Bài giảng Nguyên lý thống kê: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
lượt xem 9
download
(NB)Bài giảng Nguyên lý thống kê: Phần 1 cung cấp nội dung chính như sau: đối tượng nghiên cứu của thống kê học, quá trình nghiên cứu thống kê, phân tổ thống kê, các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN:NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ (Dùng cho đào tạo Tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phương Hảo Lưu hành nội bộ - Năm 2019
- CHƢƠNG 1: ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Chương 1 giới thiệu thống kê học là gì và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội. Làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học. Hiểu một số khái niệm và các loại thang đo được dùng nhiều trong thống kê. 1.1 Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê học 1.1.1 Sơ lƣợc về sự ra đời và phát triển của thống kế học Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Sự phát triển của thống kê học là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm đúc kết dần thành lý luận khoa học ngày càng hoàn chỉnh. - Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã ghi chép tính toán để nắm đƣợc tài sản của mình, những công việc này chƣa mang tính chất thống kê rõ rệt. - Dƣới chế độ phong kiến, công tác thống kê có những bƣớc phát triển hơn với phạm vi rộng và nội dung phong phú nhƣ: đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất và tài sản khác. Thống kê tuy phát triển tiến bộ nhƣng chƣa đúc kết thành lý luận khoa học. - Đến chủ nghĩa tƣ bản thì thống kê là một công cụ phục vụ cho quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh doanh. Nhà nƣớc tƣ bản đã đi sâu nghiên cứu và họ đã đƣa ra những phƣơng pháp thu thập, tính toán và phân tích các số liệu thống kê. Do đó công tác thống kê phát triến nhanh, đƣợc tổng kết dần thành lý luận và trở thành một môn khoa học xã hội. Ngày nay thống kê là một công cụ hạch toán của các tổ chức, cá nhân và đƣợc coi là một trong những công cụ để Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế- xã hội. * Khái niệm: Thống kê là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lƣợng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể nhằm rút ra bản chất, tính quy luật phát triển của sự vật hiện tƣợng. 1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Từ khái niệm trên, có một số vấn đề cần làm rõ nhƣ sau: 1
- Thứ nhất, thế nào là mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất? Xuất phát từ lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ sự vật, hiện tƣợng nào cũng đều có hai mặt chất và lƣợng. Theo đó, mặt chất của hiện tƣợng là bản chất trừu tƣợng giúp ta phân biệt hiện tƣợng, sự vật đó với những hiện tƣợng, sự vật khác. Ví dụ: Sau khi phân tích các thông tin về công ty A, bạn đánh giá là công ty A cótình hình tài chính tốt.Ở đây, tốt là một biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tƣợng và chỉ đƣợc biểu hiện cụthể qua các thông số nhƣ: doanh số, lợi nhuận, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... chính là mặt lƣợng. Nhƣ vậy, mặt lƣợng là những biểu hiện bằng con số, nó cho biết bản chất cụ thể của sự vật, hiện tƣợng. Bất kỳ chất nào cũng đƣợc biểu hiện bằng một lƣợng cụ thể, lƣợng nào cũng là lƣợng của một chất xác định. Chất của hiện tƣợng có tính ổn định tƣơng đối còn lƣợng lại thƣờng xuyên biến động. Khi lƣợng thay đổi đến một mức nào đó thì chất sẽ thay đổi. Chính vì vậy, thống kê nghiên cứu mặt lƣợng nhƣng không tách rời mặt chất mà trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất. Thứ hai, thế nào là các hiện tượng số lớn? Theo quy luật số lớn, khi nghiên cứu một số đủ lớn các hiện tƣợng cá biệt thì các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bị triệt tiêu làm bộc lộ nhân tố cơ bản, bản chất của hiện tƣợng. Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của thống kê học là các hiện tƣợng kinh tế – xã hội số lớn, trong đó bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tƣợng cá biệt tạo thành. Thông qua nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị cá biệt này, chúng ta sẽ rút ra đƣợc kết luận về bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng. Kết luận này có thể sẽ không đúng với từng hiện tƣợng cá biệt, nhƣng nó phản ánh đúng với hiện tƣợng số lớn. Ví dụ: Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở lúc 0 giờ ngày 1/4/2009, trong tổng thể dân số nƣớc ta hiện nay, tỷ lệ nam/nữ là 98,1/100. Tỷ lệ này có thể không đúng đối với từng gia đình nhƣng đúng với số đông các gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhƣng con số nào là đủ lớn thì còn tuỳ vào đặc điểm của hiện tƣợng. Ví dụ: Tập hợp 100 trên 120 nhân viên của công ty X có tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán là một số đủ lớn, nhƣng tập hợp 100 ngƣời trong tổng dân số Việt Nam thì không đƣợc coi là đủ lớn. 2
- Thống kê chỉ nghiên cứu các hiện tƣợng số lớn? Câu trả lời là không. Thống kê chủ yếu nghiên cứu hiện tƣợng số lớn và có kết hợp nghiên cứu cả đơn vị, hiện tƣợng cá biệt, thƣờng là những hiện tƣợng có tính chất điển hình tiên tiến hoặc điển hình lạc hậu. Ví dụ: Trong một nhà máy A, tổ sản xuất B liên tục có năng suất lao động cao nhất nhà máy trong nhiều năm liền; khi đó, nghiên cứu riêng tổ sản xuất B để rút ra kết luận, tại sao tổ này có năng suất lao động cao, do tuổi nghề, do bậc thợ, do trình độ khéo léo, tăng ca... từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhằm nâng cao NSLĐ toàn nhà máy. Thứ ba, tại sao phải nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể? Chúng ta đều biết, mặt lƣợng của các hiện tƣợng kinh tế – xã hội thƣờng xuyên biến động qua thời gian và qua không gian. Khi điều kiện thời gian và không gian thay đổi, bản chất của sự vật, hiện tƣợng có thể cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi nghiên cứu phải xác định rõ hiện tƣợng đó xảy ra tại thời điểm nào và ở đâu. Ví dụ: Giá vàng tại các thời gian, không gian khác nhau là khác nhau. Thậm chí tại cùng thời gian nhƣng ở các địa phƣơng khác nhau, các cửa hàng khác nhau, giá vàng cũng khác nhau. 1.2 Một số khái niệm thƣờng dùng trong thống kê học 1.2.1 Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể * Tổng thể thống kê: Là hiện tƣợng số lớn gồm những đơn vị cá biệt đƣợc liên kết với nhau trên cơ sở một đặc điểm chung. Ví dụ: Tổng thể các sinh viên trƣờng đại học Phạm Văn Đồng (các sinh viên có đặc điểm chung là sinh viên của trƣờng…. * Đơn vị tổng thể: là từng đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê Ví dụ: trong tổng thể sinh viên trƣờng đại học Phạm Văn Đồng thì mỗi sinh viên là một đơn vị tổng thể… Xác định tổng thể là xác định phạm vi của đối tƣợng nghiên cứu. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà tổng thể xác định có khác nhau. * Phân loại tổng thể thống kê Có nhiều cách để phân loại tổng thể thống kê, cụ thể: - Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể 3
- + Tổng thể bộc lộ: Tổng thể có ranh giới rõ ràng, có thể nhận biết đƣợc tất cả các đơn vị bằng trực quan. Ví dụ: Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, tổng thể các cổ đông của công ty A… + Tổng thể tiềm ẩn: Tổng thể có ranh giới không rõ ràng, không nhận biết hết đƣợc tất cả các đơn vị trong tổng thể. Ví dụ: Tổng thể những doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp, tổng thể những ngƣời thích xem phim truyền hình… Trong thực tế, tổng thể tiềm ẩn rất đa dạng, vì vậy cần xác định tổng thể nghiên cứu là tổng thể bộc lộ hay tiềm ẩn để tìm cách xác định đối tƣợng cho phù hợp. - Căn cứ vào mục đích nghiên cứu + Tổng thể đồng chất: Bao gồm những đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Sản lƣợng lúa của Việt Nam năm 2018 + Tổng thể không đồng chất: Bao gồm những đơn vị có những đặc điểm chủ yếu khác nhau có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Sản lƣợng các loại cây năm 2018 - Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu + Tổng thể chung: Bao gồm tất cả các đơn vị thuộc đối tƣợng nghiên cứu. + Tổng thể bộ phận: Bao gồm một phần của tổng thể chung. 1.2.2 Tiêu thức thống kê Là đặc điểm của đơn vị tổng thể chọn ra để nghiên cứu tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhƣ vậy, tiêu thức thống kê không phải là tất cả những đặc điểm của đơn vị tổng thể mà chỉ là những đặc điểm đƣợc chọn ra để nghiên cứu. Ví dụ: Mỗi sinh viên là một đơn vị tổng thể có các đặc điểm nhƣ: tên, tuổi, giới tính, điểm trung bình chung học tập.... Mỗi đặc điểm này khi đƣợc chọn ra để nghiên cứu là một tiêu thức thống kê Mỗi tiêu thức thống kê đều có các giá trị biểu hiện của nó, dựa vào sự biểu hiện của nó ngƣời ta chia ra làm 2 loại: 4
- - Tiêu thức thuộc tính: là loại tiêu thức mà biểu hiện của nó không phải là những con số cụ thể mà là những tên gọi, từ ngữ dùng để phản ánh tính chất của đơn vị tổng thể Ví dụ: giới tính, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân (có gia đình hay chƣa),... - Tiêu thức số lượng: là loại tiêu thức mà biểu hiện của nó là những con số cụ thể phản ánh đặc trƣng của đơn vị tổng thể mà có thể cân, đong, đo, đếm đƣợc và những con số đó đƣợc gọi là lƣợng biến của tiêu thức Ví dụ: độ tuổi, số lƣợng công nhân, năng suất lao động, mức tiền lƣơng,... Có hai loại lƣợng biến: + Lƣợng biến rời rạc là lƣợng biến biểu hiện bằng số nguyên. Ví dụ: Tiêu thức tuổi, số cổ phiếu nắm giữ... + Lƣợng biến liên tục là lƣợng biến có biểu hiện bằng số thập phân. Ví dụ: tiêu thức tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ... * Tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên 1 đơn vị tổng thể gọi là tiêu thức thay phiên Ví dụ: Tiêu thức giới tính (nam – nữ), tiêu thức chất lƣợng (đạt/không đạt)… 1.2.3 Chỉ tiêu thống kê Là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Ví dụ: Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.993.385 ngƣời vào ngày 12/01/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. (Nguồn: https://danso.org/viet- nam/); Lợi nhuận của công ty B trong năm 2018 là 3 tỷ đồng,... * Phân loại chỉ tiêu thống kê Có nhiều cách thức phân loại chỉ tiêu thống kê khác nhau. Phân theo nội dung phản ánh thì chỉ tiêu thống kê chia làm 2 loại: - Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu nêu lên các đặc điểm chung về quy mô, khối lƣợng đơn vị tổng thể. Ví dụ: chỉ tiêu số nhân khẩu, khối lƣợng sản phẩm, số công nhân, diện tích gieo trồng, tổng số dân số.... 5
- - Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ tổng thể. Ví dụ: chỉ tiêu năng suất lao động, giá thành đơn vị sản phẩm,.... Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu thống kê việc trƣớc tiên là phải xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau đƣợc gắn liền với mục tiêu nghiên cứu nhất định của một tổng thể. 1.2.4 Thang đo thống kê Để lƣợng hoá hiện tƣợng nghiên cứu, tuỳ theo tính chất của dữ liệu, thống kê đo lƣờng bằng 4 loại thang đo chủ yếu sau: a) Thang đo định danh: Thang đo định danh là thang đo dùng các mã số để phân loại các đối tƣợng. Thang đo dịnh danh không mang ý nghĩa nào cả mà chỉ để lƣợng hoá các dữ liệu cần cho nghiên cứu. Nó thƣờng đƣợc sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Ngƣời ta thƣờng dùng các chữ số tự nhiên nhƣ 1, 2, 3, 4... để làm mã số. Ví dụ: - Giới tính: ngƣời ta thƣờng mã số nam là 1; nữ là 2. - Tình trạng gia đình: 1: Độc thân ; 2: Kết hôn; 3: Ly dị; 4: Khác. * Đặc điểm: Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp nhƣng khi chuyển từ số này sang số khác thì dấu hiệu đo đã có sự thay đổi về chất. Không áp dụng các phép tính khi sử dụng loại thang đo này mà chỉ đếm đƣợc tần số xuất hiện của từng biểu hiện. b) Thang đo thứ bậc: Thang đo thứ bậc là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này không nhất thiết phải bằng nhau. Nó đƣợc dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lƣợng. Ví dụ: - Tiền lƣơng của công nhân trong doanh nghiệp hàng tháng là: < 800 ngàn đồng; từ 800-1000 ngàn đồng; từ 1000-1500 ngàn đồng và > 1500 ngàn đồng. - Bậc thợ (7 bậc), chất lƣợng sản phẩm, xếp hạng huân huy chƣơng... * Đặc điểm: Loại thang đo này đƣợc dùng nhiều trong nghiên cứu xã hội, đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự nhƣ thái độ, quan điểm của con ngƣời đối với các hiện tƣợng xã hội. Với thang đo này, có thể tính toán đặc trƣng 6
- chung cho một tổng thể một cách tƣơng đối qua tính số bình quân, còn đối với một đơn vị tổng thể thì không thực hiện đƣợc. Ví dụ: Để đánh giá độ tự tin của bạn khi đƣợc giao một công việc mới, ngƣời ta đƣa ra một thang đo thứ bậc với 3 nấc: 1. Rất tự tin, 2. Tƣơng đối tự tin, 3. Không tự tin. Con số 1, 2, 3 ở đây không có nghĩa là bạn tự tin gấp 2, gấp 3 lần mà chỉ biểu thị quan hệ hơn kém. Tuy nhiên, ta không thể xác định đƣợc mức độ cao thấp giữa các nhóm, khoảng cách giữa các biểu hiện cũng không bằng nhau. c) Thang đo khoảng: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc nhƣng có khoảng cách đều nhau và không có điểm gốc không (0) tuyệt đối. Ví dụ: Tiêu thức nhiệt độ không khí, 0oC là một biểu hiện; tiêu thức điểm thi, điểm 0 là một biểu hiện chứ không có nghĩa là không có điểm. * Đặc điểm: Có thể sử dụng các phép tính cộng, trừ và có thể tính đƣợc các đặc trƣng của dãy số nhƣ số bình quân, phƣơng sai... nhƣng không tính đƣợc tỷ lệ giữa các trị số đo. Hạn chế cơ bản của thang đo khoảng là chƣa có giá trị “không tuyệt đối” mà chỉ có giá trị 0 quy ƣớc. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của thành phố A là 30oC, thành phố B là 10oC, nhƣng điều đó không có nghĩa là thành phố A nóng gấp 3 lần thành phố B. c) Thang đo tỷ lệ: Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng có điểm gốc không (0) tuyệt đối. * Đặc điểm: Thang đo tỷ lệ đƣợc sử dụng rất rộng rãi để đo lƣờng các hiện tƣợng kinh tế – xã hội . Có thể thực hiện tất cả các phép tính với trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ giữa các trị số đo. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Hãy làm rõ đối tƣợng nghiên cứu của thống kê học. 2. Trình bày các khái niệm thƣờng dùng trong thống kê. - Tổng thể thống kê, cho ví dụ minh hoạ. - Tiêu thức thống kê, cho ví dụ minh hoạ. - Chỉ tiêu thống kê, cho ví dụ minh hoạ. 3. Phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê 7
- CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ Đối tượng của thống kê thường là hiện tượng phức tạp, để các con số có thể nói lên được bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng, quá trình nghiên cứu thống kê luôn phải trải qua nhiều giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích thống kê và dự đoán. 2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 2.1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau đƣợc gắn liền với mục tiêu nghiên cứu nhất định của một tổng thể Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình tự học và kết quả học tập của sinh viên Đại học Phạm Văn Đồng, hai nhóm dữ liệu cần thu thập là: tình hình tự học và kết quả học tập. Về nhóm dữ liệu tình hình tự học, có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu sau: 1. Có tự học ở nhà không? 2. Thời gian dành cho tự học ở nhà thế nào? (hàng ngày, hàng tuần) 3. Phƣơng pháp sử dụng thời gian tự học ở nhà thế nào? 4. Mục đích tự học? 5. Hình thức tự học: học một mình, học nhóm ?.... 2.1.2 Các yêu cầu cơ bản để xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê Khi xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần đơn giản và hợp lý tránh gây phức tạp cho việc nghiên cứu và nhằm tiết kiệm chi phí. - Phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phƣơng pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. 2.2 Điều tra thống kê Sau khi xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cần điều tra thống kê để thu thập số liệu 2.2.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ điều tra thống kê * Khái niệm điều tra thống kê: 8
- Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tƣợng nghiên cứu dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê đã đƣợc xác định trƣớc. Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình tự học và kết quả học tập của sinh viên Đại học Phạm Văn Đồng, bƣớc đầu, bạn sẽ phải tổ chức điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về: giới tính của sinh viên (nam, hay nữ); thời gian tự học ở nhà dài hay ngắn (dƣới 2 giờ; từ 2 đến 4 giờ; trên 4 giờ); kết quả học tập của sinh viên… Từ khái niệm về điều tra thống kê ở trên ta thấy, điều tra không phải tuỳ tiện mà phải đƣợc thực hiện một cách khoa học và có tổ chức, nghĩa là phải xác định cụ thể trình tự các công việc cần tiến hành theo mốc thời gian qui định và phải bố trí công việc hợp lý. Ngoài ra, việc thực hiện theo một kế hoạch thống nhất tức là phải thực hiện theo yêu cầu chung quy định trƣớc cuộc điều tra nhƣ thống nhất về đối tƣợng, phạm vi, thời gian, nội dung thu thập... * Ý nghĩa của điều tra thống kê: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu về hiện tƣợng nghiên cứu thu thập trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho giai đoạn phân tích và tổng hợp thống kê. Không có tài liệu thì không thể có nghiên cứu thống kê. Chất lƣợng của tài liệu có ảnh hƣởng trực tiếp tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau này. * Nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê: - Nhiệm vụ: là thu thập tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể theo những phƣơng pháp nhất định để cung cấp số liệu cho giai đoạn tổng hợp và phân tích dự đoán thống kê. - Yêu cầu: Tài liệu điều tra thống kê phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Trung thực: là ghi chép những điều nghe, thấy, những điều đƣợc trả lời. Đối với ngƣời cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin xác thực, không che dấu man khai. + Chính xác, khách quan: là phải phản ánh đúng thực tế, khách quan của sự vật hiện tƣợng, không thêm bớt. + Kịp thời: là các tài liệu điều tra phải phản ánh đúng lúc theo yêu cầu điều tra. + Đầy đủ: không bỏ sót bất kỳ một đơn vị cần điều tra nào mà phƣơng án điều tra đã quy định. 9
- 2.2.2 Các loại điều tra thống kê Hàng năm, ngƣời ta tiến hành hàng trăm các cuộc điều tra khác nhau. Có cuộc điều tra do ngành thống kê tổ chức nhƣng cũng có cuộc điều tra do các ngành khác tổ chức. Vậy có những loại điều tra nào trong thực tế? * Nếu căn cứ vào tính liên tục của việc ghi chép tài liệu ban đầu, điều tra thống kê đƣợc chia thành hai loại: - Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, gắn liền với quá trình biến động của hiện tƣợng qua thời gian. Ví dụ: doanh số ngày bán hàng, ghi chép tình hình xuất nhập kho, khai sinh khai tử... - Điều tra không thường xuyên: là việc tiến hành thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tƣợng không gắn với quá trình biến động của hiện tƣợng mà khi thấy cần thiết mới tiến hành thu thập tại một thời điểm hay một thời kỳ nào đó. Thế nào là cần thiết? Điều này xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh tế và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nƣớc và khi có những hiện tƣợng xảy ra bất thƣờng nhƣ thiên tai, địch họa... thì phải tổ chức điều tra. Ví dụ: Khi thấy sự việc hàm lƣợng canxi ở sữa không nhƣ công bố có thể ảnh hƣởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng Mead Johnson, thì hãng quyết định tổ chức điều tra về thị trƣờng sữa nhằm có những quyết định phù hợp trong quản lý sản xuất kinh doanh. - Căn cứ theo phạm vi của đối tượng điều tra: thì điều tra chia thành 2 loại: + Điều tra toàn bộ (tổng điều tra): là tiến hành thu thập tài liệu trên toàn bộ các đơn vị tổng thể thống kê nhƣ tổng điều tra dân số, điều tra đất đai, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp,... + Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu của một số đơn vị đại diện của tổng thể. Số liệu điều tra không toàn bộ đƣợc chỉnh lý, phân tích và suy rộng cho cả tổng thể. Điều tra không toàn bộ đƣợc thực hiện đối với đối tƣợng nghiên cứu thống kê không thể điều tra toàn bộ đƣợc hoặc điều tra toàn bộ quá tốn kém, không kịp thời gian cho yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, phƣơng pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, điều tra không toàn bộ đƣợc chia thành 3 loại sau: 10
- * Điều tra chọn mẫu: là điều tra một số đơn vị tổng thể đƣợc chọn ra từ tổng thể chung theo một phƣơng pháp nhất định. Ví dụ: Điều tra mức sống hộ gia đình, điều tra năng suất, diện tích, sản lƣợng cây trồng trong nông nghiệp, điều tra thị trƣờng sữa trẻ em... Đây là hình thức điều tra phổ biến nhất trong thực tế và rất phù hợp với các tổng thể tiềm ẩn. * Điều tra trọng điểm: là chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung. Khác với điều tra chọn mẫu, kết quả của điều tra trọng điểm không dùng để suy rộng cho tổng thể chung mà chỉ giúp chúng ta biết đƣợc tình hình cơ bản của hiện tƣợng. Ví dụ: Nghiên cứu tình hình vận tải hàng không ở Việt Nam, chỉ điều tra trên 2 sân bay lớn nhất cả nƣớc là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. * Điều tra chuyên đề: là chỉ điều tra một số ít, thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể nhƣng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Ví dụ: Điều tra các hộ nông dân chuyển đổi có hiệu quả... Mục đích của loại điều tra này là nhằm tìm những nhân tố mới hay rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó có những kết luận cần thiết để chỉ đạo thực tế. Đây là trƣờng hợp đặc biệt của thống kê khi không nghiên cứu hiện tƣợng số lớn. 2.2.3 Các phƣơng pháp điều tra thống kê Các loại điều tra thống kê khác nhau sẽ sử dụng những phƣơng pháp thu thập tài liệu khác nhau. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của việc thu thập tài liệu sẽ có 2 phƣơng pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: là phƣơng pháp mà nhân viên điều tra trực tiếp quan sát hiện tƣợng để cân, đo, đong, đếm và ghi chép tài liệu ban đầu. - Phương pháp gián tiếp: là phƣơng pháp mà nhân viên điều tra thu thập tài liệu ban đầu qua thƣ từ, điện thoại hay qua chứng từ, sổ sách, mẫu biểu báo cáo sẳn có liên quan đến đối tƣợng điều tra. 2.2.4 Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Để thu thập tài liệu ban đầu, thống kê thực hiện theo 2 hình thức điều tra sau: 11
- - Báo cáo thống kê định kỳ: là hình thức điều tra thƣờng xuyên có định kỳ theo nội dung, phƣơng pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Nội dung của các báo cáo thƣờng liên quan đến lĩnh vực quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm quản lý tập trung nền kinh tế. Chủ yếu áp dụng điều tra toàn bộ, thƣờng xuyên và thu thập tài liệu một cách gián tiếp. - Điều tra chuyên môn: là hình thức tổ chức điều tra không thƣờng xuyên, đƣợc tiến hành theo một kế hoạch và phƣơng pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Điều tra này chỉ đƣợc thực hiện khi cần thiết. Hình thức điều tra này không mang tính pháp lệnh mà vận động đối tƣợng cung cấp tài liệu điều tra. Về cơ bản, điều tra chuyên môn đƣợc áp dụng linh hoạt các loại điều tra và các phƣơng pháp thu thập tài liệu khác nhau. 2.2.5 Sai số trong điều tra thống kê * Khái niệm: Sai số trong điều tra là chênh lệch giữa trị số của tiêu thức điều tra thu thập đƣợc so với trị số thực tế của hiện tƣợng nghiên cứu. Sai số càng lớn sẽ làm giảm chất lƣợng của điều tra, ảnh hƣởng đến tổng hợp và phân tích thống kê. * Phân loại sai số: - Sai số do ghi chép: là loại sai số phát sinh do ghi chép tài liệu ban đầu không chính xác do các nguyên nhân sau: + Do nhân viên điều tra quan sát và ghi chép sai vô tình. + Đối tƣợng điều tra chƣa hiểu hết nội dung, ý nghĩa câu hỏi nên trả lời sai. Sai số do 2 nguyên nhân trên có khả năng bù trừ lẫn nhau nếu tổng thể điều tra đủ lớn. + Nhân viên điều tra và đối tƣợng điều tra cố ý làm sai, không ghi chép hoặc không trả lời đúng sự thật. + Sai số do tính chất đại biểu trong điều tra không toàn bộ nhất là điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do việc lựa chọn mẫu điều tra không đủ tính chất đại biểu. - Các biện pháp hạn chế sai sót trong điều tra thống kê + Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: cần nghiên cứu lập phƣơng án điều tra, trong đó cần chú ý công tác huấn luyện kỹ nội dung điều tra cho nhân viên điều tra, 12
- tuyển chọn điều tra viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo lƣờng (nếu cuộc điều tra cần). + Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra. 2.3 Tổng hợp thống kê Các tài liệu thu đƣợc trong quá trình điều tra thống kê chỉ mới là tài liệu sơ khởi ban đầu, phản ảnh đặc trƣng riêng lẻ của từng đơn vị tổng thể, chúng ta chƣa thể rút ra đƣợc những đặc trƣng chung nhất về hiện tƣợng nghiên cứu từ các tài liệu này. Vì vậy, chúng cần đƣợc tổng hợp lại một cách có hệ thống và khoa học. 2.3.1 Khái niệm và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê Tổng hợp thống kê là việc tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập đƣợc trong điều tra thống kê. - Ý nghĩa: Việc tổ chức tổng hợp thống kê một cách đúng đắn và khoa học sẽ giúp cho giai đoạn phân tích và dự đoán thống kê thực hiện tốt, đáp ứng mục tiêu thống kê đề ra. - Nhiệm vụ của tổng hợp thống kê: là làm cho các đặc trƣng của các đơn vị tổng thể bƣớc đầu thành đặc trƣng chung của tổng thể. 2.3.2 Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê * Mục đích của tổng hợp thống kê Mục đích của tổng hợp thống kê là khái quát hoá các đặc trƣng chung, những cơ bản tồn tại khách quan, theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. * Nội dung của tổng hợp thống kê Nội dung của tổng hợp thống kê là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà chúng đƣợc xác định trong nội dung điều tra. * Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp thống kê Việc kiểm tra này đƣợc tiến hành trên nhiều mặt, phải kiểm tra toàn bộ tài liệu đã điều tra. Đối với các cuộc điều tra lớn, ngƣời ta chọn một số phiếu điều tra để kiểm tra tính chính xác của tài liệu điều tra. 13
- * Phƣơng pháp tổng hợp thống kê: chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là phân chia các đơn vị thống kê thành các tổ theo tiêu thức nhất định. * Tổ chức tổng hợp thống kê: có 2 hình thức sau + Tổng hợp từng cấp: là tổ chức tổng hợp theo từng bƣớc, từ cấp dƣới lên cấp trên theo một kế hoạch đã vạch sẵn. + Tổng hợp tập trung: là toàn bộ tài liệu ban đầu đƣợc tập trung về một cơ quan để tổng hợp. 2.3.3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê Đƣợc sử dụng để phản ánh số liệu trong giai đoạn tổng hợp thống kê * Bảng thống kê: - Khái niệm: Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng trên một bảng nhất định tùy vào đặc điểm của hiện tƣợng nghiên cứu. - Cấu thành của bảng thống kê: + Về hình thức: bảng thống kê gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. + Về nội dung: gồm 2 phần: Phần chủ đề và phần giải thích Phần giải thích Chỉ tiêu giải Chỉ tiêu giải Chỉ tiêu giải ….. Phần chủ đề thích 1 thích 2 thích 3 (Tên hàng) Tên chủ đề 1 Tên chủ đề 2 ….. Tên chủ đề 4 Cộng * Đồ thị thống kê: - Khái niệm: Đồ thị thống kê là hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các tài tiệu thống kê. - Các loại đồ thị thống kê 14
- + Căn cứ vào nội dung phản ánh thì chia thành các loại: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị hoàn thành kế hoạch… + Căn cứ vào hình thức biểu hiện thì chia thành các loại sau: biểu đồ cột, biểu đồ hình, biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn), đồ thị đƣờng gấp khúc, bản đồ thống kê… 2.4 Phân tích và dự đoán thống kê 2.4.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê - Khái niệm: Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp về bản chất và tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định thông qua biểu hiện bằng số lƣợng, và dự đoán mức độ tƣơng lai của hiện tƣợng. - Ý nghĩa: Phân tích và dự đoán thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, nó biểu hiện tập trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. - Nhiệm vụ: Phân tích và dự đoán thống kê phải nêu rõ đƣợc bản chất, tính quy luật, sự phát triển trong tƣơng lai của hiện tƣợng nghiên cứu. 2.4.2 Các yêu cầu có tính chất nguyên tắc cần đƣợc tuân thủ trong phân tích và dự đoán thống kê. - Phân tích và dự đoán thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội vì phân tích lý luận giúp ta hiểu tính chất, xu hƣớng vận động cơ bản của sự vật hiện tƣợng. - Phải căn cứ vào toàn bộ sự thật và phân tích trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các đối tƣợng để thấy thực chất của hiện tƣợng. - Phải vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp phân tích khác nhau tùy theo tính chất của hiện tƣợng nghiên cứu. 2.4.3 Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của phân tích thống kê một cách cụ thể. - Lựa chọn và đánh giá tài liệu phân tích một cách đúng đắn, sát yêu cầu phân tích. - Xác định các phƣơng pháp và chỉ tiêu phân tích đúng và đủ. 15
- - So sánh đối chiếu các chỉ tiêu phân tích theo hệ thống và quan hệ gắn bó giữa chúng với nhau. - Dự đoán các mức độ tƣơng lai của hiện tƣợng. - Đề xuất các biện pháp quản lý sát thực tế và phù hợp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Điều tra thống kê là gì ? Phân biệt các loại điều tra thống kê, cho ví dụ minh họa. 2. Liệt kê một số cuộc điều tra thống kê thực tế hiện nay ở nƣớc ta (hàng tháng, hàng quý, hàng năm,…). Đối với cuộc tổng điều tra dân số đƣợc tiến hành năm 2009, hãy xác định mục đích, phạm vi, đối tƣợng, đơn vị và nội dung của cuộc điều tra này. 3. Tổng hợp thống kê là gì ? Ý nghĩa của tổng hợp thống kê ? 4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê ? 16
- CHƢƠNG 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ Kết quả của giai đoạn điều tra cho chúng ta các dữ liệu thô về các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể. Các dữ liệu này mang tính chất rời rạc, rất khó quan sát để đưa ra các nhận xét chung cho cả hiện tượng nghiên cứu và cũng không thể sử dụng ngay vào phân tích và dự báo thống kê được. Muốn có được các tài liệu phản ánh chung cho cả tổng thể nghiên cứu cần sắp xếp lại, hệ thống hoá, phân loại theo những tiêu thức cần nghiên cứu. Trong đó, phân tổ thống kê và trình bày kết quả tổng hợp thống kê dưới hình thức bảng hay đồ thị thống kê là hai bước chủ yếu 3.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tổ thống kê * Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. * Ý nghĩa: Phân tổ thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu thống kê: + Phân tổ thống kê là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. + Phân tổ thống kê là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thống kê nhƣ số bình quân... + Phân tổ thống kê cũng là một trong các phƣơng pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác: nhƣ phƣơng pháp chỉ số, phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan... * Nhiệm vụ: Phân tổ thống kê phải giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Phân tổ thống kê phải phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tƣợng nghiên cứu dựa vào một hay một số tiêu thức nhất định. + Phân tổ thống kê phải biểu hiện đƣợc kết cấu của hiện tƣợng nghiên cứu. + Phân tổ thống kê phải biểu hiện đƣợc mối liên hệ giữa các tiêu thức theo tính chất, mức độ liên hệ giữa các hiện tƣợng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng. 3.2 Tiêu thức phân tổ Quá trình phân tổ thống kê bao gồm: Xác định tiêu thức phân tổ; xác định số tổ cần thiết và phạm vi mỗi tổ; xác định các chỉ tiêu giải thích. 17
- 3.2.1 Khái niệm Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê đƣợc chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Ví dụ: Phân tổ dân số theo giới tính thì giới tính là tiêu thức phân tổ. 3.2.2 Các căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ - Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Để nghiên cứu về mức sống dân cƣ, ở thành thị chúng ta có thể sử dụng tiêu thức thu nhập, chi tiêu hay diện tích nhà ở bình quân nhƣng nếu nghiên cứu ở nông thôn, tiêu thức diện tích nhà ở bình quân lại không có ý nghĩa. - Phải dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tƣợng (thời gian và địa điểm cụ thể) để lựa chọn tiêu thức thích hợp. Ví dụ: Ngày nay, việc phân tổ các cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu thức thành phần kinh tế mới có ý nghĩa; trong thời kỳ trƣớc đổi mới, tiêu thức này là không phù hợp vì đa phần các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thuộc sở hữu của Nhà nƣớc. 3.3 Phân tổ thống kê 3.3.1 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính Là căn cứ vào tiêu thức thuộc tính của hiện tƣợng để phân tổ. Có hai trƣờng hợp: * Trường hợp tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện: Mỗi biểu hiện của tiêu thức có thể hình thành 1 tổ. Ví dụ: 2 giới tính, 5 thành phần kinh tế... * Trường hợp tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện: Ghép một số tổ nhỏ thành tổ lớn tùy theo đặc điểm hiện tƣợng và yêu cầu về mức độ chi tiết khi phân tổ. Cần bảo đảm yêu cầu các tổ nhỏ đƣợc ghép phải giống nhau hoặc gần giống nhau về đặc điểm và tính chất. Việc ghép tổ này đạt đƣợc hai mục đích, làm cho số tổ ít đi và đảm bảo giữa các tổ có sự khác nhau về đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Mặc dù chỉ có 5 thành phần kinh tế nhƣng theo mục đích nghiên cứu, ta chỉ cần phân tổ theo 2 thành phần: Nhà nƣớc và ngoài Nhà nƣớc. 18
- 3.3.2 Phân tổ theo tiêu thức số lƣợng Là dựa vào trị số của tiêu thức số lƣợng để phân tổ. Căn cứ vào mức độ thay đổi lƣợng biến của tiêu thức mà ta phân ra hai trƣờng hợp sau: * Trường hợp 1: Tiêu thức số lượng có ít biểu hiện Mỗi lƣợng biến hình thành một tổ (số tổ bằng số lƣợng biến). Trƣờng hợp này đƣợc gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ. Ví dụ: Phân tổ công nhân sản suất trong một công ty dệt theo số máy do mỗi công nhân đảm trách, nhƣ số nhân khẩu trong gia đình, Phân tổ công nhân doanh theo bậc thợ…. * Trường hợp 2: Tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện - Ta phân tổ có khoảng cách tổ và mỗi tổ có một giới hạn + Giới hạn trên: lƣợng biến nhỏ nhất của tổ + Giới hạn dƣới: lƣợng biến lớn nhất của tổ + Tổ thiếu một trong hai giới hạn gọi là tổ mở. + Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dƣới của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ - Cần chú ý mối liên hệ giữa lƣợng và chất trong phân tổ, xét cụ thể xem lƣợng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất của hiện tƣợng mới thay đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác. - Tùy theo mục đích nghiên cứu, ngƣời ta phân ra: phân tổ có khoảng cách tổ đều và phân tổ có khoảng cách tổ không đều - Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau: đƣợc thực hiện với những hiện tƣợng tƣơng đối đồng nhất về mặt loại hình kinh tế xã hội và lƣợng biến mà sự biến đổi về chất đều đặn từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao có hai trƣờng hợp nhƣ sau: + Đối với lượng biến liên tục, việc phân tổ gồm các bƣớc sau đây: Bƣớc 1: Xác định số tổ √ , với n là số quan sát (cỡ mẫu). Bƣớc 2: Xác định khoảng cách tổ : Trong đó: xmax và xmin tƣơng ứng là lƣợng biến lớn nhất và lƣợng biến nhỏ nhất của tiêu thức 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - TS. Vũ Trọng Phong
242 p | 2412 | 621
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Nguyễn Trọng Hải MBA
184 p | 343 | 96
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lam
33 p | 320 | 41
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế
295 p | 173 | 38
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 7 - Th.S Nguyễn Minh Thu
23 p | 169 | 18
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 9 - Nguyễn Ngọc Lam
22 p | 202 | 17
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - ĐH Kinh tế Quốc dân
131 p | 317 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Học viện Ngân hàng
164 p | 33 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - Hoàng Đức Thắng
8 p | 67 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - Hoàng Đức Thắng
7 p | 67 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
18 p | 19 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - ThS. Nguyễn Văn Phong
22 p | 106 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
19 p | 26 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - ThS. Nghiêm Phúc Hiếu
40 p | 24 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Phong
21 p | 135 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 1: Nguyên lý thống kê, Các khái niệm cơ bản
19 p | 24 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - TS. Hồ Ngọc Ninh
10 p | 83 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - TS. Hứa Thanh Xuân
39 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn