intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vi mô 2 (Bậc Đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

55
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế vi mô 2 (Bậc Đại học) cung cấp cho người học những kiến thức như: Phân tích chính sách của chính phủ trong thị trường cạnh tranh; Lựa chọn trong điều kiện rủi ro; Định giá trong điều kiện có sức mạnh thị trường; Cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm; Lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh; Thị trường các yếu tố sản xuất; Cân bằng tổng quát và hiệu quả kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô 2 (Bậc Đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2 (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu 04/2020
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ............................................................................................ 1 1.1. Thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất ........................ 1 1.2. Phân tích chính sách kiểm soát giá ....................................................... 4 1.3. Phân tích chính sách thuế và trợ cấp .................................................... 8 1.4. Phân tích chính sách ngoại thương ..................................................... 12 CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO ............................ 21 2.1. Mô tả rủi ro ........................................................................................... 21 2.2. Sở thích về mức độ rủi ro..................................................................... 23 2.3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro .................................................. 27 2.4. Giảm nhẹ rủi ro .................................................................................... 34 2.5. Cầu về các tài sản có rủi ro .................................................................. 41 CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ..................................................................................................................... 46 3.1. Chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng......................................... 46 3.2. Giá cả phân biệt (giá cả phân biệt cấp 1,2,3) ..................................... 46 3.3. Phân biệt giá cả theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm ......... 52 3.4. Giá cả 2 phần ........................................................................................ 53 3.5. Giá gộp (giá trọn gói) ........................................................................... 54 CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM ...... 59 4.1. Cạnh tranh độc quyền .......................................................................... 59 i
  3. 4.2. Độc quyền nhóm ................................................................................... 61 4.3. Mô hình Stackelberg (Lợi thế của người đi trước) ........................... 66 4.4. Mô hình Bertrand (Cạnh tranh về giá) .............................................. 67 4.5. Cạnh tranh và cấu kết – Tình thế lưỡng nan của những người tù .. 70 4.6. Ứng dụng tình thế lưỡng nan của người tù vào việc định giá của độc quyền nhóm – Mô hình đường cầu gãy ................................................................ 71 CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ...................................................................................................................................... 73 5.1. Trò chơi hợp tác và không hợp tác ..................................................... 73 5.2. Chiến lược ưu thế ................................................................................. 74 5.3. Cân bằng Nash ...................................................................................... 76 5.4. Các trò chơi lặp lại và hợp tác............................................................. 81 5.5. Các trò chơi tuần tự và lợi thế của người đi trước ............................ 86 5.6. Ngăn chặn gia nhập ngành .................................................................. 89 CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT .............................. 93 6.1. Thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh............................................... 93 6.2. Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền mua ............. 105 6.3. Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền bán .............. 106 CHƯƠNG 7: CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ........ 109 7.1. Phân tích cân bằng tổng quát ............................................................ 109 7.2. Hiệu quả trong trao đổi ...................................................................... 113 7.3. Hiệu quả trong sản xuất ..................................................................... 122 7.4. Hiệu quả trong thị trường đầu ra ..................................................... 125 7.5. Tổng quát về hiệu quả của các thị trường........................................ 127 ii
  4. 7.6. Những thất bại của thị trường – Lý do cần có sự can thiệp của chính phủ.......................................................................................................................... 129 CHƯƠNG 8: THỊ TRƯỜNG VỚI THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ........... 131 8.1 Sự không chắc chắn về chất lượng và thị trường “đồ cũ” ............... 131 8.2 Thị trường bảo hiểm và tâm lý ỷ lại .................................................. 134 8.3 Phát tín hiệu cho thị trường ............................................................... 134 8.4. Trở ngại về tâm lý............................................................................... 136 8.5 Vấn đề người ủy nhiệm, người tác nghiệp ........................................ 138 8.6 Thông tin không cân xứng trên thị trường lao động: lý thuyết hiệu quả tiền lương ....................................................................................................... 144 CHƯƠNG 9: NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HÓA CÔNG ................................... 148 9.1 Những ngoại tác ................................................................................... 148 9.2 Các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm đạt hiệu quả ........... 154 9.3 Định lý Coase và các điều kiện áp dụng ............................................ 159 9.4 Hàng hóa công...................................................................................... 162 9.5 Những tài nguyên chung ..................................................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 173 iii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTP Mức sẵn lòng trả WTA Mức sẵn lòng chấp nhận CS Thặng dư tiêu dùng PS Thặng dư sản xuất NSB Tổng lợi ích ròng xã hội DWL Tổn thất vô ích EV Giá trị kỳ vọng EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam iv
  6. CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 1.1. Thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất 1.1.1. Thặng dư của người tiêu dùng (Consumers’ Surplus – CS) Thặng dư của người tiêu dùng hay thặng dư tiêu dùng (consumers surplus) là tổng cộng những chênh lệch giữa mức sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu dùng (tương ứng với các mức sản lượng) so với mức giá của thị trường. Đường cầu (D) cũng chính là đường biểu thị mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng. Như vậy, thặng dư tiêu dùng (CS) là khái niệm được sử dụng để chỉ phần diện tích bị giới hạn bởi đường cầu Marshall của một cá nhân, trục tung và hai mức giá giá khác nhau. Nó được tính bằng tiền, mặc dù ban đầu được Marshall biểu thị bằng mức thặng dư ích lợi. P Pmax Thặng dư tiêu dùng (CS) S E PE D = WTP QE Q Hình 1.1. Thặng dư tiêu dùng Như hình vẽ trên, thặng dư tiêu dùng (CS) được biểu thị bởi diện tích của tam giác PEPmaxE. Theo đó, cách tính thặng dư tiêu dùng là như sau: 1 𝐶𝑆 = 𝑆𝑃𝐸𝑃𝑚𝑎𝑥𝐸 = (𝑃 − 𝑃𝐸 ) × 𝑄𝐸 2 𝑚𝑎𝑥 1
  7. Thặng dư của người tiêu dùng là hiệu số giữa phúc lợi mà người tiêu dùng thu được nếu mua một hàng hóa với giá nhất định và phần chi phí mà anh ta phải chịu. Nó được sử dụng rộng rãi trong phân tích chi phí - ích lợi và các lĩnh vực khác của kinh tế ứng dụng với tư cách một đại lượng gần đúng về những thay đổi trong phúc lợi, đặc biệt về mức biến thiên bù và biến thiên tương đương. Mức biến thiên bù là lượng thu nhập tối đa có thể lấy đi của người được lợi từ một sự thay đổi nhất định mà không làm cho anh ta phải chịu mức phúc lợi thấp hơn trước khi có sự thay đổi. Mức biến thiên bù cho người bị thiệt từ một sự thay đổi là số tiền tối thiểu mà anh ta cần nhận được sau sự thay đổi để không có mức sống thấp hơn trước khi có sự thay đổi. Mức biến thiên tương đương là số tiền tối thiểu mà người được lợi từ một sự thay đổi nhất định sẵn sàng chấp nhận bị mất để bỏ qua sự thay đổi. Mức biến thiên tương đương cho người bị thiệt từ sự thay đổi nào đó là số tiền tối đa mà anh ta sẵn sàng trả để tránh sự thay đổi đó. 1.1.2. Thặng dư của người sản xuất (Producers’ Surplus – PS) Thặng dư của người sản xuất hay thặng dư sản xuất (producers surplus) là tổng cộng những chênh lệch giữa mức giá của thị trường so với mức sẵn lòng nhận (WTA) của người sản xuất (tương ứng với các mức sản lượng). Đường cung (S) cũng chính là đường biểu thị mức sẵn lòng nhận của người sản xuất. Như vậy, thặng dư sản xuất (PS) là khái niệm được sử dụng để chỉ phần diện tích bị giới hạn bởi đường cung của một người sản xuất, trục tung và hai mức giá giá khác nhau. 2
  8. P Pmax S = WTA E PE D Thặng dư sản xuất (PS) Pmin QE Q Hình 1.2. Thặng dư sản xuất Như hình vẽ trên, thặng dư tiêu dùng (PS) được biểu thị bởi diện tích của tam giác PEPminE. Theo đó, cách tính thặng dư tiêu dùng là như sau: 1 𝑃𝑆 = 𝑆𝑃𝐸𝑃𝑚𝑖𝑛 𝐸 = (𝑃 − 𝑃𝑚𝑖𝑛 ) × 𝑄𝐸 2 𝐸 1.1.3. Tổng lợi ích ròng của xã hội (Net Social Benefit – NSB) Tổng lợi ích ròng của xã hội được xác định là bằng hiệu của tổng lơi ích xã hội (TSB) và tổng tổn phí xã hội (TSC). NBS = TSB – TSC Trong trường hợp đơn giản nhất, khi chính phủ không có các chính sách can thiệp (như : thuế, trợ cấp, hạn ngạch, …), tổng tổn phí xã hội bằng không (TSC = 0), và tổng lợi ích ròng xã hội (NSB) được xác định là tổng của thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS). NBS = CS + PS 3
  9. P Pmax Thặng dư tiêu dùng (CS) S = WTA E PE D = WTP Thặng dư sản xuất (PS) Pmin QE Q Hình 1.3. Tổng lợi ích ròng xã hội 1.2. Phân tích chính sách kiểm soát giá 1.2.1. Giá sàn Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, là mức giá quy định thường cao hơn mức giá cân bằng. Mục đích của giá sàn là nhằm bảo vệ nhà sản xuất, duy trì sự ổn định của ngành trong một số giai đoạn có biến động về giá cả. Hỗ trợ giá nông nghiệp và quy định lương tối thiểu là những trường hợp cụ thể về giá sàn. Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá sàn sẽ dẫn đến dư thừa hàng hóa do lượng cung vượt quá lượng cầu khi mức giá quy định này cao hơn mức giá cân bằng thị trường. Khi áp dụng mức giá sàn PF (PF > PE), lượng cầu giảm từ QE xuống QD, dẫn đến thặng dư tiêu dùng giảm so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá tăng và lượng cầu giảm), thặng dư tiêu dùng được biểu thị bởi diện tích tam giác PFPmaxA (phần thặng dư tiêu dùng mất đi được biểu thị bởi diện tích hình thang PEPFAE). Ngược lại, lượng cung tăng từ QE lên QS, khi áp dụng chính sách giá sàn, thặng dư sản xuất tăng so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá tăng và lượng cung tăng), thặng dư sản xuất được biểu thị bởi diện tích tam giác PFBPmin (phần thặng dư sản xuất tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PFBEPE). Tuy nhiên, phần thặng dư sản xuất mà người sản xuất thực nhận (tương ứng với mức sản lượng mà người tiêu dùng mua) nhỏ hơn, được biểu thị bởi diện tích hình thang PFACPmin. 4
  10. P Pmax Dư thừa S A B PF E PE C D Pmin 0 QD Q QE QS Hình 1.4. Trạng thái dư thừa (giá sàn) 1.2.2. Giá trần Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc. Mục đích của giá trần là nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong những giai đoạn có sự biến động về giá cả trên thị trường. Chẳng hạn, quy định giá trần đối với giá cho thuê nhà ở những đô thị và giá xăng dầu trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá trần sẽ dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá quy định này thấp hơn giá cân bằng thị trường. Điều này cũng có thể giải thích tại sao quy định giá cho thuê nhà và giá xăng dầu dẫn đến thiếu hụt hàng hóa. 5
  11. P Pmax S C E PE A B PC D Pmin Thiếu hụt 0 QS Q QE QD Hình 1.5. Trạng thái thiếu hụt (giá trần) Khi áp dụng mức giá trần PC (PC < PE), lượng cung giảm từ QE xuống QS, dẫn đến thặng dư sản xuất giảm so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá giảm và lượng cung giảm), thặng dư sản xuất được biểu thị bởi diện tích tam giác PCPminA (phần thặng dư tiêu dùng mất đi được biểu thị bởi diện tích hình thang PEPCAE). Ngược lại, lượng cầu tăng từ QE lên QD, khi áp dụng chính sách giá trần, thặng dư tiêu dùng tăng so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá giảm và lượng cầu tăng), thặng dư tiêu dùng được biểu thị bởi diện tích tam giác PCBPmax (phần thặng dư tiêu dùng tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEBPC). Tuy nhiên, phần thặng dư tiêu dùng mà người tiêu dùng thực nhận (tương ứng với mức sản lượng mà người tiêu dùng mua bằng với mức lượng cung tại mức giá trần) nhỏ hơn, được biểu thị bởi diện tích hình thang PmaxCAPC. 1.2.3. Khung giá Chính phủ có thể quy định khung giá nhằm ổn định giá cả của một hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khung giá là giới hạn phạm vi giá dao động giữa giá sàn PF (giá tối thiểu) và giá trần PC (giá tối đa) có tính bắt buộc đối với một hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, chính sách quy định khung lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. 6
  12. Biểu đồ dưới đây minh họa khung giá đối với một hàng hóa cụ thể. Lưu ý rằng khung giá trong biện pháp ổn định giá khác với biện pháp điều chỉnh giá ở trên. Chính phủ chỉ có thể quy định chỉ giá trần hoặc giá sàn trong biện pháp điều chỉnh giá. Trong khi đó, khung giá bao gồm cả giá trần và giá sàn. P Pmax S PC E PE PF D Pmin 0 Q QE Hình 1.6. Khung giá Với khung giá quy định, các cá nhân và doanh nghiệp được phép ra quyết định về giá và lượng sản xuất theo quan hệ cung cầu nhưng không được vượt quá khung giá quy định. Chính sách này thường được chính phủ áp dụng đối với những hàng hóa có tính chiến lược nhằm tạo sự ổn định vĩ mô. 1.2.4. Chính sách dự trữ Ngoài biện pháp ổn định giá thông qua quy định khung giá, chính phủ có thể vận dụng chính sách dự trữ đối với một số hàng hóa nhất định. Có nhiều hàng hóa (chẳng hạn như sản phẩm nông nghiệp, xăng dầu, ...) có thể dự trữ được. Chính sách dự trữ cung cấp một lớp đệm giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu sản xuất giảm xuống thì hàng hóa dự trữ có thể đem bán và ngược lại nếu sản xuất tăng lên thì một lượng hàng hóa được đem dự trữ tồn kho. 7
  13. P (nghìn USD) S1 S S2 1,2 E Nhập kho D Xuất kho 0 Q (nghìn tấn) 15 20 25 Hình 1.7. Chính sách dự trữ Trong một thị trường có hàng hóa tồn kho, chúng ta cần phân biệt giữa sản xuất và cung. Lượng sản xuất không nhất thiết phải bằng với lượng cung. Lượng cung vượt quá sản xuất khi một số lượng hàng tồn kho được đem bán và lượng cung nhỏ hơn lượng sản xuất khi một lượng hàng hóa được lưu kho. Biểu đồ ở trên minh họa chính sách dự trữ đối với sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như cà phê. Vào vụ thu hoạch, lượng cung cà phê trong ngắn hạn là không co giãn. Vì vậy, đường cung cà phê là đường dốc lên với sản lượng trung bình là 20 nghìn tấn mỗi năm và giá là 1.2 nghìn USD/tấn. Để ổn định tại mức giá này, chính phủ vận dụng chính sách dự trữ bằng cách: nếu vụ mùa thu hoạch ở mức thấp Q1 (hay 15 nghìn tấn) thì chính phủ sẽ xuất kho 5 nghìn tấn và nếu vụ mùa thu hoạch ở mức cao Q2 (hay 25 nghìn tấn) thì chính phủ sẽ lưu kho 5 nghìn tấn. Với chính sách dự trữ này, chính phủ luôn luôn duy trì mức cung ổn định. Nếu như không có sự biến đổi lớn về cầu cà phê thì mức giá vẫn duy trì ở mức 1.2 nghìn USD/tấn. Ví dụ minh họa ở trên là một trường hợp đơn giản so với thực tế bởi lẽ giá cả cà phê phụ thuộc vào quan hệ cung cầu thế giới, mức dự trữ ở trên là rất nhỏ so với cung cầu cà phê thế giới. 1.3. Phân tích chính sách thuế và trợ cấp 1.3.1. Chính sách thuế 8
  14. Tại trạng thái cân bằng của thị trường, chính phủ đánh thuế đối với hoạt động sản xuất, với mức thuế t trên từng đơn vị sản phẩm, mức giá của sản phẩm sẽ tăng lên một mức t tại mỗi mức sản lượng. Do đó, đường cung dịch chuyển lên trên (qua trái) tới đường St. Với đường cung mới (St), điểm cân mới cũng được xác định là điểm C thay cho điểm E (ban đầu). Tại điểm cân bằng mới (C), mức giá được xác định là PD(t) (PD(t) < PE) và mức sản lượng tương ứng là Qt (Qt < QE). Mặc dù mức giá mà người tiêu dùng phải trả là PD(t), mức giá mà người sản xuất thực nhận là PS(t). Điều này được giải thích bởi việc đánh thuế của chính phủ, và sự chênh lệch giữa mức giá người tiêu dùng phải trả và mức giá người sản xuất được nhận chính là mức thuế t (PD(t) – PS(t) = t). St P Thặng dư tiêu dùng (CS) Pmax Doanh thu B thuế (T) S C PD(t) t PE F E PS(t) A Tổn thất xã hội (DWL) D Pmin Thặng dư sản xuất (PS) 0 Qt Q QE Hình 1.8. Chính sách thuế Do chính phủ đánh thuế, giá tăng và lượng cầu giảm, dẫn đến thặng dư tiêu dùng giảm. Lúc này, thặng dư tiêu dùng (CS) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxCPD(t), và phần thặng dư tiêu dùng giảm đi so với ban đầu được biểu thị bởi diện tích hình thang PEECPD(t). Đồng thời, với mức giá mà người sản xuất thực nhận và lượng cung giảm so với ban đầu, thặng dư sản xuất giảm so với ban đầu. Cụ thể, thặng dư sản xuất (PS) được biểu thị bởi diện tích tam giác PS(t)APmin, và phần thặng dư sản xuất giảm xuống so với ban đầu được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEAPS(t). Dễ nhận thấy, một phần thặng dư tiêu dùng giảm xuống, diện tích hình chữ nhật PEFCPD(t), là số thuế mà người tiêu dùng phải gánh chịu; một phần thặng dư sản xuất giảm xuống, diện tích 9
  15. hình chữ nhật PEFAPS(t), là số thuế mà người sản xuất phải gánh chịu; và tổng doanh thu thuế (T) mà chính phủ nhận được từ việc đánh thuế được biểu thị bởi diện tích hình chữ nhật PD(t)CAPS(t). Tuy nhiên, phần thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất giảm xuống so với ban đầu không hoàn toàn được giải thích bởi sự tạo ra doanh thu thuế cho chính phủ, mà một phần của chúng không thuộc về ai, được biểu thị bởi diện tích tam giác CEA, được gọi là tổn thất xã hội hay còn gọi là phần mất trắng, hay là phần tổn thất vô ích do thuế (Deadweight Loss – DWL). Thặng dư tiêu dùng: 1 𝐶𝑆 = × 𝑄𝑡 × (𝑃𝑚𝑎𝑥 − 𝑃𝐷(𝑡) ) 2 Thặng dư sản xuất 1 𝑃𝑆 = × 𝑄𝑡 × (𝑃𝑆(𝑡) − 𝑃𝑚𝑖𝑛 ) 2 Doanh thu thuế: 𝑇 = 𝑡 × 𝑄𝑡 = (𝑃𝐷(𝑡) − 𝑃𝑆(𝑡) ) × 𝑄𝑡 Phần tổn thất xã hội: 1 1 𝐷𝑊𝐿 = × 𝐸𝐹 × 𝐶𝐴 = × (𝑄𝐸 − 𝑄𝑡 ) × 𝑡 2 2 1.3.2. Chính sách trợ cấp Để hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hàng hóa hơn, với mức giá thấp hơn so với mức giá cân bằng của thị trường, chính phủ áp dụng chính sách trợ cấp, để đồng thời đảm bảo người sản xuất không chịu tổn phí khi sản xuất thêm hàng hóa. 10
  16. P S Pmax S’ B P2 E PE P1 E’ F Pmin A D 0 QE Q Q1 Hình 1.9. Chính sách trợ cấp Để đáp ứng lượng cầu Q1 (lớn hơn sản lượng cân bằng của thị trường: Q1 > QE) của người tiêu dùng tương ứng với mức giá P1 (thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường: P1 < PE), chính phủ đề nghị nhà sản xuất cung ứng tại mức sản lượng Q 1. Mức giá mà nhà sản xuất chấp nhận tương ứng với lượng cung Q1 là P2 (cao hơn mức giá cân bằng của thị trường: P2 > PE > P1). Như vậy, để hỗ trợ người tiêu dùng, chính phủ sử dụng chính sách trợ cấp để bù đắp phần chênh lệch giữa tổng mức sẵn lòng chấp nhận của người sản xuất và tổng mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng, được biểu thị là diện tích hình chữ nhật P1P2BE’, đây chính là phần trợ cấp (TR) từ ngân sách của chính phủ. 𝑇𝑅 = 𝑄1 × (𝑃2 − 𝑃1 ) Về phía người tiêu dùng, rõ ràng thặng dư tiêu dùng (CS) tăng lên vì lượng cầu tăng và giá giảm, được biểu thị là diện tích hình tam giác PmaxP1E’, và phần thặng dư tiêu dùng tăng lên được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEE’P1. 1 𝐶𝑆 = × 𝑄1 × (𝑃𝑚𝑎𝑥 − 𝑃1 ) 2 Về phía người sản xuất, thặng dư sản xuất (PS) cũng tăng lên vì lượng cung tăng lên cùng với mức giá tăng lên, được biểu thị bởi diện tích hình tam giác PminP2B, và phần thặng dư sản xuất tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEBP2. 11
  17. 1 𝑃𝑆 = × 𝑄1 × (𝑃2 − 𝑃𝑚𝑖𝑛 ) 2 Ngoài ra, với sự can thiệp của chính phủ, tổn thất xã hội (DWL) được tạo ra, được biểu thị bởi diện tích tam giác EBE’, đây chính là phần chênh lệch giữa trợ cấp của chính phủ (TR) và tổng các phần tăng thêm của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất (ΔCS + ΔPS). 𝐷𝑊𝐿 = 𝑇𝑅 − (∆𝐶𝑆 + ∆𝑃𝑆) = 𝑆𝑃2 𝐵𝐸′𝑃1 − (𝑆𝑃2𝐵𝐸𝑃𝐸 + 𝑆𝑃𝐸 𝐸𝐸′𝑃1 ) = 𝑆𝐸𝐵𝐸′ 1 = × (𝑄1 − 𝑄𝐸 ) × (𝑃2 − 𝑃1 ) 2 1.4. Phân tích chính sách ngoại thương 1.4.1. Thuế nhập khẩu Với nền kinh tế đóng (tự cung tự cấp trong nội địa, không giao thương với phần còn lại của thế giới), thị trường cân bằng tại điểm E, có mức giá cân bằng là PE và mức sản lượng cân bằng QE. • Thặng dư tiêu dùng (CSE) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxEPE; • Thặng dư sản xuất (PSE) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminEPE. Với nền kinh tế mở, có quy mô nhỏ và trong điều kiện tự do thương mại (không có rào cản xuất nhập khẩu), giá hàng hóa nội địa cao hơn giá thế giới (P E > PW), thị trường nội địa sẽ chấp nhận mức giá thế giới. Điều này dẫn tới thặng dư tiêu dùng tăng (vì giá giảm và lượng cầu tăng), và thặng dư sản xuất giảm (vì giá giảm và lượng cung nội địa giảm). • Thặng dư tiêu dùng (CSW) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxPwB; • Thặng dư sản xuất (PSW) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminPWA. 12
  18. P Pmax S a Giá thế giới sau khi E có thuế nhập khẩu PE b e Giá thế giới F C Pw(t) c f g h Pw d A B D Pmin 0 QE QD1 QD0 Q QS0 QS1 Hình 1.10. Thuế nhập khẩu Khi chính phủ áp thuế nhập khẩu trên từng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, mức giá nhập khẩu sẽ tăng lên (PW(t) > PW), nhưng vẫn thấp hơn mức giá cân bằng nội địa. Theo đó, lượng cầu nội địa sẽ giảm xuống từ QD0 đến QD1, và lượng cung nội địa sẽ tăng lên từ QS0 đến QS1, và lượng nhập khẩu sẽ giảm từ mức AB (= QD0 – QS0) xuống còn mức FC (= QD1 – QS1). Do vậy, thặng dư tiêu dùng (CSW(t)) giảm so với trước khi có thuế nhập khẩu, và thặng dư sản xuất (PSW(t)) tăng so với trước khi có thuế nhập khẩu. • Thặng dư tiêu dùng (CSW(t)) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxPW(t)C; • Thặng dư sản xuất (PSW(t)) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminPW(t)F. Xem đồ thị minh họa, ta thấy rằng: Thặng dư tiêu Thặng dư sản Doanh thu Tổn thất xã dùng (CS) xuất (PS) thuế (T) hội (DWL) Nền kinh tế a b+c+d 0 0 đóng Nền kinh tế mở a+b+e+c+f+g+h d 0 0 chưa có thuế nhập khẩu 13
  19. Nền kinh tế mở a+b+e d+c g f+h có thuế nhập khẩu Một phần của tổn thất xã hội (biểu thị bởi phần f) được xem phần tổn thất xã hội do tăng cung nội địa. Trong khi đó, phần tổn thất xã hội còn lại (biểu thị bởi phần h) được xem là phần tổn thất xã hội do giảm cầu nội địa. 1.4.2. Hạn ngạch nhập khẩu Tương tự như chính sách thuế nhập khẩu, chính phủ áp dụng chính sách hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu, khuyến khích sản xuất trong nước, dần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước. Khác với thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu ấn định về sản lượng hàng hóa nhập khẩu từ ban đầu và mức sản lượng này sẽ không thay đổi khi cung cầu nội địa thay đổi. Điểm khác biệt tiếp theo là chính phủ sẽ không thu được lợi ích khi giấy phép nhập khẩu (hạn ngạch – quota) không qua đấu giá. Phần lợi ích không thuộc về chính phủ này có thể thuộc về các công ty thương mại có giấy phép nhập khẩu. P Pmax S a Giá sau khi có E hạn ngạch PE b e Giá thế giới F C Pw(q) c f g h Pw d A B D Pmin 0 QE QD1 QD0 Q QS0 QS1 Hình 1.11. Hạn ngạch nhập khẩu 14
  20. So với trước khi có hạn ngạch nhập khẩu (nền kinh tế mở, tự do thương mại, xét nền kinh tế có quy mô nhỏ), thặng dư tiêu dùng (CS) giảm vì sản lượng tiêu dùng giảm và mức giá tăng tương ứng, thặng dư sản xuất (PS) tăng vì lượng cung nội địa tăng cùng với mức giá nội địa tăng. Một phần của phần thặng dư tiêu dùng giảm xuống chính là phần thặng dư sản xuất tăng lên; một phần khác là lợi ích thuộc về các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu; phần còn lại là tổn thất xã hội (DWL). Phần lợi ích thuộc về các doanh nghiệp nhập khẩu có thể không hoàn toàn, vì các doanh nghiệp này phải tốn chi phí bôi trơn (chi phí lobby) để có được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ. Dưới đây là bảng chi tiết về sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổn thất xã hội, và lợi ích của các doanh nghiệp nhập khẩu. Thặng dư tiêu Thặng dư sản Lợi ích từ việc Tổn thất xã dùng (CS) xuất (PS) có được giấy hội (DWL) phép nhập khẩu Nền kinh tế a b+c+d 0 0 đóng Nền kinh tế mở a+b+e+c+f+g+h d 0 0 chưa có hạn ngạch nhập khẩu Nền kinh tế mở a+b+e d+c g f+h có hạn ngạch nhập khẩu 1.4.3. Trợ cấp xuất khẩu Giả sử đối với một quốc gia có nền kinh tế mở với quy mô nhỏ, khi chính phủ chưa áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, mức giá thị trường là P0, lượng cầu là QD0, lượng cung là QS0, và lượng xuất khẩu là QS0 - QD0; khi chính phủ áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, lượng cung tăng lên QS1, tương ứng mức giá thị trường nội địa tăng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2