Bài giảng môn Bảo hiểm: Phần 1 - Hà Kim Thủy, Trần Thị Phương Mai
lượt xem 48
download
Bài giảng môn Bảo hiểm: Phần 1 trình bày những khái niệm chung, khái niệm về bảo hiểm, cơ sở pháp lý và kỹ thuật bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm. Tham khảo nội dung phần 1 tài liệu để hiểu rõ hơn về các nội dung trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Bảo hiểm: Phần 1 - Hà Kim Thủy, Trần Thị Phương Mai
- Bài giảng môn bảo hiểm TRƯỜNG CĐ CNTT TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI GIẢNG MÔN BẢO HIỂM BIÊN SOẠN: HÀ KIM THỦY TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI 1 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 1. . Bảo hiểm (Insurance) Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, song định nghĩa sau đây được thừa nhận một cách rộng rãi. Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Như vậy, bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro, tổn thất của một hay của một số người cho cả cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu. 2. Tổn thất Định nghĩa: Là sự thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do biến cố bất ngờ ngoài ý muốn gây ra. Phân loại tổn thất: Căn cứ vào đối tượng: - Tổn thất tài sản - Tổn thất con người - Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự. Căn cứ vào hình thái biểu hiện - Tổn thất động - Tổn thất tĩnh Căn cứ vào khả năng lượng hoá: - Tổn thất tài chính có thể lượng hóa được - Tổn thất phi tài chính không có thể lượng hóa được 3. Khả năng tổn thất Là chỉ số biểu hiện số tổn thất: - Nếu tính theo giá trị gọi là Mức độ tổn thất - Nếu tính theo số lượng gọi là Tần số tổn thất 2 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm 4. Rủi ro Frank knight: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Allan Willett: rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi => 2 vấn đề: - Sự không chắc chắn - yếu tố bất trắc - Một khả năng xấu - một biến cố không mong đợi Nguồn gốc của rủi ro: • Nguồn gốc tự nhiên • Nguồn gốc kinh tế - xã hội Nguyên nhân của rủi ro • Nguyên nhân khách quan Là nguyên nhân độc lập với hoạt động của con người: Bão lụt, hoả hoạn, động đất,… • Nguyên nhân chủ quan Xảy ra do tác động của con người - Bản thân? - Người khác? Phân loại rủi ro • Rủi ro có thể tính toán • Rủi ro không thể tính toán • Rủi ro động (rr đầu cơ) • Rủi ro tĩnh (rr thuần túy) • Rủi ro cơ bản: Mang tính tổng thể • Rủi ro riêng biệt: Mang tính cá biệt 5. Mức độ rủi ro Là sự sai biệt giữa: Tần suất xảy ra các biến cố trong thực tế và xác suất biến cố lý thuyết. 6. Hiểm hoạ Là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan 3 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm 7. Nguy cơ Là những điều kiện phối hợp, tác động làm tăng khả năng tổn thất • Nguy cơ vật chất • Nguy cơ tinh thần • Nguy cơ đạo đức 8. Phương thức xử lý rủi ro Tránh né rủi ro Gánh chịu rủi ro Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất Hoán chuyển rủi ro (nghịch hành; cho thầu lại; ) Giảm thiểu rủi ro 9. Người bảo hiểm (Insurer): Là người ký kết hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn về phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm. Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm như Bảo việt, Bảo minh, AIA, VINARE. 10. Người được bảo hiểm (Insured) Là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo. Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ những quyền lợi được pháp luật thừa nhận. Ví dụ, người chủ hàng là người được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa. 11. Ðối tượng bảo hiểm (Subject matter insured) Là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ðối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính: Tài sản, con người và trách nhiệm dân sự. 12. Trị giá bảo hiểm (Insurance value) Là trị giá của tài sản và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm, cước phí vận tải, lãi dự tính. Trị giá bảo hiểm là khái niệm thường chỉ được dùng với bảo hiểm tài sản. 13. Số tiền bảo hiểm (Insurance amount) 4 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm Là số tiền mà người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm chấp nhận. Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá trị bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm dưới giá trị, bằng trị giá bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm tới giá trị, nếu lớn hơn thì gọi là bảo hiểm trên giá trị. Khi bảo hiểm lớn hơn giá trị thì phần lớn hơn dó vẫn có thể phải nộp phí bảo hiểm nhưng không được bồi thường khi tổn thất xảy ra. 14. Phí bảo hiểm (Insurance Premium) Là một tỷ lệ phần trăm nhất định của trị giá bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để đối tượng bảo hiểm của mình được bảo hiểm. 15. Tỷ lệ phí bảo hiểm (Insurance rate) Là một tỷ lệ phần trăm nhất định thường do các công ty bảo hiểm công bố. Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính dựa vào thống kê rủi ro tổn thất trong nhiều năm. Xác suất xảy ra rủi ro càng lớn thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao. Các công ty bảo hiểm thường công bố bảng tỷ lệ phí bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. 5 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM 1. Định nghĩa bảo hiểm: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù thiệt hại thao các phương pháp của thống kê. Bảo hiểm là sự dự trữ vật chất từ số đông người nhằm bù đắp – khắc phục rủi ro – tổn thất bất ngờ gây ra cho số ít người nằm trong đám đông đó, đảm bảo cho quá trình sinh hoạt, sản xuất của cả cộng đồng được thường xuyên và liên tục. 2. Bản chất của bảo hiểm Thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bud đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho những người được bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục. Là sự chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người tham gia bảo hiểm cùng có khả năng gặp những tổn thấ như nhau cùng chịu, thông qua việc thu của họ một số tiền nào đấy, tùy theo mức độ mà họ có thể gặp. Người bảo hiểm là người trung gia đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất nào cho mọi người tham gia bảo hiểm 3. Tác dụng của bảo hiểm Đảm bảo về tài chính cho những người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho người kinh doanh bảo hiểm từ việc thu phí bảo hiểm. 4. Chứ năng của bảo hiểm: Có 2 chức năng chính: 6 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm - Xây dựng quỹ an toàn tái sản xuất xã hội, bảo đảm cho sản xuất, lưu thông và tiêu dung phát triển một cách ổn định. - Bồi thường đứng mức độ, thỏa đáng, kịp thời theo điều kiện bảo hiểm quy định. Ngoài ra còn có các chức năng: - Phòng ngừa tổn thất - Phối hợp hoạt động - Liên kết lập quỹ bảo hiểm 5. Phân loại Bảo hiểm xã hội – Chế định pháp lý bắt buộc – Trung tâm phân phối lại – Thực hiện trên một nhóm mở – Cơ chế đảm bảo người lao động – Chống đỡ rủi ro của bản thân Bao gồm: • Chế độ ốm đau • Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp • Chế độ trợ cấp thai sản • Chế độ hưu trí • Chế độ tiền tử Bảo hiểm thương mại – Hoạt động thỏa thuận – Cộng đồng có giới hạn – Không chỉ bảo hiểm rủi ro con người mà còn bảo hiểm rủi ro tài sản và trách nhiệm. Phân loại: Theo đối tượng bảo hiểm: • Bảo hiểm tài sản 7 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm • Bảo hiểm con người • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Theo kỹ thuật bảo hiểm: • Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người => ngắn hạn • Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn: Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người => dài hạn Theo nguyên tắc bảo hiểm: • Tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: Số tiền bồi thường < or = giá trị thiệt hại thực tế • Tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Số tiền bồi thường phụ thuộc phí bảo hiểm Theo phương diện quản lý: • Bảo hiểm tự nguyện • Bảo hiểm bắt buộc 6. Một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Có 5 nguyên tắc: • Bảo hiểm rủi ro có thể xảy ra, không bảo hiểm một rủi ro chắc chắn xảy ra. • Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: người bảo hiểm và người mua bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực không lừa dối nhau. • Lợi ích bảo hiểm : là quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không của đối tượng bảo hiểm. • Nguyên tắc bồi thường • Nguyên tắc thế quyền 8 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm CHƯƠNG III: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT BẢO HIỂM 1. Thống kê và luật số lớn Tung một con xúc xắc 6 mặt, xác suất để xuất hiện bất cư mặt nào cũng là 1/6 => đây là xác suất lý thuyết. Giả sử bây giờ tung con xúc xắc 6 lần, ta đếm được trong 6 lần tung, có 2 lần xuất hiện mặt 6 chấm, như vậy tần suất xuất hiện mặt 6 chấm trong trường hợp này là 2/6 => đây là tần suất xuất hiện biến cố trong thực tế. 2. Nguyên tắc về mặt kỹ thuật trong bảo hiểm Tập hợp số lớn các rủi ro đồng nhất Lựa chọn rủi ro đồng nhất: – Các rủi ro có cùng một bản chất – Các rủi ro phải gắn liền với cùng một đối tượng – Các rủi ro phải có cùng mức độ trầm trọng Ra quyết định: – Sắp xếp rr yêu cầu BH theo loại mà biểu phí đã xác định – Giảm phí cho rủi ro tốt hơn mức bình thường – Tăng phí cho rr xấu hơn mức bình thường – Từ chối đảm bảo cho các rr mà khả năng xảy ra tổn thất gần như chắc chắn. 3. Dàn trải rủi ro Nguyên tắc “không để trứng cùng một giỏ”: – Dàn trải về không gian: Tránh BH rr lũ lụt cho một vùng duy nhất – Dàn trả về thời gian: Tránh ký BH với tất cả các người được BH trong cùng một thời điểm. 4. Phân chia rủi ro 9 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm Nguyên tắc “tránh chấp nhận đảm bảo cho một rủi ro có giá trị quá lớn”: – Đồng bảo hiểm Định nghĩa: đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giũa nhiều người bảo hiểm với nhau. Mức chấp nhận: tỷ lệ % rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiểm. Tùy thuộc các đặc điểm được xác định trước – khả năng tài chính của mỗi người. Phương diện pháp lý của đồng bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm có quyền biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗi người nói trên. Mỗi người đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không phải chịu trách nhiệm cho nhau. Phương diện ứng dụng: chỉ có một bản hợp đồng duy nhất được thiết lập mang tên của tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo. Bản hợp đồng sẽ do một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện. Người này gọi là người bảo hiểm chủ trì hay tổ chức chủ trì. – Tái bảo hiểm Định nghĩa: tái bảo là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo. Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm. Phương diện pháp lý trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và là người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ người được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm. Sự cần thiết phải tái bảo hiểm - An toàn - Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường - Tăng cường khả năng nhân bảo hiểm - Chi phí rủi ro được dàn trải trong toàn bộ thị trường thế giới 10 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm 5. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm • Phí bh, hiểu một cách khái quát nhất, là khoản tiền mà bên mua bh đóng cho nhà bh để đổi lấy những cam kết khi có sự kiện bh xảy ra. • Phân loại phí bh: – Phí bh thuần • Là khoản tiền bên mua bh phải đóng tương ứng với phần tổn thất gánh chịu của thành viên này trong cộng đồng chia sẻ rủi ro. – Phí thương mại • Là khoản phí được biểu hiện trên biểu phí của các doanh nghiệp bh. Phí thương mại bao gồm phí thuần và các phí khác (gọi chung là phí quản lý). Phí quản lý gồm: – Chi phí ký kết hợp đồng – Chi phí chung – Một phần chi phí đảm bảo lợi tức và khả năng thanh toán – Phí toàn phần 11 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm CHƯƠNG IV: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm 1.1. Định nghĩa Luật dân sự: hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm: hđ bh là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 1.2. Quy tắc xây dựng Quyền lợi được bảo hiểm - Quyền lợi được bảo hiểm bao gồm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền/nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng được xác định từ mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm. - Quyền lợi được bảo hiểm có thể hiểu là giá trị của những lợi ích tài chính mà người tham gia bảo hiểm sẽ có được nếu đối tượng được bảo hiểm tồn tại và là những thiệt hại nếu xảy ra tổn thất liên quan đến đối tượng được bảo hiểm. Khi phân tích quyền lợi được bh cần lưu ý các yếu tố: - Phải tồn tại một đối tượng được bảo hiểm. - Giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm phải có mối liên hệ trên phương tiện tài chính, từ đó hình thành quyền lợi được bảo hiểm. - Mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm phải được pháp luật công nhận. Thông tin trung thực tuyệt đối Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, giải thích các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm cho người 12 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm mua bh. Người mua bh phải cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin có liên quan đến đối tượng được bảo hiểm. Quy tắc bồi thường. Ngoại trừ bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng bảo hiểm còn lại đều là những hợp đồng có tính chất bồi thường. Bồi thường là sự đền bù tài chính, nhằm khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất. Theo quy tắc này, nhà bảo hiểm sẽ đảm bảo bồi thường cho người được bảo hiểm theo tình trạng mà người này có được ngay trước khi xảy ra rủi ro. Quy tắc bồi thường xuất phát từ 2 mục đích chính: - Ngăn ngừa hiện tượng người tham gia bh thu được lợi từ tổn thất - Giảm thiểu nguy cơ đạo đức Các phương thức bồi thường: - Thanh toán bằng tiền - Sửa chữa - Thay thế - Khôi phục Quy tắc chuyển yêu cầu bồi hoàn Thế quyền được hiểu là quyền của một người sau khi bồi thường cho một người khác, có thể thay vị trí của người đó, cũng như được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó. Quy tắc này cho phép công ty bh, sau khi giải quyết quyền lợi/bồi thường cho người được bảo hiểm, được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp đối với người thứ ba, nếu người này chịu trách nhiệm về tổn thất đã gây ra cho người được bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ - Rủi ro được bảo hiểm là những biến cố mà nếu nó xảy ra, nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm. 13 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm - Rủi ro loại trừ là những biến cố có thể mang lại tổn thất/thiệt hại cho người được bảo hiểm nhưng nhà bảo hiểm không có trách nhiệm phải trả toàn bộ tiền bảo hiểm. Một số loại rủi ro loại trừ: + Tử vong do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bh hoặc người hưởng quyền lợi bảo hiểm. + Tử vong do ảnh hưởng của rượu bia, ma túy và chất kích thích khác + Tử vong do chiến tranh, bạo động, nổi loạn 1.3. Đặc điểm Tính tương thuận => nguyên tắc tự nguyện Tính song vụ => quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Tính may rủi Hợp đồng có điều kiện Phải trả tiền Tính gia nhập => hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu Tính dân sự-thương mại hỗn hợp 1.4. Hiệu lực pháp lý Năng lực hành vi dân sự Hoàn toàn tự nguyện Mục đích, nội dung? – không trái pháp luật Hình thức? - phù hợp với quy định của pháp luật 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ • Đặc trưng – Ý nghĩa hợp đồng – Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm – Biến cố rủi ro 14 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm – Thời gian bảo hiểm – Chuyển nhượng hợp đồng – Phí bảo hiểm – Ý nghĩa => bảo vệ, phương tiên tích lũy, đầu tư sinh lời – Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm: + Quyền lợi được bảo hiểm hình thành trên tính mạng của bản thân + Quyền lợi được bảo hiểm hình thành trên tính mạng của người khác. – Biến cố rủi ro => là cái chết. Trong đời người, biến cố tử vong là chắc chắn. Sự không chắn chắn là thời điểm xảy ra tử vong. – Thời gian bảo hiểm => thường từ 5 năm trở lên. – Chuyển nhượng hợp đồng => hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều có thể chuyển nhượng tự do. (phải thông báo cho nhà bảo hiểm biết) – Phí bảo hiểm => đóng 1 lần hay đóng định kỳ. • Một số loại hđ bảo hiểm thọ – Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời – Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn – Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ thuần tuý – Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp – Niên kim – Niên kim nhân thọ – Niên kim bảo đảm chi trả tối thiểu Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ • Các đặc trưng – Ý nghĩa của hợp đồng – Biến cố rủi ro liên quan đến đối tượng được bảo hiểm – Thời gian bảo hiểm 15 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
- Bài giảng môn bảo hiểm – Tính chất chuyển nhượng của hợp đồng – Phí bảo hiểm – Ý nghĩa của hợp đồng => 1 công cụ bảo vệ người được bảo hiểm trước những thiệt hại nếu xảy ra rủi ro – Biến cố rủi ro liên quan đến đối tượng được bảo hiểm => đối tượng được bảo hiểm đa dạng, biến cố rủi ro có thể xảy ra, có thể không. – Thời gian bảo hiểm => ngắn hơn so với hd bh nhân thọ – Tính chất chuyển nhượng của hợp đồng => không có giá trị thị trường, do chỉ xác định được giá trị khi xảy ra sự kiện rủi ro được bảo hiểm – Phí bảo hiểm => phí thường đóng 1 lần và có thể tái tục hàng năm. • Các loại hợp đồng bh phi nhân thọ – Hợp đồng bảo hiểm tài sản – Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm 16 GVTH: - Trần Thị Phương Mai - Hà Kim Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn BẢO HIỂM (Phần ÔN TẬP)
43 p | 927 | 348
-
Bài giảng môn BẢO HIỂM (CHƯƠNG 1)
104 p | 471 | 101
-
Bài giảng Vận tải và bảo hiểm: Chương 1 - Hoàng Thị Đoan Trang
23 p | 359 | 45
-
Bài giảng môn Bảo hiểm: Phần 2 - Hà Kim Thủy, Trần Thị Phương Mai
38 p | 261 | 29
-
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - LOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
0 p | 132 | 19
-
Bài giảng môn Thanh toán quốc tế: Chương 1&2 - ĐH Tôn Đức Thắng
19 p | 117 | 9
-
Bài giảng môn Bảo hiểm – Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm
15 p | 62 | 6
-
Bài giảng môn Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm
19 p | 35 | 6
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 1 - Đặng Bửu Kiếm
65 p | 14 | 6
-
Bài giảng Thực hành bảo hiểm xã hội: Phần 1
222 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn