Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật
lượt xem 6
download
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Thanh toán và tín dụng trong hoạt động thương mại quốc tế; pháp luật về vận tải hàng hóa quốc tế; giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật
- CHƯƠNG 5: THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế 5.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Trong hoạt động thương mại quốc tế, do người mua và người bán ở những nước khác nhau, nên vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để thực hiện hoạt động thanh toán. Người bán sau khi giao hàng, nhận vận đơn vận tải luôn muốn được thanh toán ngay lập tức, tuy nhiên, người mua khi chưa nhận được hàng sẽ chưa muốn thanh toán. Người mua có thể chỉ muốn thanh toán sau khi nhận hàng và chắc chắn là hàng đã đủ số lượng cũng như đạt yêu cầu về chất lượng. Cơ chế thanh toán trong trường hợp này cần sự tham gia của bên thứ ba, thường là ngân hàng - giữ vai trò như bên trung gian, để đảm bảo rằng người bán sẽ được thanh toán đúng thời hạn108. Như vậy, có thể hiểu thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 5.1.2. Đặc điểm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế quốc tế có một số đặc điểm cơ bản sau: Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012, tr 108 912. 71
- các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. 5.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế 5.2.1. Séc (check) 5.2.1.1. Khái niệm Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu. Séc có giá trị thanh toán như tiền tệ, do vậy, séc phải đáp ứng những quy định về nội dung và hình thức do luật định (Công ước Geneve về Séc 1931). Để có thể phát hành séc thì người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản của ngân hàng, số tiền trên tờ séc không vượt quá số tiền có trong tài khoản ngân hàng. Séc thường được in sẵn theo mẫu để người phát hành séc điền vào. Đồng thời, séc chỉ có giá trị thanh toán trong một thời gian nhất định, thời hạn có hiệu lực của séc được ghi rõ trong tờ séc, thời hạn đó phụ thuộc vào không gian lưu hành séc và phụ thuộc vào luật pháp các nước. 5.2.1.2. Các bên liên quan đến séc - Người ký séc để trả nợ gọi là người phát hành séc. - Ngân hàng thanh toán gọi là bên trả tiền. - Người nhận tiền gọi là người hưởng lợi từ séc. Sau khi séc được phát hành, người có quyền hưởng lợi tờ séc gọi là người cầm séc. Séc cũng có thể được chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp thông qua hình thức ký hậu chuyển nhượng trong thời gian tờ séc còn có hiệu lực. 5.2.1.3. Nội dung của séc Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây: 72
- - Tiêu đề SÉC109. Là một phần quan trọng của séc, nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc (tiêu đề ngôn ngữ nào thì nội dung phải dùng ngôn ngữ đó) - Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc. Yếu tố này giúp xác định thời hạn thanh toán của tờ séc110. - Ngân hàng trả tiền. - Tài khoản của người trả tiền. - Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. - Tên và địa chỉ người trả tiền. - Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có). - Chữ ký của người phát hành séc. 5.2.1.4. Các loại séc Căn cứ theo cách xác định người thụ hưởng, ta có các loại: - Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng. - Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc. Căn cứ theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc, ta có các loại: - Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt. - Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng. - Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. 109 Tiếng Việt là Séc, Tiếng Anh là Cheque hoặc Check 110 Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam thì thời hạn xuất trình séc là 30 ngày, Khoản 1 Điều 69. Theo Công ước Geneva về Séc 1931 thì thời hạn có hiệu lực là 8 ngày làm việc trong phạm vi quốc gia, 20 ngày làm việc trong phạm vi các nước cùng một châu lục, 70 ngày làm việc nếu séc lưu hành giữa các nước có phạm vi ngoài châu lục. 73
- Căn cứ theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng, ta còn có: - Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay. - Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. 5.2.2. Hối phiếu (Bill of Exchanfe) 5.2.2.1. Khái niệm Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu. 5.2.2.1. Các bên tham gia hối phiếu - Người ký phát hối phiếu (drawer): Là người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Trách nhiệm của người ký phát: Ký phát hối phiếu đúng luật, ký tên vào góc phải mặt trước của hối phiếu. Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký phát phải hoàn trả lại tiền cho những người hưởng lợi từ hối phiếu đó, trừ trường hợp đó là loại hối phiếu miễn truy đòi lại người ký phát hối phiếu. Quyền lợi của người ký phát: Hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu, có thể chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác. - Người trả tiền hối phiếu: Là người nhập khẩu hàng hay người sử dụng các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Trách nhiệm của người trả tiền: Trả tiền hối phiếu theo đúng quy định ghi trên hối phiếu. Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi nhìn thấy hối phiếu. Việc chấp nhận là vô điều kiện theo quy định của ULB111. Quyền lợi của người trả tiền: Người trả tiền có quyền từ chối trả tiền từ hối phiếu khi chưa ký chấp nhận, tuy nhiên việc từ chối này phải phù hợp với ULB. Công ước quốc tế đầu tiên giải thích hối phiếu ký năm 1930 tại Geneve là “Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ” 111 (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB) 74
- - Người hưởng lợi hối phiếu: Là người có quyền nhận số tiền của hối phiếu. Người hưởng lợi của hối phiếu có thể là người ký phát hối phiếu hoặc có thể là người khác do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho người đó bằng thủ tục ký hậu112. - Người chuyển nhượng hối phiếu: Là người mang quyền hưởng lợi hối phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu. Như vậy, người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát hối phiếu. - Người cầm phiếu: Là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền, người cầm phiếu là người ký phát hối phiếu nếu người này không chuyển nhượng cho ai. Đối với hối phiếu được chuyển nhượng, người cầm hối phiếu là người cuối cùng được chuyển nhượng. 5.2.2.2. Các nội dung của hối phiếu Hối phiếu được lập thành văn bản, có thể được in sẵn hoặc đánh máy và được sử dụng bằng một ngôn ngữ thống nhất, tiếng Anh thường được dùng để lập hối phiếu. Hối phiếu được lập bằng nhiều thứ tiếng, viết bằng bút chì, hoặc bằng mực mờ đều không có giá trị. Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau113: - Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange). - Ðịa điểm ký phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu. - Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu. - Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order of…) - Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý, nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. - Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu114: + Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange). + Trả tiền sau: Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight); Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả 112 Người có quyền hưởng lợi chuyển quyền này cho người khác bằng thủ tục ký phía sau của hối phiếu. 113 Điều 1, Luật thống nhất Geneva về hối phiếu và kỳ phiếu 1930. 114 Điều 33, Luật thống nhất Geneva về hối phiếu và kỳ phiếu 1930 75
- .30. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date); Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30. days after Bill of Exchange date). - Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định. - Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu. - Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó. 5.2.2.2. Các loại hối phiếu115 Căn cứ vào thời hạn trả tiền hối phiếu thì hối phiếu có ba loại sau: - Hối phiếu trả tiền ngay: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì trả tiền ngay cho họ. - Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định: Thời gian thường là 5 đến 7 ngày, người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5 đến 7 ngày thì trả tiền cho hối phiếu đó. - Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả tiền, hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày hoặc từ một ngày quy định cụ thể. Căn cứ vào việc hối phiếu có kèm chứng từ hay không, ta có hai loại hối phiếu là: - Hối phiếu trơn: Loại hối phiếu này khi gửi đến người trả tiền nhưng không kèm theo chứng từ hàng hóa. Loại hối phiếu này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng…hoặc dùng đòi tiền những thương nhân đáng tin cậy, đối tác có quan hệ thương mại thường xuyên. 115 Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 thì có hai loại hối phiếu là hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ. 76
- - Hối phiếu kèm chứng từ: Loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu cùng với chứng từ hàng hóa. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu ta có hai loại sau: - Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được theo thủ tục ký hậu. - Hối phiếu theo lệnh: Là hối phiếu ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng theo hình thức ký hậu. Đây là hình thức hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, ta có hai loại sau: - Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng hàng hóa lẫn nhau. - Hối phiếu ngân hàng: Là loại hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng chi nhánh của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ghi trên hối phiếu. 5.2.3. Kỳ phiếu (Promissory note) 5.2.3.1. Khái niệm Khác với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ lập để cam kết đến thời hạn nhất định sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác ghi trong kỳ phiếu đó. Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người cùng phát hành để cam kết thanh toán cho một hoặc nhiều người hưởng lợi. Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hay của công ty tài chính, việc bảo lãnh này nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu. Kỳ phiếu chỉ có một bản chính được phát ra do con nợ phát hành cho người thụ hưởng. 5.2.3.2. Các bên tham gia kỳ phiếu - Người phát hành: Là người lập và phát hành kỳ phiếu, người phát hành có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên kỳ phiếu cho người thụ hưởng cho đến hạn thanh toán. Nếu giao dịch cơ sở là hợp đồng mua bán thì người phát hành là người mua. Nếu giao dịch cơ sở là hợp đồng cung ứng dịch vụ thì người phát hành là người nhận cung ứng dịch vụ. 77
- - Người hưởng lợi: Là người được quy định trên kỳ phiếu theo chỉ định của người lập phiếu hoặc là người thứ ba theo lệnh của người này. 5.2.3.3. Nội dung kỳ phiếu Một kỳ phiếu đảm bảo có giá trị phải bao gồm các nội dung sau: - Phải ghi rõ tên “Kỳ phiếu” ở mặt trước của kỳ phiếu - Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền nhất định - Thời hạn thanh toán - Địa điểm thanh toán - Tên và địa chỉ người thụ hưởng - Địa điểm và ngày ký phát - Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát. 5.3. Các phương thức thanh toán quốc tế Các phương thức thanh toán quốc tế là các phương pháp thu tiền của người bán, cũng như là các phương pháp trả tiền của người mua. Trong buôn bán, người ta có thể dùng nhiều cách, nhưng lựa chọn cách nào thì cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng và đầy đủ, còn người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chủng loại, chất lượng và đúng hạn. 5.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittanve) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản trong thanh toán quốc tế. Phương thức này được thực hiện bằng cách là người mua (người nhập khẩu) thông qua ngân hàng để gửi trả tiền cho người bán (người xuất khẩu). Phương thức này ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi vì nó phụ thuộc nhiều vào thiện chí của người mua và không đảm bảo được quyền lợi của người bán. Chỉ trong các trường hợp như trả tiền ứng trước hay trả tiền hoa hồng, hay các hợp đồng được thực hiện giữa các đối tác lâu năm và uy tín thì người ta mới áp dụng phương thức này. Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền bao gồm: - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T). Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay khi tham gia mạng SWITF116 thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF. - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). 116 SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ 78
- Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối. 5.3.2. Phương thức nhờ thu (Colleotion of payment) Phương thức thanh toán nhờ thu được điều chỉnh bởi bản “Quy tắc thông nhất về nhờ thu chứng từ thương mại – URC 522” do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành, bản sửa đổi năm 1995. Muốn áp dụng phương thức này các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng. Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. 5.3.2.1. Nội dung quy trình phương thức thanh toán nhờ thu (1). Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người nhập. (2). Ngay sau khi đã gửi hàng ra nước ngoài, người xuất khẩu lập bộ chứng từ, phát hành hối phiếu và gửi cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền. (3). Nhận đựơc bộ chứng từ hàng hoá, hối phiếu do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ và lập thư uỷ nhiệm, rồi gửi các chứng từ ấy cho ngân hàng nước người nhập khẩu. (4). Nhận được các chứng từ từ ngân hàng xuất khẩu, ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra những nội dung trên các chứng từ đó, rồi thông báo cho người nhập khẩu biết. (5). Sau khi đựơc thông báo về bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới. Nếu nhất trí, thì người nhập khẩu phải chấp nhận trả tiền hối phiếu hoặc trả tiền ngay bộ chứng từ đó. (6). Sau khi đã được người nhập khẩu trả tiền, ngân hàng nhập khẩu làm thủ tục chuyển trả số tiền ấy cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng xuất khẩu. (7). Khi đã nhận được tiền do ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền đến, ngân hàng xuất khẩu trả số tiền đó cho người xuất khẩu. Trong thanh toán uỷ thác thu, nếu người xuất khẩu không thực hiện trọn vẹn và đầy đủ các cam kết với người nhập khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán (một phần hay toàn bộ) số tiền trên giấy đòi tiền của người xuất khẩu. Trong phương thức này, người xuất khẩu thông qua ngân hàng chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá, mà không khống chế được việc 79
- trả tiền của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể bằng cách chưa nhận bộ chứng từ hàng hoá, để kéo dài việc trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi cho họ. Đối với hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu, ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ tiền cho người xuất khẩu, còn không có trách nhiệm với việc trả tiền của người nhập khẩu. Hình thức này tuy về thủ tục có phần đơn giản song việc trả tiền còn chậm. 5.3.2.1. Các loại của phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu có hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ - Nhờ thu phiếu trơn: Nhờ thu phiếu trơn là hình thức nhờ thu không kèm chứng từ, theo đó việc đòi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát, mà không kèm theo các chứng từ hàng hoá, thì được gọi là nhờ thu phiếu trơn. Loại này thường được dùng trong thanh toán tiền chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thường. Phương thức thanh toán này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hay người mua trả tiền (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì không có chứng từ gửi kèm theo hối phiếu. Chính vì vậy, trong thanh toán quốc tế phương thức này ít sử dụng. - Nhờ thu kèm chứng từ: Đây là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng với một bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiến hối phiếu thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhập hàng. Phương thức này giúp người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng hóa và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khấu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai, có hai trường hợp: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment – D/P): Phương thức này được áp dụng trong trường hợp người mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó. Sau khi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thông thường do người bán chịu. 80
- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance – D/A): Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P), chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp và vô điều kiện theo các điều kiện của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển cho người bán, đến khi hối phiếu đến hạn thì người mua phải trả tiền cho người bán. 5.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) Phương thức thanh toán tín dụng117 chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Qui tắc thực hành thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP – DC) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản UCP đầu tiên được xuất bản năm 1933, văn bản này được kiểm tra, tổng kết theo định kỳ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm : 1951,1962,1974,1983, 1993, bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25/10/2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 01/7/2007. UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào khác118 trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng từ đó hình thành nên các quan hệ tính dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu. Hiện nay ở Việt Nam, 117 Theo Điều 2 UCP 2006 thì Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. 118 Trần Thị Hòa Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr 292. 81
- các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc UCP để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. 5.3.3.1. Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Người yêu cầu mở thư tín dụng119 : người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài khoản của mình để thanh toán. - Ngân hàng phát hành120: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu. - Ngân hàng thông báo121: Có thể là một ngân hàng đại diện hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu. - Người hưởng lợi122: Người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở. Trong một số trường hợp, người xuất khẩu muốn giảm rủi ro và yêu cầu sử dụng các loại thư tín dụng có xác nhận thì có các ngân hàng xác nhận thư tín dụng và ngân hàng thanh toán thư tín dụng. 5.3.3.2. Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tính dụng chứng từ - Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hóa. - Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng. - Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng nước ngoài thông báo cho người bán biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính của thư tín dụng cho người bán. - Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng hóa cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hoặc cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì 119 Điều 2 UCP 600 120 Điều 2 UCP 600 121 Điều 2 UCP 600 122 Điều 2 UCP 600 82
- mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ. - Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong thời hạn xuất trình chứng từ. - Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và trả toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thông báo. - Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người mua đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ở người mua số tiền đã trả cho người bán. 5.3.3.3. Nội dung của thư tín dụng Một thư tín dụng thường có các nội dung chủ yếu sau: - Số hiệu của thư tín dụng - Loại thư tín dụng - Tên và địa chỉ người yêu cầu mở thư tín dụng - Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng - Tên và địa chỉ của người hưởng lợi thư tín dụng - Số tiền (bằng số và chữ của thư tín dụng) - Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng - Thời hạn trả tiền - Thời hạn xuất trình chứng từ - Ngân hàng trả tiền - Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến - Tên hàng, quy cách, phẩm chất hàng hóa, giá cả, đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, số lượng và trọng lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng. - Cách giao hàng và cách vận tải - Những chứng từ mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng trả tiền - Các điều kiện khác - Ngân hàng mở thư tín dụng cam kết và ký tên. 83
- 5.3.3.4. Các loại thư tín dụng - Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn. - Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ123. - Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán. - Thư tín dụng trả chậm (Deffered payment L/C): Là loại thư tín dụng không hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu. Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn. - Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do phòng trường hợp tổ chức xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn. - Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ 123 Điều 3 UCP 600 84
- trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ lý do nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers). -Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng hết kim ngạch hoặc hết hiệu lực của L/C thì nó có lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Loại L/C này thường được áp dụng khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Nếu sử dụng L/C này tổ chức nhập khẩu sẽ không bị động vốn và giảm được phí tổn do việc mở L/C. - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín dụng đã được phát hành trước đó làm đảm bảo. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong những trường hợp như L/C gốc (Master L/C) không cho phép chuyển nhượng, khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai, hay khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin. Nội dung thư tín dụng gốc và thư tín dụng thứ hai hoàn toàn độc lập với nhau. Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong mua bán hàng hóa trung gian. - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là lọai L/C không thể hủy bỏ, chỉ có giá trị khi một L/C khác đối ứng với nó được mở. Loại L/C đối ứng được sử dụng trên cơ sở hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hóa. - Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong đó người yêu cầu phát hành thư tín dụng thông qua ngân hàng phát hành đồng ý cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ - con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn bị hàng hóa. - Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C): Để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu tránh trường hợp người xuất khẩu không giao hàng đúng hợp đồng, đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó cam kết Ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu nếu người xuất khẩu không đảm bảo nghĩa vụ giao hàng theo thư tín dụng quy định. 85
- - L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Tranferable L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần, do vậy không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi thứ ba nào khác. Điều đó có nghĩa là chỉ cho phép tái chuyển nhượng cho người thứ nhất trừ khi trong L/C có quy định không hạn chế chuyển nhượng124. 5.3.3.4. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ Ưu điểm. - Đối với người mua: Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định. - Đối với người bán: Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. - Đối với ngân hàng phát hành: Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. Nhược điểm Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm 124 Điều 38 UCP 600 86
- tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. 87
- CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ 6.1. Khái niệm chung về hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế 6.1.1. Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm ở nước khác nhằm mục đích thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận. 6.1.2. Đặc điểm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế có một số đặc điểm sau: - Đối tượng hợp đồng là hàng hóa dịch chuyển từ nước này sang nước khác. - Các bên trong hợp đồng là người chuyên chở và người thuê chở. Người chuyên chở có thể là chủ tàu, người khai thác quản lý tàu hoặc người chuyên chở chuyên nghiệp. Người thuê chở: Có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hóa. Người gửi hàng: Thông thường là người bán hàng, là người tiến hành hành vi giao hàng theo hợp đồng chuyên chở tại nơi đóng hàng vào container hay tại cảng… Người nhận hàng: Là người có quyền nhận lô hàng ghi trong vận đơn. - Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyên chở, cụ thể quy định nghĩa vụ trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ nhận hàng và trả cước của thuê chở… 6.2. Một số quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển 6.2.1. Khái niệm Theo Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”125. 125 Theo Khoản 6 Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 thì “Hợp đồng vận tải đường biển” là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên 88
- Trong hoạt động kinh doanh hàng hải quốc tế, căn cứ vào lịch trình hoạt động của tàu biển, người ta chia thành hai loại phương thức thuê tàu như sau: - Phương thức thuê tàu chợ (Booking Shiping Space): Tàu chợ còn gọi là tàu chạy định kỳ, là loại tàu thường chạy trên một tuyến hàng hải nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình đã định trước. - Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Charter): Tàu chuyến là tàu dùng trong kinh doanh vận tải biển, hoạt động không theo một lịch trình đã định trước. Việc chuyên chở hàng hóa quốc tế đối với phương thức này sẽ được tiến hành theo yêu cầu của người thuê vận tải. Tương ứng với hai phương thức vận tải người ta chia hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển thành: Hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ và hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến. 6.2.2. Nguồn luật điều chỉnh Các điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. - Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Quy tắc Hague 1924). Quy tắc Hague năm 1924 áp dụng cho hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được thể hiện bằng một vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự. - Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague - Visby 1968). - Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Công ước Hamburg 1978). Công ước Hamburg năm 1978 sẽ được áp dụng với mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa hai quốc gia trong một số trường hợp. - Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế Công ước này được thông qua tại hội nghị của Liên hợp quốc ngày 24/5/1980 tại Geneva (Thụy Sĩ) gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn luật được các nước áp dụng trong hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức trong đó có bao gồm phương thức vận chuyển bằng đường biển. Các văn bản pháp luật Việt Nam quy định về vận chuyển hàng hóa. chở bằng đường biển và cả bằng phương tiện khác, hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận tải đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển 89
- - Các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ tháng 01/2007, Việt Nam đã đưa ra những cam kết của mình trong đó có nội dung liên quan đến: Về vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường biển (trừ vận tải nội địa); Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa. - Bộ luật Dân sự năm 2015: Là bộ luật chung quy định về các giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng vận chuyển. - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 đã bao quát được đầy đủ mọi khía cạnh của hoạt động hàng hải nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa nói riêng. Bộ luật Hàng hải năm 2015 cũng là nguồn luật được ưu tiên áp dụng trong những trường hợp có sự khác nhau đối với các quy định giữa các nguồn luật trong cùng nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải ở Việt Nam. Bộ luật vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp vừa giúp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tự chủ và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. - Tập quán trong hoạt động hàng hải: Những thói quen trong cách xử xự của cả một cộng đồng trong lĩnh vực hàng hải đã hình thành nên tập quán hàng hải. Tập quán hàng hải là những thói quen được sử dụng lâu đời trong ngành hàng hải, có tính ổn định, hợp pháp và được giải thích thống nhất. 6.2.3. Hợp đồng vận tải tàu chợ 6.2.3.1. Khái niệm Hợp đồng vận tải tàu chợ là sự thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải, trong đó bên vận tải dành cho bên thuê vận tải một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng theo yêu cầu của bên thuê. Đồng thời bên thuê vận tải phải trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất định gọi là tiền cước. Trước khi tiến hành xác lập hợp đồng vận tải tàu chợ, người thuê vận tải có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người môi giới thuê tàu, yêu cầu người vận tải chở hàng cho mình. Nếu người vận tải đồng ý thì hai bên đã hình thành một hợp đồng vận chuyển sơ bộ. Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên đối với nhau sẽ được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (Bill of Landing). Chính vì vậy, vận tải tàu chợ còn có tên là vận tải hàng hóa theo vận đơn đường biển. 6.2.3.2. Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L) Theo Khoản 7 Điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 thì, “Vận đơn đường biển” là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - ThS. Nguyễn Xuân Hiệp
248 p | 863 | 233
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - TS. Lê Minh Toàn
138 p | 480 | 110
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - ĐH Thương Mại
0 p | 404 | 43
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế
31 p | 107 | 18
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 1 - Ths. Nguyễn Thị Thu Trang
33 p | 85 | 14
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế (Năm học 2022-2023)
101 p | 23 | 14
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 5 - Nguyễn Minh Nhật
20 p | 33 | 9
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Minh Nhật
19 p | 31 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Tổng quan luật thương mại quốc tế
61 p | 21 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Minh Nhật
18 p | 35 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 9: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
10 p | 23 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế (Trường ĐH Thương Mại)
18 p | 22 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia với thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
8 p | 36 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Các thiết chế thương mại quốc tế cơ bản (Trường ĐH Thương Mại)
12 p | 37 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật thương mại quốc tế (Trường ĐH Thương Mại)
19 p | 33 | 6
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 3 và 4 - Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
7 p | 8 | 4
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 1 - Khái quát về luật thương mại quốc tế
5 p | 4 | 2
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 2 - Tổ chức Thương mại Thế giới và các nguyên tắc pháp lý của WTO
5 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn