intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Những kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm được biên soạn nhằm giới thiệu và hướng dẫn sinh viên sử dụng dụng cụ pha chế dùng trong phòng thí nghiệm; kỹ thuật đong đo thể tích - đo độ cồn – pha cồn; kỹ thuật cân; thuốc rơ miệng xanh methylen; nước rửa chén; kỹ thuật hòa tan, lọc; kỹ thuật tách chiết;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2020 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG MÔN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN Tên môn học: NHỮNG KỸ THUẬT CĂN BẢN TRONG PTN (Tên tiếng Anh: ……………………………….) Trình độ: Đại học Số đơn vị học trình: 1 Giờ lý thuyết: Giờ thực hành: 30 tiết Thông tin Giảng viên: Tên Giảng viên: Đặng Thanh Thiện  Đơn vị: Trung Tâm Thực Hành Y Dược.  Điện thoại : 0976354620  Email: dtthien@vttu.edu.vn NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Điều kiện tiên quyết 2. Mục tiêu môn học Sau khi học xong sinh viên cần: - Nắm vững các kỹ thuật căn bản trong PTN. - Vận dụng các kỹ thuật căn bản vào các môn học, thực tế nghiên cứu. 3. Phương pháp giảng dạy 4. Đánh giá môn học 4.1. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Thái độ học tập Thao tác, kỹ thuật phòng thí nghiệm 4.2. Thang điểm đanh giá - Quá trình học tập + báo cáo thực hành: 2 điểm 2
  3. - Thi cuối kỳ: 8 điểm 5. Tài liệu tham khảo - Trường đại học Y Dược TPHCM, Bào chế và sinh dược học, tập 2, NXB Y học, 2010. - Bộ Y tế, Bào chế và sinh dược học, tập 1, NXB Y học, 2010. - Hoàng Ngọc Hùng, Vũ Chu Hùng, Tá dược & chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm, NXB Y học, 2006. - M.E.Aulton, ed., Pharmaceutics: The science of dosage form design, 2nd edition, Churchill Livingstone, 2002. - Raymond C Rowe, Paul J Sheskey and Marian E Quinn, ed., Handbook of Pharmaceutical Excipients, 6th edition, 2009. 6. Đề cương môn học Tên bài học Phần thực hành 1 Kỹ thuật cân 2 Kỹ thuật đong đo thể tích 3 Kỹ thuật nghiền tán, rây trộn 4 Kỹ thuật hòa tan, lọc 5 Kỹ thuật chuẩn độ thể tích 6 Kỹ thuật tách chiết 7. Kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể Tên bài học Số tiết 3
  4. Phần thực hành LT TH 1 Bài 1. Giới thiệu và sử dụng dụng cụ pha chế dùng trong 4 phòng thí nghiệm Bài 2. Kỹ thuật đong đo thể tích Đo độ cồn – Pha cồn 2 Bài 3. Kỹ thuật cân 4 Bài 4. Thuốc rơ miệng xanh methylen Bài 5. Nước rửa chén 3 Bài 6. Kỹ thuật hòa tan, lọc 4 Bài 7. Dung dịch Tarnier 4 Bài 8.. Kỹ thuật nghiền tán, rây trộn 4 Bài 9. Thuốc bột paracetamol 5 Bài 10. Cốm nghệ 4 6 Bài 11. Kỹ thuật tách chiết 4 Bài 12. Kỹ thuật chuẩn độ Bài 13. Dung dịch Lugol 7 Ôn tập 2 8 Đánh giá kết thúc học phần 4 Tổng 30 8. Nội dung bài giảng chi tiết Bài 1. Giới thiệu và sử dụng dụng cụ pha chế dùng trong phòng thí nghiệm ...... 7 Bài 2. Kỹ thuật đong đo thể tích 4
  5. Đo độ cồn – Pha cồn .................................................................................. 15 Bài 3. Kỹ thuật cân ................................................................................................ 20 Bài 4. Thuốc rơ miệng xanh methylen .................................................................. 25 Bài 5. Nước rửa chén ............................................................................................ 26 Bài 6. Kỹ thuật hòa tan, lọc ................................................................................... 27 Bài 7. Dung dịch Tarnier....................................................................................... 30 Bài 8.. Kỹ thuật nghiền tán, rây trộn ..................................................................... 32 Bài 9. Thuốc bột paracetamol ............................................................................... 34 Bài 10. Cốm nghệ.................................................................................................. 36 Bài 11. Kỹ thuật tách chiết .................................................................................... 37 Bài 12. Kỹ thuật chuẩn độ ..................................................................................... 41 Bài 13. Dung dịch Lugol ....................................................................................... 44 NỘI QUI THỰC TẬP BỘ MÔN BÀO CHẾ - CÔNG NGHIỆP DƯỢC 1. Sinh viên phải chuẩn bị trước buổi thực tập. Cuối buổi thực tập sinh viên phải nêu kết luận và nhận xét trong phần tổng kết, thảo luận. 5
  6. 2. Đi thực tập đúng giờ: Sáng bắt đầu từ 8h00, chiều bắt đầu từ 13h30. 3. Sinh viên đến trễ quá 15 phút không được phép thực tập ngày hôm đó. 4. Sinh viên đi thực tập bù phải có đơn xin thực tập bù và trên đơn phải có chữ ký đồng ý của bất kỳ thầy cô ở bộ môn trước đó ít nhất 1 ngày. 5. Sinh viên vắng một (01) buổi sẽ không được dự thi cuối khóa. 6. Sinh viên phải mặc áo Blouse, đeo bảng tên. 7. Sinh viên phải mang theo những đồ dùng thực tập như: khăn sạch, kéo, giấy trắng, hồ dán,… 8. Trong quá trình thực tập, sinh viên làm bể dụng cụ phải đền trả cho bộ môn trước ngày thi thực tập, nếu không hoàn trả đúng thời gian qui định sẽ bị cấm thi lần 1, sau lần 1 mà vẫn tiếp tục không hoàn trả thì sẽ bị cấm thi tiếp lần 2 (tức sinh viên phải đăng ký học lại). 9. Sinh viên được chấm điểm chuyên cần, thái độ học tập trong quá trình thực tập vào điểm thi. 10. Khi thi thực tập sinh viên không được mang theo giáo trình thực tập. BỘ MÔN BÀO CHẾ - CÔNG NGHIỆP DƯỢC BÀI 1 6
  7. GIỚI THIỆU VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ PHA CHẾ DÙNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Mục tiêu  Nhận biết các loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm.  Xác định được các thông số ghi trên dụng cụ đo,thao tác trên các dụng cụ đo.  Xử lý và bảo quản các dụng cụ trong phòng thí nghiệm. NỘI DUNG 1. Xác định các thông số trên dụng cụ  Tên nhà sản xuất.  Dung tích và độ chia nhỏ nhất.  Các thông số khác: nhiệt độ, sai số cho phép… 2. Cách đọc thể tích  Khi cho chất lỏng vào dụng cụ thủy tinh sẽ hình thành đường cong ở mặt thoáng chất lỏng (hay gọi là mặt khum). Có thể là mặt khum lồi hay mặt khum lõm.  Mặt khum lồi: khi các chất có ái lực giữa các phân tử lớn hơn ái lực giữa phân tử và dụng cụ chứa hay chất lỏng không thấm ướt (ví dụ thủy ngân). Mặt khum lõm: khi phân tử chất lỏng có ái lực với dụng cụ chứa lớn hơn hay chất lỏng thấm ướt (ví dụ nước).  Để đọc chính xác thể tích, đặt mắt ngang mặt thoáng của chất lỏng và đọc phía dưới mặt khum nếu là khum lõm, phía trên nếu là khum lồi. Mặt khum lõm Mặt khum lồi 3. Các dụng cụ dùng lấy thể tích 7
  8. a. Ống đong Để đọc chính xác, phải để ống đong trên một mặt phẳng ổn định. Không đọc mực chất lỏng khi cầm trên tay. Mắt đặt ngang phía dưới của khum lõm. Không nhìn từ trên xuống hay nhìn từ dưới lên của mặt khum. b. Pipet - Pipet vạch: dùng để lấy thể tích chất lỏng nhỏ và không cần độ chính xác cao. - Pipet bầu: pipet chính xác, dùng để lấy một thể tích xác định chất lỏng đã được ghi trên pipet. - Micropipet: dùng để lấy các thể tích chất lỏng nhỏ (hàng microlit) Các loại pipet sử dụng trong phòng thí nghiệm: pipet bầu, pipet vạch và micropipet Cách sử dụng pipet: - Đặt đầu pipet cắm sâu dưới mặt chất lỏng, dùng quả bóp cao su hút nhẹ nhàng dung dịch cao hơn vạch cần lấy khoảng 2cm. 8
  9. - Ngón trỏ đặt nhanh trên đầu kia của pipet và điều chỉnh đến thể tích cần lấy đối với pipet vạch, hoặc tới vạch đối với pipet bầu. - Để pipet thẳng đứng và thả dịch vào dụng cụ chứa từ từ, lấy giọt cuối cùng bằng cách chạm nhẹ đầu pipet vào mặt trong của dụng cụ chứa. Tuyệt đối không thổi giọt cuối cùng. c. Buret Tương tự như pipet nhưng một đầu có khóa để điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt của dung dịch. Buret thường dùng trong chuẩn độ. Ngoài ra, buret được coi là một dụng cụ lấy thể tích dung dịch chính xác. Buret dùng trong hóa phân tích Cách sử dụng: - Trước khi sử dụng tráng buret bằng nước cất, sau đó tráng với dung dịch cần đo khoảng 2 lần. - Đóng khóa phía dưới buret, dùng phễu rót dung dịch vào buret, nhấc nhẹ phễu để dung dịch chảy dễ dàng. - Mở van cho dung dịch chảy ra đến khi không còn bọt khí ở đầu buret. Nếu vẫn còn bọt khí thì nhúng đầu buret vào becher chứa dung dịch cần đong, dùng quả bóp hút ngược lên qua phần khóa. Thêm dung dịch vào phía trên sao cho mặt thoáng dung dịch ở vạch 0. - Rửa phần đầu của buret bằng nước và lau khô cẩn thận. Sau vài phút, kiểm tra đầu buret để xác định buret có chảy dịch hay không. 9
  10. - Khi buret được tráng và điền đầy, không có bọt khí và không bị chảy dịch, đọc thể tích ban đầu. Tấm card hình chữ nhật màu đen có thể giúp đọc thể tích chính xác hơn. Đặt mắt ngang mực chất lỏng và đọc phần dưới của mặt khum (đối với dung dịch thấm ướt). - Khi tiến hành chuẩn độ, dùng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa) điều chỉnh khóa buret, hai ngón còn lại gập lại. Tay kia cầm bình nón hứng dung dịch từ buret và lắc bình nón xoay vòng. d. Bình định mức Là bình thủy tinh hình cầu, đáy bằng, cổ dài hẹp, có vạch địch mức, có nắp đậy. được dùng để pha chế các dung dịch có nồng độ xác định. Bình định mức dùng trong phòng thí nghiệm Cách sử dụng: - Trước khi sử dụng, tráng bình định mức và nắp bằng nước cất. Sau đó tráng lại bằng dung môi pha chế. - Cân chính xác chất cần pha, hòa tan trong becher hoặc cho trực tiếp vào bình định mức qua phễu. Tráng becher/phễu nhiều lần rồi cho dịch tráng vào bình định mức. - Thêm dung môi gần tới 2/3 bình định mức, lắc đều, thêm dung môi gần tới vạch. Dùng ống nhỏ giọt thêm từng giọt dung môi đến vạch. Đậy nắp, lắc đều bình định mức. - Nếu hóa chất khó tan, khi thêm dung môi tới 2/3 bình định mức, đem nhúng vào bể siêu âm cho hóa chất tan hết rồi tiến hành tiếp tục. 10
  11. Chú ý: không rót thẳng dung dịch/dung môi nóng vào bình định mức. Bình định mức chỉ dùng để pha, không dùng để đựng dung dịch, sau khi pha, nếu sử dụng liền có thể để trong bình định mức, nếu sử dụng lâu dài thì nên đổ ra dụng cụ chứa. 4. Dụng cụ dùng để chứa a. Becher (cốc có mỏ) Là những cốc hình trụ, có thành mỏng và dung tích khác nhau, dùng để chứa dung dịch, hòa tan các chất hay thực hiện các phản ứng như kết tủa, kết tinh. Các loại becher trong phòng thí nghiệm. b. Erlen (bình nón, bình tam giác) Có hai loại: cổ trơn không có nút đậy, và cổ mài (nhám) có nút đậy. Erlen dùng để hòa trộn và đựng chất lỏng.Được dùng thường xuyên trong phương pháp định lượng thể tích. 11
  12. c. Bình cầu Là các bình thủy tinh không màu, có dạng hình cầu, đáy tròn hoặc đáy bằng, có cổ mài nhám hoặc cổ trơn, có từ 1 hoặc nhiều cổ. Thường dùng trong các phản ứng tổng hợp. Bình cầu một cổ d. Ống nghiệm Là các ống thủy tinh hình trụ, dài, hẹp nhiều kích cỡ. Thường dùng trong các phản ứng định tính hoặc dùng khi ly tâm. Ống nghiệm và giá gỗ để ống nghiệm 5. Xử lý và bảo quản dụng cụ pha chế Độ sạch của dụng cụ thủy tinh đem dùng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một phép thử hoặc một phép định lượng. Các dụng cụ thủy tinh như becher, 12
  13. pipet, erlen…đều phải thật sạch, đặc biệt là khi được dùng để định lượng bằng phương pháp vi sinh vật, thử chí nhiệt tố, hoặc khi dùng để lấy một thể tích nhỏ chất lỏng hay dung dịch. a. Rửa dụng cụ thủy tinh  Các chất làm sạch dụng cụ thủy tinh: acid nitric đun nóng, acid cromic, dung dịch tẩy rửa tổng hợp hoặc những hóa chất có tính kiềm như natri phosphate.  Sau khi xử lý bằng các dung dịch trên, rửa sạch nhiều lần dụng cụ với nước.  Tráng dụng cụ bằng nước cất và làm khô trước khi dùng. Lưu ý  Không dùng acid cromic để làm sạch những bình đựng dùng cho các phép đo quang học.  Hỗn hợp acid cromic có màu xanh thì không dùng nữa.  Cách pha dung dịch acid cromic:  Hòa tan 200 g natri dicromat hoặc kali dicromat vào khoảng 100 ml nước, làm lạnh trong nước đá rồi thêm từ từ 1500 ml acid sulfuric, vừa thêm vừa khuấy.  Việc pha chế phải được thực hiện trong cốc bằng thủy tinh boro silicat và cần đeo kính bảo hộ khi thêm acid.  Hỗn hợp acid cromic là chất rất ăn mòn và hút nước, vì thế phải được bảo quản trong những bình thủy tinh có nút mài và để nơi an toàn. Khi để yên, tinh thể acid cromic có thể được tạo thành, tách ra khỏi hỗn hợp, khi đó cần gạn để loại đi. b. Các cách làm khô dụng cụ 13
  14.  Để khô tự nhiên hoặc tráng dụng cụ bằng nước cất nóng rồi úp ngược lên giá.  Dùng tủ sấy, sấy ở nhiệt độ >600C đến khi khô.  Tráng dụng cụ với aceton hoặc cồn để loại bỏ nước dư rồi tráng với ether. Lưu ý  Không sử dụng phương pháp sấy đối với bình định mức, pipet…đòi hỏi độ chính xác cao. 14
  15. BÀI 2 KỸ THUẬT ĐONG ĐO THỂ TÍCH ĐO ĐỘ CỒN - PHA CỒN MỤC TIÊU 1. Sử dụng được các dụng cụ đo độ cồn. 2. Áp dụng được các công thức pha cồn theo yêu cầu. 3. Chỉnh lại được độ cồn pha xong không đạt yêu cầu. NỘI DUNG 1. TÍNH CHẤT CỒN ETHYLIC - Dung môi phân cực do nhóm –OH. - Tan được trong nước, hỗn hòa với nước, glycerin ở mọi tỷ lệ. - Hòa tan được các acid, kiềm hữu cơ, các alkaloid và muối của chúng, một số glycerid, tinh dầu,… - Không hòa tan protein, gôm, protid, enzyme. - Có tác dụng sát khuẩn, gây ức chế thần kinh, gây lệ thuộc. - Dễ bay hơi, dễ cháy, làm đông vón albumin, các enzyme, dễ bị oxi hóa. 2. ĐO ĐỘ CỒN Dụng cụ đo: Cồn kế, becher, ống đong 250ml. Cách đo - Rót cồn muốn đo độ cồn vào ống đong cao hơn cồn kế, mặt cồn cách mặt ống đong 5 cm. 15
  16. - Thả nhiệt kế vào để xác định nhiệt độ của cồn, khi nhiệt độ ổn định ta đọc nhiệt độ ngay vạch khắc của nhiệt kế. - Lấy nhiệt kế ra, lau khô và cho vào vỏ đựng. - Thả cồn kế vào, cho cồn kế nổi tự do, đọc độ cồn, vạch nổi của cồn kế ngang với mặt thoáng của cồn. - Dùng xong rửa sạch, lau khô, cho vào vỏ đựng. Xác định độ cồn - Độ cồn: biểu hiện số ml cồn etylic tuyệt đối chứa trong 100 ml dung dịch cồn ở 15°C. - Độ cồn thực: độ cồn đọc được trên cồn kế khi nhiệt độ ở 15°C. - Độ cồn biểu kiến: Độ cồn đọc được trên cồn kế khi nhiệt độ không ở 15°C. 3. PHA CỒN Các bước pha cồn: - Kiểm tra độ cồn thực của cồn đem pha (đọc độ cồn biểu kiến, nhiệt độ), tìm độ cồn thực. - Áp dụng công thức pha cồn để tính toán - Tiến hành pha - Kiểm tra lại độ cồn vừa pha xong. - Điều chỉnh lại độ cồn (nếu cần). Các phương pháp pha cồn + Tính độ cồn thực Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 56° ta áp dụng công thức: T = B - 0,4(t -15°C) Trong đó: T: Độ cồn thực 16
  17. B: Độ cồn biểu kiến. t: Nhiệt độ lúc đo. Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 56° ta dùng bảng Gaylucssac để tìm độ cồn thực. (Hướng dẫn dùng bảng Gaylucssac). + Pha cồn theo khối lượng (ít dùng vì phức tạp). + Pha cồn theo thể tích a. Pha cồn cao độ với nước cất để có cồn thấp độ Thí dụ: pha 300ml cồn 60° từ cồn 90° ( độ cồn thực) C1V1 = C2V2 C2V2 60  30 V1    200ml C1 90 Đong chính xác 200 ml cồn 90° vào ống đong, thêm nước cất từ từ đến thể tích vừa đủ 300 ml. b. Kiểm tra, điều chỉnh độ cồn sau khi pha chế: Cách 1: *Nếu độ cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha: Áp dụng công thức C 1 V1 V2  C2 Trong đó : + V1: Thể tích cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha + V2: Thể tích cồn muốn pha + C1: Độ cồn thực của cồn muốn pha cao hơn độ cồn muốn pha 17
  18. + C2: Độ cồn thực của cồn muốn pha Ví dụ: Pha 300ml cồn 600 từ cồn 900, nhưng khi kiểm tra lại độ cồn là 630. Áp dụng công thức trên ta suy ra: V2 = C1V1/C2 = 63 x 300 / 60 = 315ml Tiến hành: thêm nước cất từ từ đến vừa đủ 315ml ta có cồn 600 muốn pha. pha. *Nếu độ cồn pha xong thấp hơn độ cồn muốn pha Áp dụng công thức:V1 (C1-C2) = V3 (C2-C3) Trong đó : + V1: Thể tích cồn cao độ cần thêm + V3: Thể tích cồn vừa mới pha thấp hơn + C1: Độ cồn của cồn cao độ cần thêm + C2: Độ cồn của cồn muốn pha + C3: Độ cồn của cồn mới pha thấp hơn Cách 2: *Nếu độ cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha: xem cồn vừa pha xong là cồn cao độ làm nguyên liệu tiến hành pha lại từ đầu như phần 3a. *Nếu độ cồn pha xong thấp hơn độ cồn muốn pha Áp dụng công thức C2-C3 V1   V2 V1 (C1-C3) = V2 (C2-C3) => C1-C3 Trong đó : + V1: Thể tích cồn cao độ cần lấy + V2: Thể tích cồn cần pha 18
  19. + C1: Độ cồn của cồn cao độ cần lấy + C2: Độ cồn của cồn cần pha + C3: Độ cồn của cồn mới pha thấp hơn Tiến hành pha: đong V1 ml cồn cao độ, bổ sung cồn thấp độ đến thể tích cần pha. 4. THỰC HÀNH 1. Xác định độ cồn thực đựng trong chai A (cồn 90°) và chai B (cồn 40°). 2. Pha 250ml cồn 70o từ cồn nguyên liệu. 5. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM: Chất lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc trưng. 6. BẢO QUẢN: Nơi kín, mát, tránh lửa. 7. CÔNG DỤNG – CÁCH DÙNG  Dùng làm dung môi.  Sát trùng vết thương, dụng cụ. 19
  20. BÀI 3 KỸ THUẬT CÂN Mục tiêu 1. Kể được các điểm lưu ý khi sử dụng cân. 2. Liệt kê trình tự của phép cân đơn và cân kép. 3. Áp dụng được phép cân kép Borda để cân dược chất. 4. Áp dụng được phép cân kép Mendeleep để cân dược chất với lượng nhỏ, cân nhiều chất cùng một lúc. 5. Kể được những điểm giống và khác nhau của phép cân đơn và cân kép. 6. Biết bảo quản cân tốt. NỘI DUNG 1. Các loại cân sử dụng trong bào chế a. Cân phân tích - Sức cân tối đa 200g, 300g - Độ chính xác < 0,0001g Hình 1. Cân phân tích điện tử b. Cân kỹ thuật - Sử dụng nhiều trong bào chế - Sức cân tối đa 200g, 300g - Độ chính xác 0,02 -0,05g - Cân thường sử dụng trong bào chế là cân đĩa Roberval. Cân đĩa thăng bằng khi đòn cân nằm ngang và kim chỉ số 0. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2