BÀI DỰ THI<br />
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT<br />
VIỆT NAM LÀO, LÀO VIỆT NAM NĂM 2017<br />
Người tham gia: <br />
Họ và tên: Đặng Quang Trung Tôn giáo: không<br />
Ngày sinh: Đơn vị: Đoàn phường Phước Long, <br />
Giới tính: Nam Nha Trang, Khánh Hoà<br />
Nghề nghiệp: Cán bộ đoàn Nơi thường trú: <br />
Dân tộc: Kinh Số điện thoại: <br />
NỘI DUNG BÀI DỰ THI<br />
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tôi xin trình bày tầm quan trọng của <br />
việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam <br />
trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.<br />
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia <br />
Đông Nam Á trong bán đảo Đông Dương có chung đường biên giới dài 2069 km <br />
về phía Tây, được Việt Nam ôm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt <br />
Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam cũng thật trùng hợp tiếp giáp với <br />
10 tỉnh phía Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào có nhiều cơ sở thực tiễn <br />
quan trọng.<br />
Với những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội sau hơn 30 năm tiến hành <br />
công cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn <br />
diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những <br />
điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện <br />
Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong giai đoạn mới.<br />
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, <br />
Lào Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, <br />
chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi <br />
hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội <br />
nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy <br />
nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các <br />
văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện <br />
có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.<br />
Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, hai bên cần luôn <br />
luôn tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương <br />
hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của nhau.<br />
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, <br />
hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía <br />
Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu <br />
của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia <br />
của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch <br />
và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006 <br />
2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy <br />
điện với Lào, dự án xây dựng đường giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong <br />
lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình <br />
đoàn kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn <br />
diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa <br />
hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong thời gian tới ngang <br />
tầm với quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.<br />
Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam khác căn <br />
bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện <br />
bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao <br />
hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của <br />
cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm <br />
nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần <br />
túy và ngắn hạn.<br />
Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam <br />
trong giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã <br />
được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp <br />
tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác <br />
giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp <br />
tác giai đoạn 2006 2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây <br />
dựng chiến lược hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam giai đoạn 2011 2015 <br />
và tầm nhìn đến 2020.<br />
Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt <br />
Nam giai đoạn 2011 2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt <br />
NamLào, Lào Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh <br />
mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế<br />
xã hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận <br />
thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam <br />
trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ <br />
thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai nước. <br />
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ <br />
hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước <br />
và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi ích đảm <br />
bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác và nâng <br />
cao chất lượng giáo dụcđào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ <br />
chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có <br />
đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị <br />
truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo <br />
lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan <br />
hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội <br />
ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán <br />
bộ làm việc ở các dự án giữa hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi <br />
dưỡng, giữa số lượng và chất lượng, giữa đào tạo chính qui các bậc học với đào <br />
tạo nghề.<br />
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt <br />
Nam – Lào, Lào – Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận <br />
cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, <br />
văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ <br />
đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:<br />
Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm <br />
bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế <br />
xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát khỏi <br />
nước kém phát triển vào năm 2020.<br />
Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 5 tỷ USD vào <br />
năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ <br />
trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển <br />
của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên <br />
nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.<br />
Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, <br />
ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế <br />
xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên <br />
giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương <br />
chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn <br />
bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.<br />
Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa <br />
thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình <br />
hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông <br />
lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế <br />
và khu vực của mỗi nước.<br />
Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận <br />
trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến <br />
hai nước.<br />
Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – <br />
Lào, Lào – Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà <br />
nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt <br />
Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất <br />
lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng <br />
kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên <br />
trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất <br />
trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt <br />
chẽ, thường xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai <br />
nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, giáo <br />
dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ <br />
hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – <br />
Lào, Lào – Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc <br />
biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau.<br />
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam – Lào, Lào <br />
– Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn <br />
kết, bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu <br />
tranh giành độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ đó được lãnh đạo hai <br />
Đảng hai Nhà nước khẳng định là mối quan hệ đặc biệt . Điều này cắt nghĩa <br />
cho việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt <br />
Nam trong lịch sử và trên những chặng đường phát triển mới là vô cùng quan <br />
trọng<br />
Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt quy định sự <br />
sống, còn của hai dân tộc trong lịch sử cũng như trên những chặng đường phát <br />
triển mới.Các điều kiện tự nhiên, các yếu tố đó đặt ra yêu cầu tất yếu về sự <br />
hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, xây <br />
dựng và bảo vệ đất nước. Trong phạm vi bán đảo Đông Dương Việt Nam nằm <br />
ở phía đông Trường Sơn như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy <br />
Trường Sơn, lọt sâu vào đất liền của bán đảo. Như vậy dãy Trường Sơn được <br />
ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa <br />
Việt nam và Lào. Địa hình tự nhiên đã quy định hệ thống giao thông ở Việt Nam <br />
và Lào cùng chạy dài theo trục Bắc Nam; ở Việt Nam là trục quốc lộ 1A và ở <br />
Lào là trục quốc lộ 13. Về mặt tự nhiên bên cạnh con đường 13 nối Pạcxê <br />
Thành Phố Hồ Chí Minh. Lào có thể thông thương ra biển gần nhất bằng hệ <br />
thống đường xương cá chạy ngang trên lãnh thổ hai nước đó là đường 6 Sầm <br />
Nưa – Thanh Hoá, đường 7 Xiêng Khoảng Nghệ An, đường 8 Khăm Muộn <br />
Hà Tĩnh, đường 9 Xavannakhẹt Đông Hà, đường 12 Khăm Muộn Quảng <br />
Bình....<br />
Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều dọc của bán đảo, mặt hướng ra biển <br />
đông với bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với Vịnh Bắc bộ, biển Đông và Vịnh <br />
Thái Lan, có nhiều cảng biển lớn, nhất là các các biển nước sâu ở Miền Trung. <br />
Việt Nam và Lào là những nước thuộc loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống <br />
bên cạnh nhau chiếm vị trí địa chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á do <br />
nằm kề con đường giao thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc <br />
Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn độ Dương. Về quốc phòng, bờ biển <br />
Việt Nam ở phía Đông tương đối dài nên việc bố phòng về mặt biển gặp không <br />
ít trở ngại. Trong khi đó dựa vào địa hình hiểm trở, nhất là với dãy Trường Sơn <br />
một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, một lợi thế tự nhiên che chắn cho cả Việt <br />
Nam và Lào, nên chẳng những hai nước có thể khắc phục được những điểm <br />
yếu “hở sườn” ở phía đông mà còn phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào <br />
nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân bảo <br />
vệ tổ quốc. Nhân dân hai nước có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, <br />
giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Về quân sự, <br />
Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng, hay cao nguyên Bôlavên của Lào và Tây <br />
Nguyên của Việt Nam, vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc <br />
Lào....đều là những vị trí có tầm chiến lược hàng đầu trên bán đảo Đông <br />
Dương. Nhiều nhà chiến lược và quân sự cho rằng: Ai nắm được địa bàn chiến <br />
lược trên, người đó sẽ làm chủ toàn bộ chiến trường Đông Dương. Điều đó cắt <br />
nghĩa về tầm quan trọng phải giũ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt <br />
Lào lên tầm cao mới<br />
Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là tài sản vô giá, là quy <br />
luật giành thắng lợi của hai dân tộc. Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam <br />
là mối quan hệ giữa hai dân tộc cùng chung lý tưởng chiến đấu. Đảng cộng sản <br />
Việt Nam tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương thành lập, đánh dấu việc <br />
thiết lập quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Việt Nam, Lào, <br />
Cao Miên tuy là ba nước nhưng đều nằm trong một xứ, đều bị thực dân Pháp <br />
thống trị và áp bức. Giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trong ba <br />
nước muốn đánh đổ thực dân Pháp, giành lại độc lập, đánh đổ chế độ phong <br />
kiến để giải phóng cho mình thì không thể đấu tranh riêng lẽ được. Ngay sau <br />
khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản và lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng <br />
đã thông qua các văn kiện “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn <br />
tắt của Đảng” “ Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng”. <br />
“Sách lược vắn tắt” và “ Chương trình tóm tắt” chứa đựng tinh thần yêu nước <br />
chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng, được thể hiện ở chỗ trong <br />
khi tuyên truyền khẩu hiệu An Nam độc lập, đồng thời cũng tuyên truyền và xây <br />
dựng quan hệ đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới. <br />
Với những văn kiện đó, nhất là “Luận cương chánh trị” của Đảng cộng sản <br />
Đông Dương sau đó đã xác định cụ thể, toàn diện về mặt lý luận cho mối quan <br />
hệ giữa phong trào cách mạng Việt nam và phong trào cách mạng Lào, đặt <br />
phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào với các tổ chức <br />
Đảng trong các xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam Kỳ, Ai lao, Cao Miên dưới sự lãnh <br />
đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. <br />
Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam đã được khẳng định <br />
trong lịch sử, in đậm những mốc son sáng chói về tình nghĩa ruột, thịt, thủy <br />
chung trong sáng, nương tựa lẫn nhau, sống chết có nhau: Nhân dân Lào đã cùng <br />
Việt Kiều tích cực đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách <br />
mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1939 và tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa <br />
vũ trang giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945. Hợp tác giúp nhau chống thực <br />
dân Pháp xâm lược; phối hợp đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, chống <br />
Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao <br />
(1954 – 1962); phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến <br />
tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1973 – 1975); Quan hệ đặc <br />
biệt Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong giai đoạn, mở đường đổi mới (1976 <br />
– 1986) Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – <br />
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 – nay). Trong tiến trình <br />
cách mạng đó, mỗi bước phát triển của cách mạng Lào tạo hậu thuẩn cho cách <br />
mạng Việt Nam giành thắng lợi và ngược lại thắng lợi của cách mạng Việt <br />
Nam tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển. Mối quan hệ đó xuẩt phát từ <br />
yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh giải phóng mang bản chất quốc tế <br />
vô sản, mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong sự nghiệp chung, Lào và Việt Nam đã <br />
trở thành những người bạn, những người đồng chí, những người anh em máu <br />
thịt, chung một kẻ thù, chung một chiến hào đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc <br />
Mỹ. Đó là một mối quan hệ xưa nay hiếm một mối quan hệ láng giềng tự <br />
nhiên, có lịch sử gắn bó lâu dài, chung một dãy Trường Sơn, chung một dòng <br />
sông Mê Kông, chung một ý thức hệ... Hai Đảng, hai Nhà nước không những đã <br />
đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau chống kẻ thù chung là Pháp và Mỹ mà còn <br />
giúp đỡ nhau có hiệu quả trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Quan <br />
hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc <br />
nghiệt, đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân <br />
dân hai nước đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới những <br />
thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng <br />
chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; tiến hành thành công sự <br />
nghiệp đổi mới đưa hai nước cùng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.<br />
Nhìn lại lịch sử đã qua, Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách <br />
mạng Lào luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa <br />
và có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho sự <br />
nghiệp cách mạng của nhau. Những năm qua, hai bên thường xuyên tổ chức các <br />
cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, duy trì cơ chế trao đổi thông tin, lý luận và kinh <br />
nghiệm thực tiễn về công cuộc đổi mới và xây dựng Đảng; hoàn thành và công <br />
bố các sản phẩm của Công trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào; hợp <br />
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình <br />
thức được thực hiện từ Trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, <br />
doanh nghiệp. Hai bên đã ký Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác <br />
Việt Nam Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn <br />
2011 – 2020. Những năm gần đây, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai <br />
nước tiếp tục được tăng cường; Việt Nam là nước đứng thứ hai trong số các <br />
nước đầu tư vào Lào với 5200 cán bộ lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ <br />
sở đào tạo của Việt Nam và 500 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào. <br />
Thương mại hai chiều năm 2011 đạt 734 triệu USD, tăng 50% so với năm 2010. <br />
Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào với hơn 400 dự án, <br />
tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ U SD. Dự báo đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ <br />
tăng 7 tỷ USD vào năm 2015, kim ngạch 2 chiều đạt 23 tỷ USD vào năm 2015 <br />
và 5 tỷ USD vào năm 2020. Trong năm 2012, hàng loạt các công trình, dự án sẽ <br />
hoàn thành chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Lào, như Khu lưu niệm <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào, Đường 2E, Nhà máy thủy điện Xe Khaman, <br />
Trường phổ thông trung học dân tộc nội trú Hua Phan<br />
Tại kỳ họp lần thứ 33 Ủy ban liên Chính phủ, hai bên đã ký thỏa thuận về <br />
Chiến lược hợp tác giai đoạn 2011 – 2020; Hiệp định hợp tác Việt Nam Lào <br />
giai đoạn 2011 – 2015; Hiệp định hợp tác Việt Nam Lào năm 2011. Bên cạnh <br />
đó, Việt Nam và Lào thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong <br />
các vấn đề quốc tế và khu vực, hoạt động tại các tổ chức và các diễn đàn đa <br />
phương. Sự ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện của hai Đảng, hai nước dành cho <br />
nhau trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của mỗi nước là vô cùng <br />
quan trọng và to lớn.<br />
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân Lào đã giành được <br />
những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực của <br />
Cách mạng Lào không ngừng lớn mạnh, uy tín và vị thế của nước Cộng hòa <br />
Dân chủ Nhân dân Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Những <br />
thắng lợi đó không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với nhân dân Lào, mà còn là nguồn <br />
cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự <br />
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam luôn ghi nhận với sự <br />
biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em về sự ủng hộ và giúp <br />
đỡ chí tình, chí nghĩa, vô tư, trong sáng và có hiệu quả trong sự nghiệp đấu tranh <br />
giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây <br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và <br />
nhân dân cùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ và tin <br />
tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, <br />
nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn <br />
nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của <br />
Đảng, xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thịnh <br />
vượng <br />
Bước sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra <br />
ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại trên tất cả các lĩnh vực, đặc <br />
biệt kinh tế, khoa học, công nghệ, thương mại......Đó là xu thế khách quan lôi <br />
cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, <br />
vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa vừa có thời cơ cho sự hội nhập <br />
và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều <br />
khi hoàn toàn mới mẽ đối với các nước đang còn ở trong tình trạng chậm phát <br />
triển. Thế giới đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng <br />
lẽ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Mặt khác vị trí <br />
chiến lược của Đông Nam Á ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ lâu đã trở <br />
thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn trên thế <br />
giới. Cùng với sự phát triển như vũ bão của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, <br />
Đông Nam Á ngày càng trở nên sống động, không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và <br />
liên kết nội khối, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới thúc đẩy <br />
quan hệ hợp tác ASEAN với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là với các nước lớn <br />
và các nước đang phát triển. Trước xu thế đó, các nhà lãnh đạo ASEAN càng <br />
nhận thức rõ hơn tính bức thiết trong việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong <br />
nội khối cũng như ngoài khu vực. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản <br />
Việt Nam và Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng <br />
định đường lối, chính sách coi trọng và không ngừng củng cố và tăng cường <br />
quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt <br />
Nam Lào, coi đó là di sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là <br />
một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ <br />
Tổ quốc ở mỗi nước. Việc đưa quan hệ Việt Nam Lào lên tầm cao mới sẽ đáp <br />
ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, đồng <br />
thời đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và <br />
trên thế giới. <br />
Trên tinh thần đó, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành <br />
Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn <br />
Phú Trọng trong hoạt động đối ngoại của mình đã chọn Lào là quốc gia đầu tiên <br />
trong chuyến thăm chính thức của mình trên cương vị Tổng Bí thư. Sau khi được <br />
bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào <br />
Choummaly Sayasone đã chọn Việt Nam trong chuyến thăm hữu nghị chính thức <br />
của mình. Những hoạt động đó là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị truyền <br />
thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng giữa hai Ðảng, <br />
hai Nhà nước và nhân dân hai nước và là bằng chứng hai Đảng, hai nhà nước và <br />
hai dân tộc luôn ưu tiên và coi trọng, quan tâm và chăm sóc để mối quan hệ Việt <br />
Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”<br />
Tuyên bố chung về kết quả cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú <br />
Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone trong chuyến thăm <br />
hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly <br />
Sayasone đã khẳng định: Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt <br />
Nam Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự <br />
cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt <br />
của quan hệ Việt Nam Lào với thông lệ quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh <br />
của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên <br />
thế giới. <br />
Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi một số biện pháp <br />
nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai Đảng, hai <br />
nước. Trong đó đặc biệt chú ý việc Chính phủ hai nước cần tích cực chỉ đạo các <br />
Bộ, Ngành,địa phương triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác 5 năm 2011 2015 <br />
và Chiến lược hợp tác 10 năm 2011 2020; <br />
Tăng cường quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương của hai <br />
nước, nhất là các địa phương có chung biên giới; sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, <br />
đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ và <br />
bộ phận thường trực Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. <br />
Tiếp tục đi sâu trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhất là những vấn đề lý <br />
luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phối <br />
hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ <br />
trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào trong giai đoạn mới, trong đó đặc <br />
biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức về công trình <br />
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. <br />
Chủ động chuẩn bị kỹ, trao đổi thống nhất và phối hợp chặt chẽ về nội <br />
dung, chương trình hoạt động của “Năm đoàn kết hữu nghị 2012” trong đó có <br />
việc Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thăm chính thức lẫn nhau để cùng tổ <br />
chức “Năm đoàn kết hữu nghị 2012,” thành công rực rỡ, tổ chức khởi công <br />
hoặc khánh thành một số công trình trọng điểm tạo dấu ấn về quan hệ đoàn kết <br />
đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Lào <br />
Cần có sự phối hợp và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc thực <br />
hiện chiến lược phát triển; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng, an ninh, đối <br />
ngoại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... dù trong hoàn cảnh nào hai Đảng <br />
và nhân dân hai nước cũng làm hết sức mình để giữ gìn và vun đắp cho mối <br />
quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, truyền <br />
mãi cho các thế hệ mai sau; không ngừng phát triển quan hệ hai nước ngày càng <br />
đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi <br />
nước, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. <br />
Phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại <br />
giao (1962 2012) và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Lào <br />
(1977 2012). Phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi thoả thuận chiến lược <br />
về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa hai nước giai <br />
đoạn 2011 2020, Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 2015 và Hiệp định hợp tác <br />
năm 2011; tập trung hợp tác xây dựng một số công trình kinh tế có vai trò kết <br />
nối nền kinh tế hai nước và kết nối với khu vực và thế giới. <br />
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hoàn thành dự án <br />
tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng <br />
tuyến biên giới Việt Nam Lào. Khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan <br />
giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp <br />
quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về <br />
cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và <br />
hợp tác ở khu vực. Hai Đảng luôn duy trì, giữ vững và giúp đỡ lẫn nhau một <br />
cách chí tình và vô tư, trong sáng để cùng phát triển, đồng thời giữ vững các <br />
mục tiêu cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. <br />
Thay lời kết, tôi xin kể câu chuyện về cặp song sinh tên bằng tiếng Việt ở <br />
Lào. Có chiều dài hơn 172km đường biên giới gắn kết 2 tỉnh Quảng Nam và <br />
Xêkông, trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống kết nghĩa từ lâu đời, tỉnh <br />
Quảng Nam luôn có nhiều hoạt động giúp đỡ tỉnh Xêkông trong công tác hỗ trợ <br />
phát triển kinh tế, cùng nhau bảo vệ bình yên trên toàn tuyến biên giới và đặc <br />
biệt là chăm sóc sức khỏe nhân dân.<br />
<br />
<br />
<br />
Một buổi sáng tháng 10 năm 2012, tại thị trấn Thành Mỹ, Trung tâm Y tế <br />
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam diễn ra một sự kiện khá đặc biệt, hai trẻ <br />
song sinh của một cặp vợ chồng đến từ nước bạn Lào đã được các y bác sỹ đỡ <br />
đẻ thành công trong một ca sinh khó.<br />
Tại làng Đăk Tà OỌc Nọi, huyện Đăk Chưng, tỉnh Xêkông, theo thời gian, <br />
hai đứa trẻ có cái tên thuần Việt “Thành” và “Mỹ” đã lớn lên như một bằng <br />
chứng sống và là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Lào được xây dựng từ bao <br />
đời nay.<br />
Anh Xen Na Vông Kẹo Khăm Xe, kể lại: Khi vợ tôi sinh con tại Thành Mỹ<br />
Nam GiangQuảng Nam, tôi rất vui mừng, hạnh phúc, nhất là sự tận tâm chu <br />
đáo của các bác sĩ Việt Nam. Tôi nghĩ nếu không có các bác sĩ thì vợ tôi không <br />
thể sinh con mạnh khỏe. Để thể hiện lòng biết ơn đó, vợ chồng tôi quyết định <br />
đặt tên con trai là Thành, con gái là Mỹ, để biết ơn các bác sĩ, ghi nhớ vùng đất <br />
mà con chúng tôi ra đời.<br />
Đã hơn 25 năm trong nghề chữa bệnh cứu người, song với bác sĩ Tơ Ngol <br />
Vui Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, chưa bao giờ ông có thể <br />
quên được hình ảnh vui mừng, ánh mắt đầy biết ơn của đôi vợ chồng người <br />
Lào với những bác sĩ Việt Nam. Năm đó, chính bác sĩ Vui là người đã đỡ đẻ <br />
thành công hai đứa con của đôi vợ chồng người Lào tại Trung tâm Y tế huyện <br />
Nam Giang, đây thật sự là niềm hạnh phúc. <br />
Ông Tơ Ngol Vui, cho biết: Tiếp nhận và tiếp đón những bệnh nhân ở <br />
nước bạn Lào qua đây điều trị, trong đó có nhiều ca cấp cứu như mổ ruột thừa <br />
viêm. Sau khi phẫu thuật xong họ rất quý, rất tin tưởng bác sĩ Việt Nam, đặc <br />
biệt là trung tâm y tế Nam Giang, từ đó tăng cường thêm mối quan hệ đoàn kết <br />
giữa hai nhân dân, hai Đảng, hai Nhà nước giữa biên giới này<br />
Bây giờ thì người dân huyện Đăk Chưng sẽ không cần phải sang Việt <br />
Nam, hay phải vượt hàng trăm km để về đến bệnh viện tỉnh Xêkông như trước <br />
nữa khi công trình Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, được tỉnh Quảng Nam hỗ <br />
trợ 100% kinh phí, với hơn 3,5 tỷ đồng để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân <br />
dân các bộ tộc Lào.<br />
Đặc biệt, Quảng Nam còn nhận đào tạo dài hạn các y, bác sĩ cho huyện <br />
bạn. Y tá Kế Lạ Khăm là một trường hợp như thế. Năm 2009, Kế Lạ Khăm <br />
được về học chuyên môn tại trường cao đẳng y tế Quảng Nam. 3 năm học, Kế <br />
Lạ Khăm hoàn thành xuất sắc khóa học và giờ đây những kiến thức đó đã và <br />
đang được em áp dụng để chữa bệnh cứu người tại huyện Đăk Chưng.<br />
Y tá Kế Lạ Khăm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, Xêkông, Lào cho <br />
biết: Nếu không có bạn bè Việt Nam giúp đỡ thì em không học được. Giờ về <br />
công tác ở đây, em đem hết kiến thức đã học để khám chữa bệnh cho bà con <br />
Lào, khi có bệnh nhân người Việt Nam em cũng giúp đỡ hết mình. Em mong <br />
muốn sau này được học đại học, thạc sĩ ở Việt Nam.<br />
Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, trước những thời cơ và thách thức <br />
đối với cả hai nước Việt Nam Lào, hơn bao giờ hết, những hoạt động nghĩa <br />
tình trên lại càng cần phải tăng cường và phát huy hơn nữa. <br />