intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

58
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về doanh nghiệp thương mại dịch vụ; Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái; Kế toán mua bán hàng hóa trong nước; Kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa; Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp dịch vụ; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

  1. MỞ ĐẦU Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, để đánh giá sự phát triển kinh tế của một nước người ta có thể lấy tỷ lệ ngành dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế làm tiêu chí so sánh. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình điều chỉnh phù hợp với tầm vóc và mức độ tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong việc điều chỉnh hoạt động công tác kế toán theo các chuẩn mực thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế. Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ không chỉ đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia mà nó còn liên quan đến các sản phẩm, có sự tương tác cao giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Vì vây, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ như hoạch định chiến lược kinh doanh, đầu tư thích hợp và quan trọng nhất là quá trình xác định chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ có thể nói là một ngành đặc thù cả trong cách thức hoạt động và trong việc quản lý doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, kế toán doanh nghiệp dịch vụ đòi hỏi có những yêu cầu, quy định riêng phù hợp với đặc điểm của ngành và sản phẩm. Nhận thức được điều này, chúng tôi đã tiến hành biên soạn tập bài giảng “Kế toán thương mại dịch vụ” nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn chung về kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ. Kết cấu của tập bài giảng gồm 8 chương với các tác giả sau: Nội dung Tác giả Chương 1 Tổng quan về doanh nghiệp thương mại dịch vụ Chương 2 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái Ths Chương 3 Kế toán mua bán hàng hóa trong nước Trần Thanh Hà Chương 4 Kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa Chương 5 Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Chương 6 Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận Ths trong doanh nghiệp dịch vụ Lê Thị Lan Chương 7 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận Oanh tải Chương 8 Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch 1
  2. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm Thương mại là khâu trung gian nối liền sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thượng mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế xã hội 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại dịch vụ - Đặc điểm hoạt động: hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động gồm các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá - Đặc điểm về hàng hoá: hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hơặc không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về (hoặc hình thành từ các nguồn khác) với mục đích để bán. Hàng hoá trong kinh doanh thương mại được hình thành chủ yếu do mua ngoài. Ngoài ra hàng hóa còn có thể được hình thành do nhận góp vốn liên doanh, do thu nhập liên doanh, do thu hồi nợ. Hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại có thể được phân loại theo các tiêu thức như sau: + Phân theo ngành hàng:  Hàng hoá vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất klinh doanh);  Hàng hoá công nghệ phẩm tiêu dùng;  Hàng hoá lương thực, thực phẩm chế biến. + Phân theo nguồn hình thành gồm: hàng hoá thu mua trong nước, hàng nhập khẩu, hàng nhận góp vốn liên doanh,… - Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá: lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ + Bán buôn là bán cho các tổ chức trung gian với số lượng nhiều để tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng hoá; + Bán lẻ là việc bán thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng với số lượng ít. - Đặc điểm về sự vận của hàng hoá: sự vận động của hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại không giống nhau, tuỳ thuộc nguồn hàng hay ngành hàng. Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng không giống nhau giữa các loại hàng. 1.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Căn cứ hệ thống chứng từ kế toán do bộ tài chính ban hành, mỗi doanh nghiệp lựa chọn những chứng từ kế toán cần vận dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quy định, hướng dẫn các bộ phận liên quan ghi chép đúng, chính xác, đầy đủ các yếu tố trên chứng từ kế toán. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán, các chứng từ này phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác nội dung quy định trên mẫu. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau, liên quan đến nhiều bộ phận khác 2
  3. nhau đòi hỏi kế toán phải quy định, hướng dẫn cách ghi chép trên chứng từ kế toán một cách cụ thể, chi tiết, đảm bảo cho các chứng từ kế toán được lập đúng yêu cầu của pháp luật và chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước, làm căn cứ đáng tin cậy để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp quy định trình tự luân chuyển chứng từ, lưu trữ và bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống kế toán Tài khoản kế toán dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán dùng cho đơn vị kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành chính thức theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành để lựa chọn, áp dụng một hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đới với doanh nghiệp chỉ đơn thuần hoạt động kinh doanh thương mại thì không thực hiện quá trình sản xuất, do đó không sử dụng tài khoản 621,622,627,154 Doanh nghiệp quy định mở chi tiết tài khoản đã lựa chọn phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 1.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm: Số lượng sổ, kết cấu mẫu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ được sử dụng để ghi chép, tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi sổ nhất định, nhằm cung cấp tài liệu có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phục vụ cho việc thiết lập báo cáo tài chính. Mỗi hình thức kế toán được quy định một hệ thống sổ kế toán liên quan. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ tài chính quy định để lựa chọn, áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. 1.2.4. Tổ chức thực hiện chế độ Báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp gồm hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị Các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo tài chính cho các đối tượng theo yêu cầu của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Các báo cáo kế toán quản trị không mang tính chất bắt buộc, số lượng và loại báo cáo kế toán quản trị do doanh nghiêp quy định tùy theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp 1.3. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU KẾ TOÁN 1.3.1. Nhiệm vụ kế toán - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Yêu cầu kế toán - Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. 3
  4. - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. - Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước. - Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. 4
  5. Chương 2. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1. KHÁI NIỆM 2.1.1. Hối đoái Hối đoái (Exchange): Là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác xuất phát từ các yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau dựa trên một tỷ lệ nhất định giữa 2 đồng tiền. Tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đoái. 2.1.2. Tỷ giá hối đoái  (Exchange rate) Tỷ giá hối đoái  (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ),  giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của Yên Nhật (JPY, ¥) với Đô la Hoa Kỳ (USD) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên Nhật 2.1.3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái  2.1.3.1. Khái niệm Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp: - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); - Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện); - Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam. 2.1.3.2. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái a. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng ngoại tệ sẽ được chọn 1 loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán (khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp). Nếu doanh nghiệp đó không muốn sử dụng ngoại tệ làm đơn vị ghi sổ thì vẫn có thể sử dụng đồng Việt Nam để hạch toán căn cứ vào: - Tỷ giá giao dịch thực tế; - Tỷ giá ghi sổ kế toán. Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế. Đối với những doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước. b. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế: b1. Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ: - Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại; 5
  6. - Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc: + Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh. + Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán. b2. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc: - Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ. - Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính; - Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ. c. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập). - Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng. - Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán. d. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán d1. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: - Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập). - Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được 6
  7. ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí). - Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản). - Tài khoản loại vốn chủ sở hữu; - Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán. - Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua; d2. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau: - Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu; Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước; - Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng. - Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tượng đó. d3. Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền. e. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm: e1. Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ; e2. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ: - Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. - Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. e3. Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ. e4. Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ. 2.2. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 2.2.1. Nguyên tắc 1 7
  8. Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản : Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả. 2.2.2. Nguyên tắc 2 Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh. Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được tập hợp, phản ánh trên TK 413 và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động theo nguyên tắc: - Khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 - chi phí trả trước; - Khoản lãi tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào doanh thu hoạt động tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện; - Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Riêng số phân bổ khoản lỗ tỷ giá tối thiểu trong từng kỳ phải đảm bảo không nhỏ hơn mức lợi nhuận trước thuế trước khi phân bổ khoản lỗ tỷ giá (sau khi phân bổ lỗ tỷ giá, lợi nhuận trước thuế của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng không). 2.2.3. Nguyên tắc 3 Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. 2.2.4. Nguyên tắc 4 Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang. 2.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.3.1. Chứng từ kế toán: Bảng kê ngoại tệ - Chứng từ gốc và các bảng phân bổ - Phiếu thu. Phiếu chi - Giấy báo Nợ, báo Có - Hóa đơn GTGT,… 2.3.2. Tài khoản kế toán - TK kế toán sử dụng: TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái - Tính chất: Là loại TK nguồn vốn. - Tác dụng: TK này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. - Nội dung, kết cấu: Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2: 8
  9. - Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB). - Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn trước hoạt động. Tài khoản này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng. TK 413 - Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục - Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; tiền tệ có gốc ngoại tệ; - Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động - Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng; ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng; - Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt - Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính. động tài chính. SDCK: Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt SDCK: Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng. quốc phòng. Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. 2.3.3. TRÌNH TỰ KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH 2.3.3.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ): Nghiệp vụ 1: Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Nghiệp vụ 2: Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ,... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642... Có các TK 331, 341, 336... 9
  10. Nghiệp vụ 3: Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: - Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). - Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc: + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642,... Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước). + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch). Nghiệp vụ 4: Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ,...), ghi: Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Nghiệp vụ 5: Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi: Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch). Nghiệp vụ 6: Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: - Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc: + Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước) Có các TK 511, 711. 10
  11. + Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có các TK 511, 711. Nghiệp vụ 7: Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Nghiệp vụ 8: Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Nghiệp vụ 9: Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ - Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán). - Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá). 2.3.3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ Nghiệp vụ 1: Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo: - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,.. Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,... Nghiệp vụ 2: Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: - Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái). 11
  12. - Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). Nghiệp vụ 3: Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng: Đơn vị áp dụng tất cả các quy định về tỷ giá và nguyên tắc kế toán như đối với các doanh nghiệp khác, ngoại trừ: - Việc ghi nhận khoản lãi tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái; - Việc ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái; Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính. Nghiệp vụ 4: Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên TK 242: Chi phí trả trước và TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện - Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước. - Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. 2.3.4. Sổ sách kế toán - Sổ tổng hợp: + Sổ cái TK 151, 156, 157, 133, 138, 331, 338, 411, 511, 521, 515, 632, 711… + Sổ cái TK 413 - Sổ chi tiết: + Sổ chi tiết: TK 151, 156, 157, 133, 138, 331, 338, 411, 515, 632, 711… + Sổ chi tiết: TK 413 12
  13. BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Bài tập 2.1 Doanh nghiệp Bạch Kim hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán ngoại tệ sử dụng tỷ giá thực tế, tỷ giá xuất ngoại tệ tính theo phương pháp bình quân gia quyền là 20.000VND/USD, trong tháng 1/N có tài liệu kế toán sau: (Đơn vị tính: 1.000đ) Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau: TK 1112: 10.000 USD TK 1122: 50.000.000 USD 1. Thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh của một khế ước vay nợ ngắn hạn trước đây là 1.300 USD, trong đó tiền lãi là 100 USD thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Vietinbank, tỷ giá nhận nợ là 20.500VND/USD. 2. Cuối năm kế toán, doanh nghiệp đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ theo số liệu : Số tiền trên sổ Số nguyên tệ Số tiền đánh giá lại Tên tài khoản sách (1.000đ) (USD) (1.000đ) 131 - Phải thu của khách hàng 20.900 1.200 21.624 331 - Phải trả nhà cung cấp 31.272 1.800 32.436 111.2 - Tiền mặt ngoại tệ 54.900 3.000 54.060 Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ là 20.020VND/USD. 3. Chi tiền mặt là ngoại tệ thưởng tết dương lịch cho nhân viên lấy từ quỹ phúc lợi 3.000USD. 4. Chi tiền mặt là ngoại tệ ủng hộ chương trình “Vì ngày mai” do Quỹ phúc lợi đài thọ 8.000USD. 5. Ngày 25/01 công ty C thanh toán tiền cho doanh nghiệp 2.200 USD bằng chuyển khoản. Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng: 20.400 VND/USD, tỷ giá nhận nợ là 20.000 VND/USD. 6. Ngày 26/01 mua bằng phát minh số tiền là 5.000USD theo uỷ nhiệm chi ngày 26/01. Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng: 20.380 VND/USD. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài tập 2.2 Doanh nghiệp Mai Lan hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán ngoại tệ sử dụng tỷ giá thực tế, tỷ giá xuất ngoại tệ tính theo phương pháp bình quân gia quyền là 21.000VND/USD, trong năm N có tài liệu kế toán sau (ĐVT: 1.000đ) Số dư đầu kỳ của một số tài khoản TK 331: 5.600 USD (chi tiết cho người bán K); tỷ giá nhận nợ là 20.000VND/USD TK 131: 0đ, TK 112.2: 0đ TK 111: 17.650.000 (trong đó TK 111.1: 15.500.000, TK 111.2: 2.150.000 - 100USD) 1. Ngày 01/02 nhận ứng trước tiền mua hàng bằng tiền mặt của khách hàng Y là 2.000USD. 2. Ngày 10/07 chi trả nợ cho người bán K gồm 2.000USD và số còn lại bằng tiền mặt VND sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 1% trên tổng giá thanh toán 3. Ngày 28/9 xuất quỹ số ngoại tệ còn lại gửi vào tài khoản tiền gửi VND, biết tỷ giá mua của ngân hàng là 22.000VND/USD, tỷ giá bán của ngân hàng là 22.500VND/USD 13
  14. 4. Cuối năm đánh giá lại số dư TK 131 và xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chế độ Yêu cầu: Định khoản các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh? Bài tập 2.3 Doanh nghiệp ABT hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán ngoại tệ sử dụng tỷ giá thực tế, tỷ giá xuất ngoại tệ tính theo phương pháp bình quân, trong tháng 12/N có tài liệu kế toán sau (ĐVT: 1.000đ) A. Số dư ngày 30/11/N một số tài khoản như sau - TK 112.2 : 22.000.000 (1.000USD) - Tỷ giá: 22.000VND/USD - TK 131 : 43.000.000 (Cty M: 2.000USD) - Tỷ giá: 21.500VND/USD - TK 111.2 : 42.000.000 (2.000USD) - Tỷ giá: 21.000/USD - TK 331 : 105.000.000 (Cty N: 5.000USD) - Tỷ giá: 21.000VND/USD. Biết: Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng ngày 05 là 21.041VND/USD, ngày 6 là 21.042VND/USD. Ngoại tệ xuất tính theo phương pháp bình quân, tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng Nông nghiệp. B. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N như sau 1. Ngày 5 công ty M trả nợ 1.000USD bằng chuyển khoản qua ngân hàng (đã nhận được giấy báo có) 2. Ngày 6 nộp tiền mặt (VND) vào Ngân hàng để mua 700USD gửi vào ngân hàng Ngoại thương với tỷ giá bán của Ngân hàng theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 6 3. Ngày 10 thanh toán cho công ty N: 4.000USD trong đó (bằng TGNH - ngoại tệ: 2.500USD, bằng tiền mặt - ngoại tệ: 1.500USD) Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 14
  15. Chương 3. KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC 3.1. KẾ TOÁN MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm Mua hàng là khâu khởi đầu của hoạt động thương mại, là quá trình vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa. Doanh nghiệp nắm được sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc phải có trách nhiệm thanh toán tiền hàng. Hàng hóa được coi là hàng mua khi thỏa mãn các điều kiện: - Phải thông qua 1 phương thức mua bán và thanh toán theo 1 thể thức nhất định; - Hàng mua phải đúng mục đích: để bán hoặc gia công chế biến để bán; - Đơn vị phải được quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ. 3.1.2. Nhiệm vụ kế toán - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tính hình mua hàng của doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng; - Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng mua vào, thuế giá trị gia tăng đầu vào của từng nhóm mặt hàng, từng hoá đơn, từng người bán, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng,...); - Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng; - Kiểm tra, đôn đốc tình hình thanh toán và quản lý tiền hàng, quản lý khoản nợ; theo dõi chi tiết theo từng người bán, lô hàng, số tiền, thời hạn và tính hình thanh toán nợ;... - Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí thu mua hàng thực tế phát sinh; - Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình mua hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để quá trình mua hàng đúng kế hoạch, đảm bảo mức dự trữ hàng hóa phục vụ quá trình kinh doanh. 3.1.3. Nguyên tắc kế toán Hàng hóa mua về phải được ghi nhận theo giá gốc. Cụ thể: - Đối với hàng hóa mua ngoài Chiết khấu Thuế thương mại, Giá thực tế Giá thanh toán nhập Chi phí phát = + + - giảm giá hàng hàng mua với người bán khẩu, sinh khi mua bán, hàng bán TTĐB bị trả lại - Thuế GTGT của hàng mua có tính vào giá thực tế của hàng hóa hay không phụ thuộc vào hàng mua dung cho hoạt động kinh doanh dùng cho hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp. - Trường hợp hàng mua về có bao bì đi cùng hàng hóa có tính giá riêng thì trị giá bao bì phải được bóc tách và theo dõi riêng trên TK 1532 - Trường hợp hàng mua về chưa bán ngay mà phải qua gia công chế biến thì toàn bộ chi phí trong quá trình gia công chế biến sẽ được tính vào giá thực tế của hàng hóa nhập kho 15
  16. Giá hàng hóa xuất gia công Giá thực tế hàng hóa = + Chi phí gia công chế biến chế biến 3.1.4. Phương pháp kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng trong nước 3.1.4.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT: do bên bán lập được viết thành 3 liên: người mua hàng sẽ giữ liên 2, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán; - Hóa đơn bán hàng: Nếu mua hàng ở cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT thì chứng từ mua hàng là hóa đơn bán hàng; - Bảng kê mua hàng: Nếu mua hàng ở thị trường tự do thì chứng từ mua hàng là bảng kê mua hàng do cán bộ mua hàng lập và phải ghi rõ họ tên địa chỉ người bán, số lượng, đơn giá của từng mặt hàng và tổng giá thanh toán; - Biên bản kiểm nhận hàng hóa; - Các chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán. 3.1.4.2. Tài khoản sử dụng - TK 151: Hàng mua đang đi đường Nội dung: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động, trị giá hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua nhưng cuối tháng chưa kiểm nhận nhập kho. Kết cấu: TK 151 - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường; đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư thẳng cho khách hàng; mua đang đi đường cuối kỳ (trường hợp - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (trường hợp phương pháp kiểm kê định kỳ). doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). SDCK:. Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp). - TK 156: hàng hoá - Nội dung: phản ánh tình hình tăng giảm số hiện có và tình hình biến động trị giá hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp - Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào); - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa 16
  17. TK 1561 - Trị giá hàng hóa mua vào đã nhập kho theo - Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong hóa đơn mua hàng; kỳ (xuất bán, trao đổi, biếu tặng, xuất giao - Thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt đại lý, đơn vị hạch toán phụ thuộc, xuất sử của hàng nhập khẩu hoặc thuế GTGT hàng dụng nội bộ, xuất góp vốn liên doanh, liên nhập khẩu, thuế GTGT đầu vào - nếu không kết); được khấu trừ, tính cho số hàng hóa mua - Chiết khấu thương mại hàng mua được ngoài đã nhập kho; hưởng; - Trị giá của hàng hóa giao gia công, chế - Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng; biến xong nhập kho, gồm: Giá mua vào và - Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán; chi phí gia công chế biến; - Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát; - Trị giá hàng hóa nhận vốn góp; - Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ - Trị giá hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho; (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn - Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). kê; - Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). SDCK:. Trị giá hàng hóa thực tế tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi,... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa. - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa TK 1562 Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh Chi phí thu mua hàng hóa tính cho khối liên quan tới khối lượng hàng hóa mua vào, lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. đã nhập kho trong kỳ. SDCK:. Chi phí thu mua hàng hóa còn lại cuối kỳ. - Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hoá bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như TK 133, 331.. 17
  18. 3.1.4.3. Trình tự kế toán một số Nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) c1. Kế toán mua hàng theo phương thức nhận hàng - Khi mua hàng về nhập kho Nợ TK 156.1: Giá mua hàng hoá Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán - Nếu phát sinh chi phí trong quá trình mua Nợ TK 156.2: Chi phí thu mua Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331 - Nếu có bao bì đi kèm hàng hoá tính tiền riêng khi nhập kho Nợ TK 153.2: Trị giá bao bì Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331 Ví dụ 3.1: Mua 10.000 chiếc hàng hóa B theo giá mua chưa có 10% thuế GTGT là 15.000đ/ chiếc, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng MHB. Chi phí vận chuyển phát sinh bao gồm cả 10% thuế GTGT là 2.200.000 đ, chưa thanh toán tiền cho công ty vận tải AB. Bao bì đi kèm hàng hóa B thanh toán bằng tiền mặt bao gồm cả 10% thuế GTGT là 1.100.000 đ Khi mua hàng về nhập kho Nợ TK 156.1 (C): 150.000.000 (10.000 x 15.000) Nợ TK 133: 15.000.000 Có TK 1121: 165.000.000 - Nếu phát sinh chi phí trong quá trình mua Nợ TK 156.2: 2.000.000 Nợ TK 133: 200.000 Có TK 331 (Công ty AB): 2.200.000 - Nếu có bao bì đi kèm hàng hoá tính tiền riêng khi nhập kho Nợ TK 153.2: 1.000.000 Nợ TK 133: 100.000 Có TK 331: 1.100.000 c2. Kế toán mua hàng theo phương thức gửi hàng - Hàng và chứng từ cùng về ( hạch toán tương tự như trường hợp trên) - Hàng về trước chứng từ về sau. + Doanh nghiệp làm thủ tục nhập kho, kế toán ghi sổ hàng tồn kho theo giá tạm tính Nợ TK 156: Giá tạm tính Có TK 111, 112, 331 + Khi nhận được chứng từ xác nhận được giá chính thức phản ánh thuế GTGT Nợ TK 133: Theo hoá đơn Có TK 111, 112, 331 Xử lý chênh lệch 18
  19. Nợ TK 156: Chênh lệch tăng Có TK 111,112,331 Hoặc: Nợ TK 111,112,331: Chênh lệch giảm Có TK 156: Chênh lệch giảm c3. Kế toán mua hàng theo phương thức đổi hàng - Khi mua hàng về nhập kho Nợ TK 156.1: Giá mua hàng hoá Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 331: Tổng giá thanh toán hàng nhận về - Mang hàng đi trao đổi Nợ TK 331: Tổng giá thanh toán hàng mang đi trao đổi Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra - Xử lý chênh lệch + Nếu phải thu thêm tiền Nợ TK 111, 112: Giá trị chênh lệch Có TK 331: Giá trị chênh lệch + Nếu phải trả thêm tiền Nợ TK 331: Giá trị chênh lệch Có TK 111, 112: Giá trị chênh lệch c4. Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình mua TH1: Chiết khấu thương mại mua hàng - Phát sinh ngay lúc mua thì khoản chiết khấu này đã được trừ trực tiếp vào giá mua của hàng hoá nên không được thể hiện trên sổ kế toán. - Phát sinh sau lúc mua kế toán ghi giảm giá thực tế của hàng mua. Nợ TK 111, 112, 331: Giảm công nợ Có TK 156, 157, 632, 151, 1381: Giảm hàng (CKTM) Có TK 133: Giảm thuế GTGT đầu vào TH2: Giảm giá hàng mua. Nợ TK 111, 112, 331: Tổng số hàng mua bị giảm Có TK 156, 151: Trị giá hàng giảm Có TK 133: Giảm thuế GTGT đầu vào TH3: Kế toán hàng mua bị trả lại Nợ TK 111, 112, 331: Tổng số hàng mua bị trả lại Có TK 156, 151: Trị giá hàng bị trả lại Có TK 133: Giảm thuế GTGT đầu vào TH4: Chiết khấu thanh toán hàng mua: phát sinh trong tường hợp doanh nghiệp thanh toán tiền trước thời hạn cho khách Nợ TK 111,112,331: Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng Có TK 515: Chiết khấu thanh toán được hưởng 19
  20. Ví dụ 3.2: Nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng thanh toán nợ cho người bán M 49.000.000đ, chiết khấu thanh toán 2% trên tổng giá thanh toán cho người bán M 50.000.000. Nợ TK 331(M): 50.000.000 Có TK 112: 49.000.000 Có TK 515: 1.000.000 TH5: Kế toán hàng thiếu trong quá trình mua - Hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 156: Trị giá thực nhập Nợ TK 1381: Hàng thiếu Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán - Khi xác định được nguyên nhân + Do bên bán gửi thiếu Nếu gửi bổ sung Nợ TK 156: Giá trị hàng thiếu Có TK 1381: Giá trị hàng thiếu Nếu bên bán không có hàng gửi bổ sung. Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá trị hàng thiếu Có TK 1381: Hàng thiếu Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào + Do cán bộ phải bồi thường Bồi thường theo giá hạch toán Nợ TK 111, 112, 1388, 334: Trị giá bồi thường Có TK 1381: Hàng thiếu Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào Bồi thường theo giá phạt Nợ TK 111,112,334,1388: Trị giá bồi thường Nợ TK 632: chênh lệch lỗ Có TK 1381: Hàng thiếu Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 711: Chênh lệch lãi + Nếu doanh nghiệp chịu Nợ TK 1562: Hao hụt trong định mức Nợ TK 632: Hao hụt ngoài định mức Có TK 1381: Hàng thiếu Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào Ví dụ 3.3: Nhập kho hàng hóa phát hiện thiếu một số hàng hóa so với hóa đơn GTGT trị giá chưa có 10% thuế GTGT 10.000.000 đ. Theo biên bản xử lý hàng thiếu: TH1. Phạt người vận chuyển hàng 9.000.000 đ, thu bằng tiền mặt TH2. Trừ vào lương của cán bộ thu mua 12.000.000 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2