BÀI DỰ THI<br />
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT<br />
VIỆT NAM LÀO, LÀO VIỆT NAM NĂM 2017<br />
Người tham gia: <br />
Họ và tên: Lưu Thị Hòa Đơn vị: Bí thư Chi đoàn 1 Phước <br />
Ngày sinh: Thành, Đoàn phường Phước Long, <br />
Giới tính: Nữ Nha Trang, Khánh Hoà<br />
Nghề nghiệp: Cán bộ đoàn Nơi thường trú: <br />
Dân tộc: Kinh Số điện thoại: <br />
Tôn giáo: không<br />
NỘI DUNG BÀI DỰ THI<br />
Trong khuôn khổ có hạn của bài dự thi này, tôi xin trình bày một số nguyên <br />
nhân, cơ sở hai dân tộc Việt Nam Lào cần phải luôn yêu thương gắn bó chặt <br />
chẽ với nhau cũng như những việc cần làm để giữ gìn, phát huy tình cảm hữu <br />
nghị đặc biệt Việt Nam Lào, Lào Việt Nam, phấn đấu đưa lên một tầm cao <br />
mới.<br />
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích <br />
236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người, mật độ dân số <br />
29,6 người/km2. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ <br />
Vương quốc Lan Xang tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện tích <br />
lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân chia <br />
thành ba vương quốc riêng biệt: Luông Phabang, Viênchăn và Chămpasắc. <br />
Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền thân <br />
của quốc gia Lào hiện nay. Năm 1945, Lào giành độc lập sau khi Nhật Bản <br />
chiếm đóng, song người Pháp sau đó áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào <br />
được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập <br />
hiến dưới quyền Xisavang Vông. Một cuộc nội chiến trường kỳ đến năm 1975 <br />
với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Phathét Lào theo chủ <br />
nghĩa cộng sản lên nắm quyền.<br />
Lào có chung đường biên giới dài 2069 km về phía Tây, được Việt Nam ôm <br />
trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh <br />
của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng <br />
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum cũng thật trùng <br />
hợp tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phôngxalỳ, Luôngphabang, Hủaphăn, <br />
Xiêngkhoảng, Bôlykhămxay, Khămmuồng, Xavannakhẹt, Xalavăn, Xê<br />
kông và Ắttạphư. Quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào có nhiều cơ sở thực tiễn <br />
quan trọng.<br />
Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và <br />
Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu <br />
nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt Lào và sự gắn bó keo sơn giữa <br />
dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và <br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ <br />
lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, <br />
nâng niu và dày công vun đắp.<br />
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam Lào <br />
cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ <br />
đoàn kết đặc biệt Việt Nam Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong <br />
lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:<br />
“Việt Lào hai nước chúng ta<br />
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”<br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng <br />
thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng <br />
chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài <br />
và toàn diện như vậy”.<br />
Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước <br />
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt Lào đã <br />
chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và <br />
hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là <br />
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam Lào được ký ngày 18 tháng 7 năm <br />
1977.<br />
Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc <br />
củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa <br />
Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai <br />
nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành <br />
mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, <br />
đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, coi đây là tài sản vô giá <br />
cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời sau.<br />
Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công <br />
cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện <br />
Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều <br />
kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt <br />
Nam Lào, Lào Việt Nam trong giai đoạn mới.<br />
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam <br />
Lào, Lào Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về <br />
sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc, <br />
đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.<br />
Hai nước Việt Nam Lào có lịch sử gắn bó rất lâu đời với nhau trong suốt <br />
chiều dài dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, <br />
nhân dân hai nước đã “chung lưng đấu cật” để xây dựng mỗi nước phát triển. <br />
Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào <br />
đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Mối quan hệ hữu <br />
nghị truyền thống lâu đời Việt Nam Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân <br />
thiết, sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào đã <br />
trải qua muôn vàn thử thách, được nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân <br />
hai nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phôm<br />
vihản kính mến trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục <br />
của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công <br />
vun đắp, không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, <br />
trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay.<br />
Nhìn lại lịch sử, quan hệ thân thiện lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam, Lào <br />
phát triển đột biến thành quan hệ đặc biệt vào năm 1930, khi sự nghiệp cách <br />
mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào được tiến hành theo con đường <br />
cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng <br />
chân chính.<br />
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, <br />
Lào Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, <br />
chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi <br />
hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội <br />
nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy <br />
nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các <br />
văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện <br />
có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.<br />
Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, hai bên cần luôn <br />
luôn tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương <br />
hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của nhau.<br />
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, <br />
hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía <br />
Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu <br />
của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia <br />
của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch <br />
và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006 <br />
2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy <br />
điện với Lào, dự án xây dựng đường giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong <br />
lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình <br />
đoàn kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn <br />
diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa <br />
hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong thời gian tới ngang tầm <br />
với quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.<br />
Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam Lào, Lào Việt Nam khác căn <br />
bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện <br />
bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao <br />
hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của <br />
cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm <br />
nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần <br />
túy và ngắn hạn.<br />
Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào Việt Nam <br />
trong giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã <br />
được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 01 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp <br />
tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác <br />
giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp <br />
tác giai đoạn 20062010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây <br />
dựng chiến lược hợp tác Việt Nam Lào, Lào Việt Nam giai đoạn 2011 2015 <br />
và tầm nhìn đến năm 2020.<br />
Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam Lào, Lào Việt <br />
Nam giai đoạn 2011 2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt <br />
Nam Lào, Lào Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ <br />
trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếxã hội và <br />
hội nhập của mỗi nước”.<br />
Trong đó, không ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm quan hệ <br />
đặc biệt Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa <br />
học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm <br />
với quan hệ truyền thống giữa hai nước.<br />
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: Coi trọng, phát triển và củng cố mối quan <br />
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai <br />
nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi <br />
ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác <br />
và nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm <br />
vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có <br />
đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị <br />
truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo <br />
lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan <br />
hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước.<br />
Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là <br />
đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án <br />
giữa hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và <br />
chất lượng, giữa đào tạo chính qui các bậc học với đào tạo nghề.<br />
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt <br />
Nam Lào, Lào Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp <br />
cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn <br />
hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu <br />
quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt <br />
theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở năm nội dung cụ thể sau:<br />
Một là, tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước <br />
nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển <br />
kinh tế xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát <br />
khỏi nước kém phát triển vào năm 2020.<br />
Hai là, phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ USD <br />
vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm <br />
kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua <br />
biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và <br />
hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai <br />
bên.<br />
Ba là, tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, <br />
ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế <br />
xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên <br />
giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương <br />
chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn <br />
bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.<br />
Bốn là, hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản <br />
thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và <br />
tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và <br />
thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập <br />
quốc tế và khu vực của mỗi nước.<br />
Năm là, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng <br />
thuận trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên <br />
quan đến hai nước.<br />
Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, <br />
Lào Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống <br />
nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, <br />
Lào Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, <br />
góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội <br />
nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.<br />
Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí trước hết <br />
tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt chẽ, thường <br />
xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai nước; duy trì <br />
các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng <br />
nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu nghị <br />
truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt NamLào, Lào<br />
Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế <br />
hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau. Và bài dự thi của tôi hưởng ứng phong <br />
trào cũng là một hoạt động cụ thể hướng đến mục tiêu đó.<br />
Để kết thúc bài viết này, tôi xin chia sẻ một số câu chuyện được nghe tại <br />
bản Lao Khô (xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), nơi có Khu di <br />
tích lịch sử cách mạng Việt Nam Lào đã được công nhận là Di tích lịch sử cách <br />
mạng cấp Quốc gia, cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về tình đồng chí, tình <br />
anh em, tình bằng hữu Việt – Lào. Bản Lao Khô được biết đến là nơi đã nuôi <br />
dấu Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Năm <br />
2009, để ghi nhận những đóng góp của đồng bào Mông ở bản Lao Khô, đặc biệt <br />
là gia đình cụ Tráng Lao Khô trong việc có công giúp đỡ, nuôi giấu Chủ tịch <br />
Cayxỏn Phômvihản, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã <br />
tặng Huân chương Tự do cho gia đình cụ Tráng Lao Khô và Huân chương Hạng <br />
Ba cho nhân dân bản Lao Khô.<br />
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1948, Ban xung phong Lào – Bắc gồm 14 <br />
đồng chí Việt Nam và Lào được thành lập, trên đường hành quân để tuyên <br />
truyền, mở rộng lực lượng đã dừng chân tại Phiêng Sa, nay là bản Lao Khô. <br />
Trong thời gian hoạt động tại đây (từ năm 1948 đến cuối năm 1949), đồng chí <br />
Cayxỏn Phômvihản đã được bố trí đến ở nhà ông Tráng Lao Khô, người dân <br />
tộc Mông. Hai người đã cắt máu ăn thề, sống chết có nhau.<br />
Đồng chí Cayxỏn Phômvihản và Ban xung phong Lào – Bắc đã được <br />
đồng bào bản Phiêng Sa nuôi giấu và cho mượn đất để xây dựng cơ sở trong <br />
thời gian hoạt động bí mật tại đây. Đặc biệt, ông Tráng Lao Khô một người <br />
Mông trong bản đã trực tiếp dẫn đường, đưa Ban xung phong Lào – Bắc vào <br />
rừng hoạt động. Hàng ngày, ông Lao Khô mang lương thực, thực phẩm vào hang <br />
Thẩm Mế để nuôi cán bộ Việt Minh và cán bộ nước bạn Lào cũng như Chủ tịch <br />
Cayxỏn Phômvihản.<br />
Đến Lao Khô lần này, chúng tôi may mắn được gặp ông Tráng Lao Lử, con <br />
trai của ông Tráng Lao Khô. Năm nay đã gần 90 tuổi nhưng ông Tráng Lao Lử <br />
vẫn còn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Trò chuyện với chúng tôi, ông bồi hồi nhắc <br />
lại những câu chuyện đã được cha mình kể cho nghe về thời kỳ hoạt động của <br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại bản Lao Khô. Ông kể, năm đó, ông đã 10 <br />
tuổi rồi và nhiều lần đã được theo cha mình mang cơm vào rừng cho Chủ tịch <br />
Cayxỏn Phômvihản. Những kỷ niệm về tình bạn đặc biệt với Chủ tịch Cay<br />
xỏn Phômvihản luôn được cha trân trọng, coi đó là niềm vinh hạnh nhất trong <br />
cuộc đời ông. Cha ông thường xuyên kể lại những câu chuyện này cho con cháu <br />
nghe và nhắc nhở mọi người luôn phải giữ gìn sự đoàn kết, tình cảm sâu sắc <br />
giữa nhân dân Việt Nam và Lào.<br />
Du khách tham quan Khu di tích Lao Khô.<br />
Trong cuộc trò chuyện, ông Tráng Lao Lử đã chia sẻ một kỷ niệm mà đã <br />
từng được nghe cha kể lại nhiều lần, đó là vào khoảng năm 1949, thực dân Pháp <br />
biết Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và bộ đội Việt Minh đang ở tại hang Thẩm <br />
Mế, thế là chúng liền từ Lào sang nhà ông Tráng Lao Khô để hỏi về việc này. <br />
Lúc đó, cha ông đã trả lời là trước thì có ở nhưng giờ họ đi đâu hết rồi. Sau đó <br />
gần 3 tháng, nghe tin quân cách mạng vẫn ở khu vực này, chúng tiếp tục quay <br />
lại, gặp ông Lao Khô. Lần này, ông Lao Khô nói với thực dân Pháp là chỉ có một <br />
con đường vào hang, mà nhỏ lắm, con lợn cũng không đi được, hai bên vách đá <br />
dựng đứng. Lực lượng kháng chiến đặt bẫy ở đấy, nếu các ông đi qua, họ sẽ <br />
thả đá, thả cây xuống để đè chết. Nghe thế, quân Pháp liền quay trở về Lào và <br />
không quay lại nữa. Nhờ đó, lực lượng cách mạng ở đây vẫn an toàn.<br />
Lật giở những bức ảnh, tấm bằng khen của Nhà nước Cộng hòa Xã hội <br />
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dành tặng cha <br />
mình, ông Tráng Lao Lử xúc động nhớ lại một trong những câu chuyện đáng <br />
nhớ nhất từng được cha kể lại. Đó là vào năm 1951, Chủ tịch Cayxỏn Phômvi<br />
hản đã cho người liên lạc đến gặp ông Lao Khô. Ông Lao Khô đã đưa 50 đồng <br />
bạc trắng cho Chủ tịch để mua súng chống lại quân xâm lược. Sau đó 3 tháng, <br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã viết một lá thư gửi lại cho ông Lao Khô, với <br />
nội dung xác nhận là đã mua được một khẩu súng cùng với 30 viên đạn. Chủ <br />
tịch nói thêm, sau này kháng chiến thành công, đất nước Lào hòa bình, Chủ tịch <br />
sẽ trở lại thăm ông Lao Khô.<br />
Qua những câu chuyện được ông Tráng Lao Lử kể về cha mình, có thể <br />
thấy dù điều kiện ở bản biên giới này lúc đó còn nhiều khó khăn về kinh tế, <br />
nhưng với tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, đồng bảo ở đây đã hết <br />
lòng giúp đỡ, cung cấp lương thực, thực phẩm, cũng như tiền của giúp Ban <br />
xung phong Lào – Bắc mua sắm vũ khí phục vụ chiến đấu. Đó là những hình <br />
ảnh ghi đậm tình đoàn kết, chiến đấu đặc biệt của đồng bào bản Lao Khô nói <br />
riêng và nhân dân Sơn La nói chung đối với Cách mạng Lào.<br />
Với ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, năm 2012, di tích lịch sử cách mạng <br />
Việt Nam – Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp <br />
hạng di tích cấp Quốc gia. Lao Khô trở thành một di tích có vai trò quan trọng, <br />
gắn kết chặt chẽ với các giá trị văn hóa và truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa <br />
hai dân tộc Việt Nam – Lào.<br />
Đi thăm khu di tích, ông Tráng Lao Lử bồi hồi nói, chúng tôi là con cháu của <br />
ông Lao Khô rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã xây dựng khu di tích được to <br />
đẹp như ngày hôm nay. Đặc biệt, trong khu di tích còn trưng bày rất nhiều hình <br />
ảnh và hiện vật quý, đây là minh chứng cụ thể cho việc tình cảm gắn bó trước <br />
đây giữa ông Lao Khô và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Điều này thể hiện sự <br />
đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào dù trải qua khó <br />
khăn, gian khổ vẫn luôn sát cánh bên nhau. Với chúng tôi, là những người con, <br />
người cháu sẽ tiếp tục giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân để tình hữu nghị <br />
giữa hai nước ngày càng sâu đậm, bền vững hơn.<br />
Ông Đặng Văn Cương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phiêng Khoài cho biết, <br />
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào được xây dựng là niềm tự hào <br />
của nhân dân các dân tộc trong xã. Khu di tích này mang ý nghĩa trong việc giáo <br />
dục các thế hệ, nhất là lớp trẻ luôn nhớ về cội nguồn, tích cực học tập, sản <br />
xuất và tăng cường mối quan hệ giữa hai bên biên giới. Đây cũng là minh chứng <br />
cho sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân dân hai dân tộc, luôn đồng lòng dù <br />
trong lúc chiến tranh hay hòa bình.<br />
Vào ngày 06 tháng 7 năm 2017, tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện <br />
Yên Châu, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khánh thành Khu di tích lịch <br />
sử cách mạng Việt Nam Lào. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi sự <br />
kiện kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam Lào <br />
và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam Lào. Nơi đây gần 70 <br />
năm trước, vào những năm 1948 1951, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Trưởng <br />
ban xung phong Lào Bắc và các thành viên của Ban hoạt động bí mật. Đồng chí <br />
Cayxỏn Phômvihản sau này là Tổng Bí thư, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung <br />
ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chủ <br />
tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.<br />
Chúng tôi vào bản Lao Khô đúng vào dịp ngày hội phiên chợ vùng cao. Từ <br />
thành phố Sơn La ngược quốc lộ 6, đến ngã ba Cò Nòi rẽ phải vào quốc lộ 6C <br />
đi chừng 50 km nữa sẽ tới bản Lao Khô. Cách đây một năm, con đường này còn <br />
là tỉnh lộ 103 gập ghềnh rất khó đi, nay đã được chuyển đổi thành quốc lộ <br />
nhằm mở đường vào Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam Lào. Việc đầu <br />
tư nâng cấp con đường mang ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa, <br />
vận chuyển hàng hóa cho nhân dân vùng cao biên giới hai huyện Yên Châu và <br />
Mai Sơn.<br />
Dù đã ba lần đến đây, nhưng lần này tâm trạng thật khó tả. Một cảm nhận <br />
mới về cảnh quan, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên giới <br />
đang đổi thay, bình yên và no ấm. Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La Vũ Thị Linh <br />
ngồi cùng xe cho biết, không còn nhớ đã đi trên con đường này bao lần, nhiều <br />
đến mức nhớ từng khúc cua, ổ gà. Chị đến bản Lao Khô như đi về nhà. Bởi chị <br />
gắn bó với nơi đây từ những ngày đầu cùng bà con đi khảo sát tìm kiếm dấu <br />
tích, phải dùng dao phát cây rừng mới vào được khu di tích và hang Thẩm Mế. <br />
Với những người làm bảo tồn, bảo tàng thì việc tìm được hiện vật là niềm vui, <br />
hạnh phúc, nhiều khi còn quý hơn vàng.<br />
Ảnh: Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.<br />
Chị Linh kể: Cái tên bản Lao Khô là một phần lịch sử của Khu di tích lịch <br />
sử cách mạng này. Xa xưa vùng biên giới hoang vu, hẻo lánh, như không có <br />
người ở, chỉ lác đác vài ba bản nhỏ của đồng bào dân tộc Mông, Xinh Mun tút <br />
hút trong rừng sâu. Những năm 1930, gia đình cụ Tráng Lao Khô, dân tộc Mông, <br />
khi ấy ở Vân Hồ (Mộc Châu) cùng một số người thân đến đây lập bản, định cư <br />
lấy tên là bản Phiêng Sa. Năm 1962, để ghi nhớ người có công lập bản, bà con <br />
bản Phiêng Sa đã lấy tên cụ Tráng Lao Khô để đặt tên là bản Lao Khô như ngày <br />
nay. So với tập quán của đồng bào Mông xưa kia sống du canh du cư, đây là <br />
chuyện hiếm, cho thấy, người dân bản Lao Khô đã chọn được đất sống cho <br />
mình, chọn đây làm quê hương định cư lâu dài, thành “cột mốc” vững chắc cho <br />
vùng biên giới Việt Nam Lào.<br />
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng ta chủ <br />
trương phối hợp với cách mạng Lào xây dựng căn cứ kháng chiến. Năm 1948, <br />
Ban xung phong Lào Bắc gồm cả ta và bạn được thành lập tại tỉnh Sơn La, do <br />
đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm Trưởng ban. Đội quân ấy đã di chuyển đến <br />
khu vực biên giới Việt Nam Lào để hoạt động. Từ đây, cách mạng Lào phát <br />
triển đến vùng Lào Hùng, Phiêng Xả, Moong Nam, Thà Luông, rồi lan rộng ra <br />
các tỉnh đông bắc Lào. Những năm tháng hoạt động bí mật, gian khổ, đồng chí <br />
Cayxỏn Phômvihản cùng các chiến sĩ Ban xung phong Lào Bắc đã được cụ <br />
Tráng Lao Khô cùng người dân nơi đây cưu mang, che chở, giúp đỡ.<br />
Trong ngôi nhà gỗ lợp ngói theo kiến trúc người Mông khang trang, sạch <br />
đẹp, ông Tráng Lao Lử, 78 tuổi, là con trai cả của cụ Tráng Lao Khô kể lại <br />
nhiều câu chuyện xúc động. Ông bảo: “Lúc ấy tôi mới 9 10 tuổi... Hai lần tôi <br />
cùng bố đưa cơm vào hang Thẩm Mế cho đồng chí Cayxỏn. Có lần Pháp đến <br />
lùng sục, bố tôi dặn mọi người: Khi giặc hỏi, chỉ nói “Không biết!”. Bố tìm <br />
cách lấy lòng tin của địch để đánh lạc hướng. Tôi nhớ, có lần bố đưa cho đồng <br />
chí Cayxỏn 20 đồng bạc trắng loại 2 hào, sau này mua được một khẩu súng, 30 <br />
viên đạn”.<br />
Ông Lử cho biết, năm 1986, lúc sửa nhà, trên mái gianh lộ ra ống tre, bên <br />
trong còn tờ giấy biên nhận việc đưa tiền giúp bạn đã úa vàng, mủn không đọc <br />
được chữ. Giờ đây, nơi trang trọng chính giữa căn phòng khách của ngôi nhà ấy <br />
được treo tấm ảnh lớn chụp cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay Chủ tịch Cay<br />
xỏn Phômvihản.<br />
Bên cạnh là tấm ảnh đen trắng chân dung cụ Tráng Lao Khô, với gương <br />
mặt cương trực, nhìn thẳng, bản lĩnh, nhưng rất hiền từ. Bên dưới bức ảnh còn <br />
đề rõ: Cụ Tráng Lao Khô (1890 1990). Ông Tráng Lao Lử kể, ngày cụ Lao Khô <br />
mất, Chủ tịch Cayxỏn nghe tin nhưng không sang được, đã cho người mang <br />
vải, tiền đến phúng viếng. Cuộc đời của cụ nếu nói bằng lời, bằng chữ chỉ <br />
ngắn gọn vậy, nhưng thật bi tráng, trở thành biểu tượng sống mãi với thời gian, <br />
một câu chuyện ân tình xúc động trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung giữa <br />
hai dân tộc Việt Nam Lào.<br />
Bộ đội Biên phòng hai nước Việt Nam Lào tại khu vực cửa khẩu Nà Cài, <br />
xã Chiềng On, huyện Yên Châu (Sơn La).<br />
Ông Hà Văn Đức, Trưởng ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia <br />
quân sự giúp Lào tỉnh Sơn La, cho biết: Ban được thành lập năm 2014, sau khi rà <br />
soát, thống kê, hiện tỉnh Sơn La có gần 6.000 hội viên từng tham gia chiến đấu <br />
và để lại tuổi thanh xuân trên đất nước Triệu Voi. Ban liên lạc có nhiều hoạt <br />
động thiết thực kết nối với nước bạn Lào, như: Tìm mộ liệt sĩ, hoạt động đối <br />
ngoại nhân dân, giúp đỡ con, em Lào đang học tập tại Sơn La,...<br />
Từ khi thành lập, Ban liên lạc đã có năm chuyến thăm, làm việc với Hội <br />
Cựu chiến binh Hoàng gia Lào tại các tỉnh. Quá trình giao lưu, tiếp xúc, không <br />
cần phiên dịch, nhiều cựu chiến binh Việt Nam nói được tiếng Lào, một số từ <br />
tiếng Thái (Sơn La) cũng gần với tiếng Lào, làm cho mối thân tình thêm mặn <br />
nồng, tin cậy, gắn bó.<br />
Từ năm 1969, tỉnh Sơn La ký hợp tác toàn diện với tỉnh Hủa Phăn. Năm <br />
1985, thực hiện chủ trương của Đảng, Sơn La ký hợp tác toàn diện với tỉnh Bò <br />
Kẹo, và cho đến hôm nay đã ký kết với tám tỉnh Bắc Lào gồm: Hủa Phăn, Bò <br />
Kẹo, Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Phông Sa Lỳ, Xiêng <br />
Khoảng và Xay Nha Bu Ly. Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Sơn La Cầm Văn <br />
Phương tâm sự: Sự giúp đỡ của Sơn La rất hiệu quả. Đây không phải tự mình <br />
đánh giá mà là từ bạn.<br />
Bạn hiểu Sơn La còn nhiều khó khăn, nhưng những việc Sơn La chọn giúp <br />
đều rất thiết thực. Cho nên về mặt kinh phí tuy không nhiều, nhưng đã làm <br />
được nhiều việc, góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của nhân dân Lào. <br />
Sơn La thực hiện hợp tác trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, nông <br />
nghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh quốc phòng đều rất hiệu quả. Nhưng <br />
ấn tượng nhất phải kể đến việc giúp bạn đào tạo cán bộ, tạo nguồn nhân lực. <br />
Phần lớn cán bộ chủ chốt của các tỉnh Bắc Lào đã từng tham gia học tập, nghiên <br />
cứu tại Sơn La. Tại tỉnh hiện có khoảng hơn 1.000 lưu học sinh Lào đang học <br />
tập tại các trường cao đẳng, đại học. Mỗi năm có thêm khoảng 160 học sinh <br />
được nước bạn tuyển chọn gửi tới Sơn La đào tạo.<br />
Tổng kết 10 năm giai đoạn 2003 2012, nguồn vốn Sơn La tr ực tiếp hỗ tr ợ <br />
giúp nước bạn Lào là 258 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 115 tỷ đồng, <br />
ngân sách Trung ương là 143 tỷ đồng. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm, <br />
tỉnh Sơn La tự bỏ ngân sách hỗ trợ, giúp bạn khoảng 20 tỷ đồng. Nhiều công <br />
trình trường học, nhà văn hóa, công trình thủy lợi, trụ sở được xây dựng khang <br />
trang là những món quà thiết thực với nước bạn Lào.<br />
Công trình Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam Lào tại bản Lao Khô <br />
là điểm nhấn quan trọng, biểu tượng cho mối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, <br />
trong sáng thủy chung, hợp tác toàn diện Việt Nam Lào.<br />