intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2: Phần 1 cung cấp nội dung chính như sau: Tổng quan về kinh tế vĩ mô cơ bản, tổng cung tổng cầu và chính sách vĩ mô, tổng cầu-lý thuyết sản lượng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2 (Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Hồng Đào Năm 2020
  2. MỤC LỤC Chương 1 - KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN......................................................................1 1.1 Tổng quan ..............................................................................................................1 1.1.1 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vĩ mô ............................................................1 1.1.2. Các nhà kinh tế tư duy như thế nào................................................................2 1.1.3 Giá cả: linh hoạt hay cứng nhắc? ...................................................................4 1.2. Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô ....................................................4 1.2.1. Đo lường sản lượng ........................................................................................4 1.2.2. Đo lường mức giá và lạm phát .......................................................................5 1.2.3 Đo lường thất nghiệp ......................................................................................7 1.3. Phần lý thuyết .......................................................................................................7 1.3.1 Tiêu dùng và tiết kiệm ....................................................................................7 1.3.2. Đầu tư .............................................................................................................8 1.3.3 Hố cách GDP và số nhân ................................................................................9 1.4. Các chính sách ......................................................................................................9 1.4.1. Chính sách tài khoá ........................................................................................9 1.4.2. Chính sách tiền tệ .........................................................................................13 Chương 2 - TỔNG CUNG TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ....................15 2.1. Khoảng thời gian trong kinh tế vĩ mô .................................................................15 2.1.1. Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn ......................................................15 2.1.2. Mô hình tổng cung – tổng cầu ......................................................................15 2.2. Tổng cầu .............................................................................................................15 2.2.1. Phương trình số lượng và đường tổng cầu. .................................................16 2.2.2. Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống .........................................................16 2.2.3.Sự dịch chuyển của đường tổng cầu .............................................................17 2.3. Tổng cung ...........................................................................................................18 2.4. Chính sách ổn định kinh tế .................................................................................22
  3. 2.4.1. Các cú sốc đối với tổng cầu. ........................................................................22 2.4.2. Những cú sốc với tổng cung. ........................................................................23 Chương 3 - TỔNG CẦU – LÝ THUYẾT SẢN LƯỢNG ........................................26 3.1. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế giản đơn ....................................................26 3.1.1. Mô hình tổng chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế giản đơn ...........................26 3.1.2. Nền kinh tế trong trạng thái cân bằng .........................................................27 3.1.3. Mô hình số nhân ...........................................................................................29 3.1.4. Nghịch lý của tiết kiệm .................................................................................31 3.2. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng ..........................................................31 3.2.1. Chi tiêu của chính phủ và tổng chi tiêu dự kiến ...........................................31 3.2.2. Thuế và tổng chi tiêu dự kiến .......................................................................33 3.3. Tổng chi tiêu dự kiến và sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở .....................34 3.3.1. Xuất, nhập khẩu và tổng chi tiêu dự kiến .....................................................35 3.3.2. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở ...................................................36 3.4. Từ tổng chi tiêu tới tổng cầu ...............................................................................37 3.4.1. Cách xác định đường tổng cầu từ tổng chi tiêu ...........................................37 3.4.2. Hạn chế của cách tiếp cận chi tiêu ..............................................................38 3.5. Chính sách tài chính và tổng cầu ........................................................................38 3.5.1 Chính sách tài chính mở rộng .......................................................................39 3.5.2 Chính sách tài chính thắt chặt.......................................................................40 Chương 4 - TỔNG CUNG ..........................................................................................42 4.1. Bốn mô hình tổng cung.......................................................................................42 4.2. Lạm phát thất nghiệp và đường phillips .............................................................50 Chương 5 - NỀN KINH TẾ MỞ ................................................................................57 5.1. Cơ sở của thương mại quốc tế ............................................................................57 5.2 Quan hệ thị trường trong nền kinh tế mở ............................................................57 5.3. Tỷ giá hối đoái ....................................................................................................59 5.4 Thị trường ngoại hối ............................................................................................60 5.5 Tỷ giá hối đoái và vấn đề tài chính quốc tế của các nước đang phát triển ..........62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
  4. Chương 1 - KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 1.1 Tổng quan 1.1.1 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vĩ mô Có nhiều khái niệm khác nhau về khoa học kinh tế đã được thể hiện ở các định nghĩa. Khái niệm về kinh tế học như sau: Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất ra các loại hàng hóa cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên của xã hội. Kinh tế học thường được phân ra thành hai phân ngành lớn: kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Ngoài ra tùy theo cách sử dụng mà người ta còn phân chia thành kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng. Kinh tế học thực chứng mô tả và giải thích nền kinh tế một cách khách quan và khoa học. Nó nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: như năm 2018 tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp là bao nhiêu? Điều gì làm cho thất nghiệp cao như vậy? Việc tăng lương có làm tăng tốc độ lạm phát không? Mục đích của nó là muốn biết lý do vì sao nến kinh tế hoạt động như vậy. Từ đó có cơ sở dự đoán phản ứng của nó khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời con người có thể tác động tích cực nhằm thúc đẩy các hoạt đông tích cực và hạn chế các hoạt động có hại. Kinh tế học chuẩn tắc giải quyết các câu hỏi như sau: trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng thì chính phủ nên dùng tiền để trực tiếp tạo công ăn việc làm hay trợ cấp thất nghiệp? Trong thời kỳ lạm phát cao có nên tăng thuế để chống lạm pháp không? Có nên trợ giá hàng nông sản hay không? Những vấn đề thường được tranh luận nhưng không bao giờ được giải quyết bằng khoa học hay bằng thực tiễn kinh tế. KTH thùc chøng lµ ®Ó tr¶ lêi “lµ bao nhiªu” “lµ g×” “nh­ thÕ nµo”cßn KTH chuÈn t¾c lµ ®Ó tr¶ lêi c©u hái “nªn lµm c¸i g×”. Nghiªn cøu KT th­êng ®­îc tiÕn hµnh tõ KTH thùc chøng råi chuyÓn sang KTH chuÈn t¾c. Tất cả các biến cố kinh tế vĩ mô đều tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Cả chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại… Mục tiêu của chúng ta trong việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô không chỉ dừng lại ở phạm vi lý giải các biến cố kinh tế, mà còn nhắm cải thiện chất lượng của các chính sách kinh tế.. 1
  5. 1.1.2. Các nhà kinh tế tư duy như thế nào Giống như mọi bộ môn khoa học, kinh tế học có một loạt công cụ riêng của mình: thuật ngữ, số liệu và phương pháp tư duy. Chúng ta sẽ đề cập tới một số công cụ. MÔ HÌNH KINH TẾ Các nhà kinh tế tìm cách nhận thức nền kinh tế bằng cách sử dụng các mô hình. Mô hình là lý thuyết tổng kết, thường dưới dạng tóan học, những mối liên hệ giữa các biến số kinh tế. Mô hình hữu ích vì chúng ta lược bỏ những chi tiết không quan trọng và tập trung nhiều hơn vào các mối liên hệ kinh tế quan trọng. Mô hình có hai biến: biến số ngoại sinh và biến số nội sinh. Biến số ngoại sinh phát sinh từ ngoài mô hình – chúng là đầu vào của mô hình, biến này được xác định tại thời điểm người ta đưa chúng vào mô hình. Biến nội sinh phát sinh ngay trong mô hình – chúng là đầu ra của mô hình, biến này được xác định trong nội bộ mô hình. CÁC BIẾN CÁC BIẾN NỘI NGOẠI SINH SINH MÔ HÌNH Hình 1.1 Mô hình hoạt động như thế nào? Mô hình chỉ ra cách thức phát huy ảnh hưởng của sự thay đổi trong biến ngoại sinh với tất cả các biến nội sinh. Ví dụ: hãy xem xét phương pháp xây dựng mô hình thị trường bánh mỳ. Gỉa định rằng lượng cầu của người tiêu dùng là Qd phụ thuộc vào giá bánh mỳ Pb và tổng thu nhập Y. Mối liên hệ này được biểu thị bằng phương trình: Qd = D(Pb , Y). Trong đó D() biểu thị hàm cầu. Tương tự khi nhà kinh tế giả định lượng cung về bánh mỳ của người sản xuất bánh mỳ phụ thuộc vào giá bánh mỳ Pb và giá bột Pt được dùng để làm bánh. Mối lien hệ được thể hiện như sau: Qs = S(Pb , Pt ). Trong đó Qs () biểu thị hàm cung. Cuối cùng, nhà kinh tế quyết định rằng giá bánh mỳ được điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Qd = Q s Ba phương trình này tạo thành mô hình thị trường bánh mỳ. Nhà kinh tế này minh họa mô hình bằng đường cung và cầu trên hình 1.2. 2
  6. Ps Cung P0 Cầu Hình 1.2 Đường cung và đường cầu Q Q0 Hai biến ngoại sinh là tổng thu nhập và giá bột, ở đây không tìm cách giải thích mà coi chúng là yếu tố cho trước. Hai biến số nội sinh là giá bánh mỳ và lượng bánh mỳ được trao đổi. Đây là những biến số mà mô hình tìm cách giải thích. Mô hình chỉ ra phương thức tác động do sự thay đổi trong các biến số ngoại sinh đối với hai biến số nội sinh. Hình 1.3. Sự gia tăng nhu cầu. Ps Nếu tổng thu nhập tăng, nhu cầu bánh mỳ S cũng tăng tại mỗi mức giá cho trước, bây giờ người tiêu dùng muốn mua nhiều bánh mỳ hơn. Điều này được biểu thị bằng sự dịch chuyển ra phía ngoài sang phải của đường P1 cầu. Thị trường cân bằng tại điểm cân bằng mới và giá và lượng cân bằng bánh mỳ tăng D1 lên. P0 D0 Q Ps Q0 Q1 Hình 1.3. Sự giảm sút của cung. S1 Nếu giá bột tăng, cung bánh mỳ giảm tại mỗi mức giá cho trước,những người làm bánh mỳ cảm thấy việc bán ánh mỳ ít lãi hơn bởi vậy quyết định sảm xuất ít bánh mỳ hơn. Điều P1 này được biểu thị bằng sự dịch chuyển vào S0 phía trong sang trái của đường cung. Thị trường cân bằng tại điểm cân bằng mới và P0 D giá cân bằng tăng từ P0 tới P1 và lượng cân bằng bánh mỳ giảm từ Q1 tới Q0. Q Q1 Q0 Giống như mọi mô hình, mô hình thị trường bánh mỳ này dựa vào nhiều giả định đơn giản hóa. Như mô hình không tính đến thực tế người sản xuất bánh mỳ ở các địa điểm khác nhau, hay địa điểm cửa hàng bán bánh mỳ khác nhau với người tiêu 3
  7. dùng nên người sản xuất bánh mỳ có khả năng quy định giá bán bánh riêng lẻ của mình. Mặc dù mô hình giả định chỉ có một giá bánh mỳ duy nhất, nhưng trong thực tế mỗi người sản xuất bánh mỳ có một giá riêng của mình. 1.1.3 Giá cả: linh hoạt hay cứng nhắc? Mọi giả định cơ bản của các mô hình kinh tế vĩ mô có liên quan tới quá trình điều chỉnh tiền lương và giá cả. Thông thường, các nhà kinh tế giả định rằng giá cả hàng hóa và dịch vụ cần điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Giả định này được gọi là giả định cân bằng thị trường. Các nhà kinh tế sử dụng mô hình cân bằng thị trường để giải đáp hầu hết các vấn đề. Nhưng giá cả thị trường liên tục cân bằng không hoàn toàn thực tế. Song trên thực tế, nhiều loại tiền lương và giá cả được điều chỉnh chậm chạp. Các hợp đồng lao động thường quy định tiền lương cho khoảng thời gian dài tới 3 năm. Nhiều doanh nghiệp không thay đổi giá cả của sản phẩm của mình trong một thời gian dài – chẳng hạn báo và tạp chí ở quầy bán chỉ thay đổi giá bán sau vài năm. Mặc dù mô hình cân băng thị trường giả định tất cả các loại tiền lương và giá cả đều linh hoạt, nhưng thực tế một số loại tiền lương và giá cả lại cứng nhắc. Tính cứng nhắc dễ nhận thấy của giá cả không nhất thiết phải làm cho mô hình cân bằng thị trường trở lên vô dụng. Xét cho cùng, giá cả không cứng nhắc mãi mãi; có thể ngày nào đó chúng được điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi của cung và cầu. Mô hình cân bằng thị trường có thể không mô tả được nền kinh tế tại mọi thời điểm, nhưng nó mô tả được trạng thái cân bằng mà nên kinh tế có khuynh hướng từng bước tiến tới. Bởi vậy, hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin tưởng rằng, tính linh hoạt của giá cả là một giả định hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn, chẳng hạn khi chúng ta quan sát quá trình tăng trưởng kinh tế từ thập kỷ này tới thập kỷ khác. Song để nghiên cứu những vấn đề ngắn hạn, ví dụ những biến động kinh tế diễn ra từ năm này tới năm khác, giả định tính linh hoạt của giá cả tỏ ra không hợp lý. Trong khoảng thời gian ngắn, nhiêu loại giá cả bị cố định ở mức nào đó. Do vậy, hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô đều tin tưởng tính cứng nhắc của của giá cả là hợp lý hơn để nghiên cứu biều hiện của kinh tế trong ngắn hạn. 1.2. Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô 1.2.1. Đo lường sản lượng GDP (tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội): giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (một năm). Ba phương pháp tính GDP: � Giá trị gia tăng: Giá trị sản xuất – Giá trị sản phẩn trung gian (từ các doanh nghiệp) 4
  8. � Thu nhập: Tiền lương + Lãi + Lợi nhuận + khấu hao + Thuế gián thu � Chi tiêu: Tổng gộp tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng C+I+G+X–M Về nguyên tắc: Cả ba phương pháp này đều cho kết quả như nhau (tất nhiên phải qua điều chỉnh và không tính trùng) Ba loại khái niệm thông thường: � Quốc dân (National) và quốc nội (Domestic) – khác nhau phần thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài. � Giá thị trường (Market prices) và giá theo chi phí sản xuất (Factor costs) – khác nhau phần thuế gián thu (ròng). � Gộp (Gross) và ròng (Net) – khác nhau phần khấu hao. GDP thực = GDP danh nghĩa / chỉ số giá NDP (sản phẩm quốc nội ròng) = GDP – khấu hao (hay khoản tiêu dùng vốn) NI (thu nhập quốc dân) = NDP – thuế kinh doanh gián thu + trợ giá PI (thu nhập cá nhân) = NI – (thuế kinh doanh + lợi nhuận giữ lại + bảo hiểm xã hội) + thanh toán chuyển nhượng DI (thu nhập khả dụng) = PI – thuế cá nhân Thiếu sót trong việc tính GDP: GDP là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế nhưng nó có nhược điểm: Trong các cách tính GDP có những yếu tố chúng ta không đo lường được vì nhiều lý do khác nhau, chúng bao gồm  Kinh tế ngầm  Chất lượng được cải thiện Lại đo lương cả các hàng hóa và dịch vụ làm hủy hoại cá nhân và tài sản (rượu, thuốc lá, súng đạn…) 1.2.2. Đo lường mức giá và lạm phát Chỉ số giá GDP (GDP price index) hay chỉ số điều chỉnh GDP: đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ở thành thị. 5
  9. Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của nhà sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu thô, hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng). Lạm phát: sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Giảm phát: sự giảm đi liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian (tỷ lệ lạm phát âm). Giảm lạm phát: sự giảm đi của tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát: CPI t  CPI t 1 Tỷ lệ lạm phát năm t so với năm t-1 = x100% CPI t 1 Phân loại lạm phát: có nhiều cách phân chia ở đây chú trọng tới phân loại theo nguyên nhân  Lý do cung tiền M  Không do tiền tệ Lạm phát phía cung o Lương-đẩy: tăng lương kéo theo tăng giá o Chi phí-đẩy: tăng các chi phí ngoài chi phí lao động kéo theo tăng giá Lạm phát cầu kéo: tăng giá tạo ra bởi tăng tổng cầu Các tác động có tính vĩ mô của lạm phát: Lạm phát gây ra tác động cả tích cực và tiêu cực. Tích cực: Lạm phát vừa phải kích thích kinh tế khi thị trường sôi động tổng cầu tăng kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Mức lạm phát này là bao nhiêu có nhiều nghiên cứu nhưng chưa thống nhất. Ở Việt Nam người ta nói ngưỡng tích cực là khoảng 9%. Tiêu cực lạm phát không dự kiến trước có thể dẫn tới nhưng tác động không tốt sau:  Khó khăn cho người làm công an lương  Hoạt động đầu cơ  Đầu tư không hiệu quả hay không có năng suất  Méo mó luật thuế 6
  10. 1.2.3 Đo lường thất nghiệp Lực lượng lao động: bao gồm nhưng người đang có việc làm hay có khả năng làm việc và đang tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp = Tổng số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động Phân loại thất nghiệp: Thất nghiệp tự nhiên  Thất nghiệp theo mùa (seasonal): giai đoạn giữa các mùa vụ trong nông nghiệp, các mùa vụ trong du lịch, thời kỳ bãi trường…  Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi mới tham gia vào thị trường lao động và chuyển đổi giữa các công việc.  Thất nghiệp cơ cấu (structural): do sự co lại hay mất dần của các ngành công nghiệp, các khu vực sản xuất hay loại hình công việc.  Thất nghiệp ngoài thị trường Thất nghiệp chu kỳ (cyclical): thất nghiệp do suy thoái kinh tế. Các tác động có tính vĩ mô của thất nghiệp: Thất nghiệp sẽ là khoảng thời gian lao động nghỉ ngơi tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng nghề nghiệp với chi phí cơ hội thấp. Nhưng thất nghiệp cũng thể hiện việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả thể hiện:  Giảm sản lượng  Định luật OKÚN: 1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp làm giảm GDP 2,5%. 1.3. Phần lý thuyết 1.3.1 Tiêu dùng và tiết kiệm Tiêu dùng là quá trình các hộ gia đình trong nền kinh tế sử dụng phần lớn sản lượng của nền kinh tế để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng của mình như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành…. Tiêu dùng này có ảnh hưởng lớn tới tỏng cầu và do đó ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Hàm tiêu dùng có dạng C  C  MPC.Y C : tiêu dùng ở mức thu nhập bằng 0 hay tiêu dùng tối thiểu Y: thu nhập khả dụng Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC): tiêu dùng tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập 7
  11. tăng thêm tạo ra (MPC = ΔC/ΔY). Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC = C/Y) Tiết kiệm: Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng, tiết kiệm là cơ sở của đầu từ tái sản xuất mở rộng. Nếu không tách tiêu dùng của chính phủ S = Y – C (*) Phương trình: S  C  MPS .Y từ (*) thay hàm tiêu dùng và biến đổi và thay 1 – MPC = MPS Khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS): tiết kiệm tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập tăng thêm tạo ra (MPS = ΔS/ΔY). Khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS = S/Y) MPC + MPS = 1 APC + APS = 1 Nếu tách tiêu dùng của chính phủ S=Y–C–G Với G và T là mua hàng hoá dịch vụ và thuế của chính phủ S = (Y – T – C) + (T – G ) S = SP + SG 1.3.2. Đầu tư Đầu tư (I) là toàn bộ chi tiêu vào việc tạo ra nhà máy và thiết bị mới (vốn sản xuất) trong một giai đoạn nhất định và thay đổi tồn kho kinh doanh. I bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng và lãi suất. Đầu tư mong muốn và đầu tư thực tế I = đầu tư mong muốn hay đầu tư kế hoạch Đầu tư thực tế = Tiết kiệm. Đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn > Đầu tư thực tế. Giảm đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn < Đầu tư thực tế. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư Với giả định chính sách tài chính không đổi, sản lượng dài hạn là không đổi. Trên thị trường hàng hoá 8
  12. Y  C (Y  T )  I (r )  G Trên thị trường vốn vay S  I (r ) Khi có những thay đổi từ chính sách tài chính lãi suất sẽ điều chỉnh cân bằng thị trường. 1.3.3 Hố cách GDP và số nhân Khi nghiên cứu sản lượng của nền kinh tế chúng ta thấy trong nhiều thời điểm sản lượng thực tế của nền kinh tế thấp hay cao hơn mức sản lượng tiềm năng. Điều đó gây ra biến động kinh tế. Hố cách GDP: sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng với GDP ở mức toàn dụng.  Hố cách suy thoái (recessionary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng toàn dụng thấp hơn mức sản lượng toàn dụng.  Hố cách lạm phát (inflationary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng toàn dụng vượt qua mức sản lượng toàn dụng. Số nhân đơn giản: là số nhân theo đó một sự thay đổi ban đầu của chi tiêu sẽ tạo ra một sự thay đổi tổng chi tiêu được hình thành sau một loạt các vòng chi tiêu kéo theo. Số nhân = 1/MPS hay 1/(1 – MPC). Điều chỉnh hố cách:  Quan điểm Keynes – can thiệp của chính phủ.  Quan điểm cổ điển – không cần can thiệp của chính phủ. 1.4. Các chính sách 1.4.1. Chính sách tài khoá Các dạng chính sách Chính sách tài khóa (ngân sách): việc dùng chi tiêu của chính phủ hay thuế để làm thay đổi mức tổng chi tiêu của nền kinh tế. Chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế, thâm hụt ngân sách lớn hơn. Chính sách tài khóa thắt chặt: giảm chi tiêu chính phủ hay tăng thuế, giảm thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa theo Keynes: sử dụng chính sách tài khóa để loại bỏ hố cách GDP được gọi là chính sách tài khóa thận trọng. 9
  13. Nhân tố ổn định hóa tài khóa tự động: một khoản mục chi tiêu hay doanh thu của chính phủ mà nó đáp trả một cách tự động, có tính ngược chu kỳ đối với thay đổi của thu nhập quốc dân. Kinh tế học cổ điển tin rằng chính sách tài khóa tác động đến phía cung của nền kinh tế.Lập luận cho việc cắt giảm thuế sẽ kích thích năng suất, cung lao động và tích lũy vốn. Kiểm định đường Laffer – cắt giảm suất thuế sẽ kéo theo tăng doanh thu thuế do hiệu ứng phía cung. Thâm hụt ngân sách mang tính cơ cấu – Thâm hụt xảy ra tại mức toàn dụng nhân công Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cắt giảm thuế đã tạo ra thâm hụt ngân sách lớn hơn vào những năm 1980. Kinh nghiệm với chính sách tài khóa  Các chính phủ thường duy trì các chính sách tài khóa mở rộng (thâm hụt ngân sách) vì các lý do chính trị.  Thay đổi từ sự mở rộng chính sách tài khóa thường rất trễ và chậm đạt được kết quả. Gánh nặng nợ quốc gia  Dịch vụ nợ (debt service) – lãi phải trả hàng năm từ các khoản nợ và thâm hụt hiện hành).  Chuyển nguồn lực từ người giữ trái phiếu sang người trả thuế. Không có sự thay đổi ròng.  Các thế hệ tương lai chuyển nguồn lực từ người trả thuế sang người nắm giữ trái phiếu.  Các khoản nợ bên ngoài (chủ yếu từ các khoản nợ của chính phủ - trái phiếu kho bạc được nắm giữ bởi chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình nước ngoài) tạo gánh nặng nợ cho các thế hệ tương lai.  Đầu tư lấn át có thể kéo theo tăng trưởng chậm hơn trong tương Xác định mức giá và sản lượng Tổng cầu Tổng cầu – sản lượng cầu ứng với các mức giá chọn lọc trong một khoảng thời gian cho trước. 10
  14. Đường tổng cầu dốc xuống: Hình 1.4. Đường tổng cầu Tổng cung Tổng cung - sản lượng sản xuất ứng với các mức giá trong một khoảng thời gian cho trước. Tổng cung ngắn hạn (SRAS):  Khi mức giá tăng , sản lượng tăng do các doanh nghiệp luôn muốn có lợi nhuận cao hơn. Trong ngắn hạn, giá nhập lượng có tính cố định hay chậm thay đổi (như tiền lương).  Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất mức giá tăng lên ngay cả khi giá nhập lượng không đổi do lợi suất giảm dần. Tổng cung dài hạn (LRAS): Khi mức giá tăng, sản lượng không tăng vì giá nhập lượng cũng tăng theo cùng tỷ lệ. 11
  15. Hình 1.5. Tổng cung dài hạn Trong dài hạn sự thay đổi tổng cầu  Tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 sẽ dịch cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế từ a đến b, sản lượng cân bằng vượt qua mức sản lượng toàn dụng bởi vì lương có tính cứng nhắc.  Khi lương được điều chỉng (tăng), tổng cung ngắn hạn dần dần dịch chuyển lên trên từ b đến c. Hình 1.6. Sự thay đổi tổng cầu  Sản lượng cân bằng ngắn hạn giảm dần và tiến trở về mức sản lượng toàn dụng (Y1về Yf). Trong dài hạn, sản lượng không thể tăng vượt khỏi mức Yf. Mọi nỗ lực tăng sản lượng đều dẫn đến làm tăng giá. 12
  16.  Các nhà kinh tế thuộc nhóm kỳ vọng hợp lý tin rằng nền kinh tế đi trực tiếp từ điểm cân bằng dài hạn ban đầu sang trạng thái cân bằng dài hạn mới nếu chính sách của chính phủ được biết trước. 1.4.2. Chính sách tiền tệ Bản chất của tiền Là khối lượng tài sản có thể đưa ngay vào giao dịch Chức năng  Trung gian trao đổi  Dự trữ giá trị  Đơn vị tính toán Các loại tiền  Tiền hàng hoá  Tiền quy ước  Tiền qua ngân hàng Cung tiền Cung tiền cơ bản (M1) = tiền được giữ bởi dân cư bên ngoài ngân hàng (tài khoản có thể ghi check) + tiền gởi không kỳ hạn M2 = M1 + tiền gởi tiết kiệm + tiền gởi có kỳ hạn Ngân hàng Trung gian tài chính: các ngân hàng làm chức năng trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay bằng cách nhận tiền gởi và cho vay. Dự trữ của ngân hàng: tiền trong két và tiền gởi tại NHTW được gọi là quỹ quốc gia. Các ngân hàng cho vay lẫn nhau khoản quỹ dư thừa theo mức lãi suất NHTW. Dự trữ được yêu cầu bởi ngân hàng trung ương theo một tỷ lệ so với tiền gởi. Tạo ra tiền như thế nào: Cách thức ngân hàng tạo ra tiền: ngân hàng nhận các khoản tiền gởi không kỳ hạn (một thành phần của cung tiền) và thực hiện việc cho vay. Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ 1 đơn vị dự trữ dư � Việc tạo ra tiền tối đa: o Giả sử công chúng ký gởi toàn bộ tiền nhận được và không dùng tiền mặt o Giả sử ngân hàng cho vay hay chi tiêu toàn bộ các khoản dự trữ dư o Công thức: tăng tiền = (1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc)*(khoản tăng của dự trữ dư) 13
  17. Ngân hàng trung ương Chức năng: kiểm soát chính sách tiền tệ Các công cụ tiền tệ: Dự trữ bắt buộc (tỷ lệ): tỷ phần của tiền gởi được yêu cầu giữ lại như là phần dự trữ. Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất được định ra bởi các ngân hàng Trung ương khi cho các ngân hàng tư nhân vay phần dự trữ. Điều hành hoạt động thị trường mở: NHTW mua hay bán trái phiếu chính phủ nhằm vào mục tiêu thay đổi dự trữ ngân hàng. Chính sách tiền tệ thắt chặt: (giảm AD)  Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Tăng lãi suất chiết khấu  Bán trái phiếu Chính sách tiền tệ nới lỏng: (tăng AD)  Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Hạ thấp lãi suất chiết khấu  OMOP (mua) Cầu tiền: lượng tiền người ta có thể và sẵn lòng nắm giữ tại một mức lãi suất nào đó  Cầu giao dịch: tiền được nắm giữ cho mục tiêu mua bán trên thị trường hàng ngày  Cầu dự phòng: tiền được nắm giữ cho các mục tiêu giao dịch không được dự kiến hay khẩn cấp  Cầu đầu cơ: tiền được giữ cho mục tiêu đầu cơ, hay cho các cơ hội kinh doanh tài chính 14
  18. Chương 2 - TỔNG CUNG TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ 2.1. Khoảng thời gian trong kinh tế vĩ mô 2.1.1. Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn Để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn, phần lớn các nhà kinh tế vĩ mô đều dựa vào giả thiết là giá cả không hoàn toàn linh hoạt. Thực tế cho thấy giá cả một số hàng hóa hoàn toàn cứng nhắc và không thay đổi để phản ứng trước bất cứ sự thay đổi của cung và cầu. Có nhiều bằng chứng cho thấy giá cả không linh hoạt lắm trong ngắn hạn. Các nhà hàng không thay đổi giá các món ăn trong ngày, không tăng giá vào buổi trưa khi đông khách, và giảm giá vào giữa chiều khi vắng khách. Hợp đồng lao động ấn định trước tiền lương cho tháng năm và thường không thay đổi trong những năm hợp đồng còn giá trị. Do đó mô hình về nền kinh tế trong ngắn hạn dựa trên giả thiết giá cả cúng nhắc. 2.1.2. Mô hình tổng cung – tổng cầu Mô hình cung cầu mà chúng ta đã sử dụng để phân tích thị trường bánh mỳ ở chương 1 cung cấp một số hiểu biết cơ bản nhất về kinh tế học. Mô hình này cho thấy cung và cầu về một mặt hàng nào đó đồng thời quyết định giá, lượng hàng bán ra và sự thay đổi của các biến ngoại sinh tác động tới giá cả và sản lượng như thế nào. Ở đây, chúng ta trình bày mô hình cho toàn bộ nền kinh tế - được gọi là mô hình tổng cung-tổng cầu. Mô hình kinh tế vĩ mô này cho phép chúng ta nghiên cứu xem mức giá chung và tổng sản lượng được quy định như thế nào. Nó cũng là phương tiện để xem xét sự tương phản giữa biểu hiện của nền kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn. 2.2. Tổng cầu Tổng cầu(AD) biểu hiện mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hóa và mức giá chung. Chúng ta sẽ xem xét lý thuyết về tổng cầu trong các chương tiếp theo. Ở đây chúng ta sử dụng lý thuyết số lượng tiền tệ để thiết lập đường tổng cầu rất đơn giản, dù chưa hoàn chỉnh. Ngoài cách tiếp cận chi tiêu chúng ta còn có cách tiếp cận tổng cầu theo lý thuyết tiền tệ. Theo cách chi tiêu tổng cầu theo mô hình sau: AD = C + Y + G nếu nền kinh tế đóng, AD = C + Y + G + NX trong nền kinh tế mở. 15
  19. Nếu theo lý thuyết tiền tệ từ phương trình số lượng chúng ta xây dựng đường tổng cầu. 2.2.1. Phương trình số lượng và đường tổng cầu. Phương trình số lượng: MV = PY Trong đó M là cung ứng tiền, V là tốc độ lưu thông tiền tệ (tạm thời chúng ta coi là không thay đổi), P là mức giá và Y là lượng sản phẩm. Phương trình này nói rằng cung ứng tiền quyết định giá trị danh nghĩa của sản lượng và giá trị này bằng tích của mức giá và lượng sản phẩm. P Hình 2.1 Đường tổng cầu AD Thu nhập, sản lượng Y Phương trình số lượng có thể được viết dưới dạng cung và cầu về số dư tiến thực tế. M/P = (M/P)d = kY Trong đó k = 1/V. Dưới dạng này, phương trình số lượng nói rằng cung về số dư tiền tệ thực tế M/P bằng cầu (M/P)d và mức cầu này tỷ lệ thuận với sản lượng Y. Đối với mỗi mức cung ứng tiền nhất định, phương trình số lượng nói lên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức giá và sản lượng Y. Hình 2-1 cho biết những kết hợp giữa P và Y thỏa mãn phương trình số lượng với mức cung ứng tiền tệ cố định. Nó được gọi là đường tổng cầu. 2.2.2. Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống Căn cứ vào công thức AD = C + I + G + NX thì tiêu dùng C và G phụ thuộc vào mức giá của nền kinh tế, I là hàm của lãi suất, NX tỷ lệ nghịch với tỷ giá hối đoái nhưng giám tiếp phụ thuộc vào mức giá. Tóm lại AD giảm khi mức giá của nền kinh tế tăng lên. Theo phương trình số lượng ta thấy đối với mỗi mức cung tiền nhất định, phương trình số lượng xác định giá trị danh nghĩa của sản lượng PY. Vì vậy, nếu mức giá P tăng, sản lượng Y phải giảm. Có một cách dễ hiểu mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa P và Y là xem xét mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ và giao dịch. Vì chúng ta đã giả định tốc độ lưu thông 16
  20. tiền tệ không thay đổi, nên cung ứng tiền tệ quyết định giá trị tính bằng tiền của tất cả các giao dịch trong nền kinh tế. Nếu giá cả tăng, mỗi giao dịch cần một lượng tiền nhiều hơn, do đó lượng giao dịch, cùng với nó là lượng hàng hóa và dịch vụ mua được phải giảm. Tương tự, chúng ta có thể xem xét cung và cầu về số dư tiền tệ thực tế. Nếu sản lượng cao hơn, mọi người thực hiện nhiều giao dịch hơn và cần một lựong số dư thực tế M/P lớn hơn. Với mức cung ứng tiền tệ danh nghĩa nhất định, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn; số dư tiền tệ thực tế lớn hơn hàm ý mức giá thấp hơn. Ngược lại, nếu mức giá thấp hơn, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn; số dư tiền tệ thực tế lớn hơn cho phép thực hiện nhiều giao dịch hơn và như vậy sản lượng cũng phải cao hơn. 2.2.3.Sự dịch chuyển của đường tổng cầu Đường AD được vẽ cho một mức cung tiền nhất định. Nếu lượng cung tiền thay đổi, các cách kết hợp giữa P và Y sẽ thay đổi, nghĩa là đường tổng cầu dịch chuyển. Một số trường hợp dịch chuyển như sau: Nếu ngân hàng trung ương giảm cung tiền. Phương trình số lượng MV = PY cho chúng ta biết biện pháp cắt giảm cung ứng tiền tệ dẫn tới sự giảm sút tương ứng của giá trị sản lượng danh nghĩa PY. Tại mọi mức giá cho trước, lượng sản phẩm sẽ thấp hơn, và tại mỗi mức sản lượng cho trước giá sẽ thấp hơn. Như hình 2-2, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển vào phía trong. P Hỉnh 2.2. Sự dịch chuyển vào phía trong của đường tổng cầu AD1 AD2 Y Thu nhập, sản lượng Bây giờ nếu ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền. Phương trình số lượng cho chúng ta biết sự gia tăng của PY. Tại mỗi mức giá cho trước, sản lượng sẽ cao hơn, và tại mỗi sản lượng cho trước, mức giá sẽ cao hơn. Như hình 2-3, đường cầu dịch chuyển ra ngoài. Sự biến động của cung tiền không phải là nguồn gốc duy nhất gây ra những biến động của tổng cầu. Ngay khi cung tiền không thay đổi thì đường tổng cầu cũng dịch chuyển do những thay đổi trong tốc độ lưu thông tiền tệ. Những nguyên nhân đó sẽ được phân tích ở các chương tiếp theo. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2