intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dược lý (Tài liệu đào tạo Điều dưỡng trung học)

Chia sẻ: Luis Mathew | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Dược lý trình bày những nội dung chính sau: Dược lý đại cương; thuốc an thần gây ngủ, chống co giật; thuốc gây tê - gây mê; thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid; thuốc tim mạch; thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn; thuốc chữa bệnh đường hô hấp; thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa; thuốc chống giun, sán; thuốc kháng sinh; thuốc tẩy trùng và sát khuẩn; hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; thuốc sốt rét; thuốc dùng cho mắt, tai-mũi-họng, ngoài da và dùng trong sản phụ khoa; vitamin; dung dịch tiêm truyền; thuốc chống thiếu máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dược lý (Tài liệu đào tạo Điều dưỡng trung học)

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI DS. LÊ THỊ THANH HÀ DS. HỒ THÙY MINH BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG TRUNG HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Lào Cai, năm 2013 1
  2. Lời nói đầu Hiện nay, việc biên soạn giáo trình dựa trên chương trình chuẩn của bộ Y tế ban hành trong các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, là tài liệu chính thức đưa vào giảng dạy và học tập của học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nhà trường, nhóm biên tập thuộc tổ môn Dược- Bộ môn Y cơ sở- Trường trung học Y tế Lào Cai đã biên tập giáo trình dược lý dùng làm tài liệu đào tạo điều dưỡng trung cấp. Nội dung giáo trình gồm 17 bài bao gồm phần Đại cương và các nhóm thuốc cơ bản.Các thuốc đưa vào giáo trình được chọn lọc là các thuốc thông dụng nhất nằm trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh, được quỹ bảo hiểm thanh toán theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011. Ngoài ra giáo trình có bổ sung một số thuốc dùng ở tuyến trên để học sinh biết cách sử dụng mặc dù những thuốc này không được kê đơn ở y tế cơ sở. Nội dung của từng loại thuốc được tham khảo theo tài liệu Dược thư quốc gia Việt Nam và có cập nhật kiến thức mới nhất. Do quyển giáo trình được biên tập lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, đồng nghiệp và độc giả để tài liệu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên tập DS. Lê Thị Thanh Hà DS. Hồ Thùy Minh. 2
  3. MỤC LỤC Bài 1: DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG............................................................6 Bài 2: THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT............19 Bài 3: THUỐC GÂY TÊ - GÂY MÊ..................................................27 Bài 4: THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID..............................................................................................33 Bài 5: THUỐC TIM MẠCH................................................................40 Bài 6: THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG VÀ DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP QUÁ MẪN................................................................45 Bài 7: THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP............................52 BÀI 8: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA..............59 Bài 9: THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN.................................................79 Bài 10: THUỐC KHÁNG SINH..........................................................85 Bài 11: THUỐC TẨY TRÙNG VÀ SÁT KHUẨN..........................107 Bài 12: HORMON VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HỆ THỐNG NỘI TIẾT............................................................................112 Bài 13: THUỐC SỐT RÉT................................................................125 Bài 14: THUỐC DÙNG CHO MẮT, TAI-MŨI-HỌNG, NGOÀI DA VÀ DÙNG TRONG SẢN PHỤ KHOA............................................134 Bài 15: VITAMIN...............................................................................150 Bài 16: DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN............................................165 Bài 17: THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU..........................................172 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................176 3
  4. DƯỢC LÝ - Số tiết học: 30 - Số đơn vị học trình: 2 - Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ I - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được khái niệm cơ bản về thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể. 2. Trình bày được tác dụng không mong muốn và cách sử dụng các thuốc thiết yếu. 3. Hướng dẫn được cách sử dụng đúng các dạng thuốc thường dùng và quản lý thuốc đúng qui chế trong phạm vi được phân công. 4. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác khi dùng thuốc. II. NỘI DUNG Số tiết lý TT Tên bài học thuyết 1 Dược lý đại cương 2 2 Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật 2 3 Thuốc gây tê, gây mê 1 4 Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm 2 5 Thuốc tim mạch 2 6 Thuốc chống dị ứng 1 7 Thuốc đường hô hấp 2 8 Thuốc đường tiêu hoá 2 9 Thuốc chống giun sán 2 10 Thuốc kháng sinh 4 11 Thuốc sát khuẩn , tẩy uế 1 12 Hormon 2 13 Thuốc chống sốt rét 1 Thuốc dùng trong khoa Mắt, Tai - Mũi - Họng, 14 2 Da liễu và thuốc dùng trong Sản - Phụ khoa 15 Vitamin 2 16 Dung dịch tiêm truyền 1 17 Thuốc chống thiếu máu 1 Tổng cộng 30 4
  5. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy - Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực. 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết câu hỏi truyền thống cải tiến 5
  6. Bài 1: DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong học viên có khả năng: 1. Nêu được khái niệm về thuốc, nồng độ, hàm lượng, các dạng thuốc thường dùng. 2. Trình bày được các đường đưa thuốc, sự hấp thu và thải trừ của thuốc. 3. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm thuốc Thuốc là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật hay vi sinh vật, có tác dụng dược lý được bào chế dưới dạng thích hợp để dùng cho người nhằm mục đích: phòng và chữa bệnh, phục hồi hoặc điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm gảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ hoặc thay đổi hình dáng của cơ thể. Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để chữa bệnh .Các phương pháp chữa bệnh như châm cứu, bấm huyệt, luyện tập là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhưng vẫn đạt hiệu quả. Nguyên liệu dùng để sản xuất ra thuốc có thể là từ thực vật, động vật, khoáng vật, vi sinh vật nhưng đa số là những hóa chất, gọi là hóa dược. 1.2. Nồng độ dung dịch - hàm lượng thành phẩm Các thuốc thường dùng dưới các dạng bào chế thích hợp (cốm, viên, cao, cồn, dung dịch,…) rồi đóng gói để có thể đưa thẳng cho bệnh nhân dùng gọi là thành phẩm: viên, ống, lọ… 1.2.1. Nồng độ phần trăm 6
  7. Nồng độ phần trăm khối lượng/ thể tích (KL/TT): là đại lượng biểu thị số gam chất tan có trong 100ml dung dịch Nồng độ phần trăm thể tích/ thể tích (TT/TT): là đại lượng biểu thị số mililit chất tan có trong 100 mililit dung dịch Ví dụ: dung dịch Glucose có các nồng độ 5%, 10%, 30%. Dung dịch thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, do đó khi kê đơn, hướng dẫn sử dụng phải nói đến nồng độ của thuốc để tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 1.2.2. Hàm lượng thành phẩm Hàm lượng thành phẩm là lượng thuốc nguyên chất có trong 1 đơn vị thành phẩm Thành phẩm thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau do đó khi kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ hàm lượng của thuốc. Ví dụ: thuốc Paracetamol có các hàm lượng 80mg, 150mg, 250mg, 500mg 1.3. Các dạng thường dùng của thuốc Để thuốc phát huy tác dụng đúng chỗ đạt hiệu quả chữa bệnh cao, đồng thời để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta đã sản xuất bào chế thành các dạng thuốc thông thường như sau: Viên nén: Penicillin, Vitamin B1, Vitamin B2 ... Viên bao: Indomethacin, Diclofenac… Viên nang: Amoxicilin, Vitamin A ... Thuốc bột, thuốc cốm : Alusi, Oresol ... Thuốc tiêm: Cafein, Vitamin C .... Cồn thuốc, rượu thuốc: Cồn A.S.A, rượu Phong tê thấp ... Cao thuốc: Hương ngải, Ích mẫu, Lạc tiên ... Siro: Benzo, Ho trẻ em ... Thuốc nhỏ mũi: Sulfarin, Naphazolin ... Thuốc nhỏ mắt: Chloramphenicol 0,4%, Gentamicin 1% ... Thuốc mỡ: Tetracyclin, Choloramphenicol ... 7
  8. Dầu xoa, cao xoa: Dầu gió Trường sơn, cao sao vàng ... Thuốc phun, xịt: Asthalin, Vesym… 2. CÁC ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ, SỰ HẤP THU VÀ THẢI TRỪ CỦA THUỐC. 2.1. Các đường đưa thuốc vào cơ thể và sự hấp thu thuốc. Hấp thu thuốc là hiện tượng thâm nhập của thuốc vào môi trường bên trong cơ thể theo con đường tự nhiên hoặc nhân tạo. Biết được hấp thu của thuốc qua các con đường khác nhau sẽ giúp lựa chọn đường dùng thuốc tối ưu cho mục đích sử dụng thuốc nhất định. Sau đây là một số đường đưa thuốc vào cơ thể: 2.1.1. Qua đường tiêu hóa Là hiện tượng thâm nhập của thuốc vào cơ thể qua ống tiêu hóa, bao gồm sự hấp thu thuốc qua niêm mạc khoang miệng và lưỡi. Hấp thu thuốc khi uống (qua niêm mạc dạy dày, ruột non, ruột già) và trực tràng 2.1.1.1. Hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng và lưỡi Là hiện tượng hấp thu của thuốc từ trong miệng vào cơ thể qua niêm mạc miệng hoặc niêm mạc lưỡi. Ưu điểm: do quá trình hấp thu ngắn nên tác dụng có thể xuất hiện nhanh vào những phút đầu tiên; thuốc không qua dạ dày, ruột nên không bị phá hủy bởi dịch vị và enzym đường tiêu hóa; thuốc vào ngay đại tuần hoàn mà chưa qua gan nên lúc đầu còn chưa bị chuyển hóa. Nhược điểm: thuốc giữ lâu trong miệng, gây vướng, khó chịu, khó nuốt nước bọt, không dùng được nếu là thuốc kích ứng niêm mạc hoặc có mùi vị khó chịu. Các thuốc thường dùng: thuốc chống co thắt mạch vành dùng chống cơn đau thắt ngực (Nitroglycerin, Erythrityl tetranitrat,…); một số hormon (Methyl testosteron), thuốc chống hen (Isoprenalin); thuốc an thần gây ngủ. 8
  9. Dạng thuốc và cách dùng các thuốc này thường dùng dưới dạng thuốc viên hoặc dung dịch. Đặt viên thuốc hoặc nhỏ dung dịch vào dưới lưỡi hoặc giữa má và lợi răng. 2.1.1.2. Hấp thu thuốc khi uống: Hiện tượng sau khi uống thuốc thâm nhập vào cơ thể qua nhiều chặng hấp thu khác nhau trong đó quan trọng nhất là hấp thu qua dạ dày, qua ruột non và ruột già. Đặc điểm chung của hấp thu khi uống: sự hấp thu chậm, dần dần. Quá trình hấp thu dài, lại diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau từ môi trường acid cao ở dạ dày rồi giảm dần độ acid qua ruột, nên sự hấp thu thường là hoàn toàn, trừ những trường hợp đặc biệt, trong đó có trường hợp không muốn thuốc bị hấp thu vào cơ thể mà giữ lại ở dạ dày, ruột. Nói chung sau khi uống các thuốc ở thể lỏng hoặc thuốc rất dễ tan được hấp thu nhanh hơn các chất rắn khó tan. Sự hấp thu giảm dần theo trình tự: dung dịch > dịch treo> viên nang> viên dẹt > viên bao. Hấp thu khi uống bị ảnh hưởng bởi thời gian vận chuyển thuốc qua dạ dày và qua ruột. Sự vận chuyển càng nhanh thì tỷ lệ hấp thu càng giảm. Uống thuốc khi đói hoặc khi no có ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc khi uống. Uống thuốc khi no sự hấp thu chậm; còn uống khi đói thì hấp thu nhanh nhưng lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày ruột. Do đó tùy loại thuốc cần cân nhắc uống lúc no hay đói. + Ưu điểm khi dùng thuốc qua đường uống: - Thuận tiện, dễ sử dụng rộng rãi. - Tương đối an toàn và ít nguy hiểm so với nhiều đường khác; có thuốc gây rối loạn tiêu hóa nhưng có thể tránh được bằng cách chọn thời gian dùng thuốc tối ưu và liều lượng thích hợp. + Nhược điểm dùng thuốc đường uống: - Tác dụng xuất hiện thường chậm. 9
  10. - Hấp thu thuốc có thể không hoàn toàn, tỷ lệ thuốc hấp thu có thể thay đổi tùy theo cá thể, tốc độ hấp thu khác nhau tùy điều kiện, do đó khó dùng liều lượng thật đúng. Có thuốc lại không hấp thu được khi uống, hoặc được hấp thu một lượng không đáng kể - Nhiều thuốc bị phá huỷ bởi dịch vị đường tiêu hoá - Nhiều thuốc có mùi vị khó uống. Khắc phục bằng viên bao đường, viên bao nhựa, viên nang. - Không dùng đường uống cho bệnh nhân bị co thắt thực quản, không nuốt được, nôn, bệnh nhân bị tắc ruột, bị co giật, bệnh nhân không nhận thức được... * Hấp thu thuốc qua niêm mạc dạ dày Dịch dạ dày rất acid, nếu dạ dày có thức ăn hoặc các chất khác thì pH có thay đổi. Độ pH của dịch dạ dày có ảnh hưởng quyết định đến sự hấp thu thuốc tùy theo thuốc có bản chất acid hay base. Thuốc có bản chất là acid dễ hấp thu và ngược lại thuốc có bản chất là base sẽ khó được hấp thu. Hấp thu thuốc ở dạ dày còn bị ảnh hưởng bới sự đầy hay rỗng của dạ dày: dạ dày rỗng (đói) thì nếu là thuốc hấp thu được, sự hấp thu sẽ tăng lên nhưng dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó thuốc dễ gây kích ứng thì phải uống lúc no, ví dụ: các glucocorticoid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc có sắt. * Hấp thu qua niêm mạc ruột non Niêm mạc ruột non có bề mặt rất rộng lớn, có nhiều nhung mao ruột, nhu động ruột hoạt động thường xuyên làm cho thuốc được phân phối rộng khắp nên thuốc được hấp thu dễ dàng. * Hấp thu qua niêm mạc ruột già Ở ruột già thuốc vẫn tiếp tục được hấp thu nhưng kém hơn so với ruột non. 2.1.1.3. Hấp thu qua niêm mạc trực tràng 10
  11. Là hiện tượng thuốc ở trong trực tràng thâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc trực tràng. Sự hấp thu này có thể là do uống thuốc vào sau khi đã qua dạ dày, ruột non, ruột già vẫn chưa được hấp thu hết và được hấp thu tiếp ở trực tràng. Nhưng ở đây chủ yết là xét đến sự hấp thu khi thụt thuốc vào qua đường hậu môn, hoặc khi đặt viên thuốc đạn ở hậu môn. Trực tràng chứa ít dịch, nếu thụt thuốc vào đó hoặc đặt thuốc ở hậu môn, thì nồng độ thuốc ở đấy sẽ cao, do đó hấp thu dễ. Đặt thuốc ở hậu môn thuốc vẫn qua gan, vì từ hậu môn thuốc vào sâu trong trực tràng và tan ở đó rồi vào máu qua tĩnh mạch trực tràng trên, sau đó vào tĩnh mạch cửa để vào gan. Thụt thuốc vào trực tràng thuốc cũng hấp thu như vậy. Thuốc rất ít được hấp thu qua tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa ở đoạn dưới trực tràng. So với đường uống, dùng thuốc đường trực tràng, thuốc cũng được hấp thu nhanh và biến hóa sinh học có thể chậm hơn, nên tác dụng có khi mạnh hơn và kéo dài hơn. Còn thông thường thì tác dụng giảm hơn, nên liều thường dùng đường trực tràng phải tăng 25-30% so với liều uống. Ưu điểm dùng thuốc qua đường trực tràng so với đường uống: Những thuốc bị mất hoặc giảm tác dụng dưới ảnh hưởng của dịch tiêu hóa. Những thuốc khó uống hoặc có mùi vị khó chịu. Những trường hợp không uống được như bệnh nhân bị co thắt thực quản, hôn mê, nôn, không nuốt được, tắc ruột. Những trường hợp muốn có tác dụng ngay tại chỗ ở hậu môn hoặc trực tràng như viêm trực tràng, viêm hậu môn, trĩ, nứt hậu môn, sa niêm mạc trực tráng, táo bón … Dùng cho trẻ em rất tiện nhất là trẻ nhỏ không uống thuốc hoặc khó cho uống, sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng rất dễ ví dụ: Diazepam đặt hậu môn cho trẻ, có tác dụng ngang tiêm tĩnh mạch. 11
  12. 2.1.2. Qua đường tiêm Là cách đưa thuốc nhanh nhất vào bộ máy tuần hoàn * Ưu điểm: - Giải quyết được trường hợp cấp cứu. - Không bị dịch vị phá hủy. - Giải quyết dễ dàng với người bệnh hôn mê, bất tỉnh. * Nhược điểm: - Xảy ra phản ứng khó cứu chữa. - Nhiều thuốc tiêm đau. - Kỹ thuật sử dụng phức tạp. Các đường tiêm 2.1.2.1. Hấp thu thuốc khi tiêm dưới da là hiện tượng thuốc từ chỗ được tiêm vào dưới da thâm nhập vào cơ thể Ở da hệ thống mao mạch ít phong phú, nên sự hấp thu thường chậm và đau nhiều ở nơi tiêm. Do đó bình thường chỉ tiêm dưới da nếu thuốc đó là dung dịch tan trong nước, dung dịch trung tính và càng đẳng trương thì càng tốt, liều lượng tiêm ít, chỉ 1-2ml. 2.1.2.2. Hấp thu thuốc khi tiêm bắp thịt là hiện tượng thuốc từ chỗ được tiêm vào bắp thịt (còn gọi là cơ vân) thâm nhập vào cơ thể Tuần hoàn máu trong cơ vân đặc biệt phong phú. Mạng lưới mao mạch ở sợi cơ có diện tích gấp 4-6 lần so với dưới da. Vì vậy thuốc được hấp thu nhanh. Thông thường nồng độ thuốc trong huyết tương đạt mức tối đa sau khi tiêm được 15-30 phút, ở cơ vân có ít sợi thần kinh cảm giác hơn ở dưới da. Ngoài ra khả năng phục hồi cân bằng áp suất thẩm thấu đã bị rối loạn sau khi tiêm bắp khá nhanh. Những nguyên nhân trên làm cho tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da. Khi cơ hoạt động lòng mao mạch giãn rộng, khiến diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên, có khi tới hàng trăm lần, để đáp ứng nhu cầu cho chức năng hoạt động của cơ, khi đó sự hấp thu thuốc sẽ tăng lên. 12
  13. Khi bị rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc toàn thân gây ra phù, khi bị phát phì hoặc tạo thành mô mỡ quá mức thì sự hấp thu sẽ giảm đi đáng kể. Các thuốc dùng tiêm bắp thịt: Hầu hết các dạng thuốc tiêm có thể tiêm bắp thịt như các dung dịch dầu, nhũ dịch, dịch treo. Không được tiêm bắp các loại thuốc gây hoại tử cơ như dung dịch Calci clorid, Ouabain, các dung dịch ưu trương. 2.1.2.3 Hấp thu thuốc khi tiêm tĩnh mạch là hiện tượng thuốc từ chỗ tiêm vào tĩnh mạch lan đi khắp cơ thể và gây ra tác dụng. Đưa thuốc trực tiếp vào máu, nên toàn bộ số thuốc đã tiêm vào ngay tuần hoàn, sự hấp thu là ngay lập tức. Tác dụng xuất hiện nhanh, có khi chỉ sau khi tiêm vài giây. Liều dùng chính xác, kiểm soát được, vì có thể ngừng tiêm ngay nếu người bệnh có phản ứng bất thường. Thuốc xuất hiện nhanh, nhưng cũng mất nhanh do bị chuyển hóa nhanh. Nếu cần có tác dụng lâu dài, phải dùng phương pháp tiêm truyền. 2.1.3. Hấp thu qua da Mục đích dùng thuốc qua da: Tác dụng tại chỗ: Sát khuẩn trên da, các trường hợp nhiễm khuẩn ở ngoài da, chống nấm da, thuốc làm săn da. Nhiều trường hợp dùng xoa bóp ngoài da để có tác dụng khu trú, nhưng ở vị trí sâu hơn, ví dụ: khi bị đau cơ, đau khớp.. Tác dụng phản xạ: dùng thuốc ở một nơi, nhưng lại có tác dụng ở một nơi khác (Ví dụ: thuốc bôi vùng tim để chống cơn đau thắt ngực: Nitroglycerin). Các dạng thuốc thường dùng ngoài da: thuốc mỡ, cao dán, thuốc đắp, kem bôi, thuốc bột nhão, thuốc xịt, mồi thuốc cứu, cồn hoặc dầu xoa bóp, nước hoa, dung dịch dầu hoặc dung dịch nước. 2.1.4. Hấp thu qua đường hô hấp 13
  14. Là hiện tượng thuốc ở đường hô hấp thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp bao gồm: niêm mạc khí quản, niêm mạc phế quản và màng các phế nang. Niêm mạc khí quản và phế quản có màng nhày bảo vệ nên bình thường thuốc được hấp thu qua đó kém hơn nhiều niêm mạc khác. Diện tích phế nang của phổi rất lớn, mạng lưới mao mạch màng phế nang rất phong phú, màng phế nang là màng dễ thấm. Do đó sự hấp thu thuốc qua màng phế nang là rất lớn. Các thuốc thường dùng: Thuốc có tác dụng tại chỗ như kháng sinh, thuốc sát khuẩn, tinh dầu, tinh dầu thơm… dùng trong viêm khí quản, viêm phế quản; các thuốc giãn phế quản dùng khi hen phế quản; các thuốc làm loãng đờm, long đờm, tiêu chất nhầy để loại bỏ đờm quánh, đờm đặc gây khò khè. Các thuốc có tác dụng toàn thân như thuốc mê thể khí, thuốc mê lỏng bay hơi, thuốc chống cơn đau thắt ngực, hơi tinh dầu, hơi các chất bay hơi. 2.2. Sự thải trừ của thuốc. Thuốc sau khi tác dụng có sự biến đổi, gây tác dụng và lần lượt bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuỳ tính chất của từng loại thuốc mà chúng được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường này hay đường khác. Sau đây là một số con đường chủ yếu đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. 2.2.1. Thải trừ thuốc qua thận (đào thải theo nước tiểu): Đây là con đường thải trừ quan trọng. Có thể nói, đại đa số thuốc được đào thải qua đường này. Thải trừ qua thận phụ thuộc vào: - Lọc qua mao mạch cầu thận: hầu hết các thuốc được lọc ở đây trừ những chất thay thế huyết tương và những chất còn đang gắn vào protein huyết tương. - Thải qua tế bào của biểu mô ống thận là quá trình vận chuyển tích cực của thuốc. 14
  15. - Tái hấp thu qua tế bào biểu mô ống thận có những chất rất ít tái hấp thu, như Manitol, Insulin. Tái hấp thu theo 2 cơ chế tích cực và thụ động. pH nước tiểu có liên quan chặt chẽ đến tái hấp thu thụ động và thải trừ của thuốc. Thiểu năng thận ngăn cản thải trừ thuốc qua nước tiểu, làm tăng độc tính của thuốc. Ví dụ ở người suy thận, dễ có hiện tượng điếc do dùng kháng sinh nhóm Aminosid. Trong thực tế cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc ở người suy thận, để tránh độc tính do thuốc không thải trừ được qua thận và tích lũy. 2.2.2. Thải trừ thuốc qua bộ máy tiêu hóa - Bài tiết theo dịch vị: Morphin, Alcaloid, Bromid - Bài tiết theo phân: các chất không tan (Bismuth, Kaolin, các chất không hấp thu Magnesi sulfat…) 2.2.3. Thải trừ qua đường hô hấp Thường các thuốc bay hơi như ete, cồn, tinh dầu, hydro sulfua. 2.2.4. Thải trừ qua đường da, lông, tóc.. Các hợp chất của brom, iod, asen thường đào thải qua lông, tóc, móng chân, tay. 2.2.5. Thải trừ qua tuyến bài tiết - Qua niêm mạc mũi, mắt: Iod, Bromid. - Mồ hôi, tuyến sữa. 2.2.6. Thải trừ qua đường rau thai Kháng sinh, sulfamid, Vitamin… * Ý nghĩa: Việc nắm vững những đường đào thải ra khỏi cơ thể của môt loại thuốc là rất quan trọng. Bởi vì, trên cơ sở đó mà người ta thực hiện được ý muốn kéo dài tác dụng hay rút ngắn thời gian tác dụng của thuốc trong cơ thể bằng cách tăng cường hay hạn chế sự đào thải: - Hô hấp nhân tạo khi ngộ độc thuốc thể khí. 15
  16. - Tăng tiết niệu: dùng thuốc Glucose, Natri clorid. - Tăng nhu động ruột: Rửa ruột, thụt tháo. Ngoài ra, trong công tác pháp y, dựa trên cơ sở này mà người xác định nguyên nhân những cái chết có liên quan đến thuốc. 3. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC Tác dụng của thuốc là tác dụng tương hỗ giữa thuốc với cơ thể. Kết quả tác dụng của thuốc là kích thích hoặc kìm hãm một số chức năng sinh lý nào đó hoặc giúp cơ thể lập lại thăng bằng hoặc loại trừ các rối loạn của chức năng đó. Bản thân thuốc không tạo ra chức năng mới cho cơ thể. 3.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân - Tác dụng tại chỗ: thuốc gây phản ứng tại chỗ trước khi ngấm vào máu (thuốc bôi xoa, sát khuẩn ngoài da). - Tác dụng toàn thân: thuốc tác dụng sau khi ngấm vào máu và truyền đi toàn thân. Ví dụ: Uống Digoxin thuốc được hấp thu vào máu tới toàn thân. 3.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ - Tác dụng chính (tác dụng điều trị): Là tác dụng đáp ứng cho mục đích điều trị. Ví dụ: Indomethacin chống viêm khớp, Quinin trị cơn sốt rét. - Tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn): Là tác dụng không phục vụ cho mục đích điều trị mà có thể gây tác hại cho người dùng. Ví dụ: Indomethacin gây kích ứng dạ dày, Quinin gây ù tai (điếc), hoa mắt. Khi sử dụng thuốc cần tìm cách làm tăng tác dụng chính và làm giảm tác dụng phụ để tăng hiệu quả chữa bệnh. 3.3. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu 16
  17. - Tác dụng chọn lọc là tác dụng chủ yếu, xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất trên một cơ quan nhất định trong cơ thể. Ví dụ: Apomorphin có tác dụng chọn lọc trên trung tâm nôn. Morphin có tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau. - Tác dụng đặc hiệu: Là tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: Quinin có tác dụng đặc hiệu với ký sinh trùng sốt rét, Spectinomycin có tác dụng đặc hiệu với lậu cầu khuẩn. 3.4. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập Khi phối hợp hai thuốc "A" với "B" hoặc nhiều thuốc với nhau trong điều trị thì các thuốc này sẽ ảnh hưởng tới tốc độ, cường độ và thời gian tác dụng và có thể xảy ra: - Làm tăng cường tác dụng của nhau (tác dụng hiệp đồng tăng cường). - Không ảnh hưởng đến tác dụng của nhau nhưng có cùng hướng tác dụng (tác dụng hiệp đồng cộng). Ví dụ: phối hợp Rimifon với Streptomycin trong điều trị lao (tác dụng hiệp đồng cộng). Phối hợp Sulfamethoxazol với Trimethoprim trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (tác dụng hiệp đồng tăng cường). - Làm giảm tác dụng của nhau (tác dụng đối lập). Ví dụ: Atropin làm giảm tiết nước bọt; Pilocarpin làm tăng tiết nước bọt; Dùng Gardenal để giải độc Strychnin (tác dụng đối lập) 3.5. Tác dụng chuyên trị và tác dụng chữa triệu chứng - Tác dụng chuyên trị: chuyên trị nguyên nhân gây bệnh (Quinin trị sốt rét) 17
  18. - Tác dụng chữa triệu chứng: giảm triệu chứng bệnh (Morphin giảm đau; Paracetamol hạ nhiệt, giảm đau) LƯỢNG GIÁ 1. Phân biệt các cách tác dụng của thuốc? 2. Liệt kê các đường đưa thuốc vào cơ thể? 3. Trình bày sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa? 4. Trình bày sự hấp thu thuốc qua đường tiêm? 5. Trình bày sự thải trừ thuốc qua thận? 6. So sánh ưu nhược điểm của dùng thuốc qua đường uống và đường tiêm? 7. Kể tên các dạng thuốc thường dùng? Mỗi loại cho 1 ví dụ minh họa? 18
  19. Bài 2: THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong học viên có khả năng: 1. Nêu được khái niệm thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật. 2. Nêu được nguyên tắc sử dụng thuốc an thần gây ngủ, chống co giật 3.Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của các thuốc an thần gây ngủ trong bài. 4. Viết được liều lượng và cách dùng của các thuốc an thần gây ngủ có trong bài học NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM 1.1. Thuốc ngủ Là thuốc gây ức chế thần kinh trung ương tạo ra trạng thái buồn ngủ và đưa dần đến giấc ngủ gần tương tự như giấc ngủ sinh lý. Các thuốc ngủ điển hình Ví dụ: Barbital, Phenobarbital, Nitrazepam, Flurazepam… 1.2. Thuốc an thần Là thuốc giảm kích thích thần kinh trung ương, giảm quá trình hưng phấn ở vỏ não. Dựa vào phạm vi tác dụng và mức độ có thể chia thuốc an thần ra làm hai nhóm. 1.2.1 Thuốc an thần mạnh (thuốc liệt thần) Là thuốc có tác dụng làm giảm các trạng thái kích thích, bồn chồn, làm mất cảm giác lo âu sợ hãi, làm giảm ý thức hoang tưởng, ảo giác và các hội chứng thần kinh khác. Các thuốc an thần mạnh thường dùng là Clorpromazin, Haloperidol. 1.2.2. Thuốc an thần nhẹ Là thuốc có tác dụng làm giảm các trạng thái kích thích xúc cảm, làm mất cảm giác lo âu, hồi hộp và căng thẳng thần kinh. 19
  20. Các thuốc an thần nhẹ thường dùng là Diazepam, Oxazepam hoặc Meprobamat. Trong thực tế tác dụng của thuốc ngủ và thuốc an thần rất khó phân định vì phần lớn các thuốc ngủ khi dùng ở liều nhỏ có tác dụng an thần và ngược lại một số thuốc an thần dùng liều cao lại có tác dụng gây ngủ. 1.3. Thuốc chống co giật Là thuốc có tác dụng ngăn ngừa các trạng thái co giật trong cơn động kinh hoặc cơn co cứng ở bệnh uốn ván. Đa số các thuốc chống co giật đều có tác dụng gây ngủ. Các thuốc chống co giật thường dùng như Phenobarbital, Diazepam. Nói chung các thuốc an thần, gây ngủ chống co giật là thuốc hướng tâm thần chỉ chữa triệu chứng. Khi sử dụng phải phối hợp thuốc chữa nguyên nhân, không dùng thuốc trong thời gian dài để tránh hiện tượng quen thuốc, quản lý chặt chẽ tránh hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc vào mục đích cho người. 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT - Trường hợp mất ngủ nhẹ nên dùng các thuốc có nguồn gốc dược liệu như: Viên Sen vông, Cao lạc tiên, Viên Rodunda.v.v.. - Khi dùng các thuốc có nguồn gốc hóa dược để điều trị mất ngủ nên phối hợp với thuốc chữa nguyên nhân. - Không nên dùng kéo dài sẽ dẫn đến quen thuốc và đối với người bị suy chức năng gan, thận sẽ tích luỹ gây độc. - Đối với bệnh động kinh phải dùng thuốc kéo dài, không dừng thuốc đột ngột để tránh gây ra cơn động kinh nặng. - Các thuốc an thần, gây ngủ chống co giật đều là các thuốc hướng tâm thần nên phải quản lý và sử dụng đúng quy định để tránh lạm dụng thuốc. 3. CÁC THUỐC NGỦ, AN THẦN, CHỐNG CO GIẬT THÔNG DỤNG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2