôn đòi hỏi ở các hồ sơ xin đăng ký danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể. Nét đặc sắc ở Lễ hội đượm tính huyền thoại này là lễ dâng giò hoa tre, với những thanh tre cật vót mỏng, đầu tuốt bông nhuộm phẩm màu, tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre được người Phù Linh dâng lễ ở đền Thượng, rước xuống đền Hạ rồi mới phát cho bà con và du khách. Người có được hoa tre là người có lộc may mắn đầu xuân nên ai cùng muốn có. Rước giò hoa tre: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) “Hoa tre” là một vật mang tính biểu trưng, nó tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng khi xưa dùng đánh giặc. Giò hoa tre là từ hàng trăm “hoa tre” được kết lại bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ. Các cây tre đều được lựa chọn kỹ lưỡng. Sau lễ tế tại đình làng vào sáng mồng 5, dân làng bắt đầu vót (các cụ còn gọi là “gót”) “hoa tre”. Công việc này gồm các công đoạn như: Chặt, pha tre thành từng đoạn 50-60 cm; vót hoa; nhuộm hoa và phơi. Việc kết giò hoa tre được làm ở đình làng và được hoàn thành vào chiều tối mồng 5. 4
- Nhân dân thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi Công việc đan voi ở thôn Dược Thượng thường được khởi công vào sáng ngày mồng 5 tháng chạp. Sau khi làm lễ thỉnh Thánh tại đình làng, các cụ bắt đầu công việc pha tre, đan khung hình con voi cao khoảng 3-4 mét, bên ngoài dán giấy hồ sơn đen rồi được tô vẽ thêm vài đường nét màu trắng, tạo cho voi vẻ khác thường. Chiều mồng 5 tết, cả làng tập trung tại đình làng xem tổng duyệt và tham gia tế lễ, để sáng hôm sau vào ngày chính hội sẽ rước voi về đền Thượng làm lễ tế. Công việc công phu và mất nhiều thời gian nhất là làm voi và làm giò hoa tre. Các thôn, làng khác được phân công cúng tiến lễ vật đều chuẩn bị vật phẩm từ giữa tháng Chạp, rồi làm lễ tế tại đình làng mình vào ngày mồng 5 tết. Diễn trình của lễ hội cũng rất đặc sắc. Vào đêm mồng 5 tết, nghi lễ mộc dục được tiến hành ở đền Thượng. Rạng sáng ngày mồng 6, sau 3 hồi trống nổi lên từ đền Thượng, cây giò hoa tre “đầu nước” (đoàn rước đi đầu) của thôn Vệ Linh được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến. Chủ tế thôn Vệ Linh làm lễ và đọc bài tấu. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn gặp nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ. Theo sau đoàn rước của thôn Vệ Linh là các đoàn rước của các thôn khác theo sự phân công. Một trong những tục độc đáo có ý nghĩa như một trò chơi trong lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc chém tướng (như một trận đánh nhỏ). Cùng với các nghi lễ cũng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi. Chiều mồng 8, lễ hoá voi bên bờ hồ Sóc được coi như nghi thức kết thúc hội. Ngoài hội Gióng ở đền Sóc, trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn có 3 lễ hội nữa, diễn ra tại các địa danh nằm trên lộ trình “vết chân ngựa Gióng”, đó là: - Lế hội đền Thanh Nhàn (nơi có đền Thanh Nhàn, tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân tại đây) được mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. 5
- - Lễ hội đền Tam Tổng (nơi có đền Sọ hay đền Tam Tổng - tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài nghỉ chân, lấy nước giếng Ba Voi tại đây để gội đầu) được mở hội hàng năm vào ngày 16 tháng hai âm lịch. - Lễ hội đền Hạ Mã (nơi có đền Hạ Mã, tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân, xuống ngựa tại đây) được mở hội hàng năm từ 11 đến 13 tháng hai âm lịch. Lễ hội đền Sóc nói riêng, các lễ hội có liên quan đến Thánh Gióng nói chung, gắn liền với huyền tích về một nhân vật cho đến nay vẫn được xem là nhân vật huyền thoại, vốn được người dân Việt Nam tôn vinh là một trong những Tứ Bất Tử (Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh). Nhân dân Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng 6
- Rước tướng - một trong những nghi lễ rất được quan tâm. Ngồi trên kiệu là một bé gái tượng trưng cho tướng, sợ mọi người có những hành động gây hại đến em bé do những tín ngưỡng thờ thần nên rất nhiều thanh niên cầm gậy theo bảo vệ. Sau khi vào làm lễ ở đền Thượng, kiệu sẽ đưa tướng về đền Ngựa làm lễ “trảm tướng”, mọi người ùa theo xem rất nhiều - Các thôn của xã Đức Hoà - rước ngà voi - Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi Hiện nay còn có thêm: - rước biểu tượng ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) - rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh). Mươi năm trở lại đây, Hội Gióng Sóc Sơn có bổ sung đoàn rước quả cầu húc của thôn Xuân Dục trong phần nghi thức. Cầu húc không phải là trò vốn có của hội đền Sóc, mà là một trò chơi cầu mùa khá độc đáo tại thôn Xuân Dục. Việc đưa đoàn rước này vào khiến nghi thức rước lễ vật trở nên phong phú hơn, đồng thời trò chơi dân gian húc cầu cũng làm phần hội tại đền Sóc thêm phong phú. Ngoài ra, bên cạnh tục rước voi trận, từ năm 1995, BTC cũng bổ sung biểu tượng ngựa Gióng vào đoàn rước để phù hợp hơn với hình tượng Thánh Gióng. Nói đến các lễ hội Thánh Gióng không thể không nhắc đến lễ hội làng Phù Đổng ở Gia Lâm, nơi sinh ra của người. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 4. Trong những ngày lễ dân làng rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội 9-4 có lễ rước kiệu và tổ chức hội trận. Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất... Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo. Ngoài lễ hội chính tại làng Phù Đổng và Sóc Sơn còn có một số nơi khác cũng tổ chức hội Gióng: Hội đền Sóc (Xuân Đỉnh, Từ Liêm), hội Phù Gióng; hội Gióng Bộ Đầu... 7
- Như thường lệ, đúng ngày mùng 6 Tết, đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại khai hội. Năm nay hội đền lớn hơn mọi năm bởi hội đang lập hồ sơ trình UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Hội Gióng là lễ hội độc nhất vô nhị của người Việt Nam. Lễ hội đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, bởi trong tiềm thức của người Việt, Thánh Gióng là một trong 4 vị thánh bất tử (tứ bất tử). Ngài đã trở thành biểu tượng anh hùng trong lòng nhân dân với những phẩm chất và hành động cao quý chống giặc ngoại xâm mang mưa thuận, gió hòa bảo trợ mùa màng cho các làng quê. Thánh Gióng là hiện thân mẫu mực cho sự trung hiếu, là vị anh hùng có có công với đất nước. Ngày nay, tại Đền Phù Đổng và Đền Sóc ở Hà Nội vẫn tổ chức Lễ hội Gióng hàng năm để tưởng nhớ công lao của vị thánh này. Lễ hội mang nhiều điểm đặc biệt với tính ước lệ cao. Ngươì dân đã sáng tạo một hệ thống biểu tượng vừa thực vừa ảo, vừa thiêng liêng vừa đời thường để tái hiện chiến công đánh giặc giữ nước, giữ làng của một anh hùng trong truyền thuyết khiến cho hội Gióng luôn hấp dẫn và cuốn hút các thế hệ con người. Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội sau khi xem buổi diễn tập việc tổ chức hội Gióng nhằm giúp các đại biểu quốc tế đến Việt Nam dự hội thảo khoa học hôm nay có cái nhìn thực tế về cách thức tổ chức, biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản ở Việt Nam, đã nhận xét rằng: Hội Gióng có đủ các yếu tố cần thiết để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đặc biệt là yếu tố cộng đồng tham gia vào bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Tuy nhiên, tại Hội thảo một vấn đề đặt ra là việc truyền tụng cho con cháu đời sau nhân vật Thánh Gióng vẫn còn khá sơ xài. Hiện nay, câu chuyện về Thánh Gióng mới chỉ được kể lại khá ngắn gọn trong sách giáo khoa lớp 6. Chừng đó thôi là chưa đủ để có một chân dung toàn vẹn và khái quát về vị thành được toàn thể nhân dân Việt Nam tôn thờ và mến mộ. Hội thảo khép lại với nhiều ý kiến đồng thuận rằng, cần có hình thức kể lại đầy đủ và toàn vẹn hơn về người anh hùng. Hội Gióng - những khát vọng nhân bản ngàn đời Chuyển dần từ một lễ hội nông nghiệp thành một biểu tượng của tinh thần chống ngoại xâm, Hội Gióng chứa đựng những khát vọng nhân bản ngàn đời: Đất nước thái bình, cá nhân sống có trách nhiệm, đề cao đối thoại. 8
- Hội Gióng được các chuyên gia đánh giá là tích hợp nhiều lớp văn hóa Nổi lên đặc biệt trong số hơn 7.000 lễ hội dân gian ở nước ta, Hội Phù Đổng là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất, được nhân dân biết đến nhiều nhất. 3 nét độc đáo của Hội Gióng Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền: Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng Diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng Tư (Âm lịch) được ví như "một bảo tàng văn hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa- tín ngưỡng", Hội Gióng là lễ hội đầu tiên ở nước ta được lập hồ sơ để trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội Gióng có 3 nét độc đáo Thứ nhất, Hội Gióng có từ lâu đời, tích hợp nhiều lớp văn hóa. Cái lõi ban đầu của Hội Gióng là lễ hội nông nghiệp. Hội Gióng vào tháng Tư bắt đầu mưa xuống để người ta bắt đầu một vụ mùa mới, trồng cấy, thu hoạch. Trong lễ hội, quân của Thánh Gióng là nam, quân của giặc Ân là nữ, là sự đối lập mang tính âm - dương. Nhiều nghi lễ, nhiều tục trong Hội Gióng mang tính phồn thực của một lễ hội nông nghiệp. Bắt đầu từ thời Lý, Trần trở đi thì Hội Gióng bắt đầu thay đổi và trở thành một biểu tượng quan trọng: tinh thần cố kết chống ngoại xâm. Rất ít dân tộc sáng tạo ra một hình tượng nói về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm như Thánh Gióng. 9
- Tính nhân dân cao là một trong những nét độc đáo của Hội Thứ hai, Hội Gióng có diễn xướng dân gian, liên quan đến múa hát ải lao, múa hồ…, trong đó hiếm có và tiêu biểu nhất là diễn xướng 3 trận đánh giặc Ân. Người ta trải ra 3 chiếc chiếu, trên cái chiếu người ta úp một cái bát để lên trên tờ giấy. Cái chiếu là biểu tượng của cánh đồng, cái bát của đồi núi, giấy là biểu tượng của mây. Mỗi lần đánh trận, người đóng vai Ông Gióng bước vào chiếu, tung cái cờ ra và dùng chân đá cái bát tung ra khỏi cái chiếu đó để biểu tượng sức mạnh của Thánh Gióng. Không có lễ hội nào có được sự phong phú và độc đáo về hình thức diễn xướng dân gian như Hội Gióng. Nét độc đáo thứ ba là tính nhân dân của Hội Gióng. Từ xa xưa người dân đã phân công, chuẩn bị kỹ lưỡng, ai giữ nhiệm vụ gì trong hội bởi số lượng người tham gia trình diễn rất lớn. Người được chọn đóng vai Ông Gióng phải là một người mẫu mực, con cháu thảo hiền. Coi việc tham gia vào diễn xướng là một vinh dự, cộng đồng đã tạo ra một lực đẩy để mỗi người phấn đấu. Thêm vào đó, không hề có sự áp đặt từ phía triều đình mà nhân dân tự quyết định làm tất cả, kể cả việc bỏ tiền ra tổ chức. Câu 2: Huyện Sóc Sơn được thành lập năm nào? Khi mới thành lập, huyện có bao nhiêu đơn vị hành chính? Từ đó đến nay, các đơn vị hành chính đó có thay đổi gì không? 1. Lịch sử hình thành Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ-CP ngày 05/7/1977 của Hội đồng Chính phủ. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 29/12/1978, Huyện Sóc Sơn được chuyển về trực thuộc thành phố Hà Nội và tồn tại từ đó đến ngày nay. 10
- Tháng 10-1977, huyện Sóc Sơn hợp nhất có 29 xã (14 xã của huyện Đa Phúc, 15 xã của huyện Kim Anh và thị trấn Xuân Hoà, trừ hai xã Quang Minh và Kim Hoa chuyển về huyện Mê Linh). Ngày 1-4-1979, khi huyện Sóc Sơn chuyển về Thành phố Hà Nội, 4 xã (Phúc Thắng, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh) và thị trấn Xuân Hoà chuyển về huyện Mê Linh; huyện Sóc Sơn lúc này còn lại 25 xã: • Thanh Xuân • Minh Trí • Minh Phú • Hiền Ninh • Quang Tiến • Phú Cường • Phú Minh • Mai Đình • Phù Lỗ • Đông Xuân • Nam Sơn • Bắc Sơn • Hồng Kỳ • Trung Giã • Tân Hưng • Bắc Phú • Việt Long • Xuân Giang • Đức Hoà • Xuân Thu • Kim Lũ • Phù Linh • Tân Minh • Tiên Dược • Tân Dân Tháng 3-1987, thị trấn Sóc Sơn được thành lập đã nâng tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 26. Số đơn vị hành chính này được giữ nguyên cho đến ngày nay. 2. Vị trí địa lý: Huyện Sóc Sơn là huyện ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, phía Tây giáp Huyện Mê Linh, phía Nam giáp huyện Đông Anh. Huyện Sóc Sơn được chia làm 2 vùng. Vùng đồi núi trung du gồm các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và một phần các xã Minh Trí, Minh Phú, Quang Tiến, Phù Linh, Hồng Kỳ, là vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, số còn lại là vùng trũng ven sông và đồng bằng. Phía Tây Bắc huyện còn có đoạn cuối của dãy núi Tam Đảo, có tên là núi Thằn Lằn, cao trên 100 m và núi Sóc bao bọc, phía Đông và Nam có 3 con sông, sông Phù Lỗ (sông Cầu), sông Công, sông Cà Lồ làm ranh giới. Địa hình của huyện là bán sơn địa, thuộc vùng trung du phía Nam dãy Tam Đảo, cao trung bình từ 8 - 20m. Phía Bắc và Tây Bắc là khu vực đồi núi. Huyện có các sông như sông Cầu, sông Cà Lồ và nhiều hồ, đầm. 3. Một số thông tin về Kinh tế - Văn hoá - Xã hội Hiện nay, huyện Sóc Sơn đang phấn đấu để xây dựng huyện trở thành một vùng phát triển của thủ đô. 11
- Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển tương đối ổn định, tăng đều ở mức 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội năm 2007 đạt 1835 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm bao gồm: dự án triển khai khu công nghiệp tập trung Nội Bài 388 ha, dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình 50 ha, dự án phát triển khu du lịch đền Sóc Sơn 274,5 ha, dự án làng du lịch sinh thái Đình Phú xã Minh Phú hơn 400 ha, dự án sân gôn và khu vui chơi giải trí Minh Trí, dự án phát triển khu đông bắc huyện, xây dựng trường trung học dạy nghề đa ngành, 2 trường THPT và Phòng khám đa khoa khu vực. Nông nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá trị trên một hecta đất canh tác đạt gần 40 triệu đồng. Diện tích rừng trồng từ 234 ha trước năm 1980 đã nâng lên trên 6.000 ha, cơ bản phủ kín đất trống, đồi núi trọc, có giá trị về sinh thái và phục vụ du lịch - dịch vụ. 4. Về tiềm năng phát triển du lịch Sóc Sơn là vùng đất có nhiều địa danh du lịch, thích hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, đặc biệt là du lịch sinh thái. Hiện nay, trên địa bàn Huyện có những địa danh du lịch nổi tiếng như: Đền Sóc, Chùa Non, Học viện phật giáo. Hàng năm, cứ đến ngày khai hội mùng 6 tháng giêng, hàng chục vạn lượt khách thập phương đến tham dự, lễ Phật, lễ Thánh thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh. Đền Sóc thuộc xã Phù Linh đang được quy hoạch xây dựng thành Quần thể du lịch văn hoá tâm linh với bốn khu: khu bảo tồn di tích văn hoá Đền Sóc; Khu du lịch sinh thái; Khu vui chơi và Khu công trình công cộng. Câu 3: Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc ra đời ở đâu, khi nào? Ý nghĩa của việc thành lập hai chi bộ đối với sự phát triển của phong trào cách mạng huyện? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sau khi thực dân Pháp đánh chiếm xâm lược Việt Nam, chúng tiến hành khai thác tài nguyên, bóc lột sức lao động của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động. Với chính sách thống trị tàn bạo của bọn thực dân - phong kiến, đời sống của công nhân, nông dân hết sức khổ cực. Vì vậy ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tầng lớp nhân dân ta đã 12
- vùng lên đấu tranh chống lại kẻ thù của giai cấp và dân tộc. Thực tiễn phong trào đấu tranh của nhân dân đặc biệt là công nhân ngày càng phát triển và có sự chuyển hoá từ "tự phát" lên "tự giác", nhất là trong những năm 1927 - 1928. Nhưng do chưa tìm được con đường cách mạng đúng đắn, chưa có sự lãnh đạo của Đảng, nên các cuộc đấu tranh vẫn chưa thực hiện được mục tiêu của mình và đã bị đàn áp đẫm máu. Trong bối cảnh đó, Cach mang Thang Mười Nga vĩ đai thanh công, ́ ̣ ́ ̣ ̀ như môt luông gió mới thôi vao phong trao cach mang cua cac dân tôc trên thế giới, ̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̣ mở ra con đường đâu tranh cach mang mới... Đung luc đo, Đông chí Nguyên Aí ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̃ ́ Quôc, môt nhà yêu nước vĩ đai, môt lanh tụ thiên tai cua dân tôc ta, sau bao năm ra ́ ̣ ̣ ̣ ̃ ̀ ̉ ̣ nước ngoai tim đường cứu nước, đã đên với Cach mang Thang Mười Nga, ở đó ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ Người đã tim thây chân lý cach mang và con đường đâu tranh giai phong dân tôc. ̀ ́ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̣ Từ chủ nghia yêu nước, người đên với chủ nghia Mac - Lênin, đi theo con đường ̃ ́ ̃ cach mang vô san. Người đã rời nước Nga Xô Viêt, về phương Đông hoat đông, ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ trực tiêp chỉ đao cach mang Viêt Nam. Đâu năm 1925, đông chí Nguyên Ai Quôc đã ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̃ ́ ́ thanh lâp tổ chức yêu nước, lây tên là Hôi Viêt Nam cach mang Thanh niên, tai ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ Quang Châu Trung Quôc, bao gôm những thanh niên Viêt Nam yêu nước đang hoat ̉ ́ ̀ ̣ ̣ đông ở Trung Quôc. Sự ra đời cua Hôi Viêt Nam cach mang Thanh niên đã tac đông ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̣ manh mẽ đên phong tao cach mang trong nước, thu hut những tri thức cach mang và ̣ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ thanh niên yêu nước lân lượt sang Quang Châu gia nhâp Hôi. Trong tổ chức nay, ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ đông chí Nguyên Ai Quôc đã cử cac đông chí công san lam hat nhân, đao tao đôi ngũ ̀ ̃ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ can bộ đưa về nước hoat đông truyên bá chủ nghia Mac - Lênin măc dù thực dân ́ ̣ ̣ ̀ ̃ ́ ̣ Phap có cố tình bưng bit, xuyên tac nhưng anh sang cua Cach mang Thang Mười ́ ́ ̣ ́ ́ ̉ ́ ̣ ́ Nga, chủ nghia Mac - Lênin vân băng moi cach chiêu roi vao Viêt Nam. Từ đó phong ̃ ́ ̃ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̣ trao cach mang Viêt Nam noi chung và Cao Băng noi riêng có những bước phat triên ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̉ mới. Dưới tac đông anh hưởng và hoa nhip với phong trao chung cua cả nước, ở ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ Cao Băng vao thời gian đo, đã xuât hiên cac tổ chức yêu nước như Hôi đanh Tây , ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ Hôi thanh niên phan đế … thu hut nhiêu thanh niên yêu nước, tiên bộ tham gia. ̣ ̉ ́ ̀ ́ Hoà chung phong trào yêu nước đó, trên địa bàn huyện xuất hiện các phong trào đấu tranh, tiêu biểu là sự ra đời của 02 chi bộ Đảng ở Huyện Kim Anh và Huyện Đa Phúc (cũ). 1. Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Đa Phúc: Ngày 17-3-1933, tại lò bát ấp Tân Yên - xã Hồng Kỳ (trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi đây thuộc đồn điền của địa chủ Nguyễn Đình Thông), chi bộ Tân Yên được thành lập. Khi thành lập, chi bộ có 7 đảng viên: - Đồng chí: Nguyễn Tạo - Bí thư chi bộ. - Đồng chí Nguyễn Văn Thư. - Đồng chí Đặng Viết Ốc. - Đồng chí: Nguyễn Đăng Đào. - Đồng chí: Đặng Viết Thửa. - Đồng chí: Đặng Viết Tèo. - Sau một thời gian chi bộ bổ sung đồng chí: Lê Đình Tuyển. 13
- Chi bộ Tân Yên là chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Đa Phúc, cũng là chi bộ đầu tiên của tỉnh Phúc Yên lúc đó và của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như tỉnh Vĩnh Phú sau này. Đây cũng là chi bộ đầu tiên của khu vực nông thôn phía bắc Hà Nội. Với việc thành lập chi bộ, phong trào đấu tranh ccáh mạng của huyện từ chỗ tự phát nay chuyển hướng sang hình thức tự giác, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chi bộ Tân Yên ra đời với chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển tổ chức nông hội, lãnh đạo tá điền đấu tranh chống áp bức, bóc lột và cử cán bộ xây dựng cơ sở mới đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng quần chúng phát triển. Mặc dù chi bộ Tân Yên tồn tại không dài, song vai trò, vị trí, phạm vi ảnh hưởng của Chi bộ tới phong trào cách mạng của nhân dân trong toàn huyện Đa Phúc nói riêng và toàn vùng nói chung là hết sức to lớn. Chi bộ Tân Yên ra đời là động lực giác ngộ, cổ vũ tinh thần, khí thế cách mạng của nhân dân trong toàn huyện Đa Phúc, đứng lên theo cách mạng, làm cách mạng giành lấy độc lập, tự do. 2. Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kim Anh: Tháng 12/1942, tại miếu Gia Thờ, thôn Xuân Kỳ, xã Đông Xuân, huyện Kim Anh, chi bộ Xuân Kỳ được thành lập, đảng viên của chi bộ khi thành lập gồm 3 đồng chí: - Đồng chí: Hoàng Xuân Quán - Bí thư Chi bộ. - Đồng chí: Lê Văn Chụp. - Đồng chí: Lê Văn Cừ. Chi bộ Xuân Kỳ được thành lập đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào cách mạng ở Đông Xuân, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở các làng xã khác trong huyện. Sự kiện lịch sử quan trọng này khẳng định sự thay đổi về chất của phong trào cách mạng ở Đông Xuân nói riêng và ở huyện Kim Anh nói chung. Dưới sự dẫn dắt của chi bộ, quần chúng nhân dân được tổ chức thành phong trào cụ thể ủng hộ Đảng, ủng hộ Việt Minh, đấu tranh chống áp bức, bóc lột để tiến tới giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 4: Tháng 7-1954, tại xã Trung Giã (huyện Đa Phúc, nay là Sóc Sơn) đã diễn ra một sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Anh, chị hãy cho biết đó là sự kiện gì, ý nghĩa của sự kiện đó? Hội nghị quân sự Trung Giã thành công, đã mở đường cho chúng ta về giải phóng hoàn toàn Thủ đô Hà Nội, giải phóng miền bắc. Ðồng chí HỒNG HÀ, phụ trách công tác tuyên truyền, báo chí của Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hội nghị quân sự Trung Giã nhớ lại và suy ngẫm. Một ngày cuối tháng 6-1954, chúng tôi ngồi trên chiếc xe ô-tô vận tải Liên Xô rời thị xã Thái Nguyên chạy về phía nam. Lúc đó, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Ðông Dương đang họp, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân ta. Ðoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Ðồng, Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao, làm Trưởng đoàn, tán thành chủ trương của Hội 14
- nghị để đại diện hai Bộ Tổng Tư lệnh Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Giơ-ne-vơ và tại Việt Nam để bàn các vấn đề ngừng bắn, bố trí các lực lượng sau khi đình chiến. Phía ta và phía Pháp thỏa thuận tổ chức Hội nghị quân sự giữa Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Chỉ huy Lực lượng Liên hiệp Pháp tại Ðông Dương ở xã Trung Giã thuộc huyện Ða Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội), nằm giữa đường từ thị xã Thái Nguyên đi Hà Nội. Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh ta gồm năm đồng chí: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Trưởng đoàn, các Ðại tá Song Hào, Lê Quang Ðạo, các Trung tá Nguyễn Văn Long, Lê Minh, tức Lê Minh Nghĩa. Phiên dịch của Ðoàn là Thiếu tá Nguyễn Văn Lê, tức Lưu Văn Lợi. Phụ trách công tác tuyên truyền, báo chí của Ðoàn là đồng chí Ðào Tùng, cán bộ Việt Nam Thông tấn xã và Hồng Hà, cán bộ báo Cứu Quốc. Ðoàn xe ô-tô chúng tôi chạy trên quốc lộ 3 vừa mới được sửa vội, còn nhiều ổ gà, đến cột cây số 32 bên bờ bắc sông Công thì rẽ tay trái. Từ trên bờ đê cao nhìn thấy cầu Ða Phúc đổ sập hoàn toàn do chiến tranh, nhân dân qua sông bằng đò. Chạy khoảng ba cây số, đoàn xe dừng ở một làng nhỏ ven đê. Ðấy là thôn Phú Cốc, xã Tân Tiến (nay là xã Tân Phú, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Ðây là nơi đóng đại bản doanh của Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh quân đội ta dự Hội nghị quân sự Trung Giã. Ðoàn ta đóng quân tại đây để đề phòng địch tập kích bất ngờ. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Ðông Dương đang họp, chưa biết thành bại thế nào. Có tiếng máy bay địch xa xa về phía Phú Thọ, rồi tiếng bom nổ vọng lại. Ðồng bào thôn Phú Cốc đã nhường nhà cho Ðoàn đại biểu ta ở và làm việc. Ðồng chí Văn Tiến Dũng ở trong ngôi nhà lá nhỏ của ông Lê Văn Sâm, giữa nhà có chiếc bàn rộng, nơi đoàn hội ý và thảo luận những phương án đấu tranh với đối phương. Bộ đội thông tin liên lạc đã kéo dây, mắc điện thoại tới bắc sông Công, đặt các thiết bị điện đài, cơ yếu. Bộ đội hậu cần chăm lo việc ăn ở cho đoàn. Một đơn vị của Sư đoàn 308 do Trung úy Tính chỉ huy bảo vệ khu vực đóng quân. Mỗi bộ phận công tác có đồng chí phụ trách và có chi bộ Ðảng. Ðoàn quay phim Liên Xô, do nghệ sĩ điện ảnh Rô-man Các-men phụ trách có sự giúp đỡ của anh Phạm Văn Khoa thuộc Ðiện ảnh Việt Nam, ở thôn bên cạnh. Thẻ nhà báo hoạt động ở hội nghị do Trung tá Việt Nam Lê Minh và Thiếu tá Pháp Giắc-canh ký và cấp. Từ nơi đoàn ở phải qua sông Công đi thêm khoảng sáu cây số nữa mới tới nơi họp Hội nghị quân sự Trung Giã. Tôi mượn được chiếc xe đạp qua đò Ða Phúc đến đồn công an Phố Nỉ nhờ dẫn đi xem khu vực hội nghị. Ði xuôi về phía nam, ra khỏi Phố Nỉ khoảng bốn cây số là một vùng đất trống, không nhà dân. Ðây là "vùng trắng" giữa vùng tự do của ta và vùng quân Pháp tạm chiếm. Phía trước mặt là căn cứ Núi Ðôi cắm cờ Pháp. Cạnh quốc lộ 3 hiện ra một gò cao (nay thuộc thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã) như một mâm xôi tròn trĩnh, dưới chân gò viền một rặng cây cao. Tại đây, công binh ta và công binh Pháp đang hối hả xây dựng khu vực hội nghị để kịp khai mạc vào đầu tháng bảy. Theo thỏa thuận, phía Pháp làm hội trường, phòng họp trên đỉnh gò, còn nơi nghỉ của hai đoàn đại biểu, của các 15
- nhà báo hai bên và nhà ở của lực lượng bảo vệ bên nào thì bên ấy tự làm. Các nhà lợp lá của ta ở phía bắc hội trường chính, các nhà lợp tôn và lều bạt của Pháp ở phía nam. Anh Lê Minh Nghĩa và anh Lưu Văn Lợi trong cuộc gặp sĩ quan liên lạc Pháp ngày 19-6-1954 tại xã Ninh Liệt, cạnh Trung Giã, đã có sáng kiến chọn khu gò đẹp này của xã Trung Giã làm nơi họp Hội nghị quân sự, được phía Pháp đến xem tại chỗ rất ưng ý và chấp nhận ngay. Ðội bảo vệ của hai bên tại khu vực hội nghị có số lượng bằng nhau, trang bị nhẹ. Hai bên cam kết dừng mọi hoạt động quân sự chung quanh khu vực hội nghị; máy bay Pháp đình chỉ hoạt động từ Trung Giã đến thị xã Thái Nguyên, ta đình chỉ hoạt động đánh mìn, phục kích từ Cầu Ðuống đến Trung Giã. Sáng 4-7-1954, đoàn xe của Ðoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh ta xếp thành dãy dài trên đê bờ bắc sông Công, chuẩn bị lăn bánh đến Hội nghị Trung Giã. Thiếu tướng Văn Tiến Dũng đi trên xe Gíp mui trần, là xe của tướng Ðờ Ca-xtơ-ri ta thu được ở Ðiện Biên Phủ. Các anh trong đoàn mặc bộ quân phục "đại quan" bốn túi, đội mũ nan bọc vải dù. Anh Lê Minh Nghĩa nhớ lại lúc lên đường đi Trung Giã được gặp Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Ðại tướng nhìn anh hỏi: - Thế cậu đội cái mũ này mà đi đàm phán với Pháp à? Thôi, cũng không sao! Lúc còn ở Hà Nội, mình đã có lần đội mũ phớt đi duyệt binh với tướng Lơ-cléc đấy! Bộ đội công binh đã làm việc suốt đêm, bắc xong cầu phao qua sông Công. Ðoàn xe ô-tô chạy trên cầu, qua Phố Nỉ giữa rừng người đứng hai bên đường vẫy cờ hoan hô. Phòng họp của Hội nghị quân sự Trung Giã có đủ đèn điện, quạt máy. Ngồi đối diện với Trưởng đoàn, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng là Trưởng đoàn, Ðại tá Pháp Len-nuy-ơ cùng bốn sĩ quan Pháp và ba sĩ quan ngụy. Phía Pháp đồng ý Thiếu tướng Văn Tiến Dũng đọc diễn văn khai mạc hội nghị vì Trưởng đoàn Việt Nam cấp bậc cao hơn Trưởng đoàn Pháp. Hội nghị quân sự Trung Giã có nhiệm vụ bàn vấn đề thực hiện ngừng bắn, nhưng phía Pháp đề nghị bàn trước vấn đề cải thiện đời sống tù binh, lên danh sách tù binh, tiến hành trao trả tù binh, định thời hạn trao trả tù binh... Ðây là một vấn đề hết sức phức tạp. Hai bên tranh luận rất găng, phải mất bảy ngày mới ký được thỏa thuận. Vấn đề ngừng bắn còn phức tạp hơn. Ðây là cuộc ngừng bắn của một cuộc chiến tranh không trận tuyến, giữa quân đội chính quy của Pháp và lực lượng kháng chiến của toàn thể nhân dân Việt Nam có mặt khắp mọi nơi, kể cả trong vùng mà quân Pháp tưởng rằng họ kiểm soát được. Lực lượng hai bên đan xen với nhau ở thế "cài răng lược". Gỡ cái thế "cài răng lược" đó là hết sức khó khăn và đàm phán không hề dễ dàng. Hội nghị chuẩn bị sẵn các điều kiện để một khi ký được Hiệp định Giơ-ne-vơ về Ðông Dương thì có thể đình chiến ngay. Hằng ngày dự giao ban tại phòng làm việc của Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, chúng tôi được nghe diễn biến tình hình ở Hội nghị Giơ-ne-vơ. Ta đã thấy rõ các nước lớn đều muốn chia cắt nước ta bằng một giới tuyến quân sự tạm thời. Tại Giơ-ne-vơ diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến ráo riết tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các trưởng đoàn, các bộ trưởng về giới tuyến đó đặt ở vĩ tuyến 16
- nào. Phía Pháp đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 18 với lập luận rằng, đó là con đường phân chia bắc nam thời Trịnh - Nguyễn. Phía ta đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 16, nghĩa là ta làm chủ đường 9 từ Quảng Trị đi Lào. Ta đang ở thế thắng, xứng đáng được như thế. Ở Trung Giã, đoàn ta liên tục nhận được tin quân đội Pháp rút khỏi nhiều căn cứ một cách vội vã để về co cụm quanh Hà Nội nhằm tránh bị tan rã nhanh. Người viết bài này đã được tận mắt thấy ở vùng sau lưng địch, tả ngạn sông Hồng, hàng nghìn nhân dân hồ hởi đi bao vây đồn bốt địch và buộc chúng phải đầu hàng. Một số nhà báo quốc tế ở Trung Giã kể lại với vẻ kinh ngạc trận quân ta đánh tiêu diệt binh đoàn 100 của Pháp ở đèo An Khê, trong đó có hai tiểu đoàn mới đưa từ mặt trận Triều Tiên về, bắt nhiều sĩ quan Pháp làm tù binh. Một buổi chiều, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng triệu tập cuộc họp toàn đoàn. Trên bàn có tấm bản đồ Việt Nam trải rộng, đồng chí trưởng đoàn thông báo ta đã nhận ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Ðông Dương, nước ta tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến 17 có sông Bến Hải. Sau một phút ngỡ ngàng, chúng tôi chụm đầu trên bản đồ tìm sông Bến Hải. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Ðông Dương được ký kết (để giúp Thủ tướng Pháp giữ đúng lời hứa với Quốc hội Pháp ký được Hiệp định Giơ-ne-vơ không quá ngày 20-7-1954, các văn kiện của Hội nghị Giơ-ne-vơ đều ghi ngày ký là 20-7-1954). Hội nghị quân sự bận rộn hẳn lên với nhiều công việc do Hội nghị Giơ-ne-vơ đặt ra, đòi hỏi phải thực hiện rất gấp. Ta và phía Pháp bàn cách thực hiện ngừng bắn thật sự ở các chiến trường, gỡ thế "cài răng lược" của lực lượng vũ trang hai bên trong vòng 15 ngày. Ta yêu cầu phía Pháp giúp máy bay chở ba đoàn sĩ quan ta đi truyền đạt Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mệnh lệnh ngừng bắn cho ba chiến trường Bình Trị Thiên, Liên khu 5 và Nam Bộ. Phía Pháp đồng ý. Các đoàn sĩ quan ta từ Thái Nguyên qua Trung Giã về sân bay Gia Lâm để đáp máy bay Pháp. Các nhà báo quốc tế ở Trung Giã đánh giá rất cao việc ta tổ chức được ngừng bắn toàn bộ, đúng thời hạn trên toàn cõi Việt Nam, trong hoàn cảnh thiếu phương tiện thông tin liên lạc, lực lượng vũ trang và bán vũ trang ta rải khắp mọi nơi, kể cả trong vùng Pháp tạm chiếm. Ðiều đó một phần nhờ kết quả làm việc tích cực của Hội nghị quân sự Trung Giã, biểu thị ý thức kỷ luật rất cao và niềm tin tuyệt đối ở Bác Hồ và Ðảng lãnh đạo quân và dân ta. Chính tại Trung Giã, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, đã thành lập Ủy ban Liên hợp Trung ương thay cho Hội nghị quân sự Trung Giã. Ðoàn đại biểu ta tham gia Ủy ban Liên hợp vẫn do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn. Ủy ban đã giải quyết rất nhiều việc quan trọng như: các quy chế về hành lang hàng không, khu phi quân sự, trao trả tù binh, chuyển quân, tập kết lực lượng của hai bên... và đặc biệt là việc ta tiếp quản Hà Nội cùng khu chu vi Hải Phòng. 55 năm sau, tôi trở lại Trung Giã. Khu vực Hội nghị Trung Giã đã được công nhận là "Di tích cách mạng-kháng chiến". Ðứng trên gò cao, nơi đã diễn ra những phiên đàm phán căng thẳng, tôi nhớ lại cuộc chiến đấu vĩ đại của quân và dân ta dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Bác Hồ, Ðảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao quy mô lớn từ Giơ-ne-vơ đến Trung Giã. Cuộc đấu tranh đó đã để lại nhiều 17
- bài học quý cho những cuộc đàm phán về sau của nước ta với các cường quốc khác. Trước sức ép và những dàn xếp phức tạp của các nước lớn, chúng ta kiên định đường lối độc lập tự chủ, quyết tâm bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc. Xử lý khôn khéo và tỉnh táo quan hệ với các nước lớn luôn là một trong những yêu cầu thường xuyên trong lịch sử đối ngoại của ta để góp phần giữ mãi mùa xuân cho Tổ quốc. Nắng xuân trải vàng khắp vùng Trung Giã tấp nập, đông vui và trên gò cao thôn Xuân Sơn, nơi giữ dấu tích một cuộc đàm phán đáng nhớ. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 ta tiêu diệt và bắt hơn 16 nghìn địch, dư luận thế giới đòi Pháp chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương và giải quyết vấn đề trao trả tù binh. Chính phủ ta và chính phủ Pháp thỏa thuận mở Hội nghị Trung Giã để giải quyết vấn đề này. Trung Giã là "khu đệm" giữa vùng địch tạm chiếm và vùng kháng chiến của ta, thuộc huyện Sóc Sơn Hà Nội ngày nay. Ta và Pháp thỏa thuận từ Trung Giã về cầu Đuống ta tạm dừng các hoạt động quân sự dọc Quốc lộ 3. Từ Trung Giã lên Thái Nguyên Pháp đình chỉ mọi hoạt động do thám và bắn phá của máy bay. Hội nghị Trung Giã diễn ra từ ngày 4 đến 24/7/1954. Tham dự hội nghị Trung Giã phái đoàn quân sự của ta do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân dội nhân dân Việt Nam dẫm đầu đã đóng quân ở Phú Cốc, Phổ Yên Nhiều nguồn tài liệu cho biết: Cuối tháng 6 năm 1954 ông Trần Tâm Khai , Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến xã Tân Phú (xã mới tách ra từ xã Tân Tiến cũ) cùng hai đồng chí bộ đội xuống thôn Phú Cốc liên hệ tìm nhà cho bộ đội đóng quân. Phú Cốc lúc đó là một làng quê yên ả có hơn 800 nhân khẩu nằm ven sông Cầu, có một tổ đảng với 10 đảng viên do đồng chí Trần Văn Thắng làm tổ trưởng. Khi bộ đội ta về đóng quân trong thôn, tổ đảng đã bố trí người lo nơi ăn chốn ở và bảo vệ, giúp đỡ bộ đội. Các gia đình trong thôn ngày ấy được phân công sắp xếp đồ đạc, dọn xuống nhà ngang nhường nhà trên cho bộ đội. Đơn vị về thôn vào đầu tháng 7, ở tại Phú Cốc ba tuần. Đồng chí Văn Tiến Dũng được bố trí ở tại nhà ông Lê Văn Sâm, cán bộ cốt cán sau giảm tô, nhà ở gần bờ sông yên tĩnh và thoáng mát, có hầm tránh máy bay và thuyền để sẵn khi cần có thể vượt sông. Đơn vị ở lại Phú Cốc ba tuần thì rút đi, trước khi đi anh em đã đến từng nhà chào bà con dân làng. Sau này người dân trong thôn mới biết Hội nghị Quân sự của ta và Pháp dự định họp ở Trung Giã đã rút về họp tại Phủ Lỗ Khu vực khi xưa phái đoàn quân sự của ta đóng quân nay đã là một làng quê trù phú của Phổ Yên. Những người già trong thôn đã từng được chứng kiến sự kiện này vẫn thường kể lại cho con cháu nghe mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ về để giáo dục thế hệ trẻ tự hào về quê hương đất nước. * Sự kiện quan trọng diễn ra tại xã Trung Giã vào tháng 7-1954, đó là Hội nghị quân sự Trung Giã: 18
- Chiến thắng vang dội của quân và dân ta tại Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954) đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta về Hiệp định đình chiến tại Việt Nam và các nước Đông Dương tại Giơ-ne-vơ. Các bên tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ đã thoả thuận nguyên tắc về việc đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương cần có các cuộc gặp nhau để bàn về việc giải quyết các vấn đề về quân sự do Hội nghị Giơ-ne-vơ đặt ra. Sau các cuộc tiếp xúc giữa phái viên hai bên, ngày 19-6-1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã thống nhất họp Hội nghị quân sự tại Trung Giã, một địa điểm cách Hà Nội 40 km, cách thị xã Thái Nguyên 30 km. Tại bãi Đa (nay là thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã) từ ngày 4-7 đến 27-7-1954, Hội nghị quân sự Trung Giã đã diễn ra giữa hai đoàn đại biểu: Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam do đồng chí Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương do đại tá Len- nuy-ơ làm trưởng đoàn cùng với 4 sỹ quan Pháp và 3 sỹ quan nguỵ đại diện cho 3 chiến trường. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Hội nghị Trung Giã chuyển thành Hội nghị Uỷ ban liên hiệp đình chiến. * Ý nghĩa: Hội nghị quân sự Trung Giã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Hội nghị này, phái đoàn quân sự của ta và đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã giải quyết những vấn đề quân sự do Hội nghị Giơ- ne-vơ đặt ra. Thành công của Hội nghị quân sự Trung Giã đã góp phần quyết định đi đến việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương. 27-7-1954, ngừng bắn trên toàn chiến trường Bắc Bộ. Câu 5: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Kim Anh, Đa Phúc và huyện Sóc Sơn ngày nay đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quí. Anh, chị cho biết đó là những danh hiệu gì? - Huyện Kim Anh: Đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. - Huyện Đa Phúc: Huân chương Quân công hạng nhất. - Huyện Sóc Sơn: Đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. - 5 xã được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Phù Linh, Đức Hoà, Đông Xuân, Bắc Sơn, Hồng Kỳ. - 12 xã được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Thanh Xuân, Phú Cường, Trung Giã, Tiên Dược, Phú Minh, Mai Đình, Phù Lỗ, Quang Tiến, Hiền Ninh, Tân Dân, Minh Phú, Minh Trí. - Toàn huyện có 69 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng, trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ và 19
- nhân dân, Sóc Sơn đã giành được những kết quả quan trọng, tạo bước chuyển mới trên các lĩnh vực. Kinh tế phát triển ổn định, tăng đều ở mức 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội năm 2007 đạt 1835 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm bao gồm: dự án triển khai khu công nghiệp tập trung Nội Bài 388 hecta, dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình 50 hecta, dự án phát triển khu du lịch đền Sóc Sơn 274,5 hecta, dự án làng du lịch sinh thái Đình Phú xã Minh Phú hơn 400 hecta, dự án sân gôn và khu vui chơi giải trí Minh Trí, dự án phát triển khu đông bắc huyện, xây dựng trường TH dạy nghề đa ngành, 2 trường THPT và Phòng khám đa khoa khu vực. Hiện nay, huyện Sóc Sơn đang trên con đường phấn đấu xây dựng huyện trở thành một vùng phát triển của Thủ đô. Câu 6: Từ khi thành lập (10-1977) đến nay, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã tổ chức bao nhiêu kỳ đại hội? Vào thời gian nào? Những mục tiêu chính Đảng bộ đề ra trong từng nhiệm kỳ đại hội? Thi hành Quyết định số 223-QĐ/TW ngày 29-7-1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 11-10-1977, Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Vĩnh Phú ra Quyết định số 536/QĐ/TU về việc chỉ định Ban chấp hành Huyện uỷ Sóc Sơn, gồm 29 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã trải qua 9 kỳ Đại hội. * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá I, nhiệm kỳ 1978 - 1979: Đại hội được tổ chức vào ngày 07-5-1978. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung hai năm 1978 - 1979, đó là: Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng Sóc Sơn sớm trở thành một đơn vị kinh tế nông - công nghiệp. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục, xây dựng con người mới, củng cố lực lượng vũ trang, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá II, nhiệm kỳ (1980 - 1983) Đại hội được tổ chức từ ngày 04-01-1980 đến ngày 09-01-1980. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1980 - 1983: “ Lấy sản xuất, ổn định đời sống và xây dựng làm trọng tâm và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao nếu nổ ra chiến tranh”. Mặt khác tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đưa giống mới vào đồng ruộng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trồng rừng cần được đầu tư phát triển... * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá III, nhiệm kỳ 1983 - 1985 Đại hội được tổ chức từ ngày 31- 01-1983 đến ngày 02-02-1983. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của Đảng bộ những năm 1983 - 1985 là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn