
Bài giảng Chăm sóc các trường hợp cấp cứu tâm thần - GV. CK1. Nguyễn Thị Diễm Hương
lượt xem 1
download

Bài giảng Chăm sóc các trường hợp cấp cứu tâm thần do GV. CK1. Nguyễn Thị Diễm Hương biên soạn với mục tiêu: Mô tả được các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu bệnh tâm thần; Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân các trường hợp trong cấp cứu bệnh tâm thần; Thực được cách xử trí, theo dõi, chăm sóc và phòng ngừa hiện các trường hợp cấp cứu bệnh tâm thần thường gặp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc các trường hợp cấp cứu tâm thần - GV. CK1. Nguyễn Thị Diễm Hương
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU TÂM THẦN GV : CK1 NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG 27/3/2020 1
- MỤC TIÊU Sau khi học xong, sinh viên có khả năng 1. Mô tả được các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu bệnh tâm thần 2. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân các trường hợp trong cấp cứu bệnh tâm thần 3. Thựcđược cách xử trí, theo dõi, chăm sóc và phòng ngừa hiện các trường hợp cấp cứu bệnh tâm thần thường gặp 27/3/2020 2
- GIỚI THIỆU • Bệnh nhân tâm thần có rối loạn hành vi à cần can thiệp y tế như thế nào • Các biện pháp xử lý phải nhanh chóng và kịp thời • Các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu tâm thần bao gồm: kích động, tự sát, người bệnh không chịu ăn https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc- 27/3/2020 khoe/tim-hieu-chung-roi-loan-hanh-vi-cam-xuc/ 3
- ĐÊM TRỰC Ở VIỆN TÂM THẦN CỦA NỮ SINH VIÊN Y KHOA • Nửa đêm nghe tiếng gào khóc của người bệnh, Nguyễn Thùy Linh không dám mở cửa, sợ bệnh nhân tâm thần lao vào phòng mình • "Đêm hôm đó cả khoa náo loạn", Linh, sinh viên Y4 ngành Y Đa khoa Đại học Y Hà Nội nhớ lại. Khoảng 3h sáng, cô đang ngủ tại phòng giao ban ca trực bỗng nghe tiếng người kêu gào ngoài sân. "Em không dám mở cửa vì sợ bệnh nhân tâm thần lao thẳng vào phòng", nữ sinh viên chia sẻ. Đó là đêm trực đầu tiên của Linh tại khoa tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai • Khoảng 5 phút sau định thần lại, Linh mới dám hé cửa. Người gào thét là một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng loạn thần, đòi tự sát. Bệnh viện phải huy động lực lượng bác sĩ cùng bảo vệ giữ và trấn an bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân khác đứng ở hành lang đổ xô ra xem. Chứng kiến cảnh này, Linh mất ngủ luôn đến sáng (https://vnexpress.net/suc-khoe/dem-truc-o-vien-tam-than-cua-nu-sinh-vien-y-khoa-3830793.html) 27/3/2020 4
- KÍCH ĐỘNG • Một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức • Xuất hiện đột ngột • Hành vi có tính chất kế tục: kéo dài tg dài, tăng từng bậc, có tiến triển • Không có mục đích • Không phù hợp với hoàn cảnh xung quanh • Thường mang tính chất phá hoại, nguy hiểm: K kiểm soát con ng tâm lí • -> Nguy hiểm nhất: Gây ảnh hưởng tới mn xq, sức khỏe tính mạng, tài sản. 27/3/2020 5
- NGUYÊN NHÂN KÍCH ĐỘNG 1. Kích động phản ứng 2. Kích động trong các bệnh tâm thần 27/3/2020 6
- KÍCH ĐỘNG PHẢN ỨNG • Do nhận thức sai lầm: ở bệnh nhân phủ định bệnh • Do phản ứng với các sự việc không vừa ý trong phòng bệnh • Do say mê theo đuổi mục đích riêng nhưng bị những người xung quanh cản trở • Do doạ nạt, yêu sách nhằm thoả mãn mục đích riêng • Do bị bệnh nhân khác xúi dục hoặc bệnh nhân khác kích động nên kích động theo • Kích động sau stress, thường gặp trong rối loạn phân ly, rối loạn sau stress trầm trọng • Do thay đổi môi trường đột ngột thường gặp ở bệnh nhân chấn thương sọ não, tai biến mạch não ( BV Chợ rẫy, phục hồi cn quận 8) -> di chứng cơ quan 4 chi bị yếu -> như 1 đứa trẻ ( thần kinh). 27/3/2020 7
- RỐI LOẠN PHÂN LY: BỆNH GIẢ VỜ NHƯNG KHÔNG BIẾT...GIẢ VỜ • Sau gần một tháng điều trị ở Viện Sức khỏe tâm thần, chị B. (31 tuổi, ở Tuyên Quang) muốn xin bác sĩ về thăm con một ngày • Chị B. kể lúc chị không lên cơn thì trông hết sức bình thường, nhưng nếu nghe tiếng động lớn thì tự nhiên đau đầu, thậm chí muốn đánh người xung quanh, hết cơn lại trở về bình thường, chăm chồng chăm con như những phụ nữ khác • “Ở bệnh viện có lúc cả tuần mới lên một cơn, nhưng có khi tối về thăm con thì cũng lên cơn. Bệnh của tôi như giả vờ ấy” - chị B. nói https://tuoitre.vn/roi-loan-phan-ly-benh-gia-vo-nhung-khong-bietgia-vo-1364095.htm 05/08/2017 27/3/2020 8
- KÍCH ĐỘNG TRONG CÁC BỆNH TÂM THẦN ( Bs chẩn đoán) • Trong bệnh tâm thần phân liệt: kích động có thể gặp ở tất cả các thể nhưng thường gặp ở các thể: • Thể thanh xuân: bệnh nhân có tư duy (lời nói) rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu ICD10 • Thể căng trương lực một số trường hợp đạt đến mức độ vô thức quá mức, bệnh nhân giữ ở một tư thế rất lâu • Thể paranoid thể bệnh này có đặc điểm là các hoang tưởng hoặc các ảo thanh, > 50% số bệnh nhân tâm thần phân liệt z20.5, f10.5 bn tâm thần nghiện rượu. • 20f 27/3/2020 9
- KÍCH ĐỘNG TRONG CÁC BỆNH TÂM THẦN • Kích động thường mang tính chất xung động, đột ngột, không lường trước được, nhiều khi rất nguy hiểm như đánh hoặc giết người • Kích động có thể xuất hiện sau các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc ( matuy, rươu) hoặc do hoang tưởng, ảo giác chi phối • Trong rối loạn cảm xúc pha hưng cảm: thường ít khi kích động, kích động thường xuất hiện sau các nhân tố có hại như: quá trình hưng phấn kéo dài kèm theo kiệt sức ở bệnh nhân xơ vữa mạch não hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc • Động kinh tâm thần: kích động xuất hiện đột ngột kèm theo rối loạn thức kiểu hoàng hôn, trong trạng thái này bệnh nhân có thể kích động dữ dội, hung bạo, phá mọi cản trở, giết người, cơn kích động mất đi đột ngột, sau cơn bệnh nhân quên toàn bộ • Kích động trong rối loạn tâm thần ở người cao tuổi: kích động thường, đột ngột, vô nghĩa, không phê phán được, thường xuất hiện về ban đêm 27/3/2020 10
- KÍCH ĐỘNG TRONG CÁC BỆNH TÂM THẦN Ngoài ra còn gặp trong các bệnh sau: • Kích động do các bệnh nhiễm độc (rượu, ma tuý, hóa chất dùng trong công nghiệp và nông nghiệp...) • Kích động do các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, sốt rét ác tính, thương hàn, viêm não, lao màng não, giang mai não...) -> ảnh hưởng hệ tk, tê liệt -> kích động trong bệnh tâm thần. • Kích động do các bệnh thực thể của não (u não, bệnh lý mạch máu não, chấn thương sọ não...) 27/3/2020 11
- KÍCH ĐỘNG TRONG CÁC BỆNH TÂM THẦN • Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết thêm, ma túy “đá” tồn tại cả dạng nén và tinh thể, độc hại gấp 500 lần so với heroin • Khác với ma túy thông thường, khi vào cơ thể, ma túy “đá” tác động rất mạnh tới thần kinh, khiến tinh thần hưng phấn, gây ảo giác, loạn thần, hoang tưởng, người dùng thuốc thường cảm thấy rất khoẻ, dễ có hành vi kích động không thể kiểm soát • Khi say ma túy “đá”, người hiền lành cũng có thể biến thành quỷ dữ, đó cũng là căn nguyên của nhiều vụ giết người như trường hợp nam MC Nguyễn Hữu Chính từng giết người yêu vì tưởng là yêu tinh hút máu, ca sĩ Châu Việt Cường giết bạn gái vì tưởng bị ma ám, phó phòng ngân hàng ở Nghệ An giết chết bố, chém trọng thương mẹ và em gái ruột vì ảo giác… và rất nhiều trường hợp khi ngáo “đá” thường leo lên nóc nhà, cột điện… vì tưởng mình đang bay https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/vu-nghe-si-bi-anh-vo-dam-tu-vong-ma-tuy-da-tac-dong-manh-co-nao-617850.html 27/3/2020 12
- CÁCH XỬ TRÍ, THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC • Hỏi qua người nhà, người đi theo để sơ bộ tìm nguyên nhân kích động • Dùng liệu pháp tâm lý thích hợp để ổn định trạng thái tâm thần cho bệnh nhân như giải thích, động viên, lắng nghe ý kiến của người bệnh, cho bệnh nhân đi thăm quan buồng bệnh, nếu bệnh nhân bị trói thì cởi trói cho bệnh nhân (nếu có thể được) • Nếu bệnh nhân đồng ý cho khám bệnh thì bác sĩ tiến hành khám ngay về các bệnh cơ thể, các thương tích, các xét nghiệm cận lâm sàng 27/3/2020 13
- CÁCH XỬ TRÍ, THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC • Khi bệnh nhân quá kích động, cần tiến hành điều trị ngay theo y lệnh bằng các thuốc: • Haloperidol 5 mg x 1 - 2 ống (tiêm bắp) : • ( diazepam) • Seduxen 10 mg x 1- 2 ống (tiêm bắp) • Hoặc Aminazin 25mg x 4 - 6 ống (tiêm bắp): hết sd • Nếu giờ thứ 3 người bệnh vẫn còn kích động thì tiếp tục cho liều như trên • Thông thường sau giờ thứ 6 thì trạng thái tâm thần của người bệnh ổn định ( test) 27/3/2020 14
- CÁCH XỬ TRÍ, THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC • Điều trị: tốt nhất và hiệu quả nhất là sốc điện ngày một lần, liệu trình từ 8 - 12 lần cho tới khi hết trầm cảm • Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như: Melipramin, Tofranil liều trung bình 200 - 300 mg/24 giờ • Chú ý: các thuốc chống trầm cảm có tác dụng chậm sau 10 - 15 ngày cho nên trong 2 tuần đầu nên theo dõi sát và phối hợp với sốc điện ( chích thuốc) • Đề phòng bệnh nhân giả vờ khỏi xin ra viện để trốn tránh sự giám sát của thầy thuốc và thực hiện ý định tự sát dễ dàng hơn • Vì vậy, khi trạng thái tâm thần của bệnh nhân thật tốt mới cho ra viện • Đối với hoang tưởng, ảo giác dùng Nozinan 400-500mg/24 giờ hoặc Haloperidol 20 - 25mg/24 giờ 27/3/2020 15
- • Khi bệnh nhân ngủ, trạng thái tâm thần ổn định: khám về nội khoa, thần kinh và cho làm các xét nghiệm cần thiết CÁCH XỬ • Khi bệnh nhân tỉnh: liệu pháp TRÍ, THEO tâm lí nhằm ổn định trạng thái tâm thần cho người bệnh DÕI VÀ • Khi bệnh nhân hết trạng thái CHĂM SÓC kích động: chuyển sang thuốc uống, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và tìm hiểu nguyên nhân 27/3/2020 16
- • Có thể phối hợp với liệu pháp sốc điện (ECT) từ 1-2 lần/24giờ • Chỉ định: CÁCH XỬ TRÍ, ükích động trầm cảm ükích động căng trương lực THEO DÕI VÀ ükích động thanh xuân CHĂM SÓC ükích động không dùng được thuốc an thần kinh hoặc kháng thuốc an thần kinh 27/3/2020 17
- QUẢN LÝ BỆNH NHÂN KÍCH ĐỘNG TẠI BỆNH PHÒNG • Tốt nhất trong cơn kích động ta phải quản lý bệnh nhân ở phòng cách ly, phòng cách ly phải được thiết kế làm sao khỏi bị khuất tầm nhìn của nhân viên, nghĩa là nhân viên luôn quan sát được bệnh nhân để kịp thời can thiệp khi bệnh nhân có những hành vi nguy hiểm • Phòng cách ly phải ở khu vực yên tĩnh, tránh hiện tượng kích động dây chuyền, bệnh nhân phòng nầy kích động làm bệnh nhân ở những phòng khác kích động theo. Khu vực nầy hạn chế người nhà ra vào, không cho bệnh nhân cũng như những ngườì tò mò vào xem • Phòng cách ly phải thoáng mát, bảo đảm ánh sáng, không bít bùng để tránh cho bệnh nhân có cảm giác bị giam giữ, có phòng vệ sinh riêng, thời gian quản lý bệnh nhân ở phòng cách ly càng ngắn càng tốt, trong trường hợp bệnh nhân quá kích động ta có thể cố định bệnh nhân tại giường bằng dây to bản nhưng không được cố định không quá 24 giờ, có nhiều trường hợp bệnh nhân càng kích động do phản ứng lại chuyện bị đưa vào phòng cách ly, khi cho bệnh nhân ra ngoài thì lại hết kích động 27/3/2020 18
- VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN TÂM THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG • Vận chuyển bệnh nhân tâm thần phải được thực hiện bằng xe chuyên dùng có cán bộ chuyên khoa hộ tống để kịp xử trí mọi diễn tiến trên đường vận chuyển • Trong điều kiện hiện nay ta không thể yêu cầu đầy đủ phương tiện mà người thầy thuốc tại tuyến trước phải biết xử trí sơ bộ, giải quyết các vấn đề cơ thể cho bệnh nhân • Vì vậy, cần phải chú ý rằng bệnh nhân kích động thường không ngủ, không ăn uống nhiều ngày làm cơ thể suy kiệt, do kích động nên thường có nhiều vết xây xát ngoài da, về mặt tâm thần bệnh nhân phải được xử trí bằng các thuốc an thần kinh, khi bệnh nhân ngủ yên ta cho bệnh nhân lên xe cứu thương thông thường hoặc một phương tiện chuyên chở cơ giới nào đó để chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa • Khi chuyển bệnh nhân đi cần có điều dưỡng và bác sĩ đi kèm với đầy đủ hồ sơ bệnh án và một cơ số thuốc an thần kinh cũng như các thuốc cấp cứu cần thiết khác để sử dụng khi cần thiết trên đường vận chuyển bệnh nhân Lưu ý: người bệnh khi kích động thường mất nước, điện giải, vì vậy cần bồi phụ nước, điện giải, tăng cường dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chống loét 27/3/2020 19
- PHÒNG BỆNH • Tùy theo từng nguyên nhân mà có biện pháp dự phòng cho thích hợp • Đối với bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, động kinh cần phải uống thuốc dự phòng đều đặn • Tư vấn cho gia đình, cộng đồng trong việc phòng, quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người bệnh 27/3/2020 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăm sóc sức khỏe trong trường mầm non_Vấn đề cơ bản
4 p |
453 |
82
-
Bài giảng Chăm sóc – Theo dõi người bệnh dọa sẩy thai - sẩy thai - NhS. Nguyễn Ngọc Thành
31 p |
307 |
52
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân mở khí quản
16 p |
363 |
48
-
Bài giảng Chăm sóc bà mẹ Kangaroo
15 p |
185 |
15
-
Bài giảng Quản lý y tế: Bài 5 - BS. Bùi Trung Hậu
43 p |
41 |
7
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân đặt Canule mở khí quản
20 p |
86 |
6
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường, dịch tễ: Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng
29 p |
20 |
5
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Xác định tuổi thai và các vấn đề có liên quan
3 p |
43 |
4
-
Bài giảng Chăm sóc đái tháo đường giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên sang người trưởng thành
47 p |
61 |
4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 5 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
49 p |
44 |
4
-
Bài giảng Tâm thần nội sinh - ThS. Trần Nguyễn Ngọc
31 p |
16 |
4
-
Bài giảng Sẩy thai - Nguyễn Thị Tú Anh
40 p |
21 |
2
-
Bài giảng Chăm sóc sản phụ chuyển dạ - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
36 p |
14 |
1
-
Bài giảng Chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu trong trường học
53 p |
3 |
1
-
Bài giảng Sự phát triển cơ thể trẻ em qua 6 thời kỳ - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang
27 p |
19 |
1
-
Bài giảng Hướng dẫn triển khai chương trình y tế trường học 2024
18 p |
4 |
1
-
Bài giảng Chăm sóc mắt cho học sinh trong y tế trường học
62 p |
8 |
1
-
Bài giảng Quản lý điều dưỡng - Bài 6: Quản lý nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế
36 p |
3 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
