intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thanh Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất của kinh tế thương mại" trình bày nhập môn kinh tế thương mại; cơ sở ra đời và đặc trưng cơ bản của thương mại; chức năng và nhiệm vụ của thương mại; vai trò của thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thanh Phong

  1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ THƯƠNG MẠI • Mục tiêu:  Trang bị cho người học hệ thống lý luận cơ bản về Kinh tế, tổ chức quản lý và kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân.  Giới thiệu kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn thương mại của nước ta và một số nước trên thế giới, nhằm giúp người học biết cách tìm ra phương hướng đúng đắn và các biện pháp giải quyết tốt các vấn đề thương mại ở nước ta hiện nay. • Nội dung nghiên cứu: Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại. Bài 2: Quản lý Nhà nước về thương mại. Bài 3: Tổ chức kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường. Bài 4: Dịch vụ thương mại. Bài 5: Thương mại doanh nghiệp. Bài 6: Thương mại điện tử. • Tài liệu tham khảo:  Giáo trình Kinh tế thương mại (2012), NXB Đại học Kinh tế quốc dân.  Giáo trình Thương mại điện tử (2006), NXB Thống kê. v1.0014109216 1
  2. BÀI 1 BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ THƯƠNG MẠI ThS. Nguyễn Thanh Phong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014109216 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Luật Thương mại Tháng 8/2014, Tổng công ty HUD rao bán căn hộ thuộc tổ hợp New Skyline, khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội. Dự kiến quý I năm 2015 bàn giao nhà. 1. Hoạt động mua bán này có phải là “hoạt động thương mại” theo Luật Thương mại (2005) hay không? 2. Thương mại theo quy định của Luật Thương mại (2005) là hiểu theo nghĩa nào? v1.0014109216 3
  4. MỤC TIÊU Mục tiêu lớn nhất của bài này là nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và bản chất kinh tế của thương mại. v1.0014109216 4
  5. NỘI DUNG Nhập môn Kinh tế thương mại Cơ sở ra đời và đặc trưng cơ bản của thương mại Chức năng và nhiệm vụ của thương mại Vai trò của thương mại v1.0014109216 5
  6. 1. NHẬP MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của học phần 1.2. Nhiệm vụ của học phần v1.0014109216 6
  7. 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN • Đối tượng nghiên cứu: là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh (buôn bán) trong nước và quốc tế. • Nội dung nghiên cứu:  Nghiên cứu các đặc trưng của thương mại xã hội chủ nghĩa.  Nghiên cứu quan hệ sản xuất của chính bản thân ngành thương mại.  Nghiên cứu những chính sách, công cụ quản lý thương mại.  Nghiên cứu chiến lược, định hướng kế hoạch, phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại. v1.0014109216 7
  8. 1.2. NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN • Trang bị hệ thống lý luận và thực tiễn về kinh tế, tổ chức và quản lý kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân. • Giới thiệu kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn thương mại của nước ta và của một số nước trên thế giới, tạo ra năng lực vận dụng trong việc xác định phương hướng đúng đắn và các biện pháp giải quyết tốt các vấn đề thương mại ở nước ta hiện nay, bao gồm cả thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. v1.0014109216 8
  9. 2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG MẠI 2.1. Điều kiện lịch sử ra đời của thương mại 2.2. Khái niệm thương mại 2.3. Đặc trưng cơ bản của thương mại trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay v1.0014109216 9
  10. 2.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG MẠI Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng tiền đó chính là lưu thông hàng hóa. v1.0014109216 10
  11. 2.2. KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI • Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. • Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có một bên là chủ thể ở nước ngoài thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế. v1.0014109216 11
  12. 2.3. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY • Thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần (thương mại nhiều thành phần). • Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước. • Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. • Thương mại theo giá cả thị trường. • Các thể nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại cạnh tranh bình đẳng với nhau. v1.0014109216 12
  13. 3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THƯƠNG MẠI 3.1. Chức năng của thương mại 3.2. Nhiệm vụ của thương mại v1.0014109216 13
  14. 3.1. CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG MẠI • Tổ chức quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ trong nước và với nước ngoài. • Tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. • Gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở, hội nhập quốc tế. • Đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất, đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và tổ chức lại nền sản xuất xã hội. v1.0014109216 14
  15. 3.2. NHIỆM VỤ CỦA THƯƠNG MẠI • Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. • Phát triển thương mại dịch vụ, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, dễ dàng trong cả nước, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống. • Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng. • Chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả, hàng kém phẩm chất, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội và người lao động. • Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. v1.0014109216 15
  16. 4. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI 4.1. Vai trò của thương mại đối với doanh nghiệp 4.2. Vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân v1.0014109216 16
  17. 4.1. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP • Vai trò của thương mại đầu vào: Là hoạt động đầu tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thương mại đầu vào có vai trò quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh, là điều kiện để thực hiện thương mại đầu ra của doanh nghiệp.  Thông qua thương mại đầu vào để đảm bảo những yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất kinh doanh.  Kết quả đảm bảo thông qua thương mại đầu vào ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện thương mại đầu ra của doanh nghiệp.  Chi phí mua trong đầu vào là bộ phận chi phí chủ yếu cấu thành nên giá thành của sản phẩm, hàng hóa. Với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi phải tối thiểu hóa chi phí. v1.0014109216 17
  18. 4.1. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP • Vai trò của thương mại đầu ra: Là hoạt động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thương mại đầu ra có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Khi thương mại đầu ra được thực hiện thì doanh nghiệp mới bán được sản phẩm, hàng hóa và như vậy mới có doanh thu – nguồn để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh.  Khi thương mại đầu ra được thực hiện thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận – nguồn để thực hiện tái sản xuất kinh doanh mở rộng.  Khi thương mại đầu ra được thực hiện thì doanh nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu thị trường, có điều kiện để gia tăng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. v1.0014109216 18
  19. 4.2. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN • Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. • Mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân. • Là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa. • Góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. v1.0014109216 19
  20. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Có. Theo Luật Thương mại (2005): nhà là hàng hóa; mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại. 2. Hiểu theo nghĩa rộng. v1.0014109216 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0