BÀI DỰ THI<br />
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT<br />
VIỆT NAM LÀO, LÀO VIỆT NAM NĂM 2017<br />
Người tham gia: <br />
Họ và tên: Vũ Thị Nhung Đơn vị: Ủy viên BCH Thành đoàn, <br />
Ngày sinh: 1987 Bí thư Đoàn phường Phước Long, Nha <br />
Giới tính: Nữ Trang, Khánh Hoà<br />
Nghề nghiệp: Cán bộ đoàn Nơi thường trú: <br />
Dân tộc: Kinh Số điện thoại: <br />
Tôn giáo: không<br />
NỘI DUNG BÀI DỰ THI<br />
Trong khuôn khổ bài dự thi, tôi xin chia sẻ cảm nhận cá nhân để góp phần <br />
lý giải nguyên nhân, cơ sở hai dân tộc Việt Nam Lào cần phải luôn yêu thương <br />
gắn bó chặt chẽ với nhau<br />
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích <br />
236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người, mật độ dân số đạt <br />
29,6 người/km2. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ <br />
Vương quốc Lan Xạng tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện <br />
tích lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân <br />
chia thành ba vương quốc riêng biệt: Luông Phabang, Viênchăn và Chămpa<br />
sắc. Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền <br />
thân của quốc gia Lào hiện nay. Lào giành độc lập sau khi Nhật Bản chiếm <br />
đóng, song người Pháp sau đó áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự <br />
trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến <br />
dưới quyền xixavang Vông. Một cuộc nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm <br />
1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Phathét Lào theo <br />
chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền.<br />
Lào có chung đường biên giới dài 2069 km phía Tây được Việt Nam ôm <br />
trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh <br />
của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng <br />
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum cũng thật trùng <br />
hợp tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phôngxalỳ, Luôngphabang, Hủaphăn, <br />
Xiêngkhoảng, Bôlykhămxay, Khămmuồng, Xavannakhẹt, Xalavăn, Xê<br />
kông và Ắttạphư. Quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào có nhiều cơ sở thực tiễn <br />
quan trọng.<br />
Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và <br />
Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu <br />
nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt Lào và sự gắn bó keo sơn giữa <br />
dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và <br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ <br />
lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, <br />
nâng niu và dày công vun đắp.<br />
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam Lào <br />
cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ <br />
đoàn kết đặc biệt Việt Nam Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong <br />
lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:<br />
“Việt Lào hai nước chúng ta<br />
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”<br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng <br />
thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng <br />
chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài <br />
và toàn diện như vậy”.<br />
Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước <br />
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt Lào đã <br />
chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và <br />
hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là <br />
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam Lào được ký ngày 18 tháng 7 năm <br />
1977.<br />
Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc <br />
củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa <br />
Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai <br />
nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành <br />
mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, <br />
đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, coi đây là tài sản vô giá <br />
cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau<br />
Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công <br />
cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện <br />
Việt Nam Lào, Lào Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều <br />
kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt <br />
Nam Lào, Lào Việt Nam trong giai đoạn mới.<br />
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam <br />
Lào, Lào Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về <br />
sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc, <br />
đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.<br />
Hai nước Việt Nam Lào có lịch sử gắn bó rất lâu đời với nhau trong suốt <br />
chiều dài dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, <br />
nhân dân hai nước đã “chung lưng đấu cật” để xây dựng mỗi nước phát triển. <br />
Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào <br />
đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Mối quan hệ hữu <br />
nghị truyền thống lâu đời Việt Nam Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân <br />
thiết, sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào đã <br />
trải qua muôn vàn thử thách, được nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân <br />
hai nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phôm<br />
vihản kính mến trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục <br />
của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công <br />
vun đắp, không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, <br />
trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay.<br />
Việt Nam và Lào không những có sự gắn kết bền chặt từ trong quá khứ <br />
cho đến tận ngày nay cũng như mai sau. Hai dân tộc luôn sát cánh bên nhau cùng <br />
bảo vệ Tổ quốc, cùng phát triển văn hóa – xã hội, cùng tiến bước để hội nhập <br />
với xu thế của thời đại mới.<br />
Nền kinh tế Lào đang phát triển nhanh, khi quốc gia này bắt đầu giảm dần <br />
quản lý nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986. <br />
Lào đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như <br />
một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Việt <br />
Nam và Thái Lan.<br />
Mặc dù vậy, là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa <br />
tốt và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng, Lào vẫn là một trong những <br />
nước nghèo nhất khu vực Đông Nam Á. Thu nhập bình quân tính theo đầu người <br />
vào năm 2009 của Lào ước tính khoảng 2.700 USD theo sức mua tương ứng. <br />
Tiết kiệm nội địa thấp khiến Lào phải phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước <br />
ngoài và vay ưu đãi để lấy nguồn đầu tư cho phát triển đất nước.<br />
Mặc dù nền kinh tế chưa thể đạt được những thành tựu như Việt Nam, <br />
song họ có quyền hy vọng trong tương lai không xa, với việc cải cách mạnh các <br />
thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn tài nguyên <br />
đa dạng phong phú… nền kinh tế của quốc gia có dân số gần 7 triệu người sẽ <br />
đứng trong top đầu của khu vực.<br />
Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là <br />
Quan hệ hữu nghị Việt – Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết <br />
đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Lào và Việt Nam. Mối <br />
quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào <br />
cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng <br />
minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào. <br />
Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5 tháng 9 năm 1962.<br />
a) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ:<br />
Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm <br />
lược, nhân dân hai nước Việt – Lào luôn sát cánh bên nhau, viết nên những trang <br />
sử hào hùng và cùng nhau xây dựng nên mối quan hệ đoàn kết đặc biệt.<br />
Bối cảnh trong nước và các nước Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX, <br />
Hồ Chí Minh đã xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con <br />
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nhà nước ta luôn đặt cuộc đấu <br />
tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh giải <br />
phóng dân tộc của nhân dân các nước trong đó có dân tộc Lào. Đảng và Nhà <br />
nước cũng luôn quan tâm sâu sắc và coi việc giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm vừa <br />
là nghĩa vụ, là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh <br />
chiến đấu Việt Lào. Việt Nam không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối, <br />
phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo <br />
thực tiễn cách mạng Lào.<br />
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra <br />
mạnh mẽ và lan rộng trong cả nước và có ảnh hưởng lớn đến Lào. Các phong <br />
trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhân <br />
dân Lào. Trước vận mệnh của các dân tộc Đông Dương, Trung ương Đảng <br />
Cộng sản Đông Dương đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn <br />
chủ trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến <br />
thắng lợi. Đặc biệt, tháng 5 năm 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội <br />
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII quyết định đặt nhiệm vụ <br />
giải phóng dân tộc lên hàng đầu của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn <br />
đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một Mặt trận <br />
Dân tộc Thống nhất rộng rãi. <br />
Ngày 12 tháng 10 năm 1945 tại Thủ đô Viênchăn, Chính phủ lâm thời Lào <br />
Itsala được thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế <br />
giới. Ngày 14 tháng 10 năm 1945, Việt Nam là nước đầu tiên gửi điện chúc <br />
mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập và ngày 30 tháng 10 năm <br />
1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt Lào. Từ đây, quan hệ <br />
Việt Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới giai đoạn phát triển quan hệ <br />
đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai <br />
nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà nước như Hoàng thân Xu<br />
phanuvông đã từng tuyên bố: Quan hệ Lào Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ <br />
nguyên mới...<br />
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân hai nước phải <br />
tiếp tục đối mặt với quân xâm lược đế quốc Mỹ. Sự nghiệp cách mạng của hai <br />
nước LàoViệt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt, <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu, Người thường căn dặn: Cách <br />
mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng <br />
Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào. Chính vì vậy, <br />
trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã <br />
cử hàng chục vạn người con yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với <br />
quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh <br />
hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại <br />
thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Quan tâm, chia sẻ cùng đồng cam cộng khổ <br />
trong hai cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất <br />
của mình để giúp Việt Nam xây dựng “ Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc <br />
Trường Sơn đi cứu nước”…<br />
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng là <br />
điều kiện thuậ lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên <br />
nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Thắng lợi to <br />
lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị <br />
đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng.<br />
Tóm lại, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trải qua nhiều <br />
thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của <br />
hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ <br />
diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh <br />
giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo <br />
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan <br />
hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như <br />
một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.<br />
b) Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:<br />
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội <br />
nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực <br />
mới, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ <br />
đặc biệt giữa Việt Nam – Lào; Lào – Việt Nam với những phương thức mới và <br />
những nội dung mới, do đó hai dân tộc phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng <br />
phát triển, cùng đạt được những mục đích đề ra của cách mạng hai nước.<br />
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm <br />
Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào, đồng chí Nguyễn Phú <br />
Trọng – Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu: “Việt <br />
Nam và Lào đang bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công cuộc <br />
đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nhân dân hai nước đang tích <br />
cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng và cùng nhau phấn <br />
đấu xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh... Hơn <br />
bao giờ, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước cần tiếp tục củng cố, <br />
tăng cường hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện Việt <br />
Nam Lào, coi đây là lẽ sống, là nghĩa tình thân thiết, trước sau như một, dù <br />
gian nan nguy hiểm cũng không hề lay chuyển. Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau <br />
giữ gìn, bảo vệ mối quan hệ đặc biệt đó, như giữ gìn và bảo vệ con ngươi của <br />
mắt mình, làm sâu sắc, phong phú thêm và đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam <br />
– Lào ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản thiêng <br />
liêng vô giá, cần trao truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau”.<br />
Trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách <br />
thức do tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt <br />
đẹp của mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách <br />
mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được <br />
tăng cường, mở rộng cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác <br />
toàn diện Việt Nam Lào đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:<br />
Việt Lào, hai nước chúng ta,<br />
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.<br />
Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn <br />
kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin <br />
về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự <br />
giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng <br />
và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ <br />
Việt Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của <br />
nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, <br />
thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá <br />
vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ. Bản <br />
chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào Việt Nam, được nuôi dưỡng, <br />
phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp <br />
mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa <br />
chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là <br />
vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về <br />
quyền dân tộc tự quyết, cơ quan lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí <br />
tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ của bạn <br />
như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang công tác ở Lào <br />
phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của <br />
Thủ tướng Xuphanuvông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, không được <br />
bao biện...”.<br />
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, các thế lực <br />
thù địch và phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ đặc <br />
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Do vậy, hơn lúc nào hết, hai dân tộc phải <br />
yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết làm thất bại mọi âm <br />
mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công <br />
cuộc xây dựng đất nước của nhân dân hai nước.<br />
Trong bối cảnh đoàn kết hợp tác rộng mở trên thế giới hiện nay, xuất hiện <br />
nhiều hình thức liên kết hợp tác song phương và đa phương với nhiều mục đích <br />
khác nhau, do vậy hai dân tộc Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam cần gắn bó chặt <br />
chẽ bên nhau, cùng nhau vun đắp mối quan hệ đặc biệt trở thành một mẫu mực <br />
về tình đoàn kết quốc tế trong lịch sử thế giới đương đại, đồng thời cũng vì sự <br />
phát triển bền vững của mỗi nước.<br />
Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức ra đời, mở ra <br />
nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế<br />
xã hội của hai nước, điều này đòi hỏi hai dân tộc Lào và Việt Nam, nhất là các <br />
doanh nghiêp hai nước cần phải chủ động, chuẩn bị thật kỹ, phối hợp chặt chẽ, <br />
sâu rộng và thắt chặt hơn nữa sự tin cậy, mối quan hệ thủy chung nhằm thúc <br />
đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch; tập trung khai thác các thế mạnh <br />
chiến lược, tăng cường sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị <br />
trường mỗi nước. Ngoài ra, doanh nghiệp hai bên cũng cần quan tâm xây dựng <br />
các nhân tố, cơ chế để có thể hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong công tác hòa <br />
nhập và kết nối ASEAN.<br />
Để làm được điều này, hai bên cần tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác <br />
song phương; tập trung mọi sức lực thực hiện bằng được nội dung tinh thần <br />
thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng nước đã đề ra; tiếp tục củng cố và thắt chặt hơn <br />
nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện <br />
giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào Việt Nam; góp phần <br />
vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và <br />
trên thế giới.<br />
Hai bên cần tiếp tục tăng cường giáo dục để các thế hệ con cháu mai sau <br />
hiểu được ý nghĩa sống còn của quan hệ Lào Việt nhằm tiếp tục duy trì, vun <br />
đắp mối quan hệ đặc biệt này; không ngừng củng cố lòng tin chiến lược; tập <br />
trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc và bổ sung sửa đổi những hạn chế <br />
còn kìm hãm sự phát triển của hai bên; tích cực phát huy thế mạnh và tiềm năng <br />
của mỗi nước; phối hợp hài hòa quan hệ đặc biệt giữa hai nước một cách phù <br />
hợp với tập quán quốc tế; hỗ trợ, dành ưu tiên, ưu đãi và tạo điều kiện thuận <br />
lợi nhất cho nhau; khuyến khích các bộ, ban ngành, địa phương và tổ chức quần <br />
chúng của hai nước trực tiếp hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau một cách có <br />
hiệu quả và thiết thực hơn; thúc đẩy hợp tác toàn diện với bước tiến mới, thành <br />
tựu mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong hội nhập kinh tế khu vực và thế <br />
giới; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng X Đảng Nhân dân <br />
cách mạng Lào và Đại hội Đảng XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra; tạo <br />
bước đột phá mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, giúp cho mối quan <br />
hệ này ngày càng vững chắc và bền vững với thời gian.<br />
Thay cho lời kết bài viết này, tôi xin chia sẻ câu chuyện về người được <br />
mệnh danh là người làm “cầu nối” cho tình hữu nghị Việt Lào ở Hòa Bình:<br />
Cách đây hơn 1 tháng, bà Lê Hải Thiên (Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam <br />
Lào tỉnh Hòa Bình) vinh dự là thành viên của tỉnh Hòa Bình đón đoàn công tác của Phó <br />
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến thăm và làm việc tại Hòa Bình. <br />
Bất ngờ vì lời chào của một vị khách nữ: "ôi chị Thiên, chị khỏe chứ… 7 năm rồi mới <br />
lại được gặp chị”. Người thốt lên xúc cảm đó là bà Sủnthon Xaynhachắc (nguyên <br />
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Lào tại Việt Nam). Tay bắt, mặt mừng, 2 người <br />
gặp nhau như 2 chị em, 2 người ruột thịt sau bao năm gặp lại…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh: Bà Lê Thị Hải Thiên, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Lào, (thứ <br />
4 từ phải qua) tại Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Lào tại Việt Nam.<br />
Ai biết được những gắn bó, tâm huyết của bà Lê Hải Thiên trong việc gây <br />
dựng, thúc đẩy các hoạt động cho tình hữu nghị Việt Nam Lào tỉnh Hòa Bình <br />
đều không hề ngạc nhiên bởi câu chuyện đó. Bởi mỗi hoạt động liên quan đến <br />
tình hữu nghị Việt Lào nhiều năm qua tại tỉnh luôn có những đóng góp của bà. <br />
Nhiều đoàn công tác của nước bạn cùng những người bạn Lào ở Viêngchăn, <br />
Hủaphăn, Luông Phabang… mỗi khi đến Hòa Bình đều muốn gặp người phụ <br />
nữ này…<br />
Ngay từ khi còn nhỏ, dù sinh sống ở Thái Lan nhưng bà Lê Thị Hải Thiên <br />
đã có những cảm nhận đặc biệt về đất nước Lào, nhất là khi mẹ đẻ của bà rồi <br />
anh trai của bà từ Thái Lan đã trở thành những “chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ” tham gia <br />
chiến đấu tại Lào vào những năm tháng thanh xuân nhất của cuộc đời họ. Bản <br />
thân người mẹ (bà Lê Thị Hoan, lão thành cách mạng, nay đã mất) và anh trai đã <br />
được trao tặng những phần thưởng cao quý của Nhà nước Lào. Những tâm <br />
huyết, tình cảm với đất nước, cách mạng Lào được mẹ và anh trai truyền lại <br />
cho bà một cách tự nhiên nhất.<br />
Khi nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ, Việt kiều hồi hương tham gia xây <br />
dựng đất nước, bà đã có những tâm tư và mong muốn làm sao để luôn có mối <br />
liên hệ, gắn bó giữa những người từng sinh sống, công tác tại Lào có chung một <br />
“ngôi nhà”. Để từ đó, không chỉ là mối chia sẻ giữa họ mà sâu xa hơn còn là <br />
"cầu nối” với gia đình, thân nhân và những người bạn Lào tại nước Lào. Cao <br />
hơn là để thúc đẩy, đóng góp vào sự phát triển hữu nghị của 2 dân tộc. Vì thế, <br />
“Hội thân nhân Việt kiều Lào Thái Lan” (tiền thân của Hội hữu nghị Việt Nam <br />
Lào hiện nay) do bà tâm huyết gây dựng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa <br />
Bình cho phép thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1997.<br />
Bà chia sẻ: “Dù tên gọi trước đây hay như hiện nay, mọi nỗ lực của các <br />
hội viên đều hướng tới đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy công tác đối ngoại nhân <br />
dân”.<br />
Dù bận công việc Nhà nước (trước đây), hay việc riêng của công ty hiện <br />
nay, bà vẫn dành thời gian hợp lý để tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu <br />
văn hóa, văn nghệ trong các dịp Tết cổ truyền Lào hay các tháng cao điểm “ Năm <br />
đoàn kết hữu nghị Việt Nam Lào”. Năm 2012, bà là một trong năm mươi đại <br />
biểu của Việt Nam được tham gia các hoạt động “Năm đoàn kết” với 50 đại <br />
biểu Lào tại Việt Nam. Những lần cả 2 đoàn đến các địa danh, di tích gắn với <br />
sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Lào cũng như các vị lãnh tụ của 2 nước (Hà <br />
Nội, Tuyên Quang, Phú Thọ), càng vun đắp trong bà tình cảm, trách nhiệm với <br />
tình đoàn kết, hữu nghị của 2 dân tộc.<br />
Với lợi thế thông thạo về ngôn ngữ, am hiểu về đời sống văn hóa, tinh <br />
thần cũng như phong tục, tập quán nước Lào, mỗi lần gặp gỡ các bạn Lào (tại <br />
Lào và tại Hòa Bình), bà thực sự là “cầu nối” để những người bạn 2 nước thêm <br />
hiểu nhau, gắn bó với nhau hơn. Bà vẫn nhớ như in các năm đoàn kết hữu nghị <br />
Việt Nam Lào trước đây hay những lần bà cùng hội thân nhân tổ chức gặp mặt <br />
giao lưu với các bạn sinh viên Lào học tập tại Việt Nam lên thăm Hòa Bình.<br />
Cách thức tổ chức, sự gần gũi, thân thiện của bà khiến nhiều học viên xúc <br />
động không nói nên lời. Họ thấy như gặp lại “một gia đình” lớn tại Hòa Bình, <br />
không có rào đón, khách sáo mà thân tình, ấm áp. Họ thấy bà như người mẹ, <br />
người chị nước Lào. Nhiều người bạn Lào mà bà từng có mối thâm giao, gắn bó <br />
như bác Vilayvăn (tỉnh Xavannakhẹt), Chalơn Banmyhơ (Nguyên Bộ <br />
trưởng Bộ Tư pháp Lào), anh Phu Thiêng (từng là Tùy viên quân sự Lào tại Việt <br />
Nam)… vẫn luôn có những suy nghĩ thật tốt đẹp về bà. Một người phụ nữ <br />
nhiệt thành, luôn quan tâm đến bạn bè và cuộc sống cộng đồng người Việt sinh <br />
sống ở Lào…<br />
Với những đóng góp đó, hội và cá nhân bà đã được Chủ nhiệm ủy ban <br />
người Việt Nam ở nước ngoài, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài <br />
tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2014, Hội đã được Thủ tướng Chính phủ <br />
tặng bằng khen vì có nhiều đóng góp vào sự thành công của năm đoàn kết hữu <br />
nghị Việt Nam Lào.<br />
Hiện nay, với cương vị là Ủy viên thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu <br />
nghị tỉnh nhiệm kỳ 2017 – 2022 Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam Lào tỉnh, <br />
bà đang ấp ủ những ý tưởng mới nhằm có những đóng góp hiệu quả hơn nữa <br />
vào hoạt động chung của Liên hiệp và hội.<br />