intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Nhi khoa 1 sẽ giúp sinh viên kể được đặc điểm giải phẫu bộ máy tiêu hóa của trẻ em; kể được đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của trẻ em; phân tích được đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hóa có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

  1. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Chƣơng 2 : Bệnh lý tiêu hóa ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở TRẺ EM MỤC TIÊU HỌC TẬP Kể được đặc điểm giải phẫu bộ máy tiêu hóa của trẻ em. Kể được đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của trẻ em. Phân tích được đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hóa có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trẻ em. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG Bộ máy tiêu hóa rất quan trọng, nó biến đổi thức ăn thành chất liệu sống cho cơ thể tồn tại, nhất là ở trẻ em, nó quyết định sự phát triển thể chất của trẻ. Bộ máy tiêu hóa của trẻ em có một số đặc điểm giải phẫu sinh lý khác với ngƣời lớn mà chúng ta cần phải biết để có sự săn sóc đặc biệt phù hợp cho trẻ, đồng thời có thể ngăn ngừa đƣợc các bệnh lý phát sinh. 2. DỊCH TỄ HỌC 140
  2. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong năm 2000 có 6.118 trƣờng hợp, năm 2001 có 6.909 trƣờng hợp, năm 2002 có 6.836 trƣờng hợp bệnh nhi đƣờng tiêu hóa nhập viện. Tỉ lệ nhập viện đƣờng tiêu hóa luôn dao động từ 15-16% trên tổng số các loại bệnh nhập viện (số các bệnh nhi nhập viện do bệnh đƣờng tiêu hóa thì tì iệ tiêu chảy cấp chiếm đa số). Tỉ lệ tử vong đƣờng tiêu hóa luôn chiếm 0,6-0,8% trên tổng số tử vong chung của bệnh viện hàng năm. Qua một số thống kê trên cho thấy trẻ vẫn tiếp tục mắc bệnh đƣờng tiêu hóa cao, chứng tỏ khả năng phòng ngừa bệnh đƣờng tiêu hóa vẫn chƣa cải thiện tốt. Trong những năm gần đây, tì lệ tử vong do bệnh đƣờng tiêu hóa có thấp hơn so với trƣớc. Điều này chứng tỏ chƣơng trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã đạt hiệu quả tốt. Bệnh đƣờng hô hấp và tiêu hóa là bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc đang phát triển. Hiện nay tỉ lệ bệnh đƣờng tiêu hóa cao nhất là tiêu chảy cấp đã giảm bớt do nhiều nguyên do, trong đó có các chƣơng trình phòng chống của Tổ chức Y tế Thế giới và Quốc Gia (Chƣơng trình nƣớc sạch, chƣơng trình huấn luyện dùng nƣớc điện giải (ORESOL) trong tiêu chảy cấp: CDD: CONTROL of DIARRHEAE DISEASE) đã góp phần rất quan trọng. Nhƣng trẻ < 5 tuổi vẫn là mối đe dọa thƣờng xuyên của tiêu chảy cấp và bệnh đƣờng tiêu hóa khác. Biết đƣợc tốt về sinh lý và giải phẫu của bộ máy tiêu hóa giúp chúng ta hiểu đƣợc bệnh lý và nguyên nhân các bất thƣờng giải phẫu và sinh lý của hệ tiêu hóa cũng nhƣ hƣớng phòng chống và điều trị. 3. MIỆNG Khoang miệng nhỏ do: Vòm họng thẳng. Lƣỡi lớn rộng dày. Cơ môi, má phát triển. Những yếu tố trên tạo nên áp lực hút mạnh giúp trẻ bú tốt. 141
  3. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Niêm mạc miệng: Hồng, mỏng, nhiều mạch máu nhƣng khô do các tuyến nƣớc bọt chƣa phát triển hoàn chỉnh làm cho niêm mạc miệng dễ bị tổn thƣơng. Tuyến nước bọt: Phát triền hoàn chỉnh vào tháng 4 - 6 sau sanh. Trong giai đoạn này do mầm răng bắt đầu kích thích, trẻ chƣạ quen nuốt nƣớc bọt làm trẻ chảy nƣớc miếng sinh lý. pH nƣớc bọt trung tính hoặc toan hay kiềm nhẹ, pH nƣớc bọt đao động 6-7, 8. Nƣớc bọt của trẻ < 4 tháng tuổi chƣa có nhiều men Amylase và Ptyalin nên chƣa tiêu hóa đƣợc tinh bột. Sau 4 tháng tuổi, hai loại men này có nhiều trong nƣớc bọt của trẻ, do đó tập ăn dặm cho trẻ từ giai đoạn này là tốt nhất. Phản xạ bú: Đƣợc hình thành từ tháng thứ 7 khi trẻ còn trong bụng mẹ nhƣng rất yếu và nó đƣợc hoàn thiện dần đến lúc sanh, nên dựa vào phản xạ bú này cũng giúp xác định tuổi thai nhi. Phản xạ bú là sự phối hợp nhịp nhàng của cơ môi, má, lƣỡi và nấp thanh quản, nên trẻ có thể bỏ bú hoặc hay sặc sữa có thể do viêm, thƣơng tổn một trong những cơ quan trên Lưỡi: Lƣỡi lớn, rộng và dày. Gai lƣỡi phát triển tốt, nên trẻ cảm nhận đƣợc thức ăn ngon. Điều này cho thấy sự biếng ăn của trẻ phần lớn là kết quả của sự chế biến thức ăn mặc dù có thể giàu dinh dƣỡng nhƣng đơn điệu, nhàm chán làm giảm kích thích sự thèm ăn của trẻ. Qua thăm khám lƣỡi có thể giúp chẩn đoán một số bệnh: - Lƣỡi hồng, bóng, ƣớt thƣờng gặp ở những trẻ khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, đƣờng tiêu hóa tốt 142
  4. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 - Lƣỡi khô trắng gặp trong trƣờng hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể không khỏe mạnh, trẻ biếng ăn, đƣờng tiêu hóa không tốt nhƣ viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy... - Lƣỡi đỏ gặp trong trƣờng hợp trẻ bị suy dinh dƣỡng, thiếu sinh tố, hoặc gai lƣỡi phù nề sung huyết gặp trong bệnh tinh hồng nhiệt.. - Lƣỡi thâm đen có thể gặp trong bệnh nấm lƣỡi hoặc biểu hiện trong những bênh u ác tính. 4. RĂNG Răng sữa có 20 cái, bắt đầu mọc từ tháng 5 - 6. 6-12 tháng tuồi : mọc 8 răng cửa: hàm trên 4, hàm dƣới 4. 12 - I8 tháng tuổi : mọc 4 răng tiền hàm. 18 - 24 tháng tuổi : mọc 4 răng nanh. 24 - 30 tháng tuổi : mọc 4 răng hàm lớn, hàm trên 2 răng, hàm dƣới 2 răng. 143
  5. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Những răng sữa này không có chân răng, dễ gãy và hay bị sâu răng. Hiện tƣợng mọc răng phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng của mẹ và em bé. Qua hiện tƣợng mọc răng có thể đánh giá đƣợc tình trạng còi xƣơng, suy dinh dƣỡng của trẻ. Khi trẻ bị viêm VA, viêm mũi, viêm xoang trẻ không thở đƣợc bằng mũi, trẻ thở bằng miệng nên các khớp răng không khít cản trở sự nghiền nát thức ăn của răng làm cho trẻ dễ bị đau dạ dày. Do thở bằng miệng nên răng trẻ luôn bị khô dễ là mầm mống cho việc phá hủy men răng, sâu răng sau này. 5. THỰC QUẢN Có hình dạng giống cái phễu (quặng) chúc xuống: Thành thực quản mỏng, đàn hồi kém do lớp cơ chƣa phát triển, nhất là cơ tâm vị, lỏng lẻo, do đó trẻ khó giữ đƣợc thức ăn trong dạ dày dƣới tác động bên ngoài nhƣ bế, ẵm, sốc mạnh sau ăn no. Niêm mạc thực quản mỏng và dày mạch máu nên dễ bị chảy máu nếu trẻ bị ọc ói nhiều lần (hội chứng Malory weiss). Chiều dài thực quản tính từ răng đến tâm vị dạ dày Ở trẻ sơ sinh : 10 -1lcm và tăng dần theo tuổi. 1 tuổi : 12 cm 5 tuổi : 16 cm 10 tuổi : 18 cm hoặc đƣợc tính bằng công thức: X = 1/5 chiều dài cơ thể + 6,3 cm Đƣờng kính thực quản < 2 tháng tuổi: 0,8 - 0,9 cm 2-6 tháng: 0,9 - 1,2 cm 9-18 tháng: 1,2 - 1,5 cm 144
  6. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 2-6 tuổi: 1,3 - 1,7 cm Bình thƣờng nếu trẻ không ăn thì không có nhu động thực quản. 6. DẠ DÀY 6.1. Cấu tạo dạ dày Dạ dày nằm cao ở đốt sống ngực thứ 10. Dạ dày nằm ngang, khi trẻ biết đi dạ dày từ từ chuyển sang vị thế dọc. Cơ tâm vị rất yếu. Cơ môn vị rất phát triển nên thức ăn dễ bị ứ đọng lâu ở dạ dày. Thức ăn của trẻ nhỏ chủ yếu ở thể lỏng. Trẻ ở vị thế nằm nhiều. Những đặc điểm trên của dạ dày làm trẻ dễ bị ọc sau khi ăn. Niêm mạc dạ dày giàu mạch máu đàn hồi kém do lớp cơ thành dạ dày chƣa phát triển. Dung tích dạ dày: Trẻ sơ sinh: 30 - 35 cm3. 3 tháng 100 cm3. 1 năm 250 cm3. Thời gian thức ăn ở dạ dày: 2 - 3 giờ nếu trẻ bú mẹ. 3-4 giờ nếu trẻ bú sữa bò. 4 - 5 giờ nếu trẻ bú sữa bò béo. Thời gian thức ăn ở trong dạ dày sẽ ngắn lại nếu thức ăn ở nhiệt độ cơ thể. Thời gian thức ăn ở trong dạ dày sẽ kéo dài ra nếu thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, thức ăn không ngon, không đồng nhất, không đƣợc nghiền kỹ, nhai nát. 6.2. Chuyển động của dạ dày Nhu động thực quản kích thích phản xạ mở tâm vị. 145
  7. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Nhu động dạ dày chuyển động từ tâm vị đến môn vị. Nhu động dạ dày khác với co bóp dạ dày. Co bóp dạ dày chỉ xuất hiện khi dạ dày đầy thức ăn, thức ăn không đƣợc nghiền nát tốt, không đồng nhất co bóp dạ dày thƣờng đi theo cảm giác đau. Sự đóng mở cơ môn vị do sự kích thích của hai môi trƣờng: toan của dạ dày và kiềm của hành tá tràng. Cơ môn vị mở dƣới tác động kiềm của hành tá tràng, cơ môn vị đóng dƣới tác động của môi trƣờng axít dạ dày. 6.3. Dịch vị Thành phần dịch vị giống như ở người lớn nhưng chất lương và khối lượng kém hơn Men Pepsin chuyển hóa albumin thành peptone, men này hoạt động tốt ở môi trƣờng axít cao. Trong khi đó trẻ càng nhỏ thì độ toan càng yếu, nên men này không phát huy đƣợc hết tính năng ở trẻ nhỏ. Lipase chuyển hóa mỡ, trong sữa mẹ có men này do đó mỡ trong sữa mẹ đƣợc, chuyển hóa và hấp thụ tốt. Men Chiniosine làm vón sữa lại, men nàỵ hoạt động tốt ở môi trƣờng toan yếu hoặc kiềm nhẹ nên men này phát huy đƣợc hết tính năng ở trẻ nhỏ. HCl quyết định nồng độ pH của dạ dày; ở trẻ sơ sinh pH = 3,8 - 5,8 ỏ người lớn pH = 1,5-2 7. RUỘT 7.1. Cấu tạo Chiều dài tương đối, ruột ở trẻ em đài hơn so với người lớn. Ở trẻ sơ sinh chiêu dài ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể. Ở ngƣời lớn chiều dài ruột gấp 4 lần chiều dài cơ thể. 146
  8. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Chiêu dài ruột phụ thuộc vào: - Ruột trẻ mập khỏe dài hơn trẻ có thể tạng gầy ốm. - Ruột trẻ suy dinh dƣỡng dài hơn so với trẻ bình thƣờng do trƣơng lực cơ giảm ở những trẻ suy dinh dƣỡng này. Màng treo ruột dài và manh tràng ruột ngắn và di động làm cho trẻ dễ bị lồng ruột ở tuổi từ 6 tháng - 2 tuổi. Trực tràng dài, tổ chức kết dính cố định trực tràng yếu làm cho trẻ dễ bị sa trực tràng khi ho nhiều, rặn nhiều. Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, dày nhung mao và nhiều mạch máu làm vi trùng dễ cƣ trú và gây bệnh. 7.2. Chuyển động của ruột Có 3 loại chuyển động: Chuyển động quả lắc theo chiều dọc và ngang của ruột, chuyển động này có tác dụng nhào trộn thức ăn với men tiêu hóa đồng thời làm thức ăn có điều kiện tiếp xúc đƣợc với niêm mạc ruột làm tăng khả năng hấp thu dinh dƣỡng của một Nhu động: một chiều từ trên xuống dƣới, từ ruột non đến ruột già có tác dụng tống các chất đào thải ra ngoài. Dƣởi tác động của một số dị nguyên nhƣ độc tố vi trùng, độc tố thức ăn, nhu động ruột sẽ gia tăng tạo cảm giác đau bụng, đó là phản ứng tốt của ruột. Dƣới tác dụng của một số thuốc chế phẩm của thuốc phiện nhƣ Inodium, Codein, Loperamid, thuốc chống co thất nhƣ Spasmaverin, Nospas, Buscopan... hoặc kali máu giảm làm nhu động ruột yếu hay mất hẳn, làm ruột bị ứ đọng, sình chƣớng, không tốt cho đƣờng ruột . Chuyển động ngƣợc chỉ có ở ruột già, chuyển động này giữ chất đào thải lại. Tại ruột già diễn ra quá trình tái hấp thụ nƣớc, làm phân cô đặc lại. 147
  9. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Thời gian thức ăn ở trong ruột tối thiểu 12 - 16 giờ ở trẻ nhỏ. ở trẻ lớn và ngƣời lớn là 24 giờ. Thức ăn đậm đặc dinh dƣỡng thì thời gian thức ăn ở trong ruột kéo dài gấp đôi. 7.3. Sự bài tiết của ruột Trẻ < 1 tuổi bài tiết phân ngoài ý muốn. Sau 1 tuổi có thể giáo dục trẻ đi cầu theo ý muốn. Phân su có từ tháng thứ 4 của thai kỳ, phân có màu xanh đen do mật và các chất tiết của ruột, phân này tiêu trong 3-4 lần trong vòng 1-2 ngày sau sanh. Phân su có thể ra sớm hơn nếu trẻ bị ngạt trong quá trình sanh hoặc thai già tháng. Ngƣợc lại phân su có thể ra trễ trong bệnh: dị dạng đƣờng tiêu hóa hoặc bệnh viêm quánh niêm dịch. 7.4. Vi trùng đƣờng ruột Ngay từ sau sanh, đƣờng ruột vô trùng. Sau 10 -12 giờ đƣờng ruột trẻ bị nhiễm bởi hai loại khuẩn: khuẩn bạn (lactobacilus acidophilus) và nhóm khuẩn gây bệnh nhƣ E. coll... Nhóm khuẩn bạn giúp đƣờng ruột lên men chuyển hóa thức ăn, đồng thời ức chế .sự phát triển của một số khuẩn gây bệnh. Nhóm khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh, làm đƣờng ruột mất những khả năng có lợi do nhóm khuẩn này mang đến. Trên lâm sàng, trẻ bị tiêu chảy, tiêu phân sống. Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa này, bệnh nhân khi dùng kháng sinh thƣờng đƣợc phối hợp với một số thuốc có chứa Lactobacilus acidophilus nhƣ Antìbiolacteol fort... Trẻ đƣợc nuôi bằng sữa mẹ có ß lactose, chất này ức chế sự phát triển của E. coli. 8. TỤY Đây là cơ quan đảm nhận hai chức năng nội tiết và ngoại tiết. Các men ngoại tiết nhƣ: Trypsin, Lipase, Amilase và Maltase, những men này hoạt động tốt trong môi trƣờng kiềm và nó đƣợc hoàn chỉnh ngay sau sanh. 148
  10. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 9. GAN Gan của trẻ tƣơng đối lớn có thể sờ thấy khi thăm khám, nhất là ỏ những trẻ đƣợc nuôi bằng sữa bò gan bao giờ cũng lớn hơn trẻ đƣợc nuôi bằng sữa mẹ. Ở trẻ sơ sinh thùy trái của gan lớn hơn thùy phải. Ở trẻ lớn và ngƣời lớn thùy phải của gan lớn hơn thùy ừái. Gan là cơ quan có nhiều mạch máu nên khi trẻ bị nhiễm trùng hay nhiễm độc làm phản ứng thành mạch gia tăng làm gan to, đau khi thăm khám. Chức năng gan: Gan là cơ quan tạo máu trong bào thai, khả năng tạo máu giảm sau sanh và hết hẳn khi trẻ 6 tháng tuổi. Nên trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi trẻ bị thiếu máu sinh lý do chức năng tạo máu của tủy chƣa hoàn chỉnh. Ngoài ra gan còn bài tiết mật để tham gia chuyển hóa mỡ trong thức ăn. Gan còn là một cơ quan chống độc, nó lọc máu từ tĩnh mạch cửa đi lên. Gan còn là cơ quan dự trữ năng lƣợng (Glycogen) dự trữ vitamin A. Gan có tác dụng lớn trong việc trao đổi chất Protein, Lipit và Glucid 10. KẾT LUẬN Chức năng của bộ máy tiêu hóa trẻ nhỏ chƣa phát triển hoàn toàn và đầy đủ, cho nên trẻ bú mẹ bộ máy tiêu hóa thích hợp hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa. Bộ máy tiêu hóa giúp cho cơ thể duy trì và phát triển. Nên khi bị rối loạn, đó là một bệnh của toàn cơ thể, mà những yếu tố bên ngoài là nguyên nhân quan trọng đƣa đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, vệ sinh thực phẩm, thức ăn thích hợp theo tuổi và sữa mẹ là những yếu tố tích cực giúp phòng các bệnh của đƣờng tiêu hoá. 11. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ có các yếu tố giúp tiêu hóa và bảo vệ đƣờng tiêu hóa nhất là trẻ sơ sinh và vài tháng tuổi sau sanh. Vệ sinh thực phẩm và nƣớc uống giúp chúng ta tránh đƣợc phần lớn bệnh tật, nhất là tiêu chảy cấp, kiết lỵ, ngộ độc thức ăn... 149
  11. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Các chƣơng trình phòng chống quốc gia về tiêu chảy, suy dinh dƣỡng, thiếu vitamin... đã giúp rất nhiều trong hạ tần suất mắc bệnh và hạ tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn. Các loại ký sinh trùng đƣờng ruột đã góp phần không nhỏ trong bệnh đƣờng tiêu hóa. Do đó điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng đƣờng ruột cũng làm giảm đáng kể tần suất suy dinh dƣỡng, tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn, viêm ruột hoại tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhi khoa chƣơng trình đại học tập 1 – Đại Học Y Dƣợc TPHCM. 2006. 2. David Johnson, John J. Herbst, Barry Shandling: The digestive system – Textbook of Pediatics, Nelson, 14th Edition – 1992,13:923 – 963. BỆNH TIÊU CHẢY MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Kể được đặc điểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại các nước đang phát triển. 2. Kể được các tính chất dịch tễ học của bệnh tiêu chảy. 3. Trình bày được bệnh sinh của bệnh tiêu chảy, các cơ chế mất và bù nước điện giải. 4. Trình bày được 3 thể lâm sàng thường gặp của bệnh tiêu chảy. 5. Trình bày được cách đánh giá và phân loại mất nước trên lâm sàng của bệnh tiêu chảy. 6. Trình bày được phác đồ điều trị của bệnh tiêu chảy. 7. Biết chỉ định sử dụng kháng sinh và các loại kháng sinh dùng trong bệnh tiêu chảy. 8. Biết phòng chống bệnh tiêu chảy. 150
  12. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cao cho trẻ em ở các nƣớc nghèo, các nƣớc đang phát triển. Theo ƣớc tính hàng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy. Trong đó, 80% tập trung ở trẻ dƣới 2 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính là do mất nƣớc và điện giải. Một trẻ dƣới 2 tuổi, một năm có thể mắc từ 3 - 4 đợt tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy còn là một nguyên nhân chính gây bệnh suy dinh dƣỡng, làm ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của trẻ. Do đó, bệnh tiêu chảy luôn là một gánh nặng kinh tế đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam ta. Tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhỉ Đồng 2 chúng ta có bảng so sánh nhƣ sau: Năm Bệnh nhân nhập viện Tử vong % 1995 6922. - 1996 5724 - 2000 6118 1 0,001 2001 6909 2 0,002 2002 6836 1 0,001 Qua thời gian 8 năm, tỷ lệ nhập viện bệnh tiêu hóa gần nhƣ không thay đổi (trong đó bệnh tiêu chảy chiếm đa số), điều này chứng tỏ biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy vẫn chƣa cải thiện tốt. Theo bảng trên thì tỷ lệ tử vong tại khoa tiêu hóa rất thấp, điều này cho thấy phƣơng pháp điều trị bệnh tiêu chảy đã đạt đƣợc thành công lớn nhờ các chƣơng trình phòng chống bệnh tiêu chảy: CDD, chƣơng trình lồng ghép IMCI. Đây là những chƣơng trình quốc gia đã góp phần quan trọng trong điều trị một số bệnh thƣờng gặp ở trẻ nhỏ trong đó có bệnh tiêu chảy. 2. DỊCH TỄ 2.1. Đƣờng lây truyền 151
  13. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thƣờng gây bệnh bằng đƣờng phân - miệng. Phân trẻ bị bệnh tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nƣớc uống. Trẻ bị tiêu chảy khi ăn uống phải thức ăn, nƣớc uống này hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. 2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy Bao gồm các yếu tố vật chủ, yếu tố mùa, yếu tố tập quán làm tăng nguy cơ gây bệnh tiêu chảy. 2.2.1. Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy Tuổi: Hầu hết các đợt tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu của cuộc ,sống. Chỉ số mắc bệnh cao nhất là ở nhóm trẻ 6 - 11 tháng tuổi. Khi mới tập ăn sam, thời gian này kháng thể thụ động dự trữ mẹ cho đã cạn, kháng thể tự tạo của trẻ chƣa hoàn chỉnh. Trong khi đó, khả năng ô nhiễm thức ăn khi trẻ tập ăn sam gia tăng hoặc sự tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh khi trẻ tập bò. Tất cả những yếu tố trên làm cho lứa tuổi này có tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất. Tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dƣỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn, dễ bị tử vong hơn nhất là ở những trẻ bị suy dinh dƣỡng nặng. Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời nhƣ sau khi bị sởi, hoặc kéo dài nhƣ bị AIDS làm tăng tính cảm thụ với tiêu chảy. 2.2.2. Tính chất mùa Có sự khác biệt theo mùa và theo địa dƣ. Ở vùng ôn đới: - Tiêu chảy do vi khuẩn thƣờng xảy ra cao nhất vào mùa nóng. - Tiêu chảy do virus thƣờng xảy ra cao nhất vào mùa đông. 152
  14. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Ở vùng nhiệt đới tiêu chảy do vi khuẩn thƣờng xảy ra cao nhất vào mùa mƣa và nóng. Tiêu chảy do Rotavirus lại xảy ra cao nhất vào mùa khô lạnh. 2.2.3. Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp Cho trẻ bú chai: Chai và bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đƣờng ruột, khó đánh rửa, cho sữa vào bình không sạch sẽ bị ô nhiễm, nếu trẻ không ăn hết sữa ngay vi khuẩn phát triển gây tiêu chảy. Ăn sam: Cho trẻ ăn thức ăn đặc nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng bị ô nhiễm hoặc vi khuẩn phát triển nhanh hoặc lên men. Nƣớc uống bị nhiễm bẩn do nguồn cung cấp nƣớc bị ô nhiễm hoặc các dụng cụ trữ nƣớc bị nhiễm bẩn. Không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trƣớc khi chuẩn bị thức ăn. Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh, phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy, phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho ngƣời. 2.3. Bệnh tiêu chảy có thể lan rộng gây các vụ dịch Hai tác nhân gây bệnh đƣờng một: Phẩy khuẩn tả (Vibrio - Cholerae 01) và lỵ (Shigella dysenteria type I) là những tác nhân có thể gây nên các vụ đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh cao và tử vong cao ở mọi lứa tuổi (năm 1961 dịch tả đã lan từ châu Á, Đông Địa Trung Hải, châu Phi và một số vùng châu Âu, châu Mỹ do phẩy khuẩn tả týp Eltor của Vibrio cholera Eltor 01). 2.4. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh đƣợc phân lập từ 75% các trƣờng hợp tiêu chảy và 50% các trƣờng hợp tiêu chảy tại cộng đồng bao gồm: 2.4.1. Virus Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dƣới 2 tuổi. Rotavirus có 4 týp huyết thanh gây bệnh. Khi bị nhiễm 1 týp, cơ thể 153
  15. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 chỉ đáp ứng tiêu chảy với týp đó, trẻ vẫn có thể mắc các týp khác (1/3 số trẻ em dƣới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do rotavirus trong 1 năm). Virus nhân lên trong liên bào ruột non, phá hủy cấu trúc liên bào làm cùn nhung mao, gây tổn thƣơng men tiêu hóa, các đƣờng đôi làm giảm hấp thụ đƣờng đôi (đƣờng lactose) trong sữa. Khi liên bào và nhung mao ruột tái sinh: men đƣợc phục hồi trở lại. Các virus khác: Adenovirus, Enterovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy. 2.4.2. Vi khuẩn Coli đường ruột Escherichia coli (E. C) gây 25% tiêu chảy cấp, có 5 týp gây bệnh: - Coli sinh độc tố ruột (E.T.E.C) Enterotoxigenic Escherichia Coli. - Coli bám dính (E.A.E.C) Enteroadherent Escherichia Coli. - Coli gây bệnh (E.P.E.C) Enteropathogenic Escherichia Coli. - Coli xâm nhập (E.I.E.C) Enteroinvasive Escherichia Coỉi. - Coli gây chảy máu ruột (E.H.E.C) Enterohemorhagia Escherichia Coli. Trong 5 nhóm trên, E. Coli sinh độc tố ruột (E.T.E.C) là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp phân toé nƣớc ở ngƣời lớn và trẻ em các nƣớc đang phát triển. ETEC không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy do các độc tố: độc tố không chịu nhiệt (LT) và độc tố chịu nhiệt (ST). Độc tố LT gần giống nhƣ độc tố tả. Trực trùng lỵ Shigella: Là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ. Trong các đợt lỵ nặng có thể xuất hiện phân toé nƣớc trong những ngày đầu. Có 4 nhóm huyết thanh: S. Plexneri, S. Dysenteriae, S. Boydi, S. Sonei. Nhóm S. Plexneri là nhóm phổ biến nhất tại các nƣớc đang phát triển. Nhóm S. Dysenteriae týp 1 thƣờng gây bệnh nặng nhất và gây các vụ dịch. Độc tố Shigella týp 1 gây hủy hoại tổ chức và gây tiêu chảy. Kháng sinh có hiệu quả là cotrimoxazol và acid nalidixic. 154
  16. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Campylobacter Jejuni: Gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc với phân, uống nƣớc bẩn, ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm, C. Jejuni gây tiêu chảy toé nƣớc 2/3 trƣờng hợp và 1/3 trƣờng hợp gây hội chứng lỵ và sốt. Bệnh thƣờng diễn biến nhẹ và chỉ kéo đài 2 - 5 ngày khó phân biệt với tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Salmonella không gây thương hàn: Do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc thức ăn động vật bị ô nhiễm. Salmonella gây tiêu chảy phổ biến ở các nƣớc sử dụng rộng rãi các loại thực phẩm chế biến kinh doanh. Tiêu chảy do Salmonella thƣờng gây tiêu chảy phân toé nƣớc, đôi khi cũng biểu hiện nhƣ hội chứng lỵ. Kháng sinh không có hiệu quả và còn có thể làm Salmonella chậm đào thải qua ruột. Vi khuẩn tả Vibrio Cholerae 01: Có hai týp sinh vật (týp cổ điển và Eltor) và hai týp huyết thanh (Ogawa và Inaba). Vi khuẩn tả gây tiêu chảy xuất tiết qua trung gian độc tố tả, gây xuất tiết ồ ạt nƣớc điện giải ở ruột non. Tiêu chảy có thể nặng dẫn tới mất nƣớc điện giải nặng. Trong vùng lƣu hành dịch ngƣời lớn đã có miễn dịch, tả chủ yếu xảy ra ở trẻ em. ở những vùng không lƣu hành dịch trẻ em cũng bị tả nhƣ ở ngƣời lớn. Kháng sinh có thể làm ngắn thời gian kéo dài của bệnh. Thƣờng dùng trong trƣờng hợp tả nặng nhƣ tetracycline, doxycyclin, hoặc co-trimoxazol. 2.4.3. Ký sinh khuẩn Entamoeba histolytica: Gây bệnh qua xâm nhập vào liên bào đại tràng hay hồi tràng gây các ổ áp-xe nhỏ và loét (90% số ngƣời bị nhiễm các chứng amip cũng không gây độc lực, trƣờng hợp nàỵ dù thấy kén amip cũng không gây bệnh và không có triệu chứng. Vì vậy, chỉ điều trị khi tìm thấy Entamoeba histolytica (amip thể hoạt động). Giardia lamblia: 155
  17. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Là một ký sinh trùng đơn bào bám dính lên liên bào ruột non làm teo các nhung mao ruột gây tiêu chảy, kém hấp thu. Cryptosporidium: Là một ký sinh trùng thuộc họ Coccidian gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và ở nhiều loại gia súc. Tiêu chảy thƣờng nặng và kéo dài khi bệnh xảy ra ở trẻ suy dinh dƣỡng nặng và ngƣời mắc bệnh suy giảm miễn dịch mấc phải. Cryptosporidium bám dính lên liên bào ruột gây teo nhung mao ruột và tiêu chảy. Chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu. 3. BỆNH SINH HỌC TIÊU CHẢY 3.1. Sinh lý trao đổi nƣớc bình thƣờng của ruột non (hình 1 a, b) 156
  18. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 157
  19. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 3.1.1. Trong những điều kiện bình thường quá trình hấp thu bài tiết nườc và điện giải xảy ra trong toàn bộ Ống tiêu hóa Ví dụ: ở ngƣời lớn mạnh khỏe: Nƣớc vào hàng ngày ăn uống: < 2 lít Nƣớc bọt, dịch dạ dày, ruột, mật, tụy: khoảng 9 lít đi vào hỗng tràng mỗi ngày. Ở ruột non, nƣớc và điện giải đồng thời đƣợc hấp thu ở các tế bào, hấp thu ở nhung mao một và bài tiết ở các hẻm tuyến tạo nên sự trao đổi hai chiều giữa lòng ruột và máu. Bình thƣờng 90% dịch đƣợc hấp thu ở ruột non do vậy chỉ còn khoảng 1 lít dịch đƣợc đi vào ruột già. Ở đại tràng nƣớc tiếp tục đƣợc tái hấp thu qua các tế bào liên bào chỉ còn khoảng 100 - 200ml nƣớc đƣợc bài tiết bình thƣờng ra ngoài theo phân. Khi quá trình trao đổi nƣớc và điện giải ở ruột non bị rối loạn, dẫn tới lƣợng nƣớc ùa vào đại tràng vƣợt quá khả năng hấp thu của đại tràng gây nên triệu chứng tiêu chảy. 3.1.2. Quá trình hấp thu ở ruột non (hình 2) Ruột non đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thăng bằng nƣớc và điện giải giữa huyết tƣơng và các chất dịch trong lòng ruột. Quá trình trao đổi nƣớc qua liên bào ruột đƣợc điều hòa chủ yếu bởi sự chênh lệch áp lực thẩm thấu gây nên bởi sự vận chuyển các chất hòa tan đặc biệt là Natri từ bên này qua mặt bên kia của liên bào ruột. -Natri từ lòng ruột vào tế bào bởi: 158
  20. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 -Trao đổi với một ion hydro. -Gắn với chlorid. -Hoặc cùng gắn với glucose hoặc peptid trên các vật tải. Khi glucose vào làm tăng sự hấp thu natri từ lòng ruột vào máu gấp ba lần. Cơ chế hấp thu theo từng cặp của natri và glucose là nguyên lý cơ bản của việc sử dụng glucose frong dung dịch oresol. Natri đƣợc vận chuyển ra ngoài tế bào vào máu theo cơ chế bơm natri dƣới tác dụng của các men Na+, K+, ATPase. Natri đƣợc vào khoảng gian bào, làm tăng áp lực thẩm thấu ở khu vực này gây nên sự chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa máu và lòng ruột kéo nƣớc từ lòng ruột vào khoảng gian bào và vào máu. Ở hồi tràng và đại tràng, anion Clo đƣợc hấp thu do sự trao đổi với các anion bicarbonates bài tiết vào lòng ruột 3.1.3. Quá trình bài tiết ở ruột non Quá trình bài tiết xảy ra ngƣợc lại với quá trình hấp thu Natri cùng với Clo đi vào màng bên của tế bào hấp thu làm nồng độ Clo trong tế bào hấp thu ở hẻm tuyến tới mức cao hơn sự cân bằng hóa - điện học. Cùng lúc đó Natri đi vào tế bào đƣợc bơm khỏi tế bào với men Na+- K+- ATPase. Nhiều chất trong tế bào kích thích quá trình bài tiết nhƣ các nucleotide vòng (đặc biệt nhƣ AMP vòng hoặc GMP vòng) làm tăng tính thấm của màng tế bào hẻm tuyến đối với Clo làm Clo bài tiết ra ngoài. Sự bài tiết Clo kèm theo với natri kéo nƣớc từ lòng ruột vào máu. 159
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0