YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Di truyền động vật - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
9
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Di truyền động vật được biên soạn gồm các nội dung chính sau: cơ sở tế bào của tính di truyền; các quy lật cơ bản của Mendel; di truyền liên kết; di truyền xác định giới tính; biến dị và đột biến. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Di truyền động vật - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM BÀI GIẢNG MÔN HỌC DI TRUYỀN ĐỘNG VẬT Mã môn học: C07DT0CS Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành, Thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 17 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ TẤM TỔ: CHĂN NUÔI THÚ Y KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM
- BÀI MỞ ĐẦU (Thời gian: 5 giờ) 1. Khái niệm về di truyền học Là môn khoa học được hình thành và phát triển muộn nhất trong các ngành khoa học, sinh học nhưng sự phát triển của nó dựa trên cơ sở thành tựu của các ngành khoa học có liên quan: cơ sở khoa học, giải phẫu học... Di truyền là môn khoa học nghiên cứu tính di truyền và biến dị của sinh vật Tính di truyền là khả năng truyền đạt những đặc điểm, tính chất của bố mẹ hoặc tổ tiên con cháu, hay nói cách khác nghiên cứu về tính di tuyền tức là nghiên cứu bản chất của các nhân tố di truyền, các quy luật di truyền Vai trò của tính di truyền: + Sinh vật luôn giữ được hình ảnh của loài mình, giống mình hay hình ảnh của các thế hệ tổ tiên + Đảm bảo cho mức độ chính xác của hệ thống phân loại + Các cá thể trong cùng một họ hàng đều mang những đặc điểm giống nhau + Đảm bảo cho sự khác nhau đặc thù giữa các cá thể trong cùng một giống, nhờ đó mà phân biệt được cá thể này và cá thể khác. + Giữ cho sinh vật ổn định: Nhờ có quá trình tự sao của ADN và vật chất di truyền trong nguyên phân, phân ly và tổ hợp, sự thụ tinh và quá trình giải mã tổng hợp chất sống theo thông tin cấu trúc mà sinh vật giữ được cấu trúc vật chất di truyền và các đặc trưng đặc tính ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính biến dị là khả năng biến đổi (khác nhau) về những đặc điểm của bố mẹ, tổ tiên so với con cái hay con cái mang một số đặc điểm khác so với bố mẹ Có nhiều kiểu biến dị: + Biến dị di truyền: Những biến đổi về đặc điểm, tính chất của con cái so với bố mẹ có liên quan đến những thay đổi trong cấu trúc di truyền: thay đổi nhiễm sác thể, gen va những thay đổi đó được truyền lại cho thế hệ sau Biến dị di truyền là cơ sở để tạo ra giống mới, các loài mới hay các dạng sinh vật mới + Biến dị không di truyền (thường biến): Những biến đổi đặc điểm tính trạng của con cái với bố mẹ không liên quan đến thay đổi cấu trúc di truyền Ví dụ:
- Cáo tuyết có bộ lông màu trăng, nhưng khi tuyết tan lông lại chuyển sang màu nâu. Những biến đổi đó chỉ tồn tại trong một thế hệ, muốn giữ được những biến đổi đó cho các thế hệ sau phải tác động vào điều kiện môi trường khống chế điều kiện môi trường. Như vậy, di truyền học là môn khoa học nghiên cứu các quy luật truyền đạt những đặc điểm, tính chất của tổ tiên cho con cháu đồng thời nghiên cứu các quy luật biến đổi các đặc điểm, tính chất đó. 2. Các phương pháp nguyên cứu di truyền học 2.1. Phương pháp phân tích di truyền Là phương pháp cơ bản nhất trong di truyền học, người ta tiến hành ghép đôi, giao phối những cá thể bố mẹ với nhau, quan sát các đặc điểm của bố mẹ, đời con, thống kê các số liệu về kiểu hình, kiểu gen của con cái, tính tỷ lệ các dạng kiểu hình, kiểu gen giống và khác bố mẹ. Kiểu hình (P: Phenotyp) là tập hợp những tính trạng, đặc điểm của cơ thể sinh vật mà chúng ta có thể nhận biết được để phân biệt giữa cá thể này và cá thể khác. Kiểu gen (G: Genotyp) là tập hợp các kiểu gen có trong một cơ thể sinh vật 2.2.Phương pháp di truyền tế bào Nghiên cứu cấu tạo, chức năng của tế bào, các cơ quan trong tế bào, nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tế bào về chức năng hoạt động, vai trò của nhiễm sác thể, gen trong hoạt động về di truyền hoặc hoạt động sống của cơ thể Nghiên cứu cấy ghép các tổ chức trong cơ thể, mức độ phù hợp về di truyền 2.3. Phương pháp di truyền sinh hóa Nghiên cứu cấu tạo, chức năng của các cơ sở vật chất di truyền ở mức độ phân tử, mối quan hệ giữa các cơ sở vật chất trên Nghiên cứu việc tổng hợp gen, thay thế hoặc cấy ghép gen Nghiên cứu quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể, vai trò tác dụng của gen đối với quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể 2.4. Phương pháp nghiên cứu di truyền cá thể Nghiên cứu hoạt động của gen trong các giai đoạn phát triển của đời sống cá thể Nghiên cứu quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể: tổng hợp kháng thể, hormon, cac protein trong huyết thanh: albumin, alobolin
- 2.5. Phương pháp di truyền quần thể Nghiên cứu các quy luật di truyền xảy ra ở quần thể Nghiên cứu các mức độ cân bằng gen trong quần thể Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh ra các loài, quá trình tiến hóa của loài Chương I: CỞ SỞ TẾ BÀO CỦA TÍNH DI TRUYỀN Thời gian: 8 Mục tiêu: Người học trình bày được cấu tạo cơ bản các phần liên quan trực tiếp đến vật chất di truyền trong tế bào. Nội dung chương I. Cấu trúc và chức năng của tế bào 1. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật Tất cả các sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều có một đơn vị cấu trúc cơ bản đó là tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Ở các cơ thể sinh vật đơn bào thì tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh Một tế bào đặc trưng bao gồm 3 phần chính: Màng tế bào Tế bào chất: Ty thể, màng lưới nội chất, thể golgi, riboxom, cơ quan trung ương Nhân tế bào: Màng nhân, dịch nhân, hạch nhân, chất nhiễm sắc
- Các bào quan trong cấu tạo tế bào gồm + Golgi apparatus: Bộ máy golgi hay còn được gọi là thể golgi. + Nucleus: Nhân, hạt nhân. + Nucleolus: nhân con (hạch nhân). + Nuclear membarane: Màng nhân. + Mitochondrion: ty thể. + Lysosome. + Ribosomes + Cell membrane: màng tế bào + Centrioles: trung thể + Endoplasmic reticulum: mạng lưới nội chất. + Endoplasmic Reticulum Rough: Mạng lưới nội chất hạt (RER). + Reticulum Smooth: Mạng lưới nội chất trơn (SER) + Cytoplasm: Nguyên sinh chất. 2. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sinh vật Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào. Cụ thể:
- + Màng sinh chất: giúp tế bào trao đổi chất với môi trường + Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động như: > Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể > Riboxom: là nơi tổng hợp protein > Thể Golgi: thực hiện chức năng bài tiết > Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan + Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có nhiễm sắc thể giữ vai trò quyết định trong di truyền, màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất. Những hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể, dồng thời giúp cơ thể phản ứng chish xác các tác động của môi trường sống. + Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. + Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể + Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản: Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền là những hoạt động đều được thực hiện ở tế bào. Tất cả các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống như sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải, cảm ứng đểu xảy ra trong tế bào. Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất trong đó nhân tế bào giữ vai trò điều khiển. Trong bất cư phương thức sản xuất nào thì tế bào đều là mắt xích nối liền các thế hệ đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử. Các cơ chế của hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã, dịch mã,...) đến cấp độ tế bào như hoạt động nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đều xảy ra trong tế bào. II. Nhiễm sắc thể và vai trò của nhiễm sắc thể trong di truyền Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả
- năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới. 1. Cấu trúc nhiễm sắc thể Ở virus hoặc thể ăn khuẩn, nhiễm sắc thể chỉ là một phân tử ADN trần. Ở sinh vật có nhân, nhiễm sắc thể có cấu trúc phức tạp. Ở tế bào thực vật, động vật sau khi nhân đôi mỗi nhiễm sắc thể có 2 crômatit, mỗi crômatit có một sợi phân tử ADN mà một nửa là nguyên liệu cũ, một nửa nguyên liệu mới lấy từ môi trường tế bào. Các crômatit này đóng xoắn tới giá trị xoắn cực đại nên cùng có hình dạng và kích thước đặc trưng. Mỗi NST có 2 crômatit đính nhau ở tâm động tại eo thứ nhất. Một số NST còn có eo thứ 2, tại eo này là nơi tổng hợp ARN. Các ARN tích tụ lại tạo nên nhân con. Lúc bước vào phân bào, NST ngừng hoạt động, nhân con biến mất. Khi phân bào kết thúc, NST hoạt động, nhân con lại tái hiện. Nhiễm sắc thể là vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào, có vai trò rất quan trọng trong di truyền NST Nhiễm sắc thể khác nhau giữa các sinh vật khác nhau các loài có hình dạng khác nhau: hình hạt, hình que, hình chữ V và hình móc. Ở một số loài sinh vật trong vòng đời có trải qua giai đoạn ấu trùng có xuất hiện các NST có kích thước lớn dần hàng nghìn lần gọi là NST khổng lồ (như ấu trùng của loài ruồi giấm và các loài thuộc bộ hai cánh). Điển hình là nhiễm sắc thể có hình chữ V với 2 cánh kích thước bằng nhau hoặc khác nhau. chiều dài của NST từ 0.2 đến 50 micrômét, chiều ngang từ 0,2 đến 2 micrômét. Nhiễm sắc thể là một cấu trúc được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm ADN và prôtêin. Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên nuclêôxôm là đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của NST. Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử prôtêin histôn tạo nên khối cầu dẹt phía ngoài được gói bọc bởi 7/4 vòng xoắn ADN có khoảng 146 cặp nuclêôtit. Các nuclêôxôm được nối với nhau bằng các đoạn ADN và một prôtêin histôn. Mỗi đoạn có khoảng 15100 cặp nuclêôtit. Tổ hợp ADN với prôtêin histôn tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 30 nm, sợi cơ bản cuộn xoắn thứ cấp thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang 300 nm. Sợi nhiễm sắc tiếp tục đóng xoắn tạo thành một ống rỗng có chiều ngang 2000 A gọi là sợi siêu xoắn, sợi siêu xoắn tiếp tục đóng xoắn tạo thành crômatit có chiều ngang khoảng 700 nm
- Đó là một phần đơn lẻ của chuỗi ADN, có chứa nhiền gen, cấu trúc quy định và các trình tự nucleotit khác. Có khả năng bắt màu khi nhuộm bằng các thuốc màu kiềm tính. Được tập trung lại thành những sợi ngắn có số lượng, hình dạng, kích thước đặc trưng cho mỗi loại, là vật chất di truyền tồn tại trong nhân tế bào. Nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm 4 bậc cấu trúc không gian, Cấu trúc bậc 1 là chuỗi xoắn kép ADN. Các cấu trúc bậc cao hơn là sự cuộn xoắn của ADN đó, kết hợp với các protein như: protein Histon, Protamin và các protein không phải Histon.
- Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên NST có chiều dài ngắn lại khoảng 15000 20000 lần so với chiều dài phân tử ADN. NST dài nhất của người chứa ADN dài khoảng 82 mm, sau khi đóng xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micrômét. sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho việc tổ hợp và phân li của NST trong quá trình phân bào. Nhiễm sắc thể đơn: chỉ gồm 1 sợi ADN kép Nhiễm sác thể kép: gồm 2 cromatit giống nhau và dính nhau ở tâm động, hình thành do nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên nhiễm sắc thể (một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử mẹ) 2. Đặc trưng của nhiễm sắc thể Ở mỗi loài sinh vật đều có số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc nhiễm sắc thể đặc thù: Trong tế bào thường (tế bào soma), nhiễm sắc thể (NST) tồn tại ở trạng thái thái lưỡng bội (2n): nst luôn luôn đi với nhau theo từng cặp tương đồng (giống nhau vể hình thái, kích thước). Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. Ở tế bào giao tử chỉ chứa một NST được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là (n). Ngoài ra, ở những loài đồng tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính được kí hiệu tương đồng là XX và XY. Tế bào của mồi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
- Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. Tại kì giữa, NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đến 2 μm (1 μm = 103 mm), đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V 3. Cơ chế đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể ổn định qua các thế hệ Vai trò của nhiễm sắc thể trong di truyền NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Nhờ sự tự sao của ADN mà NST tự nhân đôi giúp các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Ở các loài sinh sản hữu tính bộ nhiễm sắc thể ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nst trong quá trình phân bào. Nhiễm sắc thể là vật chất mang thông tin di truyền, nếu xét ở cấp độ phân tử thì đó là trình tự phân bố của các Nulcleotic trong phân tử AND tồn tại trong NST Có khả năng tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp nhằm đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền ổn định ở cấp độ tế bào Nhiễm sắc thể có chứa các gen có cấu trúc khác nhau, mỗi gen giữ một chức năng di truyền nhất định NST có khả năng biến đổi về số lượng cấu trúc gây ra những biến đổi tính trạng di truyền. 4. Các loại nhiễm sắc thể Nhiễm sắc thể thường: chiếm số lượng lớn trong tế bào, nó quy định hầu hết tính trạng của cơ thể Nhiễm sắc thể sinh dục: quy định các đặc điểm sinh dục của cơ thể. CHƯƠNG II: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA MENDEL Thời gian: 7t
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích được các khái niệm: gen, kiểu gen, tính trạng, kiểu hình. Vận dụng các quy luật di truyền và các tương tác di truyền và việc chọn giống vật nuôi. Nội dung chương 1. Một số thuật ngữ 1.1. Thế nào là thuần chủng Một thế hệ bố mẹ được gọi là thuần chủng nếu khi giao phối với nhau thì sinh ra thế hệ con chỉ mang một đặc điểm kiểu hình giống với bố mẹ Ví dụ: Đậu Hà Lan hoa đỏ X Đậu Hà Lan hoa đỏ => Đậu Hà Lan hoa đỏ Như vậy tính trạng hoa đỏ là thuần chủng 1.2. Kiểu gen Là tập hợp tất cả các gen có trong tế bào của cơ thể Ví dụ: Kiểu gen AA, aa, AABB, aabb Kiểu gen đồng hợp: tất cả các gen trong kiểu gen đó là giống nhau + Đồng hợp trội: 1.3. Gen Gen là một đoạn của phân tử ADN, quy định sự hình thành và phát triển tính trạng của cơ thể. Mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptie hay 1 phân tử ARN. Gen là một đơn vị chức năng, một đơn vị tái tổ hợp đồng thời cũng là một đơn vị đột biến ( dưới tác dụng của các điều kiện môi trường gen có thể bị thay đổi hình thành nên tính trạng mới của cơ thể)
- Gen trội: là những gen biểu hiện kiểu hình ở cả những cơ thể đồng hợp và dị hợp: AA, Aa Gen lặn: là những gen chỉ biểu hiện kiểu hình ở những cá thể đồng hợp mà không biểu hiện ở cá thể dị hợp: aa. 1.4. Locus gen Vị trí xác định của gen trên nhiễm sắc thể có một hoặc nhiều gen (gen đa alen) 1.5. Gen alen Các gen được gọi là alen của nhau nếu chúng cùng nằm trên một vị trí giống nhau trên nhiễm sắc thể. Các ký hiệu: Con đực: Con cái: Phép lai: X Thế hệ xuất phát: P Thế hệ con: F Thế hệ 1: F1 F1 x F1 →F2 2. Quy luật tính trội và đồng nhất của con lai F1 2.1. Thí nghiệm của Mendel
- Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một trong 2 tính trạng được biểu hiện giọ là tính trạng trội, tính trạng kia không được biểu hiện gọi là tính trạng lặn. VD: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1: Aa: (hoa đỏ) Như vậy, cơ thể có thể tự thụ phấn, tránh tạp giao trong lai giống, đảm bảo độ chính xác của phép lai. 2.2. Phổ cập của định luật Một số công trình của các tác giả khác đều có kết quả tương tự như kết quả của Mendel P: Bò không sừng x Bò có sừng F1: Bò không sừng 3. Quy luật phân ly: Khi cho các cơ thể lai thuộc thế hệ thứ nhất gioa phối với nhau (ho ặc t ự thụ phấn) thì ở thế hệ thứ 2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn Và hiện tượng tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 nhưng được biểu hiện ở F2 được gọi là hiện tượng phân ly tính trạng (Quy luật phân ly) P AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1 Aa (hoa đỏ) Aa x Aa F2 AA, Aa, Aa, aa Kiểu gen: 1:2:1 Kiểu hình: 3 đỏ, 1 trắng 4. Quy luật di truyền độc lập (hai và nhiều cặp tính trạng) Khi giao phối 2 cá thể đực cái khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 mang đặc điểm trội F2 có sự phân ly rất lớn và tạo ra nhiều dạng kiểu hình khác nhau Thí nghiệm:
- SƠ ĐỒ LAI Quy ước: PTC : AABB x aabb A: vàng GP : AB ab a: xanh F1 : AaBb B: trơn F1 x F1 : AaBb x AaBb b: nhăn GF1 :
- 5. Lai phân tích Mỗi tính trạng do 1 cặpnhân tố kiểm tra và mỗi cá thể có 2 nhân tố đó: 1 nhận từ cha, 1 nhận từ mẹ Mendel tiến hành lai phân tích bằng cách lấy con lai Aa lai ngược với bố mẹ mang tính trạng lặn (đồng hợp lặn) CHƯƠNG III: DI TRUYỀN LIÊN KẾT Thời gian: 7t Mục tiêu: Giới thiệu các quy luật về di truyền liên kết của Morgan Nội dung chương 1. Morgan và học thuyết di truyền
- Nhà di truyền học Thomas Hunt Morgan là người đầu tiên sử dụng rồi giấm trong các thí nghiệm di truyền. Các công trình của ông từ năm 1907 đã khảng đinh các kết quả của Menđen và đã đưa đến 1 laotj các phát minh mới, nhờ đó ông đã được nhận giải thưởng Nobel vào năm 1933. Đối tượng là ruồi giấm (Ruồi quả): + Ruồi giấm được nuôi trong các ống nghiệm nhỏ, nhân giống nhanh, có nhiều đột biến về hình thái, dễ phát hiện bằng mắt thường, số lượng NST it, kích thước lớn. + Ruồi đực phân biệt với ruồi cái bằng các đốt đuôi đen tròn và bằng gai giao cấu ở chân trước + Các tế bào của ruồi giấm có 4 đôi nhiễm sắc thể: 3 đôi được gọi là nhiễm sắc thể thường, đôi thứ 4 gọi là đôi nhiễm sắc thể giới tính. 2. Hiện tượng di truyền liên kết 2. 1. Liên kết hoàn toàn: Morgan cho lai cá thể ruồi giấm thân xám, xánh dài x thân đen, cánh ngắn F1 thân xám, cánh dài Lấy con đực F1 x con cái đen, ngắn (phép lai phân tích) FB 1 xám dài, 1 đen ngắn Ruồi giấm có các cặp gen sau: Thân xám B, thân đen b x Cánh dài Vg, cánh ngắn vg Lai: P BBVgVg x bbvgvg F1 BbVgvg: xám, dài Lai phân tích: BbVgvg x bbvgvg FB 1 BbVgvg: xám dài, 1 bbvgvg: đen
- Đây gọi là hiện tượng liên kết hoàn toàn: các gen di truyền tính trạng cùng nằm trên một NST Liên kết hoàn toàn có tác dụng trong việc bảo tồn đặc điểm di truyền của các gen quý hiếm Đảm bảo sự di truyền của từng nhóm tính trạng Số lượng NST thì ít nhưng sô gen rất nhiều nen mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen. Các gen này sẽ cùng di truyền với nhau gọi là sự di truyền liên kết Tỷ lệ phân ly 1:1 giống với lai 1 tính trạng, hai gen b và vg đi cùng chung với nhau như một. 2. 2. Liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) Nếu ở F1 của thí nghiệm trên ta dùng cái F1 lai phân tích với con đực ở trạng thái đồng hợp lặn, kết quả nhận được là ngoài những cá thể mang đặc điểm giống mẹ, bố còn có những cá thể mang đặc điểm khác bố, mẹ nhưng theo tỷ lệ ít hơn. Ruồi cái F1 quá trình phát sinh giao tử các cặp nhiễm sắc thể tương đồng có hiện tượng trao đổi đoạn với nhau và dẫn đến hình thành các giao tử mang các nhiễm sắc thể có trao đổi đoạn từ đó điều khiển sự hình thành tính trạng khác so với bố, mẹ P cái F1 BbVgvg x đực bbvgvg FB BbVgvg: xám dài: 41% Bbvgvg: đen ngắn: 41% Bbvgvg: xám ngắn: 9% bbVgvg: đen dài: 9% CHƯƠNG IV:DI TRUYỀN XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Thời gian: 7t
- Mục tiêu: Xác định được giới tính trong khâu chọn giống Nội dung chương 1. Sự xác định giới tính Giới tính bao gồm đặc điểm tính trạng của cơ thể mà đặc điểm tính trạng đó đảm bảo cho sự tái sinh thế hệ và truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Giới tính cũng được điều khiển bởi các gen nằm trong bộ nhiễm sắc thể Trong quá trình phát triển cá thể gen kiểm tra phân hóa giới tính dưới sự hình thành và điều tiết của các hormon Sự phân hóa giới tính hay sự khác nhau giữa cơ thể đực cái: cấu tạo cơ quan sinh dục, tầm vóc, hình dáng, trao đổi chất, khả năng thích ứng và chức năng sinh lý ( sự khắc nhau đó gọi là lưỡng hình sinh dục) 1.1. Đặc điểm sinh dục sơ cấp Là những đặc điểm quy định sự hình thành và cấu tạo cơ quan sinh dục ( buồng trứng, tinh toàn), của các cơ quan khác có liên quan trực tiếp đến chức năng sinh sản. 1.2. Đặc điểm sinh dục thứ cấp Là đặc điểm như hình dạng cơ thể, tầm vóc, màu sắc, âm thanh.... đảm bảo cho quá trình chọn lọc sinh dục đặc biệt đối với động vật sống trong tự nhiên. 2. Di truyền liên kết với giới tính 2.1. Nhiễm sắc thể giới tính Là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác) Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng không tương đồng
- Nhiễm sắc thể giới tính ở một số loài 2.2. Cơ chế xác định giới tính Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
- * Kiểu XX, YY + Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người... + Con cái XY, con đực XX: chim, bướm, cá, ếch nhái * Kiểu XX, XO: + Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít, cào cào, gián... + Con cái XO, con đực XX: bọ nhậy 3. Thuyết nhiễm sắc thể về xác định giới tính Ở con đực 1 trong 2 nhiễm sắc thể giới tính có dạng hình que được gọi là nhiễm sắc thể X, chiếc còn lại có hình dạng móc gọi là nhiễm sắc thể Y. Vì thế con đực có kiểu XY và thế hệ giới tính là dị giao tử. Tế bào con cái có cùng số lượng nhiễm sắc thể nhưng cả hai nhiễm sắc thể giới tính đều có dạng que. Nói cách khác con cái có kiểu XX là đồng giao tử. Sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể giới tínhở con đực sẽ tạo nên 2 loại giao tử: một nửa chứa nhiễm sắc thể X, một nửa chửa nhiễm sắc thể Y Con cái chỉ được tạo nên 1 loại giao tử chứa 1 nhiễm sắc thể X Do vậy qua thụ tinh sẽ tạo ra số lượng đực và cái với tỷ lệ ngang nhau trong mỗi thế hệ. 4. Gen quy định nhiễm sắc thể giới tính 4. 1. Lai thuận nghịch Phép lai khác nhau giữa ruồi mắt đỏ và ruồi mắt trắng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn