NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG<br />
BÀI GIẢNG MÔN HỌC<br />
NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG<br />
ThS. VÕ THANH TÙNG<br />
* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC<br />
1- Giảng viên: Thạc sĩ, giảng viên chính VÕ THANH TÙNG<br />
2- Môn học: Nhạc khí Phổ thông<br />
3- Số đơn vị học trình: Thời gian: 45 tiết<br />
4- Đối tượng: sinh viên Cao đẳng Sư phạm âm nhạc.<br />
5- Phân bổ thời gian: (45 tiết gồm 9 buổi /mỗi buổi 5 tiết)<br />
6- Mục tiêu đào tạo: giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các<br />
loại nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc nhẹ.<br />
7- Yêu cầu đào tạo: sinh viên nắm cơ bản về đặc điểm chính của các<br />
nhạc khí như hình thức cấu tạo, màu âm, tầm âm, kỹ thuật diễn tấu của từng<br />
nhạc khí trong các dàn nhạc giao hưởng, nhạc khí dân tộc Việt Nam và nhạc<br />
khí trong dàn nhạc nhẹ.<br />
8- Phương pháp học: sinh viên nghe giảng lý thuyết +xem hình ảnh+<br />
nghe âm thanh (phụ trợ bằng máy vi tính và máy chiếu màn ảnh lớn)<br />
10- Phương pháp đánh giá và cho điểm: sinh viên làm bài thi kiểm tra<br />
cuối khóa với yêu cầu đạt được về lý thuyết, ứng dụng các nhạc khí trong<br />
sinh hoạt âm nhạc (thời gian làm bài thi 120 phút).<br />
* NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC<br />
1- Nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng (4 buổi/ 20 tiết)<br />
Đại cương về nghiên cứu các nhạc khí trong Dàn nhạc Giao hưởng,<br />
giới thiệu dàn nhạc giao hưởng. Tìm hiểu nhạc khí trong dàn nhạc giao<br />
hưởng gồm các bộ như: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ.<br />
<br />
2- Nhạc khí Dân tộc Việt (3 buổi/ 15 tiết)<br />
Giới thiệu các nhạc khí Việt Nam, đặc điểm chính và hiệu quả sử dụng<br />
của các nhạc khí gồm các bộ: bộ dây gảy, bộ dây kéo, bộ hơi, bộ tự thân<br />
vang. Tìm hiểu nghệ thuật Hát Tuồng (Hát Bội), Hát Chèo, Cải lương và Hát<br />
Ca Trù...<br />
3- Nhạc nhẹ (2 buổi/ 10 tiết)<br />
Giới thiệu dàn nhạc nhẹ, tính năng các nhạc khí trong dàn nhạc nhẹ<br />
gồm Guitare, Keyboard, trống Drum Kit . . các nhạc khí và thiết bị điện tử khác<br />
trong dàn nhạc nhẹ.<br />
<br />
PHẦN 1: NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG<br />
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHẠC KHÍ<br />
Các nhạc khí bộ dây<br />
Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là bộ cơ bản nắm vị trí chủ đạo so<br />
với bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ, thành phần bộ dây gồm 4 loại: (Violon 1, Violon<br />
2), Violon alto, Violoncell và Contrebass).<br />
Bộ dây có những đặc tính và ưu điểm như sau:<br />
Kỹ xảo bộ dây phong phú như Arche kéo, bật dây bằng ngón tay<br />
(pizzicato), lấy sóng lưng arche đập vào dây (col legno), giảm tiếng (con<br />
sordino), giả thanh (tons flageolets), kéo arche gần ngựa đàn. Âm sắc trong<br />
toàn bộ dây có tính đồng chất, hài hòa, tính diễn cảm nhạy bén, biểu hiện<br />
được các loại sắc thái, cường độ mạnh nhẹ đều tốt.<br />
Màu âm của bộ dây gần với giọng hát và hợp xướng, âm thanh ấm<br />
áp mềm mại và có tiếng ngân rung (vibrato), khi viết cho bộ dây nhạc sĩ có thể<br />
viết một mạch, dài ngắn đều có thể diễn tấu khác so với viết cho ca khúc hoặc<br />
viết cho bộ hơi... cần phải nghỉ lấy hơi. Âm vực bộ dây từ Violon 1 đến<br />
Contrebass rất rộng không hạn chế. Trong dàn nhạc giao hưởng số lượng bộ<br />
dây chiếm đông nhất, trong tổng phổ bộ dây đặt cuối cùng, dưới tất cả các bộ<br />
<br />
khác để làm nền cho toàn bộ dàn nhạc. Trong tác phẩm bộ dây có thể chiếm<br />
từ 3 đến 10 khuôn nhạc, trung bình là 5 khuôn nhạc như sau: Violon 1 và<br />
Violon 2 chung một khuôn khóa Sol, Violon cell và Contrebass chung một<br />
khuôn khóa Fa, Violon alto một khuôn khóa Đô3 . Trong tác phẩm phức tạp<br />
mỗi nhóm có nhiều bè có thể chiếm đến 2 khuôn nhạc.<br />
Bộ dây: gồm 5 nhạc khí dây kéo (archet):<br />
<br />
I. VIOLON (Violon 1, Violon 2, Viola)<br />
1-Giới thiệu sơ lược:<br />
Violon tiếng ý là Violino, tiếng Đức là Violnie, Violon còn gọi là vĩ cầm vì<br />
luôn kèm theo arche (cung vĩ ).<br />
2-Xếp loại:<br />
Violon thuộc bộ dây kéo, có xuất xuất từ Châu Âu ở thế kỷ thứ XVI.<br />
3-Hình thức cấu tạo:<br />
Violon làm bằng gỗ có bốn loại: cỡ 1/4, 1/2, 3/4 và người lớn, kích<br />
thước violon lớn là 60x20cm, các đàn loại nhỏ âm thanh không đầy đặn bằng<br />
loại lớn, có 4 dây kim khí (Sol-Rê-La-Mi) lên cách nhau quảng 5 đúng (từ dây<br />
thấp lên dây cao), Violon có trọng lượng 7.7kgs.<br />
4-Màu âm, tầm âm:<br />
Violon tiếng ấm áp như giọng hát, có âm hưởng của hợp xướng, âm<br />
thanh ngọt ngào mềm mại với tiếng cao, tiếng thấp và gợi cảm. Tầm âm<br />
Violon gồm 3 quảng 8<br />
5-Kỹ thuật diễn tấu:<br />
Violon tạo âm bởi sự rung của dây, đặc điểm chính của Violon là nhạc<br />
khí nắm vị trí chủ đạo so với các nhạc khí của bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ trong<br />
dàn nhạc giao hưởng. Violon có arche kéo lên hoặc kéo xuống. Nhóm Violon<br />
1 thường diễn tấu giai điệu, trong khi Violon 2 kết hợp diễn tấu đồng quãng<br />
<br />
với violon 1 để tăng thêm cường độ cho giai điệu. Trong các Concerto viết<br />
riêng cho Violon độc tấu với dàn nhạc, bút pháp thường được viết khác với<br />
Violon biểu diễn trong dàn nhạc, Violon độc tấu thường được viết rất tinh vi,<br />
sắc sảo, tinh tế hơn trong khi Violon biểu diễn chung trong dàn nhạc thường<br />
được viết đơn giản. Nhiều kỹ xảo của Violon như: Legato tạo tiếng êm ái trữ<br />
tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ thuật nhấn, ngắt (staccato), láy<br />
rền (trille), vê (tremolo), giảm tiếng (sourdine), âm bồi (harmoniques), Bật dây<br />
(pizzicato), chạy game và hợp âm rải (gamme et arpege).<br />
6- Vị trí Violon trong dàn nhạc :<br />
Violon là một thành viên rất quan trọng thuộc bộ dây là bộ cơ bản trong<br />
dàn nhạc giao hưởng, Violon còn sử dụng trong nhiều dàn nhạc khác như<br />
dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc nhẹ (Jazz).<br />
<br />
II. VIOLONCELL (Violon Alto)<br />
1-Giới thiệu sơ lược:<br />
Violoncell tiếng Ý là Violoncello, tiếng Đức là Violon-cell, Violoncell luôn<br />
kèm theo arche (cung vĩ). Một vài nghệ sĩ Violoncell nữ đã bắt đầu biểu diễn<br />
từ đầu thế kỷ XX.<br />
2-Xếp loại:<br />
Violoncell thuộc bộ dây kéo, có xuất xứ từ Châu Âu ở thế kỷ thứ XVI.<br />
3-Hình thức cấu tạo:<br />
Violon cell làm bằng gỗ dài 75cm, có 4 dây kim khí (Đô-Sol-Rê-La) lên<br />
cách nhau quảng 5 đúng (từ dây thấp lên dây cao).<br />
4-Màu âm, tầm âm :<br />
Violoncell tiếng ấm áp như giọng hát, mang dáng dấp của nam tính, đôi<br />
khi là giọng nam trầm cương nghị. Tầm âm Violoncell gồm 3,5 quảng 8 từ Đô1<br />
<br />
đến Mi3.<br />
<br />
5-Kỹ thuật diễn tấu :<br />
Violoncelle tạo âm do sự rung của dây, nhiều đặc điểm và nhiều kỹ xảo<br />
như legato tạo tiếng êm ái trữ tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ<br />
thuật nhấn, ngắt (staccato), láy rền (trille), vê (tremolo), giảm tiếng (sourdine),<br />
âm bồi (harmoniques), bật dây (pizzicato).<br />
6- Vị trí Violoncell trong dàn nhạc :<br />
Violoncell là một thành viên trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc thính<br />
phòng. Violoncell thường làm bè trầm cho dàn nhạc, thường biểu diễn độc lập<br />
hoặc cùng với Contrebass cách 1 quãng 8, tạo hiệu quả đầy đặn, rắn rỏi và<br />
rành mạch.<br />
<br />
III. CONTREBASS<br />
1-Giới thiệu sơ lược:<br />
Contrebass là nhạc khí dây, tiếng Ý là Contrebasso, tiếng Đức là<br />
Kontrabass, Contrebass là nhạc khí có kích thước lớn nhất trong bộ dây, to<br />
lớn và nặng nề với arche dầy và rộng hơn các arche khác của bộ dây.<br />
2-Xếp loại:<br />
Contrebass thuộc bộ dây kéo (cung vĩ).<br />
3-Hình thức cấu tạo:<br />
Contrebass làm bằng gỗ dài 190cm, Thời Belioz Contrebass có 3 dây<br />
(Sol-Rê-La) được lên cách nhau quảng 5 đúng (từ dây thấp lên dây cao).<br />
Contrebass thông dụng hiện nay có 4 dây, lên cách nhau quãng 4 đúng (MiLa-Rê-Sol).<br />
4-Màu âm, tầm âm :<br />
Màu âm Contrebass nghe khác với các nhạc khí của bộ dây, các dây<br />
cao tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm nghe không rõ rệt,<br />
<br />