intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học (Nghề: Kế toán) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế học (Nghề: Kế toán) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu" được biên soạn nhằm giúp các em sinh viên trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế học và lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu; Nắm được định nghĩa cung cầu và các vấn đề liên quan đến cung cầu; Phân tích được sự lựa chọn tối ưu trong hành vi của người tiêu dùng;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học (Nghề: Kế toán) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BÀI GIẢNG MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC NGHỀ: KẾ TOÁN (Lưu hành nội bộ) Tháng 9, năm 2019 1
  2. BÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Thời gian: 02 giờ lý thuyết Mục tiêu - Trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế học và lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu; - Thực hiện được các bài tập tình huống và phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô; - Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình nghiên cứu, học tập. 1. Mô hình kinh tế và các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế 1.1. Các mô hình kinh tế Tuỳ theo cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế lớn, người ta phân chia các mô hình kinh tế của xã hội như sau: - Mô hình kinh tế truyền thống: Đây là mô hình kinh tế tự nhiên đã xuất hiện từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ ở đó việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là hoàn toàn theo tập quán được truyền lại từ trước. Kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khác đều là những biểu hiện của mô hình kinh tế tự nhiên, và ngày nay có những nơi vẫn còn tồn tại mô hình này. Trong mô hình kinh tế tự nhiên, chi có một tác nhân duy nhất đóng hai vai trò: vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. - Mô hình kinh tế thị trường tự do: Được hình thành và phát triển ở hầu khắp các nước tư bản chủ nghĩa, từng đuợc xem là một phát minh vĩ đại trong tố chức sản xuất của xã hội loài người. Trong nền kinh tế này, thị trường tự do quyết định tất cả, mệnh lệnh cho các chủ thể kinh tế là giá cả trên thị trường. Các quyết định về vấn đề sản xuất cái gì, bao nhiêu, phân phối như thế nào đều được thực hiện thông qua thị trường. Ví dụ: thị trường ra “mệnh lệnh" để sản xuất quần áo, lương thực, xe máy... với số lượng nhiều hay ít, cũng chính thị trường ra lệnh cho người sản xuất loại bỏ bớt lao động và thay thế bằng máy móc để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Còn trong lĩnh vực phân phối, thị trường đặt ra nguyên tắc phân phối qua thu nhập bằng tiền và giá cả. Thị trường giải quyết ba vấn đề kinh tế lớn thông qua cơ chế giá cả. Mô hình kinh tế này phản ánh tác động qua lại giữa các tác nhân kinh tế chủ yếu của thị trường gồm: hộ gia đình (H) và các hãng kinh doanh (F), cùng những lợi ích của họ. Sự tương tác giữa họ tạo nên vòng luân chuyển kinh tế vi mô đơn giản. - Mô hình kinh tế chi huy: Còn gọi là kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) là tổ chức kinh tế trong đó ba vấn đề lớn của nền kinh tế được giải quyết theo mệnh lệnh từ một trung tâm chỉ huy. Mô hình kinh tế này đã từng tồn tại ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: đặc trưng của sản xuất là luận theo chi tiêu mệnh lệnh chỉ huy từ một trung tâm. Quyết định về số lượng, phương thức sản xuất, chủng loại sản phẩm, thực hiện việc phân phối sản phẩm cho xã hội thông qua các kế hoạch tập trung và thống nhất từ Chính phủ xuống cơ sở. Mô hình này có ba tác nhân: Chinh phủ, hộ gia đình và các hãng kinh doanh. 2
  3. - Nền kinh tế hỗn hợp và vai trò của các tác nhân kinh tế: Mỗi mô hình kinh tế nêu trên đã từng chiếm vai trò thống trị trong một hay một số xã hội trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên, trong các điều kiện hiện đại, hầu hết các nên kinh tế của các quốc gia khác nhau đều mang tính chất hỗn hợp, đó là mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy kết hợp với vai trò kinh tế của Nhà nước. Do đó, có thể gọi đó là những nền kinh tế hỗn hợp. Nếu kinh tế thị trường được điều tiết bằng "bàn tay vô hình" của thị trường tự do thì nền kinh tế hỗn hợp hiện đại được điều tiết bằng cả hai bàn tay: "bàn tay vô hình" của thị trường tự do và "bàn tay hữu hình" của Nhà nước. 1.2. Các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế 1.2.1. Đầu vào và đầu ra của các quá trình kinh tế Mối quan hệ giữa đầu vào với đầu ra của các hoạt động kinh tế là nhằm giải quyết các vấn đề về khan hiếm. Các nguồn lực sản xuất có hạn, song nhu cầu của thị trường về hàng hóa và dịch vụ thì phong phú, da dạng. Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề lớn: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Nhưng những nền kinh tế khác nhau sẽ lựa chọn các phương án sản xuất sản phẩm khác nhau. Trong hoạt động sản xuất cũng cần phân biệt đầu vào và đầu ra giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. * Đầu vào và đầu ra trong kinh tế vi mô Là tất cả những gì mà người ta phải sử dụng trong quá trình sản xuất trực tiếp. Kinh tế học thường chia các yêu tố sản xuất thành ba nhóm: đất đai, lao động và tư bản. - Đất đai (R) bao gồm toàn bộ diện tích đất dùng vào việc trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, kho tàng, đưòng sá giao thông hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Yểu tố sản xuất còn bao gồm cả các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đất - tài nguyên trong lòng đất như than, sắt, dầu... và tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, thác nước, núi đá... Trong quá trình sử dụng tài nguyên, con người có thể trực tiếp tạo ra hàng hoá từ các vật liệu tự nhiên hoặc sơ chế chúng thành nguyên, nhiên, vật liệu tổng hợp để tạo thành các hàng hoá. - Lao động (L) là yếu tố sản xuất gắn liền với bản thân con người. Lao động được hiểu là năng lực trí não, thần kinh, cơ bắp bao gồm toàn bộ kỹ năng, kỹ xảo, trình độ hiểu biết và tri thức mà người lao động có được và sử dụng chúng trong sán xuất. Đây là yếu tố sản xuất quan trọng nhất và không thể thiếu được của bất cứ quá trình lao động sán xuất nào. - Tự bản (còn gọi là vốn K) là tất cả nhừng yếu tố vật chất như máy móc. thiết bị, đường sá, nhà xưởng, kho tàng, các phương tiện vận tải... được sản xuất ra để sử dụng vào việc sản xuất chứ không phải để tiêu dùng trực tiếp. Tư bản không phải là tiền hay các tài sản tài chính..., vì những thứ này không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất ra các hàng hoá, địch vụ. Ngày nay, còn có yếu tố sản xuất vô hình như: quản lý, khoa học, công nghệ và những dịch vụ đầu vào khác như ngân hàng, vận tải, thương mại, bảo hiểm... Điều này giúp cho việc kết hợp các đầu vào trở nên có hiệu quả hơn, sản phẩm lao động thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội. - Đầu ra trong kinh tế vi mô là kết qủa của quá trình sản xuất riêng biệt. Đó là 3
  4. những sản phấm cụ thể được phân biệt với nhau tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất riêng biệt của con người, tùy theo việc người ta sử dụng, những yếu tố đầu vào nào để sản xuât chúng hoặc bằng cách thức kết hợp các đầu vào đó như thế nào, chúng được gọi tắt là các hàng hóa và dịch vụ (goods and service). 1.2.2. Đầu vào và đầu ra trong kinh tế vĩ mô * Đầu vào trong kinh tế vĩ mô Chính sách kinh tế tác động trên nhiều lĩnh vực như tiền tệ, thu và chi ngân sách của Chính phủ, phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, hoạt động xuất nhập khẩu và điều tiết tỷ giá hối đoái... Nhóm yếu tố bên ngoài lĩnh vực kinh tế như thời tiết, chiến tranh hay chính trị là những yếu tố vận động độc lập với các chính sách kinh tế nhưng lại không thể bỏ qua sự tác động của chúng đổi với toàn bộ nền kinh tế của một nước. Nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng đều vận động trong sự tác động tổng hợp của các yếu tố trong lĩnh vực kinh tế và các yếu tố ngoài lĩnh vực kinh tế, vừa phụ thuộc lại vừa không phụ thuộc vào tính toán của những chủ thể kinh tế, là chủ thể Nhà nước hay chủ thể doanh nghiệp. * Đầu ra của kinh tế vĩ mô Gồm các nhóm khác nhau như: nhóm sản lượng chung - sản lượng quốc gia (Y), nhóm việc làm (Er), nhóm giá cả chung (CPI), nhóm các quan hệ kinh tế quốc tế (Ex, I M ) của một nước. Những kết quả tổng hợp này sẽ được đo lường bởi các chỉ tiêu (thước đo) tổng hợp như tỷ lệ tăng trưởng (Gr), tỷ lệ thất nghiệp (U), tỷ lệ lạm phát (gp)… phản ánh tình trạng phát triển nói chung của cả nền kinh tế ờ mỗi giai đoạn. 1.2.3. Chi phí và lợi ích kinh tế Chính sự khan hiếm về nguồn lực sản xuất tạo nên tính cần thiết của các quyết định kinh tế. Xét về bản chất, các quyết định kinh tế được quy về sự lựa chọn phương án tối ưu khi so sánh giữa chi phí và lợi ích mà các chủ thể kinh tế cần phải có và có thể đánh giá. Bởi vậy, chi phí và lợi ích là những khái niệm kinh tế chủ đạo, bao trùm trong phân tích kinh tế học. - Chi phí biểu hiện ra như là cái giá phải trả cho một sự lựa chọn phương án thích hợp và có lợi nhất trong những điều kiện ràng buộc nhât định nào đó. Chi phí của một thứ là giá mà bạn phải trả do từ bỏ những cái khác để có được nó (N. Gregory Mankiw). Do đó, các nhà kinh tế quan niệm về chi phí luôn luôn rộng hơn so với những người làm kê toán. - Chi phí cơ hội là chi phí được tính bằng giá trị mất đi do đã bỏ qua những cơ hội khác khi người ta lựa chọn một quyết định nào đó. Chăng hạn, khi quyết định lựa chọn A. ta không còn cơ hội để lựa chọn quyết định B hay C. Vậy, B và C là chi phí cơ hội của A. Chi phí kinh tế của quyêt định A do đó phải tính cả phần giá trị mà cơ hội B hoặc C có thể mang lại nếu như nó được lựa chọn thay cho A. số cơ hội bị mất đi do việc lựa chọn quyêt định A có thế rất nhiều, bởi vậy, có thể tính chi phí cơ hội của A theo giá trị lớn nhất bị mất đi trong số những cơ hội phải từ bỏ để có quyết định A. 1.2.4. Ngắn hạn và dài hạn (SR & LR 4
  5. Trong kinh tế học, các khái niệm về ngắn hạn và dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng. Nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn liên quan đến chi phí những yếu tố bất biến (FC -chi phí cố dịnh) và chi phí các yếu tố khả biến (VC- chi phí biên đôi), nó có ý nghĩa đối với các kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. - Ngắn hạn (SR) là thời kỳ mà chi phí về một vài yếu tố cố định như tiền thuê nhà xưởng, tiền bảo hộ, khấu hao máy móc, thiết bị... các chi phí này không thay đổi trong suốt quá trình sản xuất. Còn chí phí mua nguyên, nhiên vật liệu hay tiền công thay đối phụ thuộc vào quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi tổng thể, một nền kinh tế trong ngắn hạn luôn được giả định có các chính sách kinh tế bất biến. Những chính sách này không thể thay đổi nhanh chóng như hàng loạt nhân tố kinh tế khác. - Dài hạn (LR) là thời kỳ mà mọi yếu tố của sản xuất đều có thế biến đổi. Chẳng hạn, nếu ta xem xét sự hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn: tiền công, tiền vật liệu, tiền thuê nhà, đầu tư vào máy móc thiết bị,... tất cả đều thay đổi. Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng thay đổi sao cho phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể là đặc trưng của thời kỳ dài hạn. Trên thị trường, một doanh nghiệp độc quyền có thể tồn tại trong một thời gian chứ không thể tồn tại mãi mãi. Do vậy, khi xem xét sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chi có thể thừa nhận sự tồn lại sức mạnh độc quyền trong ngắn hạn chứ không thể giả định sức mạnh này được giữ nguyên trong dài hạn. Các phân tích và lập luận về cùng một vấn đề kinh tế sẽ rất khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau trong ngắn hạn và trong dài hạn. Việc giảm giá của một hàng hoá dẫn tới làm tăng cầu về hàng hoá đó chỉ đúng trong ngắn hạn khi giả định rằng các nhân tố khác cố định. Tuy nhiên, lập luận này không còn đúng nữa nếu ta xem xét trong dài hạn khi mà sự giảm giá đưa tới giảm sút thu nhập của người bán sẽ gây nên tác động dây chuyền tới số cầu các loại hàng hoá cũng như thu nhập của nhiều người khác, và kết quà cuối cùng là cầu về những hàng hoá giảm giá không những không tăng mà thậm chí còn giảm xuống. Việc phân biệt ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng khi phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế học. Bởi vậy, các nhà kinh tế thường dùng mô hình "chỉ có yếu tố đang xem xét là thay đổi, còn mọi yếu tố khác đều giữ nguyên” trong phân tích ngắn hạn để lập luận nhằm tránh những sai lầm có thể xảy ra do không phân biệt được sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn. 2. Kinh tế học 2.1. Khái niệm về kinh tế học Trong nền kinh tế hiện đại, các nhà sản xuất – kinh doanh luôn quan tâm đến ba vấn đề cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của con người, đó là: tạo ra hàng hóa – dịch vụ nào, tạo ra hàng hóa – dịch vụ đó bằng cách nào và tạo ra hàng hóa – dịch vụ đó cho ai? Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của xã hội trong việc giải quyết 3 vấn đề: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Nên kinh tế học được coi là một trong các môn khoa học xã hội, nó chuyên nghiên cứu và giải thích hành vi của con người. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học là hành vi của con người liên quan đến sản xuất, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ. Trong xã hội vấn đề trung tâm của kinh tế là luôn làm thế nào để dung hòa mâu thuẫn giữa sự ham muốn vô hạn của con người đối với hàng hóa – dịch vụ với sự khan hiếm các nguồn lực cần thiết để tạo ra hàng hóa – dịch vụ đó. Khi trả lời câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như 5
  6. thế nào và sản xuất cho ai cũng có nghĩa là kinh tế học đã chỉ ra được cách phân bố có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm ấy. Trãi qua hơn hai thế kỷ hình thành và phát triển, các nhà kinh tế học đã hướng vào mục tiêu phát triển lý thuyết về hành vi con người và lý thuyết ấy luôn được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Vì xã hội trãi qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên đã xuất hiện nhiều định nghĩa về kinh tế học. Nhưng nhìn chung cho đến nay các nhà kinh tế học đã nhất trí định nghĩa kinh tế học như sau: Kinh tế học là khoa học nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm trong việc tạo ra hàng hóa – dịch vụ và phân phối cho người tiêu dùng trong hiện tại cũng như trong tương lại có hiệu quả. 2.2. Những đặc trưng của kinh tế học - Đặc trưng nổi bật của kinh tế học là dựa trên tiền đề về sự khan hiếm. Một mặt, vì sự khan hiếm nguồn lực của sản xuất (đất đai, lao động và vốn) mà con người phải học cách sử dụng chúng sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Mặt khác, số lượng của cái được sản xuất ra chưa bao giờ có thể thỏa mãn đủ các nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, dẫn tới tình trạng khan hiếm sản phẩm. Quy luật về khan hiếm xảy ra là do các nguồn dự trữ có hạn, song nhu cầu thị trường về hàng hóa phong phú và đa dạng, vượt quá khả năng của thu nhập, vấn đề trung tâm của kinh tế thị trường là giải quyết vấn đề khan hiếm để trả lòi ba câu hỏi của nên kinh tê: + Sản xuất cái gì? Nó giải quyết mối tương tác giữa sản xuất với tiêu dùng xã hội. + Sản xuất như thế nào? Nói lên trình độ công nghệ sản xuất, mối quan hệ tương tác giừa các hãng kinh doanh. + Sản xuất cho ai? Phản ánh quan hệ phân phối sản phẩm làm ra. - Đặc trưng thứ hai là tính hợp lý của kinh tế học. Tính hợp lý thể hiện ở sự nghiên cứu dựa trên những giả định hợp lý. Một kết luận kinh tế là hợp lý khi nó phù hợp với các giả định đặt ra, kết luận đó có thể thay đổi nếu các giả định ban đầu thay đổi. - Đăc trưng thứ ba là tính định lượng trong nghiên cứu kinh tế học. Khi phân tích kinh tế, không những cần vạch rõ xu hướng vận động của các hiện tượng kinh tế mà cần phải nêu được đại lượng vận động đó lớn hay nhỏ và quan hệ giữa các đại lượng ấy. - Đặc trưng thứ tư của kinh tế học là tính toàn điện. Kinh tế học đòi hỏi việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế đều phải được đặt trong mối liên hệ với các sự kiện và quan hệ kinh tế khác, xem xét những ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Có như vậy, các kết luận kinh tế mới có tính thực tiễn và tính thuyết phục hơn mà không phải chỉ là những kết luận thuần tuý lý thuyết. - Đặc trưng thứ năm của kinh tế học là tính tương đối của các kết luận. Kinh tế học không phải là một môn khoa học chính xác, nó không thể xem xét được hết tất cà các quan hệ kinh tế diễn ra cùng một lúc, cũng không thể giới hạn tác động của nhiều sự kiện kinh tế đồng thời. Các kết luận kinh tế luôn chỉ ra các xu hướng vận động tương 6
  7. đối chứ không phải những thay đổi tuyệt đối chính xác về lượng trong quá trình vận động kinh tế nói chung. - Đặc trưng thứ sáu là phương pháp nghiên cứu. Kinh tế học sử dụng nhiều phương pháp liên ngành của nhiều môn khoa học khác nhau mà thích hợp cho việc nghiên cứu. Song nó cũng có những phương pháp nghiên cứu riêng cụ thể. 2.3. Lựa chọn kinh tế tối ưu * Bản chất: Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị trường để đề ra các quyết định đúng đắn về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có. * Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế - Để lựa chọn kinh tế tối ưu thì các cá nhân, các doanh nghiệp phải sử dụng đầy đủ, khai thác triệt để, có hiệu quả tất cả các nguồn lực hiện có của mình. Theo đó đáp ứng, thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội để đạt được các mục tiêu lợi nhuận, lợi ích kinh tế – xã hội lớn. - Sự lựa chọn kinh tế tối ưu được thực hiện, tiến hành và được minh hoạ trên đường Giới hạn khả năng sản xuất. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta biết: Bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp nào muốn sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai, trong thời gian nào luôn luôn có một giới hạn nhất định cho phép của nguồn lực hiện có. Đường giới khả năng sản xuất biểu diễn toàn bộ các tập hợp 2 hàng hoá có khả năng sản xuất với một nguồn lực được xác định. -> Đường giới hạn NLSX vạch ra ranh giới giữa tổ hợp hàng hoá hoặc dịch vụ có khả năng SX và tổ hợp không có khả năng SX. -> Đường giới hạn NLSX chỉ ra tập hàng hoá hoặc dịch vụ tối đa có thể SX với nguồn lực và kỹ thuật được xác định. 7
  8. Hình 1.1 Đường giới hạn năng lực sản xuất * Đặc điểm - Tất cả những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất đều tạo ra hiệu quả vì các doanh nghiệp đã tận dụng được hết khả năng, năng lực hiện có. - Những điểm nằm bên dưới đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự không mong muốn, thể hiện sự hoạt động không hiệu quả. - Những điểm nằm bên trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện những mong muốn, những quyết định của các doanh nghiệp không thể thực hiện được. 3. Vai trò của thị trường Thị trường là nơi gặp nhau của cả người bán và người mua các hàng hóa và dịch vụ, người bán và người mua gặp nhau trực tiếp. Trong những trường hợp khác, như thị trường chứng khoán thì tiến hành mua bán thông qua môi giới là chủ yếu. Cơ chế thị trường là các quyết định lớn về giá cả và phân phối hàng hóa được thực hiện tại thị trường. Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó người mua và người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Giá hàng hóa và giá các nguồn lực như lao động, máy móc và đất đai được điều chỉnh để làm sao cho các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong hệ thống thị trường, cái gì cũng có giá, mỗi loại hàng, mỗi loại dịch vụ 8
  9. điều có giá. Ngay cả các loại nhân lực khác nhau cũng có giá. Cụ thể là các bậc lương và thang lương. Nếu có một hàng hóa mà được người ta cần nhiều hơn, thì sẽ có được nhiều đơn đặt hàng mới. Vì sẽ có nhiều khách đến mua, người bán sẽ tăng giá để phân phối một lượng cung hạn chế. Giá cao sẽ thúc đẩy sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn. Mặt khác một mặt hàng nào được bán ra với khối lượng nhiều hơn, người ta cần mua với giá gần đây nhất trên thị trường. Lúc đó người bán sẽ hạ giá. Vì giá hạ, người sản xuất sẽ không sản xuất ra nhiều hàng. Như vậy sự cân bằng giữa người mua và người bán sẽ khôi phục. Ngày nay thị trường bao hàm: Thị trường hàng tiêu dùng, thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường tài chính. Đôi khi các chức năng của thị trường được thực hiện qua trung gian – môi gới. Khi gộp tất cả các thị trường khác nhau lại, chúng ta có một hệ thống thực nghiệm rộng lớn, đó là một hệ thống tạo ra sự cân bằng giữa giá cả và sản xuất. bằng cách cân đối, người bán và người mua trong mỗi một thị trường này, nền kinh tế sẽ đồng thời giải quyết ba vấn đề: sản xuất hàng gì? Sản xuất hàng hóa như thế nào? Hàng hóa sản xuất ra cho ai? - Sản xuất hàng gì là do người tiêu dùng bầu phiếu bằng tiền, hàng ngày khi họ quyết định mua mặt hàng này, chứ không phải mặt hàng kia. Mặt khác động cơ của các doanh nghiệp là mong muốn có lợi nhuận. Các doanh nghiệp bị lợi nhuận cao lôi cuốn vào sản xuất những mặt hàng có mức cầu cao bỏ lại những khu vực có lợi nhuận thấp. Như vậy chu kỳ này là một chu kỳ khép kín. - Sản xuất hàng hóa như thế nào được xác định bởi cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Cách duy nhất để nhà sản xuất có thể cạnh tranh được về giá cả và tối đa hóa lợi nhuận của mình là giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất hiệu quả nhất. Lợi nhuận thúc đẩy người sản xuất bất cứ lúc nào, phương pháp nào rẻ nhất cũng sẽ thay thế cho phương pháp tốn kém hơn. - Hàng hóa sản xuất ra cho ai được xác định bởi mối quan hệ cung cầu ở thị trường nhân tố sản xuất (đất đai, lao động và vốn). Những thị trường này xác định mức lương, tiền thuê đất, lãi suất và lợi nhuận, những thứ này đi vào thu nhập của mọi người. Như vậy phân phối thu nhập trong dân cư được xác định bởi số lượng các nhân tố có được và giá cả các nhân tố đó. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, có những ảnh hưởng bên ngoài thị trường xác định sự phân phối thu nhập. Tính chất của sự phân phối này phụ thuộc rất nhiều vào việc phân phối ban đầu về quyền sở hữu, vào khả năng bẩm sinh hoặc khả năng có được do lao động học tập vào việc có hay không có phân biệt nam nữ và phân biệt chủng tộc. Nền kinh tế thị trường giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự phát triển kinh tế của xã hội loài người; nhất là ở các nước tư bản phát triển. Như vậy thị trường là “bàn tay vô hình” dẫn dắt đến chổ đạt được lợi ích cho mọi người. Thế nhưng chúng ta không được quên rằng “bàn tay vô hình” đôi khi cũng dẫn nền kinh tế đi lầm đường, lạc lối. Nền kinh tế thị trường đôi khi cũng thất bại thị trường. Nó có những khuyết tật không thể nào tránh khỏi. Những khuyết tật đó là: 9
  10. + Dễ bị những đợt lạm phát. + Thất nghiệp tái diễn. + Phân phối thu nhập bất bình đẳng, có thể không chấp nhận đựoc đối vơi đa số người lao động. Để đối phó với những khuyết tật này của cơ chế “bàn tay vô hình”, các nền kinh tế hiện đại hiện nay là sự hỗn hợp giữa thị trường và bàn tay hữu hình đó là vai trò của Chính phủ (thuế khóa, chi tiêu và luật lệ). 4. Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc Vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu kinh tế học là phân biệt hai nhánh của môn học này. Đó là, nhánh thứ nhất là Kinh tế học thực chứng và nhánh thứ hai là kinh tế học chuẩn tắc. * Kinh tế học thực chứng Kinh tế học thực chứng mô tả những sự kiện, hoàn cảnh và các mối quan hệ trong nền kinh tế một cách khoa học. Đó là: - Hiện tại tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu? - Mức thất nghiệp cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào? Mục đích của kinh tế học thực chứng là tìm cách giải thích cho được xã hội quyết định sản xuất, tiêu thụ và trao đổi hành hóa – dịch vụ như thế nào. Sự giải thích như vậy nhằm 2 mục đích: - Cho ta biết tại sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động. - Và đó cũng là cơ sở để dự đoán nền kinh tế sẽ thay đổi như thế nào trong những thay đổi của hoàn cảnh. * Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của cá nhân. Vì vậy, kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến đạo lý và đánh giá về giá trị như: - Lạm phát cao đến mức nào có thể chấp nhận được? - Có nên dùng thuế để lấy của người giàu giúp người nghèo không? - Chi tiêu quốc phòng có nên tăng 3,5 hoặc 10% một năm không? Đó là những vấn đề có liên quan đến những ý kiến chủ quan. Xét theo khía cạnh khoa học thì kinh tế học hoàn toàn thực chứng. Vì nó trả lời câu hỏi: “Thực tế như thế nào?”. Thế nhưng, những vấn đề chuẩn tắc trong đời sống chính trị thường đặt ra câu hỏi: “Phải làm cái gì?” cũng đòi hỏi sự phân tích kinh tế. Với một mục tiêu xã hội cho trước, các nhà kinh tế có thể sử dụng kiến thức để phân tích vấn đề và khuyến nghị cách thức cần phải làm để đạt được mục tiêu đó. Các nhà kinh tế có thể bất hòa với nhau trên các vấn đề chính sách, bởi vì họ theo đuổi các mục tiêu khác nhau. 10
  11. - Người này thì chú trọng công bằng xã hội. - Người khác quan tâm đến tự do kinh doanh nhiều hơn … Thế nhưng, sự bất đồng giữa các nhà kinh tế thường là về ý nghĩa hơn là về mục tiêu, về làm như thế nào hơn là về làm cái gì? Sự tiến bộ khoa học trong kinh tế thực chứng có khuynh hướng làm giảm nguồn gốc của sự bất đồng này. 5. Kinh tế học vi mô và vĩ mô 5.1. Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về các hàng hoá cụ thể. Chẳng hạn như tại sao gia đình thì thích xe máy hơn xe đạp. Người sản xuất quyết định như thế nào trong việc lựa chọn sản xuất ra xe máy hay xe đạp. Sự phân tích theo kiểu kinh tế vi mô là rất phức tạp, vì theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Các nhà kinh tế học vi mô có xu hướng đưa ra nghiên cứu một cách chi tiết về một khía cạnh của hành vi kinh tế. Cho nên có thể bỏ qua sự tương tác của các khía cạnh này với toàn bộ nền kinh tế. Sự phân tích theo kiểu kinh tế học vi mô mà bỏ qua các ảnh hưởng gián tiếp được gọi là phân tích từng phần. 5.2. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nhấn mạnh đến sự tương tác trong nền kinh tế nói chung. Nó cố ý đơn giản hoá những phần riêng biệt trong phân tích để làm cho quá trình phân tích toàn bộ sự tương tác trong trong nền kinh tế có thể điều khiển được. Chẳng hạn, các nhà kinh tế học vi mô thường quan tâm tới việc phân loại hàng tiêu dùng thành xe máy, xe đạp, ti vi… Còn các nhà kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tất cả các hàng này dưới dạng một nhóm gọi là “hàng tiêu dùng”. Đây là sự quan tâm đến việc nghiên cứu sự tương tác giữa người mua hàng tiêu dùng của các gia đình và quyết định của doanh nghiệp về hàng hoá - dịch vụ cung cấp. CHƯƠNG 1: CUNG – CẦU Thời gian: 14 giờ 11
  12. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm cung cầu và các vấn đề liên quan đến cung cầu; - Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán, xác định cân bằng cung cầu; - Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố đến cung cầu, co giãn cung cầu; 1. Cầu 1.1. Khái niệm Cầu của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu trong một thời gian nhất định, ceteris paribus. Một cách khác để biểu thị cầu của hàng hóa là thông qua biểu cầu dưới đây: Giá Lượng cầu (P) (QD) 5 20 10 15 15 10 20 5 Ceteris paribus: Giả định các yếu tố khác (ngoài yếu tố giá) giữ nguyên không đổi. Lưu ý rằng cầu của một hàng hóa là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng cầu và được tóm tắc ở bảng trên. Mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua đường cầu minh họa dưới đây. Cả biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa, quan hệ đồng biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên không đổi. Quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu phổ biến đối với nhiều hàng hóa, cho nên các nhà kinh tế gọi quan hệ này là luật cầu: 12
  13. Một quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cầu hàng hóa có thể được biểu thị thông qua hàm cầu: QD = f(P), ceteris paribus. Từ dữ liệu biểu cầu ở trên, chúng ta nhận thấy mối quan hệ giữa lượng cầu và giá là quan hệ tuyến tính. Vì vậy, mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua hàm số tuyến tính sau: 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường Cầu thị trường bao gồm tổng cầu cá nhân trên thị trường. Về mặt khái niệm, đường cầu thị trường được xác lập bằng cách cộng tổng lượng cầu của tất cả cá nhân tiêu dùng hàng hóa tương ứng với từng mức giá. Biểu đồ dưới đây minh họa cho quá trình này, một thị trường đơn giản chỉ gồm có 2 cá nhân tiêu dùng gồm: cá nhân A và cá nhân B. Lưu ý rằng tổng lượng cầu trên thị trường là bằng tổng lượng cầu của các cá nhân tại mỗi mức giá. Trong biểu đồ này, tại mức giá 10, cá nhân A mong muốn mua 5 đơn vị hàng hóa và cá nhân B mong muốn mua 10 đơn vị hàng hóa. Vì vậy, tại mức giá bằng 10, tổng lượng cầu thị trường là 15 (=5+10) đơn vị hàng hóa. Một cách tương tự, lượng cầu thị trường có thể xác định tại mỗi mức giá khác nhau và từ đó xác định cầu thị trường của hàng hóa. 13
  14. Dĩ nhiên, đây là ví dụ khá đơn giản vì trong thị trường thực tế sẽ có rất nhiều người mua đối với một hàng hóa cụ thể. Một nguyên lý tương tự phải nắm, đó là: đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tổng lượng cầu của các cá nhân tiêu dùng tại mỗi mức giá. 1.3. Luật cầu Luật cầu mô tả mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng cầu về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó với giá cả của hàng hóa hay dịch vụ đó. Nếu thu nhập và những điều kiện khác cho trước không thay đổi thì luật cầu diễn tả một xu hướng chung là: giá cả cao ứng với lượng cầu thấp và ngược lại, giá cả hạ thấp sẽ khuyến khích lượng cầu tăng lên. Giữa lượng cầu và giá cả có sự vận động ngược chiều nhau. Chú ý: luật cầu chỉ diễn tả một xu hướng phổ biến với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Trong thực tế, có nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mà sự vận động của giá cả và lượng câu không tuân theo luật câu nói trên. 1.4. Các yếu tố hình thành cầu Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ. Những nhân tố này bao gồm: - Sở thích và thị hiếu, - Thu nhập, - Giá cả hàng hóa liên quan, - Số lượng người tiêu dùng, - Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập. 14
  15. Dĩ nhiên, một hàng hóa đang được ưu chuộng (sở thích và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó (như minh họa ở biểu đồ trên). Chẳng hạn, thiết bị nghe nhạc số (Ipod) hiện đang được ưu chuộng trên thị trường. Chính vì vậy, có sự tăng cầu về thiết bị số - Ipod. Cầu sẽ giảm khi sự ưu chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó người tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa. Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rất được ưu chuộng trước đây, nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưu chuộng máy nghe nhạc DVD. Do đó, cầu máy nghe nhạc VCD giảm xuống. Đặc biệt, các sản phẩm thời trang (áo quần, mỹ phẩm, điện thoại di động, ...) chịu tác động rất lớn bởi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Giá 25 20 15 10 5 D D’ 0 5 10 15 20 253 0 Lượng Cầu của hầu hết các hàng hóa tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (như minh họa dưới đây). Chúng ta hãy thử về cầu cá nhân của bạn về đĩa CD, ăn nhà hàng, xem phim ở rạp, ... Liệu bạn có tăng tiêu dùng của những hàng hóa này khi thu nhập của bạn tăng lên hay không (Dĩ nhiên, có thể cầu của một số hàng hóa khác như mỳ ăn liền, áo quần đã qua sử dụng có thể giảm khi thu nhập tăng lên. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn ở chương kế tiếp). Giá 25 20 15 10 D’ D 15
  16. 5 0 5 10 15 20 25 30 Lượng Hàng hóa liên quan có thể là: Hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này tăng lên làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bò có thể là hàng hóa thay thế lẫn nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau. Biểu đồ dưới đây minh họa ảnh hưởng của giá cà phê tăng lên. Khi giá cà phê tăng lên sẽ làm giảm lượng cầu cà phê, nhưng làm tăng cầu của trà. Lưu ý rằng điều này làm dịch chuyển trên đường cầu của cà phê do có sự thay đổi giá của cà phê (hãy nhớ rằng sự thay đổi giá của hàng hóa, ceteris paribus, sẽ tạo nên một sự dịch chuyển trên đường cầu). Các nhà kinh tế cho rằng hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung khi giá của một hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Các ví dụ về các cặp hàng hóa bổ sung bao gồm: - Xe máy và mũ bảo hiểm, - Máy ảnh và phim, - Đĩa CD và máy CD, - Mực in và máy in. Biểu đồ dưới minh họa ảnh hưởng của giá đĩa DVD tăng lên. Lưu ý rằng giá đĩa DVD tăng lên sẽ làm giảm cả lượng cầu đĩa DVD và cầu máy DVD. 16
  17. Do đường cầu thị trường bằng tổng theo trục hoành lượng cầu của tất cả người mua trên thị trường, sự gia tăng số lượng người mua sẽ làm cho cầu tăng lên (như minh họa bên dưới). Khi dân số tăng lên, cầu của tivi, thực phẩm, các tiện nghi khác cũng tăng lên. Giảm dân số cũng làm giảm cầu hàng hóa. Lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khả năng thanh toán, mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể. Các kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu hiện tại của hàng hóa. Trước hết, chúng ta hãy nói về ảnh hưởng của giá mong đợi tăng lên trong tương lai. Giả định, bạn đang xem xét để mua một chiếc xe máy hay một máy tính cá nhân. Nếu như bạn có thông tin và bạn tin rằng giá trong tương lai của hàng hóa này sẽ tăng lên, có lẽ bạn sẽ quyết định mua chúng ngay hôm nay. Do đó, nếu giá kỳ vọng tăng lên trong tương lai sẽ làm tăng cầu trong hiện tại. Cũng tương tự như vậy, giá kỳ vọng giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu trong hiện tại (từ khi bạn muốn hoãn mua sắm vì giá thấp hơn trong tương lai) Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm (chẳng hạn, bạn nghe tin đồn về chính sách sa thải, hay khủng hoảng kinh tế), thì các cá nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại để mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hôm nay để đề phòng thu nhập thấp hơn trong tương lai. 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và của cầu Như đã đề cập ở trên, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng, như có thể thấy trong biểu cầu và đường cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu, nhưng không có sự thay đổi cầu của hàng hóa. Khi đó, sự dịch chuyển từ A đến B được gọi là sự dịch chuyển trên đường cầu. Như biểu đồ trên minh họa, 17
  18. khi giá tăng từ 10 lên 15 sẽ làm giảm lượng cầu từ 15 xuống 10, nhưng không làm giảm cầu. Sự thay đổi cầu chỉ diễn ra khi mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thay đổi. Vị trí của đường thay đổi khi cầu thay đổi. Nếu đường cầu trở nên dốc hơn hoặc nông hơn, dịch chuyển sang phải hoặc trái, khi đó chúng ta có thể nói cầu đã thay đổi. Biểu đồ dưới đây minh họa sự dịch chuyển cầu (từ D sang D’). Lưu ý rằng sự dịch chuyển cầu sang phía phải được gọi là tăng cầu, lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá. 2. Cung 2.1. Khái niệm Cung của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Mối quan hệ này có thể được biểu thị thông qua đường cung: 18
  19. hay biểu cung: Giá Lượng cung (P) (QS) 5 5 10 15 15 25 20 35 Cũng như “luật cầu”, cung cũng có luật cung. Luật cung cũng phát biểu rằng: Một mối quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Để hiểu được luật cung, chúng ta hãy nhớ lại qui luật chi phí biên tăng dần. Do chi phí cơ hội biên của cung tăng lên khi sản xuất thêm hàng hóa, mức giá cao hơn khiến cho người bán cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Luật cung cũng chỉ ra rằng đường cung là đường dốc lên (như biểu đồ dưới đây). 19
  20. Cung cũng có thể được biểu thị thông qua hàm cung: QS = f(P), ceteris paribus. Sử dụng dữ liệu từ biểu cung ở trên, hàm cung có thể được xác định như sau: QS = -5 + 2P Tương tự như cầu, đường cung thị trường là tổng theo trục hoành đường cung của các nhà sản xuất. Đường cung minh họa ở trên là kết quả của tổng cung của các nhà sản xuất. 2.2. Cung cá nhân và cung thị trường - Cung cá nhân: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định – với các yếu tốt khác không đổi. - Cung thị trường là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định – với các yếu tố khác không đổi. 2.3. Luật cung Luật cung mô tả mối quan hệ giữa lượng cung của một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó với giá cả của hàng hóa đó. Nếu chi phí sản xuất và các điều kiện khác cho trước không thay đổi, luật cung diễn tả một xu hướng chung là: Giá cả cao tương ứng với lượng cung cao và ngược lại. Do đó, khác với cầu, giá cả lên cao sẽ kích thích người bán tăng số lượng cung cấp, trong khi giá cả hạ thâp sẽ làm giảm lượng cung. Đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả và lượng cung phán ánh luật cung. Tuy nhiên, luật cung cũng không phải là tuyệt đối đúng đối với tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Có thể chỉ ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ trong thực tế không thể hiện luật cung nói trên. 2.4. Các yếu tố hình thành cung Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung gồm: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0