intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

63
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí" tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của doanh thu; phân loại doanh thu trong doanh nghiệp; đo lường và ghi nhận doanh thu; phương pháp kế toán doanh thu; phân tích thông tin về doanh thu trên các báo cáo tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí

  1. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTC (phần 1) BÀI 3 DOANH THU – CHI PHÍ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Nguyên lý kế toán – NXB Tài chính – TS. Phạm Thành Long – TS. Trần Văn Thuận  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm, ý nghĩa của doanh thu  Phân loại doanh thu trong doanh nghiệp  Đo lường và ghi nhận doanh thu  Phương pháp kế toán doanh thu  Trình bày và phân tích thông tin về doanh thu trên các báo cáo tài chính Mục tiêu  Phân tích được ý nghĩa của doanh thu đối với hoạt động của doanh nghiệp.  Nhận dạng các loại doanh thu trong doanh nghiệp.  Giải thích được nguyên tắc ghi nhận doanh thu.  Mô tả cách thức và phương pháp kế toán doanh thu.  Nhận dạng và phân tích được thông tin về doanh thu trên BCTC.  Nêu được khái niệm về chi phí và tầm quan trọng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại được chi phí.  Phân biệt được chi phí sản xuất và chi phí phi sản xuất.  Trình bày được quy trình và phương pháp kế toán chi phí.  Xác định được giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ.  Giải thích sự khác nhau của chi phí về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại dịch vụ.  Giúp sinh viên hiểu được bản chất và nắm được cách sử dụng tài khoản kế toán trong việc ghi chép và xử lý thông tin kinh tế. ACC202_Bai3_v1.0013107218 61
  2. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Tình huống dẫn nhập Ghi nhận doanh thu tại Tập đoàn Computer Associates International Tập đoàn Computer Associates International là một trong những hãng sản xuất phần mềm độc lập lớn nhất trên thế giới có trụ sở tại Islandia, New York, Mỹ. Lĩnh vực hoạt động chính của tập đoàn là chế tạo phần mềm máy tính, phân phối thiết bị máy tính, và các lĩnh vực liên quan tới thương mại điện tử. Vào những thập năm 1980, 1990 với những đầu tư mạnh mẽ và phương thức kinh doanh linh hoạt đã đưa lại cho Computer Associates International bước phát triển nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt sản phẩm mới có tính ứng dụng cao, thị trường nước ngoài mở rộng, hàng loạt các công ty lớn bị Computer Associates International thâu tóm. Doanh thu của công ty đã lên đến hơn 3,5 tỷ USD vào năm 1996, giá cổ phiếu cũng tăng cao. Tuy nhiên, năm 2000, Computer Associates International bị cáo buộc vì đã có những hoạt động tài chính không minh bạch và sự việc trở nên trầm trọng hơn vào năm 2001. Từ năm 1999 cho tới đầu năm 2001, công ty đã thực hiện ghi nhận trước doanh thu để có thể đạt được mục tiêu doanh thu của từng quý. Theo ước tính, công ty đã sớm báo cáo 3,3 tỷ USD doanh thu từ 363 hợp đồng phần mềm. Vì vậy, trong bốn quý của năm tài chính 2000, Computer Associates International đã thổi phồng doanh thu của mình tương ứng lên 25%, 53%, 46% và 22%. Đặc biệt, vào quý II năm 2000, đã có 557 triệu USD doanh thu trên 1.564 tỷ USD bị báo cáo khống. Với kết quả kinh doanh được báo cáo như vậy đã hoàn toàn vượt xa các ước tính về thu nhập và lợi nhuận của giới phân tích, và đó không gì khác ngoài mục tiêu giữ giá cổ phiếu của công ty ngày một tăng cao. Khi sự việc bị phát giác, chủ tịch hội đồng quản trị của Computer Associates International là Charles Wang và hàng loạt các giám đốc điều hành cao cấp đã buộc phải từ chức. Công ty bị phán quyết phải trả 225 triệu USD bồi thường cho các cổ đông để giải quyết vụ án dân sự được đưa ra bởi Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái, đồng thời phải tiếp tục đối mặt với các cáo buộc hình sự từ Bộ Tư pháp Mỹ. Khi sự việc bị công bố vào năm 2001, giá cổ phiếu của công ty lao dốc thảm hại, chỉ trong vài ngày giá cổ phiếu giảm từ 71USD/cổ phiếu xuống còn 27USD/cổ phiếu. Đến năm 2003, công ty đã phải xác định lại doanh thu của mình trong hai năm 2000 và 2001, thấp hơn khoảng 2.2 tỷ USD so với kết quả công bố trước đó. Doanh thu là gì? Thời điểm hợp lý để ghi nhận doanh thu? Tại sao doanh thu và việc ghi nhận doanh thu lại có ý nghĩa đến mức khi có sai phạm xảy ra tại Computer Associates International thì hàng loạt các giám đốc điều hành đều bị sa thải? 62 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  3. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí 3.1. Kế toán doanh thu 3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu 3.1.1.1. Khái niệm doanh thu Doanh thu là một trong những khoản mục quan trọng và phức tạp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tính chất phức tạp của khoản mục này không chỉ do sự đa dạng của doanh thu, sự khó khăn trong việc đo lường doanh thu mà còn ở việc xác định thời điểm để ghi nhận doanh thu. Doanh thu là tổng giá trị các khoản lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Sau một thời gian hoạt động nhất định của doanh nghiệp (thông thường là một kỳ kế toán), doanh thu sẽ được tổng hợp và báo cáo. Nghiệp vụ kế toán làm phát sinh doanh thu sẽ dẫn tới kết quả là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cần phân biệt nó với nghiệp vụ mà các cổ đông hoặc chủ sở hữu đóng góp thêm vốn – nghiệp vụ này cũng làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Hoạt động làm phát sinh doanh thu trong doanh nghiệp rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm, loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia: Hoạt động bán hàng, hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động cho vay, cho thuê tài sản, hoạt động đầu tư… Đồng thời, doanh thu có thể được diễn đạt dưới nhiều tên gọi khác nhau: Doanh số, tiền thu phí, tiền lãi, cổ tức… Ví dụ: Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Doanh thu của công ty bao gồm các hạng mục chính: Doanh thu từ hoạt động cung cấp các sản phẩm phần mềm máy tính (Microsoft Windows, Microsoft office, Microsoft Servers…); Doanh thu cung cấp các dịch vụ trực tuyến (MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,....) Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 18, các hoạt động kinh doanh thông thường làm phát sinh doanh thu của doanh nghiệp được chia làm 3 nhóm hoạt động sau:  Hoạt động bán hàng  Hoạt động cung cấp dịch vụ  Hoạt động cho thực thể khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền bản quyền, cổ tức. Cần chú ý phân biệt doanh thu và những khoản thu nhập khác. Trong doanh nghiệp còn rất nhiều hoạt động mang lại các khoản thu nhập khác ngoài doanh thu, tuy nhiên các hoạt động này mang đặc điểm chung là phát sinh một cách không thường xuyên và quy mô của khoản lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp thường không lớn. Có thể kể ra các khoản thu nhập khác như: Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; Thu ACC202_Bai3_v1.0013107218 63
  4. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước… Trong phạm vi của chương này chỉ đề cập và nghiên cứu các vấn đề liên quan tới kế toán doanh thu. 3.1.1.2. Ý nghĩa của doanh thu Khi nói tới mục tiêu hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp, có thể kể ra rất nhiều mục tiêu khác nhau: Kinh doanh có lời, mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững… Nhưng mục tiêu cao nhất và cũng là mục tiêu cuối cùng đó là tối đa hóa giá trị của vốn chủ sở hữu. Với sự việc xảy ra tại tập đoàn Computer Associates International đã nêu trong phần tình huống, câu hỏi đặt ra: Mục đích của hành động ghi nhận trước doanh thu? Doanh thu có tầm vóc và ý nghĩa lớn như thế nào đối với doanh nghiệp mà khi sai phạm ghi nhận trước doanh thu bị phát giác, hàng hoạt các vị trí giám đốc điều hành cao cấp tại tập đoàn bị sa thải? Giá cổ phiếu của tập đoàn trên thị trường chứng khoán lao dốc thảm hại? Từ phân tích sau ta có thể tìm ra được câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi trên: Nhắc lại phương trình kế toán cơ bản mà ta đã biết trong bài 1: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Phương trình trên có thể viết lại dưới dạng phương trình mở rộng như sau với sự tham gia của doanh thu và chi phí: Tài Nợ phải Vốn đầu tư của chủ sở (Doanh Chi = + + – sản trả hữu thu phí) Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu Như vậy, từ phương trình kế toán mở rộng ta thấy rằng: Khi doanh nghiệp có doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí, phần dôi ra chính là lợi nhuận. Doanh thu là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận – một bộ phận của vốn chủ sở hữu. Tăng doanh thu cũng chính là tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Mặt khác, theo phương trình, khi một nghiệp vụ kinh tế có phát sinh doanh thu, nó sẽ dẫn tới sự tăng lên của tài sản trong doanh nghiệp hoặc kéo theo sự giảm xuống của khoản nợ phải trả để đảm bảo mối quan hệ cân bằng. Tạo điều kiện tiếp tục đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bền vững, rút ngắn con đường đi tới mục tiêu cuối cùng. 3.1.2. Phân loại doanh thu trong doanh nghiệp Theo IAS 18, xuất phát từ các nhóm hoạt động chính làm phát sinh doanh thu, doanh thu của một doanh nghiệp cũng được chia làm 3 loại:  Doanh thu bán hàng: Là khoản doanh thu thu được từ việc bán các loại sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng. 64 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  5. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí  Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh thu thu được do thực hiện một công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.  Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, cụ thể: o Tiền lãi từ các hoạt động cho vay (Cho vay bằng tiền, tương đương tiền…) o Tiền bản quyền: Tiền thu được từ việc cho thực thể khác sử dụng các tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa… o Cổ tức: Phần lợi nhuận được chia cho chủ sở hữu dựa trên khoản đầu tư góp vốn theo một tỷ lệ xác định. Ở Việt Nam, doanh thu thường được phân chia thành hai nội dung: Doanh thu sản xuất kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính:  Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường: Là các khoản lợi ích phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi.  Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp… 3.1.3. Đo lường và ghi nhận doanh thu 3.1.3.1. Đo lường doanh thu Doanh thu cần được đo lường tại giá trị hợp lý của khoản tiền thu được hoặc có thể thu được từ khách hàng. Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị hợp lý là một khái niệm mới, được dùng phổ biến trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư... và nó rất gần với giá thị trường hiện hành. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (–) các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại). Các khoản thu hộ cho bên thứ ba (thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng…) không phải là khoản lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được vì vậy cũng cần được loại trừ ra khỏi doanh thu. ACC202_Bai3_v1.0013107218 65
  6. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:  Chiết khấu bán hàng: o Chiết khấu thương mại: Số tiền doanh nghiệp dành cho khách hàng do khách hàng mua hàng với số lượng lớn. o Chiết khấu thanh toán: Số tiền doanh nghiệp dành cho khách hàng khi họ thanh toán tiền hàng sớm trong thời hạn được hưởng chiết khấu.  Giảm giá hàng bán: Số tiền doanh nghiệp dành cho khách hàng khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, thời gian trong hợp đồng.  Doanh thu của hàng bán bị trả lại: Là doanh thu của số hàng mà khách hàng đã mua nhưng trả lại. Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ Về phương pháp đo lường doanh thu, IAS 18 xác định: Đối với những hợp đồng dài hạn, doanh thu được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành. Phần công việc đã hoàn thành có thể được xác định theo nhiều cách thức khác nhau. Doanh nghiệp sẽ sử dụng cách thức đúng đắn nhất để xác định lượng công việc đã hoàn thành. Tùy thuộc vào bản chất công việc, IAS 18 đưa ra 3 phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành như sau:  Đánh giá phần công việc đã hoàn thành: Được hiểu là bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ cùng tiến hành khảo sát, đánh giá và thống nhất về phần công việc đã hoàn thành. Kết quả đánh giá thường được thể hiện bằng một biên bản. Phương pháp này đưa ra bằng chứng khách quan về phần kết quả cung cấp dịch vụ và đảm bảo tương đối tốt cho khả năng thu được lợi ích kinh tế về cho người cung cấp.  So sánh tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành: Theo phương pháp này, cần so sánh khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng theo hợp đồng ký kết để ước tính doanh thu.  So sánh tỷ lệ phần trăm chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ. Nếu khi kết quả không ước tính được một cách đáng tin cậy, doanh thu chỉ được ghi nhận trong chừng mực những chi phí đã ghi nhận và chắc chắn có thể thu hồi được. 3.1.3.2. Ghi nhận doanh thu Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cơ sở để tiến hành ghi nhận doanh thu (cũng như chi phí): Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích. Như ta đã biết đến ở bài một, đối với kế toán theo cơ sở tiền, thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền. Vậy doanh nghiệp tiến hành ghi nhận doanh thu chỉ khi họ nhận được khoản tiền thanh toán từ khách hàng. Nếu một công ty đã hoàn thành nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, nhưng nếu họ chưa thu được tiền từ khách hàng thì lúc đó doanh thu cũng chưa được ghi nhận. 66 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  7. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Kế toán theo cơ sở tiền rất đơn giản và có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và thời điểm thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, áp dụng ghi nhận doanh thu theo cơ sở tiền có thể sẽ dẫn tới sai lầm khi không ghi nhận những khoản doanh thu đã phát sinh nhưng chưa thu được bằng tiền, đồng thời nó cũng không thỏa mãn nguyên tắc “Phù hợp” giữ doanh thu và chi phí trong kế toán vì vậy có thể đưa tới những sai sót khi lập báo cáo tài chính. Vì vậy, việc áp dụng kế toán trên cơ sở tiền chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa trên các luồng tiền ra, vào, ít phát sinh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Tìm hiểu ví dụ sau để hiểu rõ hơn về ghi nhận doanh thu theo cơ sở tiền: Tháng 4/2012, công ty đồ gỗ Puma hoàn thành chuyển giao cho khách hàng một đơn hàng trị giá 247 triệu đồng. Khách hàng cam kết thanh toán vào tháng tiếp theo. Chi phí vận chuyển lô hàng trên: 4.5 triệu đồng Puma phải chịu và đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Theo cơ sở tiền, khoản doanh thu bán hàng và chi phí vận chuyển sẽ được ghi nhận vào thời gian nào? Trả lời: Doanh thu tuy phát sinh trong tháng 4 nhưng cho đến tháng 5 mới được ghi nhận vì lúc đó khách hàng mới trả tiền. Khoản chi phí vận chuyển lại được ghi nhận trong tháng 4 vì đã được thanh toán ngay.Vậy rõ ràng ta thấy rằng việc ghi nhận như trên không đảm bảo tính “Phù hợp” giữa doanh thu và chi phí. Đối với kế toán trên cơ sở dồn tích, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Như vậy, doanh thu sẽ được ghi nhận trong kỳ mà nó thực tế phát sinh. Nếu một doanh nghiệp đã hoàn thành nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, dù khách hàng đã trả tiền hoặc còn nợ thì doanh thu vẫn được ghi nhận tại thời điểm đó. Theo cơ sở dồn tích, việc ghi nhận doanh thu sẽ đảm bảo được tính phù hợp với chi phí phát sinh, đồng thời nó cho phép doanh nghiệp có thể theo dõi và ghi nhận hợp lý các giao dịch kéo dài qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh những ưu điểm, việc ghi nhận doanh thu theo cơ sở dồn tích đôi khi không đảm bảo được yêu cầu khách quan (không dựa vào dòng tiền thu vào mà dựa vào thời điểm phát sinh giao dịch), số liệu trên báo cáo tài chính có thể thể hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà quản lý. Tuy vậy, kế toán doanh thu trên cơ sở dồn tích được áp dụng với hầu hết các công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn, và nó là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất được thừa nhận rộng rãi và chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (GAAP): Nguyên tắc “Doanh thu thực hiện”: Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ được chuyển giao và khách hàng chấp nhận thanh toán. ACC202_Bai3_v1.0013107218 67
  8. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Nguyên tắc “Doanh thu thực hiện” là nguyên tắc đúng đắn và hợp lý, tuy nhiên, việc hiểu chưa sâu sắc về nguyên tắc sẽ dẫn tới một số quan điểm sai lầm trong ghi nhận doanh thu. Trong thời gian đầu, doanh thu thường được hiểu là tiền thu từ nghiệp vụ bán hàng hay cung cấp dịch vụ và lấy thời điểm chuyển giao hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở ghi nhận. Vì vậy dẫn tới quan điểm doanh thu phải được hạch toán tại thời điểm nghiệp vụ trao đổi hoàn tất, với một khoản dự phòng thích hợp cho các khoản phải thu khó đòi. Tuy nhiên, với sự ra đời của khái niệm “Giá trị hợp lý” cùng thực tiễn kinh doanh có nhiều thay đổi đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu, đặc biệt là sự gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội của các nước. Sự biến động của cơ cấu ngành trong nền kinh tế làm cho số lượng cũng như giá trị của các giao dịch về dịch vụ vượt trội so với các giao dịch về hàng hóa. Do đó nếu căn cứ vào quan điểm truyền thống về doanh thu, các giao dịch về cung cấp dịch vụ này chỉ có thể được ghi nhận khi đã hoàn tất toàn bộ quá trình cung cấp và chuyển giao cho người mua. Điều này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp, khi họ không thể trình bày trên báo cáo tài chính khoản doanh thu ứng với phần công việc đã hoàn thành trong năm. Kết quả là năm tài chính đó có một khoản lãi (lỗ) đã không được tính vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù kết quả của giao dịch và khả năng thu được doanh thu là đáng tin cậy. Trả lời câu hỏi về công ty Puma trong trường hợp Puma ghi nhận doanh thu dựa trên cơ sở dồn tích. Trả lời: Tháng 5 là tháng phát sinh và hoàn thành nghiệp vụ cung cấp hàng hóa cho khách hàng, vì vậy doanh thu và chi phí vận chuyển sẽ được ghi nhận trong tháng 5 (mặc dù khách hàng chưa trả tiền). Dựa trên nguyên tắc “Doanh thu thực hiện”, việc ghi nhận doanh thu đã được xây dựng cho từng loại doanh thu như sau: Theo IAS 18, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;  Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;  Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Theo IAS 18, Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận theo giai đoạn hoàn thành giao dịch vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Doanh thu có thể được ước tính khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;  Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 68 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  9. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí 3.1.4. Phương pháp kế toán doanh thu 3.1.4.1. Đặc điểm tài khoản kế toán sử dụng  TK “Doanh thu” Mục tiêu của việc tìm kiếm doanh thu là phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu. Khi doanh thu phát sinh, đồng nghĩa với việc giá trị vốn chủ sở hữu tăng lên. Do vậy, những ảnh hưởng từ việc ghi bên Nợ (bên Có) trên tài khoản doanh thu hoàn toàn giống với những ảnh hưởng từ việc ghi bên Nợ (bên Có) tài khoản Vốn chủ sở hữu. Điều đó giải thích tại sao tài khoản doanh thu được ghi tăng bên Có và ghi giảm bên Nợ. TK “Doanh thu” là tài khoản tạm thời nên nó không có số dư. CPS: xxx CPS: xxx  Các tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu: o TK “Chiết khấu mua hàng” o TK “Giảm giá hàng bán” o TK “Hàng bán bị trả lại” Là các tài khoản điều chỉnh (contra – account) cho tài khoản doanh thu, ghi tăng bên Nợ, giảm bên Có và cũng là những tài khoản không có số dư. TK GGHB, HBBTL, CKMH CPS: xxx CPS: xxx 3.1.4.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Sau đây là phương pháp kế toán một số khoản doanh thu chủ yếu phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu; Lãi cho vay; Cổ tức; Lãi nhượng bán chứng khoán. Kế toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ  Khi hoàn thành bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán tiến hành hạch toán hai bút toán sau: ACC202_Bai3_v1.0013107218 69
  10. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí o Ghi nhận doanh thu: ghi bên Nợ TK Tiền hoặc Phải thu khách hàng, ghi bên Có TK doanh thu. o Ghi nhận giá vốn: ghi bên Nợ TK Giá vốn hàng bán, ghi bên Có TK Hàng hóa, thành phẩm… Ví dụ: Ngày 2/1/2012, Công ty thương mại Sophan hoàn thành nghiệp vụ bán hàng cho Mit với giá bán 124.000.000 đồng, giá vốn lô hàng: 91.000.000 đồng. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nghiệp vụ trên tại Sophan được hạch toán như sau: Ghi nhận doanh thu bán hàng: Ngày, tháng Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 2 Tiền gửi ngân hàng 124.000.000 Doanh thu bán hàng 124.000.000 Ghi nhận giá vốn hàng bán: Ngày, tháng Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 2 Giá vốn hàng bán 91.000.000 Hàng hóa 91.000.000  Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp sẽ tiến hành: o Ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại: Sophan ghi Bên Nợ TK Hàng bán bị trả lại, ghi bên Có TK Tiền/ Phải thu khách hàng. o Ghi giảm giá vốn tương ứng của hàng bán bị trả lại. Để hiểu rõ hơn, giả sử trong ví dụ trên, ngày 11/1/2012, Mit trả lại một lô hàng trị giá 11.000.000 đồng (giá vốn 5.700.000 đồng) vì hàng kém chất lượng. Sophan đã nhận hàng và nhập kho đồng thời thanh toán cho Mit bằng tiền mặt. Bút toán tại Sophan như sau: Ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại: Ngày, tháng Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 11 Hàng bán bị trả lại 11.000.000 Tiền mặt 11.000.000 Ghi giảm giá vốn hàng bán: Ngày, tháng Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 11 Hàng hóa 5.700.000 Giá vốn hàng bán 5.700.000  Giả sử ngày 11/1/2012 , Sophan dành cho Mit khoản giảm giá 2.500.000 đồng bằng tiền mặt để Mit vẫn chấp nhận toàn bộ lô hàng. Bút toán ghi nhận khoản giảm giá hàng bán: Sophan ghi Bên Nợ TK Giảm giá hàng bán, ghi bên Có TK Tiền/ Phải thu khách hàng: Ngày, tháng Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 11 Giảm giá hàng bán 2.500.000 Tiền mặt 2.500.000 70 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  11. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí  Ghi nhận chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán): Tiếp tục ví dụ trên, Ngày 12/1, nếu Sophan dành cho Mit khoản chiết khấu bằng tiền mặt 1.200.000 đồng vì thanh toán tiền hàng sớm, bút toán tại Sophan như sau: ghi bên Nợ TK Chiết khấu bán hàng và ghi bên Có TK Tiền: Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 11 Chiết khấu bán hàng 1.200.000 Tiền mặt 1.200.000 Kế toán lãi cho vay Doanh nghiệp có thể tìm kiếm doanh thu thông qua hoạt động cho vay vốn dưới nhiều hình thức. Một hình thức phổ biến đó là đầu tư mua trái phiếu được trình bày qua ví dụ sau: Ngày 1/1/2012, Công ty Sophan mua 50 trái phiếu do chính phủ phát hành với giá 550.000.000 đồng. Biết trái phiếu có mệnh giá 10.000.000 đồng, lãi suất 8%, thời hạn 10 năm. Lãi trái phiếu được trả 2 lần bằng tiền gửi ngân hàng vào ngày 1/7 và 1/1 hằng năm bắt đầu từ 1/7/2012. Quy trình kế toán tại Sophan được thực hiện cho năm 2012 như sau:  Ngày 1/7/2012, ghi nhận nghiệp vụ nhận tiền lãi trái phiếu lần 1 cho 6 tháng đầu năm (50 × 10.000.000 × 8% × 1/2 = 20.000.000 đồng): ghi Nợ TK Tiền gửi ngân hàng, ghi Có TK Doanh thu về lãi trái phiếu.  31/12/2012, Sophan ghi nhận khoản lãi dồn tích được hưởng của 6 tháng cuối năm: ghi Nợ TK Phải thu về lãi trái phiếu, ghi Có TK Doanh thu về lãi trái phiếu.  Ngày 1/1/2013 ghi nhận nghiệp vụ nhận tiền lãi trái phiếu cho lần 2 năm 2012: ghi Nợ TK Tiền gửi ngân hàng, ghi Có TK Phải thu về lãi trái phiếu. Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 7/2012 1 Tiền gửi ngân hàng 20.000.000 Doanh thu về lãi trái phiếu 20.000.000 Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 12/2012 31 Phải thu về lãi trái phiếu 20.000.000 Doanh thu về lãi trái phiếu 20.000.000 Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 1/2012 1 Tiền gửi ngân hàng 20.000.000 Doanh thu về lãi trái phiếu 20.000.000 Kế toán doanh thu cổ tức Giả sử công ty Sophan đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu của công ty Hoa sen. Ngày 19/8/2012, Sophan được trả cổ tức 1.000 đồng/1 cổ phiếu bằng tiền mặt. Bút toán ghi nhận doanh thu cổ tức ngày 19/12 của Comin như sau: ghi Nợ TK tiền và ghi Có TK doanh thu cổ tức: ACC202_Bai3_v1.0013107218 71
  12. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 8/2012 19 Tiền mặt 100.000.000 Doanh thu cổ tức 100.000.000 Kế toán lãi nhượng bán chứng khoán Ngày 21/11/2012, Sophan bán 10.000 chứng khoán của Hoa sen thu được 210.000.000 đồng tiền gửi ngân hàng (đã trừ đi phí môi giới chứng khoán) (giá mua trước đây: 19.500/ 1 cổ phiếu). Bút toán ghi nhận nghiệp vụ bán cổ phiếu: ghi Nợ TK Tiền gửi ngân hàng (210 triệu đồng), ghi Có TK chứng khoán đem bán (195 triệu đồng) và ghi Có TK lãi về bán chứng khoán (210 – 195 = 15 triệu đồng): Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 11/2012 21 Tiền gửi ngân hàng 210.000.000 Chứng khoán 195.000.000 Lãi về nhượng bán chứng khoán 15.000.000 3.1.5. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ và khóa sổ liên quan tới doanh thu 3.1.5.1. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ liên quan tới doanh thu Có 2 loại bút toán điều chỉnh doanh thu tại thời điểm cuối kỳ:  Điều chỉnh doanh thu nhận trước: Số tiền doanh nghiệp đã nhận trước cho toàn bộ hợp đồng được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán. Để làm rõ, giả sử ngày 20/4/2012, công ty Comin nhận tiền ứng trước của khách hàng 45.000.000 đồng cho toàn bộ dịch vụ Comin sẽ cung cấp. Đến 30/4, Comin đã thực hiện được 1/3 khối lượng dịch vụ, công ty tiến hành xác định và thực hiện bút toán điều chỉnh phần doanh thu tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành trong tháng: ghi Nợ TK Doanh thu nhận trước, ghi Có TK Doanh thu: Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 4/2012 30 Doanh thu nhận trước 15.000.000 Doanh thu 15.000.000  Điều chỉnh doanh thu phải thu: Là phần giá trị công việc, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện, cung cấp cho khách hàng trong kỳ báo cáo nhưng chưa thu được tiền. Giả sử, ngày 30/4, Comin hoàn thành thực hiện dịch vụ quảng cáo cho Beal trị giá 100.000.000 đồng nhưng chưa nhận được hóa đơn thanh toán, công ty ghi nhận khoản doanh thu phải thu từ Beal: ghi Nợ TK Phải thu khách hàng, ghi Có TK Doanh thu: Tháng, năm Ngày Nội dung Nợ Có 4/2012 30 Phải thu khách hàng 100.000.000 Doanh thu 100.000.000 72 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  13. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí 3.1.5.2. Các bút toán khóa sổ liên quan tới doanh thu  Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần: Ghi Nợ TK Doanh thu, ghi Có các TK phản ánh khoản giảm trừ doanh thu  TK Doanh thu là TK tạm thời, cuối kỳ kế toán sẽ được khóa sổ: Ghi Nợ các TK Doanh thu và ghi Có TK Xác định kết quả. 3.1.6. Trình bày và phân tích thông tin về doanh thu trên các báo cáo tài chính 3.1.6.1. Trình bày thông tin về doanh thu trên báo cáo tài chính Thông tin về doanh thu được trình bày trên Báo cáo thu nhập (còn được gọi là Báo cáo kết quả kinh doanh). Theo cách lập báo cáo thu nhập, có 2 phương pháp trình bày thông tin về doanh thu:  Trình bày thông tin về doanh thu theo báo cáo thu nhập một bước: Thông tin gồm 2 mục chính được trình bày theo thứ tự: Doanh thu và các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí. (Xem Bảng 1)  Trình bày thông tin về doanh thu theo báo cáo thu nhập nhiều bước:Doanh thu và chi phí được trình bày theo nhóm các hoạt động của doanh nghiệp. (Xem Bảng 2) 3.1.6.2. Phân tích thông tin về doanh thu trên báo cáo tài chính Căn cứ vào chỉ tiêu về Doanh thu trên Báo cáo thu nhập và một số chỉ tiêu khác trên các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu sau thường được tính toán để phục vụ cho phân tích thông tin: Tỷ số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu: Doanh thu Tỷ số vòng quay của tài sản = Tổng giá trị tài sản bình quân Trong đó:  Doanh thu: Là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tổng giá trị tất cả các loại doanh thu.  Tổng giá trị tài sản bình quân: Được tính bằng cách lấy giá trị bình quân của tổng giá trị tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu trên cho biết 1 đơn vị giá trị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị doanh thu, hệ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả Lợi nhuận thuần Tỷ suất sinh lời của doanh thu = × 100 Doanh thu Trong đó mẫu số được xác định là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tổng giá trị tất cả các loại doanh thu. Tính toán chỉ tiêu trên cho biết lợi nhuận thuần chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy lãi của doanh nghiệp của lớn. ACC202_Bai3_v1.0013107218 73
  14. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Bảng 1: Báo cáo thu nhập một bước Chỉ tiêu Nợ Có Doanh thu: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ Doanh thu về lãi suất Doanh thu cổ tức Các loại doanh thu và thu nhập khác Chi phí: Giá vốn hàng bán Chi phí tiền lương Chi phí khấu hao Chi phí quảng cáo Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản chi phí khác Lợi nhuận thuần Bảng 2: Báo cáo thu nhập nhiều bước Chỉ tiêu Nợ Có Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí tiền lương Chi phí khấu hao Chi phí quảng cáo Chi phí dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí hoạt động Lợi nhuận từ bán hàng, cung cấp dịch vụ Các khoản doanh thu và thu nhập khác Các khoản chi phí khác Lợi nhuận thuần 3.2. Kế toán chi phí Ví dụ minh họa: Giả sử bạn tự mở một nhà máy sản xuất ván trượt tuyết có tên là Terrain Park Boards. Bạn nghĩ điều này là không thể? Jake Burton Carpenter khởi nghiệp với công ty sản xuất ván trượt Burton Snowboards khi anh chỉ mới 23 tuổi. Jake ban đầu đã thử nghiệm với 100 loại ván trượt khác nhau trước khi thiết kế một sản phẩm cho riêng mình. Sau đó, Jake cùng với 2 người họ hàng và 1 người bạn đã bắt đầu làm ra 50 ván trượt trong một ngày ở Londonderry, bang Vermont. Không may là trong năm đầu họ làm ra rất nhiều ván trượt trong khi chỉ bán được vỏn vẹn 300 chiếc. Để trụ được 74 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  15. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí trong những năm đầu khởi nghiệp. Jake phải dậy tennis và đi phục vụ ở những quầy bar để kiếm tiền. Đây là những chi phí mà nhà máy sản xuất ván trượt của bạn gánh phải: 1. Chi phí nguyên vật liệu cho mỗi một tấm ván trượt (ruột gỗ, sợi thủy tinh, keo dính, đinh ốc, lưỡi kim loại và sơn) là 30 đô la. 2. Chi phí nhân công (ví dụ như tạo hình ván trượt từ bàn cưa điện) là 40 đô la. 3. Khấu hao nhà xưởng, máy móc và thiết bị (ví dụ như máy ép, máy nghiền và máy phun sơn) là 25.000 đô la/năm. 4. Thuế sử dụng đất đai của xưởng sản xuất là 6.000 đô la/năm. 5. Chi phí quảng cáo (đa phần là trực tuyến và phát tờ rơi) là 60.000 đô la/năm. 6. Tiền hoa hồng bán hàng là 20 đô la mỗi chiếc. 7. Tiền lương cho công nhân bảo trì là 45.000 đô la/năm 8. Tiền lương cho quản đốc phân xưởng là 70.000 đô la. 9. Chi phí vận chuyển là 8 đô la/chiếc. Câu hỏi: Những loại chi phí nào phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp? Tổng chi phí phát sinh là bao nhiêu? 3.2.1. Khái niệm chi phí và vai trò của chi phí đối với doanh nghiệp 3.2.1.1. Khái niệm Chi phí là toàn bộ hao tổn về nhân lực và vật lực thuộc yếu tố nguồn đầu vào và đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất là chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm thuộc một kỳ nhất định liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hoặc còn dở dang. Chi phí phi sản xuất (chi phí thời kỳ) bao gồm tất cả những tiêu dùng về yếu tố nguồn lực phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất, quản lý sản xuất, tổ chức kênh phân phối cho sản xuất sản phẩm và các chi phí kinh doanh khác ngoài sản xuất. 3.2.1.2. Vai trò  Chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị sản phẩm hoàn thành sau sản xuất  Chỉ dùng cho doanh nghiệp sản xuất.  Chi phí phi sản xuất là những chi phí thời kỳ liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp  Dùng trong cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại dịch vụ. ACC202_Bai3_v1.0013107218 75
  16. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí 3.2.2. Phân loại chi phí 3.2.2.1. Chi phí sản xuất Sản xuất bao gồm những hoạt động và quy trình chuyển hóa nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm cuối. Thương mại dịch vụ khác với sản xuất ở chỗ hàng hóa được tiêu thụ giống như nguyên bản. Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm sản xuất. Chi phí sản xuất được phân thành 3 loại sau: Biểu 3-1: Phân loại chi phí sản xuất  Chi phí nguyên liệu trực tiếp Nhà sản xuất trước hết mua nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm cuối. Nguyên liệu thô là những vật liệu cơ bản được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ví dụ, những nhà sản xuất xe hơi General Motors, Ford và Toyota sử dụng thép, nhựa, lốp xe như những nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất. Những nguyên liệu thô trực tiếp cấu thành nên sản phẩm cuối trong quá trình sản xuất được gọi là nguyên liệu trực tiếp. Ví dụ như bột mì trong bánh mì, si rô trong nước ngọt, thép trong sản xuất xe hơi. Nguyên liệu trực tiếp trong ngành công nghiệp máy tính bao gồm nhựa, thủy tinh, ổ cứng, vi xử lý. Nguyên liệu gián tiếp là những nguyên liệu thô không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm cuối. Nguyên liệu gián tiếp gồm 1 trong 2 đặc tính: (1) Không thể trở thành một phần của sản phẩm cuối, ví dụ: dầu nhớt, dung dịch tẩy rửa, hoặc là (2) Không thể xác định được về mặt chi phí bởi mối liên hệ của chúng với sản phẩm cuối là rất nhỏ, ví dụ: chốt định vị, ốc vít. Chi phí nguyên liệu gián tiếp được phân loại vào chi phí sản xuất chung.  Chi phí nhân công trực tiếp Nhân công trực tiếp là nhân công trực tiếp biến nguyên liệu thô thành sản phảm cuối trong quá trình sản xuất của người lao động. Những người thợ đóng chai ở Coca-cola, những người thợ làm bánh ở Sara Lee hoặc những người thợ xếp chữ ở Aptara Corp là những ví dụ về nhân công trực tiếp. Khái niệm nhân công gián tiếp liên hệ tới những người lao động không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, hoặc không thể xác định được chi phí nhân công đối với sản phẩm. Ví dụ như tiền lương của những người thợ bảo dưỡng, đốc công hoặc giám sát. Tương tự như nguyên liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp được xếp vào chi phí sản xuất chung. 76 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  17. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí  Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất khác bao gồm những loại chi phí có liên hệ gián tiếp với quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối. Những loại chi phí này có thể là chi phí sản xuất không được xếp vào chi phí nguyên liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan tới tài sản cố định của doanh nghiệp như bảo hiểm, thuế và bảo trì. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tỉ trọng của 3 loại chi phí này trên tổng chi phí sản xuất như sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 54%, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 13% và chi phí sản xuất khác chiếm 33%. Qua đó, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng thấp nhất. Loại chi phí sản xuất này có xu hướng giảm mạnh khi tự động hóa ngày càng trở nên phổ biến. Doanh nghiệp đang dần dần cắt giảm bớt lao động nhắm tăng năng suất. Nhà máy sản xuất của Nissan ở bang Tennessee, Hoa Kỳ tạo ra chiếc Altima trung bình chỉ sử dụng 15,74 giờ nhân công cho một đơn vị sản phẩm trong khi Ford và Daimler phải mất từ 26 đến 28 giờ nhân công cho mỗi chiếc xe hơi được xuất xưởng. Ở một vài công ty, chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 5% tỉ trọng trên tổng chi phí. Phân bổ chi phí nguyên vật liệu và nhân công tới một sản phẩm nhất định là điều tương đối dễ dàng. Việc ghi chép sổ sách tốt có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được cần bao nhiêu nhựa để sản xuất ra một loại linh kiện hoặc cần bao nhiêu giờ nhân công để làm ra một thiết bị. Tuy nhiên việc phân bổ chi phí sản xuất chung tới một sản phẩm nhất định là rất khó khăn. Khó có thể xác định được lương của nhân viên mua bán nguyên vật liệu thô đóng góp thế nào vào chi phí của hàng trăm loại sản phẩm khác nhau được sản xuất trong cùng một phân xưởng. Tương tự là trường hợp của dầu bôi trơn giúp máy móc hoạt động trơn tru hay như các máy tính lương cho cán bộ công nhân viên. Câu hỏi cơ bản nhất đặt ra là những loại sản phẩm nào kéo theo những loại chi phí tương ứng nào. 3.2.2.2. Chi phí phi sản xuất (chi phí thời kỳ) Chi phí thời kì là chi phí gắn liền với doanh thu ở một thời điểm nhất định, không đóng góp vào chi phí của sản phẩm tiêu thụ. Chi phí thời kì còn được gọi là chi phí phi sản xuất. Chi phí thời kì bao gồm chi phí bán hàng và chi phí hành chính. Để xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp khấu trừ những chi phí này từ doanh thu trong thời điểm gánh chịu chi phí. Chi phí bán hàng thể hiện chức năng phân phối sản phẩm theo phương thức bán hàng. Chi phí này phát sinh sau quá trình sản xuất và trong quá trình bán hàng (quá trình lưu thông phân phối). Chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục chi phí sau:  Tiền lương của nhân viên bán hàng  Chi phí vật liệu, bao bì liên quan đến bán hàng  Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bán hàng  Chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng ACC202_Bai3_v1.0013107218 77
  18. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí  Chi phí bảo hành sản phẩm  Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền thuê kho bãi, bốc vác, tiền hoa hồng đại lý…  Chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng… Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổ hợp các yếu tố chi phí chi cho bộ máy quản lý văn phòng để thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý tài chính, kỹ thuật. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản mục chi phí sau:  Tiền lương của nhân viên quản lý  Chi phí vật liệu , bao bì liên quan đến công tác quản lý  Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng  Chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận văn phòng  Chi phí thuế, phí bà và lệ phí  Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại, điện báo… phục vụ bộ phận văn phòng  Chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, công tác phí … 3.2.2.3. Phân biệt chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ Tất cả những thành tố của chi phí sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là chi phí sản phẩm. Đúng theo tên gọi của nó, chi phí sản phẩm là những chi phí có vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối. Doanh nghiệp ghi nhận chi phí sản phẩm vào tài khoản Hàng tồn kho. Theo đó, những loại chi phí này không thể trở thành chi tiêu cho đến khi doanh nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho. Như vậy, chi tiêu ở thời điểm này được ghi nhận là “Giá vốn hàng bán”. Chi phí thời kì bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gắn liền với doanh thu ở một thời điểm nhất định, không thuộc giá thành sản phẩm sản xuất. Chi phí này sử dụng để xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và điều chỉnh lợi tức kế toán. Biểu 3-2: Chi phí sản phẩm và chi phí thời kì 78 ACC202_Bai3_v1.0013107218
  19. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí Đáp án tình huống: Biểu sau minh họa phương pháp Terrain Park Board phân bổ chi phí sản xuất và bán hàng tới các khoản mục. Chi phí sản phẩm Loại chi phí Nguyên vật liệu Nhân công Chi phí sản Chi phí trực tiếp trực tiếp xuất khác thời vụ 1. Chi phí nguyên vật X liệu mỗi chiếc ($30) 2. Chi phí nhân công X mỗi chiếc ($40) 3. Khấu hao máy móc X thiết bị ($25.000/năm) 4. Thuế bất động sản X ($6.000/năm) 5. Chi phí quảng cáo X ($60.000/năm) 6. Tiền môi giới X ($20/chiếc) 7. Phí bảo trì X ($45.000/năm) 8. Lương của quản đốc X phân xưởng ($70.000) 9. Phí vận chuyển X ($8/chiếc) Biểu 3-3: Phân bổ chi phí sản xuất Nhắc lại rằng tổng chi phí sản xuất là cộng gộp của các loại chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nếu Terrain Park Boards sản xuất 10.000 ván trượt trong năm đầu, tổng chi phí sản xuất là 846.000 đô la, minh họa ở Biểu 3-4: Loại chi phí Chi phí sản xuất 1. Chi phí nguyên vật liệu ($30 x 10.000) $300.000 2. Chi phí nhân công ($40 x 10.000) 400.000 3. Khấu hao máy móc, thiết bị 25.000 4. Thuế bất động sản 6.000 7. Phí bảo trì 45.000 8. Lương quản đốc phân xưởng 70.000 Tổng chi phí sản xuất $846.000 Biểu 3-4: Phương pháp tính tổng chi phí sản xuất Biết được tổng chi phí sản xuất, Terrain Park Boards có thể dễ dàng tính toán được chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm. Giả sử nhà máy sản xuất 10.000 đơn vị sản phẩm, chi phí để sản xuất một chiếc ván trượt tuyết là 84,60 đô la ($846.000 ÷ 10.000 chiếc). ACC202_Bai3_v1.0013107218 79
  20. Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1) Doanh thu – Chi phí 3.2.3. Ghi nhận và đo lường chi phí Các nguyên tắc kế toán là cơ sở để đo lường doanh thu, chi phí và kết quả. Cũng giống nhu doanh thu, chi phí của doanh nghiệp được ghi nhận và đo lường dựa trên nhóm các nguyên tắc kế toán sau:  Nguyên tắc kế toán tiền cho phép kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí và chỉ các đơn vị kế toán thu hoặc chi tiền đối với các giao dịch liên quan đến doanh thu và chi phí. Chẳng hạn như: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu xuất dùng ngay cho sản xuất với giá trị là 2,500$, trong đó doanh nghiệp thanh toán cho người bán là 2,000$, phần còn lại sẽ trả vào tháng sau. Vậy theo nguyên tắc này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được ghi nhận là 2,500$ chứ không phải là 2,000$.  Nguyên tắc kế toán dồn tích cho phép kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí khi chúng phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và chi phí mà không nhất thiết phải gắn liền với dòng tiền thu hoặc chi. Một ví dụ về ghi nhận chi phí theo nguyên tắc kế toán dồn tích là chi phí tiền lương được ghi nhận ngay khi đơn vị tính lương phải trả chứ không phải thời điểm doanh nghiệp xuất tiền ra để trả lương cho người lao động.  Nguyên tắc phù hợp yêu cầu doanh thu và chi phí phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kỳ kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kỳ kế toán được chính xác và đáng tin cậy. Chẳng hạn như: Năm 2012, Doanh nghiệp mua một thiết bị sản xuất với nguyên giá 100,000$. Thời gian sử dụng ước tính 5 năm và khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sử dụng thiết bị sản xuất (chi phí khấu hao) đối với thiết bị này trong năm 2012 không phải là 100,000$ mà là 100,000$/5 = 2,000$.  Nguyên tắc trọng yếu đo lường doanh thu và chi phí cho phép kế toán bỏ qua những sự kiện có ảnh hưởng không quan trọng đến kết quả. Trong một chừng mực nào đó, nguyên tắc trọng yếu có sự đối lập với nguyên tắc phù hợp. Ví dụ công cụ dụng cụ lao động là loại tư liệu lao động nhỏ không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định nhưng lại có những đặc điểm vận động tương đối giống tài sản cố định ở chỗ nó có sự dịch chuyển dần giá trị vào chi phí hoạt động từng kỳ và vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu. Theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng trong nhiều niên độ kế toán cũng phải được kế toán phân bổ vào chi phí từng kỳ. Tuy nhiên, có những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối nhỏ nên để đảm bảo tính hiệu quả, kế toán có thể áp dụng nguyên tắc trọng yếu và tính một lần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí một kỳ và điều này không dẫn đến sự biến động lớn của kết quả hoạt động kỳ đó. 3.2.4. Quy trình và phương pháp kế toán chi phí 3.2.4.1. Quy trình kế toán chi phí Để phục vụ cho việc tính giá thành và xác định doanh thu thuần của doanh nghiệp được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất, chi phí 80 ACC202_Bai3_v1.0013107218
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0