Bài giảng Phụ sản 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
lượt xem 2
download
Bài giảng Phụ sản 2 kết cấu gồm 12 đơn vị bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho sinh viên những nội dung về: một số phương pháp thăm dò trong sản khoa; thăm dò trong phụ khoa; đẻ khó; đẻ ngược; ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phụ sản 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bộ Môn Sản BÀI GIẢNG PHỤ SẢN II (Đối tượng Y Đa Khoa) Đơn Vị Biên Soạn Khoa Y Tham Gia Biên Soạn BS. CK1. TRẦN VĂN HÙNG BS. CK1. NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY THS. BS. HUỲNH THANH PHONG BS. HUỲNH DUY ANH BS. PHẠM THỊ THƯƠNG LƯU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2017
- MỤC LỤC 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRONG SẢN KHOA ..................... 1 2. THĂM DÒ TRONG PHỤ KHOA ................................................................ 11 3. ĐẺ KHÓ ........................................................................................................ 21 4. NGÔI NGƯỢC.............................................................................................. 29 5. NGÔI MẶT, NGÔI TRÁN, NGÔI THÓP TRƯỚC, NGÔI NGANG ......... 37 6. ĐA ỐI ............................................................................................................ 48 7. THIỂU ỐI ...................................................................................................... 54 8. ỐI VỠ SỚM, ỐI VỠ NON ............................................................................ 58 9. SUY THAI .................................................................................................... 67 10. RAU BONG NON......................................................................................... 76 11. RAU TIỀN ĐẠO ........................................................................................... 85 12. VỠ TỬ CUNG .............................................................................................. 91
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRONG SẢN KHOA Mục tiêu học tập Trình bày được chỉ định, chống chỉ định và kết quả của một số phương pháp thăm dò thường sử dụng trong sản khoa. 1. SOI ỐI Soi ối lần đầu tiên thực hiện bởi Saling vào năm 1961, cho phép nhìn thấy nước ối qua màng ối nhờ vào hệ thống ánh sáng lạnh. Xét nghiệm này chỉ nên thực hiện từ tuần 37 trở đi. Soi ối là một phương pháp có thể thực hiện đơn giản, để quan sát màu sắc nước ối. Tuy nhiên giải thích kết quả phải tinh tế. Nếu xuất hiện ối xanh là dấu hiệu báo động. 1.1. Chỉ định Trong mọi trường hợp thai nghén có nghi ngờ thai suy khi ối chưa vỡ. 1.2. Chống chỉ định - Nhiễm trùng âm đạo - Rau tiền đạo - Thai chết trong tử cung (vì nguy cơ làm ối vỡ và nhiễm trùng nặng sau vỡ ối). - Ngôi ngược. 1.3. Kết quả - Nước ối bình thường: Màu trong, có vài nụ chất gây chuyển động. - Nước ối có màu vàng: dấu hiệu này có thể cho thấy có phân su cũ trong nước ối, có tình trạng thai suy trước đó. Biểu hiện này không có ý nghĩa rõ ràng là thai đang suy hay không. - Nước ối màu xanh đặc, chứng tỏ có sự thải phân su mới. - Đôi khi sự quan sát nước ối bị hạn chế do chất nhầy cổ tử cung nhiều và đặc, hoặc trong trường hợp thiểu ối. 2. CHỌC BUỒNG ỐI 2.1. Chỉ định 2.1.1. Chỉ định chọc buồng ối ở giai đoạn đầu thời kỳ có thai (từ 16 -17 tuần) - Tiền sử có con bị các bệnh có tính chất di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể hay rối loạn chuyển hoá. 1
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Sản phụ có chồng bị bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể. - Các sản phụ tuổi trên 40. - Các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý có tính chất di truyền: + Các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể ( tam thể 21, nhiễm sắc thể giới tính X…). + Các bệnh có rối loạn chuyển hoá: chuyển hoá đường, mỡ, axit amin và các rối loạn chuyển hoá khác. - Các dị dạng thai: bệnh não nhỏ, không có sọ, bệnh thoát vị não, não úng thuỷ, nứt đốt sống… 2.1.2. Chỉ định chọc buồng ối ở giai đoạn muộn (thai lớn hơn 24 tuần) - Sản phụ có nhóm Rhesus (-). - Sản phụ bị các bệnh có ảnh hưởng đến thai như: bệnh cao huyết áp mãn, rối loạn cao huyết áp trong thời kỳ có thai, bệnh thận, bệnh thiếu máu mãn. - Sản phụ nhiều tuổi hoặc đã có tiền sử đẻ con dị dạng. - Thai kém phát triển được phát hiện qua khám lâm sàng không rõ nguyên nhân. - Thai suy mãn do bệnh lý của mẹ hoặc do thai. - Cần xác định sự trưởng thành của thai. - Chọc ối để điều trị. Hình 1. Chọc buồng ối 2.2. Phân tích kết quả - Định lượng Bilirubin để chẩn đoán bất đồng nhóm máu mẹ - con. - Xác định phân su trong nước ối để chẩn đoán suy thai. 2
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Định lượng estriol để chẩn đoán sự phát triển của thai. - Định lượng hPL để chẩn đoán sự phát triển và trưởng thành của thai và rau thai. - Định lượng một số men trong nước ối: + Định lượng phosphatase kiềm, lacticodehydrogenase: tăng trong trường hợp thai thiếu oxy. + Định lượng transaminase: có giá trị tiên lượng xấu khi tăng. - Định lượng Creatinin và axit uric để xác định độ trưởng thành của thận thai nhi. - Định lượng các chất phospholipid để xác định độ trưởng thành của phổi thai. - Phân tích tế bào học để chẩn đoán các bệnh liên quan đến di truyền. - Định lượng AFP để chẩn đoán các dị dạng về hệ thần kinh. Hình 2. Một số phát hiện qua chọc buồng ối 3. XÉT NGHIỆM SINH HOÁ 3.1. Định tính hCG trong nước tiểu Hiện nay, việc định tính hCG trong nước tiểu để phát hiện có thai thường được thực hiện bằng cách sử dụng que thử thai nhanh. Xét nghiệm này cho kết quả dương tính khi nồng độ hCG từ mức 25 IU/l. - Nếu kết quả dương tính: Khả năng có thai. - Nếu kết quả âm tính: cần làm lại sau vài ngày vì có thể bỏ qua những thai nghén ở giai đoạn sớm. 3
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Hình 3. Que thử thai nhanh 3.2. Định lượng -hCG trong huyết thanh Hiện nay, người ta sử dụng các phương pháp miễn dịch để định lượng - hCG trong huyết thanh. Các phương pháp này cho phép phát hiện nồng độ rất thấp của -hCG và theo dõi diễn biến của -hCG khi định lượng liên tục. Từ ngày thứ 10 - 20 sau thụ thai, -hCG tăng gấp đôi sau mỗi 14 ngày. Đỉnh cao của -hCG đạt được ở tuần thứ 9 thai kỳ. Định lượng -hCG trong huyết thanh giúp: - Chẩn đoán sớm thai nghén: có thể định lượng -hCG trước khi chậm kinh (khoảng 10 ngày sau khi trứng rụng). - Chẩn đoán và theo dõi các bất thường thai nghén: + Chẩn đoán thai ngoài tử cung: bình thường -hCG tăng gấp đôi sau mỗi 48 giờ, nếu thấp hơn thì nghi ngờ thai ngoài tử cung. Có 50% trường hợp thai ngoài tử cung có nồng độ -hCG thấp dưới 800UI/l. Khi nồng độ -hCG bằng hoặc cao hơn 2000UI/l, nếu siêu âm không thấy hình ảnh thai trong tử cung thì phải nghi ngờ thai ngoài tử cung. Khi nồng độ -hCG dưới 2000UI/l và không có bằng chứng thai ngoài tử cung trên siêu âm, cần phải định lượng -hCG nhiều lần. + Chẩn đoán và theo dõi bệnh tế bào nuôi cần phải phối hợp định lượng -hCG với siêu âm. -hCG thường cao hơn 100.000 UI/l. + Sàng lọc huyết thanh mẹ trong 3 tháng giữa thai kỳ, kết hợp với định lượng AFP và Estriol để phát hiện hội chứng Down. 4
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Kết quả -hCG (mIU/ml) Âm tính 25 3 – 4 tuần 9 – 130 4 – 5 tuần 75 – 2.600 5 – 6 tuần 850 – 20.800 6 – 7 tuần 4.000 – 100.200 7 – 12 tuần 11.500 – 289.000 12 – 16 tuần 18.300 – 137.000 16 – 29 tuần 1.400 – 53.000 29 – 41 tuần 940 – 60.000 Bảng 1. Giá trị -hCG thay đổi theo tuổi thai 3.3. AFP (alpha-foetoprotein) AFP được tổng hợp chủ yếu bởi gan của thai nhi, thải trừ qua nước tiểu vào buồng ối và lưu thông vào tuần hoàn của mẹ. Trong nước ối nồng độ tối đa từ 25- 45mg/l vào giữa tuần 12 - 15. Trong máu của mẹ, nồng độ tối đa đạt được giữa tuần 29 – 32. AFP kết hợp với định lượng cholinesterase để phát hiện tật hở cột sống và bất thường về nhiễm sắc thể. 4. SIÊU ÂM 4.1. Siêu âm chẩn đoán trong 3 tháng đầu thai kỳ - Xác định có thai hay không, vị trí của túi thai. - Xác định số lượng thai. - Xác định tim thai: Nếu siêu âm qua đường bụng có thể thấy được tim thai lúc thai khoảng 6,5 tuần, nếu qua đường âm đạo có thể thấy được thấy tim thai lúc thai 5,5 tuần. - Xác định tuổi thai: Xác định tuổi thai dựa theo kích thước túi thai (GS: gestational sac), túi ối (amniotic sac: AS), chiều dài đầu - mông (CRL: Crown-rump length), đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi. Khi tuổi thai tăng dần thì mức 5
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa độ chính xác trong việc xác định tuổi thai bằng phương pháp siêu âm càng giảm đi. Khi tuổi thai từ 6-16 tuần, sai số chẩn đoán tuổi thai của siêu âm là ± 4 ngày. Khi tuổi thai từ 17-24 tuần, sai số này là ± 7 đến 10 ngày; khi thai sau 24 tuần, sai số của phương pháp là khoảng 2-3 tuần. - Khảo sát những bất thường của thai: thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu, sẩy thai, bóc tách màng đệm, thai và dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung ... - Khảo sát các bất thường ở tử cung và phần phụ kèm thai nghén như: u xơ tử cung, khối u buồng trứng, các dị dạng tử cung... Hình 4. Siêu âm thai tuần thứ 5 và tuần thứ 7 thai kỳ Hình 5. Hình ảnh song thai trong giai đoạn sớm thai kỳ 4.2. Siêu âm chẩn đoán trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ - Khảo sát hoạt động của tim thai: vị trí, tần số, nhịp tim thai. - Xác định số lượng thai. Nếu xác định đa thai, cần ghi nhận các thông tin về rau thai vì điều đó rất cần cho xử trí lâm sàng. 6
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa + Đặc điểm, số lượng, độ dày bánh rau. + Dấu hiệu Delta (2 màng ối, 2 màng đệm). + Giới tính thai nhi: nếu hai thai nhi khác giới tính sẽ luôn có hai màng ối và hai màng đệm. Song thai đồng giới tính còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác để tạo nên màng đệm. + So sánh kích thước 2 thai: sự khác biệt kích thước của 2 thai lớn trên 20% có mối tương quan với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh cao. - Khảo sát ngôi thai - Sự phát triển của thai: Bằng việc đo kích thước của đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal diameter), hoặc chu vi vòng đầu (HC: head circumference) và chiều dài xương đùi (FL: Femur length). Đánh giá trọng lượng thai và sự phát triển của thai thường dùng chu vi vòng bụng (AC: abdominal circumference). - Khảo sát các bất thường về cấu trúc giải phẫu và chức năng của thai. - Ước định thể tích nước ối: theo phương pháp Phelan, bình thường chỉ số ối (AFI) trong giới hạn 5-25cm, nếu ít hơn 5cm thì nghi ngờ thiểu ối, nếu trên 25cm thì có thể là đa ối. - Khảo sát vị trí và độ trưởng thành của bánh nhau. - Dây rốn: bình thường dây rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. - Khảo sát tìm các khối bất thường ở tử cung và 2 phần phụ: tử cung dị dạng, u xơ tử cung, khối u buồng trứng... Hình 6. Siêu âm thai vào tuần thứ 17 7
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Hình 7. Siêu âm thai vào tuần thứ 30 Hình 8. Khối u tiền đạo do u xơ ở đoạn dưới tử cung 4.4. Vai trò siêu âm trong hướng dẫn một số thăm dò chẩn đoán tiền sản - Chọc dò ối: để đánh giá bất thường nhiễm sắc thể, định lượng AFP và achetyl cholinesterase trong dịch ối để đánh giá tình trạng dị tật ống thần kinh. - Chọc dò dây rốn áp dụng trong việc xử trí tình trạng thai nhi thiếu máu nặng. Tuy nhiên, thủ thuật này có mối tương quan với tỷ lệ tử vong cao ở thai nhi (1%) do đó hiếm khi được sử dụng với mục đích chẩn đoán di truyền. - Chọc hút gai rau để khảo sát di truyền học. 5. MONITORING Sử dụng monitoring sản khoa để ghi liên tục nhịp tim thai và cơn co tử cung trong khi có thai và khi chuyển dạ. 5.1. Mục đích - Phát hiện một số bất thường về tim thai. 8
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Phát hiện một số bất thường về cơn co trong chuyển dạ. Hình 8. Ghi biểu đồ tim thai với đầu dò trong và ngoài buồng tử cung 5.2. Phân tích một biểu đồ tim thai và cơn co trên monitoring sản khoa - Nhịp tim thai cơ bản (NTTCB) : bình thường nằm trong khoảng 120-160 lần/phút, trung bình là 140 lần/phút. - Dao động nội tại (DĐNT) + Dao động loại 0: khi độ dao động dưới 5 nhịp/phút. + Dao động loại 1: khi độ dao động trên 5 và dưới 10nhịp/phút. Hai loại dao động này có giá trị tiên lượng thai suy (nhưng cần phân biệt với trường hợp thai ngủ). + Dao động loại 2: khi độ dao động trên 10 và dưới 25 nhịp/phút. + Dao động loại 3: khi độ dao động trên 25nhịp/phút. Là loại dao động có liên quan đến trường hợp bào thai bị kích thích, sự vận động của nó). - Nhịp tăng. - Nhịp giảm. - Cơn co. 9
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Hình 9. Hình ảnh CTG bình thường Hình 10. Các loại nhịp giảm trong đo Monitoring sản khoa 10
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa THĂM DÒ TRONG PHỤ KHOA Mục tiêu học tập 1. Lập được kế hoạch thăm dò trong phụ khoa 2. Đánh giá được kết quả của các thăm dò phụ khoa 3. Xác định được các phương pháp thăm dò cho từng cơ quan đối với bệnh nhân đến khám ở cộng đồng. 1. THĂM DÒ Ở CƠ QUAN SINH DỤC THẤP 1.1. Đo pH âm đạo -Trong điều kiện bình thường môi trường âm đạo có tính a-xít, pH âm đạo xung quanh ngày phóng noãn là 4,2, trước và sau hành kinh pH từ 4,8 đến 5,2, trong những ngày hành kinh âm đạo có pH là 5,4. Ở phụ nữ có kinh nguyệt bình thường nếu pH trên 5,5 phải nghĩ tới viêm âm đạo (có thể do Trichomonas). - Người ta có thể sử dụng giấy quỳ để đo pH âm đạo. Hình 1. Sử dụng giấy quỳ để đo pH âm đạo 1.2. Xét nghiệm độ sạch âm đạo: Để xét nghiệm độ sạch âm đạo người bệnh không thụt rửa âm đạo, không khám phụ khoa trước khi lấy phiến đồ âm đạo. Cách làm: lấy dịch ở túi cùng sau âm đạo, phết lên phiến kính, cố định bằng hỗn hợp cồn 90o + ête (tỷ lệ cồn 50%, ête 50%) KẾT QUẢ 11
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Độ 1: + Trực khuẩn Doderlein: nhiều + Tế bào biểu mô âm đạo: nhiều + Các vi khuẩn khác: không có, không có nấm và Trichomonas + Bạch cầu: không có - Độ 2: + Trực khuẩn Doderlein: nhiều + Tế bào biểu mô âm đạo: nhiều + Các vi khuẩn khác: có ít, không có nấm và Trichomonas + Bạch cầu: có ít - Độ 3: + Trực khuẩn Doderlein: giảm + Tế bào biểu mô âm đạo: rất ít + Các vi khuẩn khác: rất nhiều, có nấm hoặc Trichomonas + Bạch cầu: rất nhiều hay (+++) - Độ 4: + Trực khuẩn Doderlein: không còn + Tế bào biểu mô âm đạo: rất ít + Các vi khuẩn khác: rất nhiều, có nấm hoặc Trichomonas + Bạch cầu: rất nhiều hay (+++) Như vậy độ 3 và độ 4 cho biết mức độ viêm và thiểu năng Estrogen của âm đạo vừa hay nặng, tuỳ thuộc vào số lượng trực khuẩn Doderlein nhiều hay ít. Hình 2. Trực khuẩn Doderlein 12
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa 1.2. Phiến đồ âm đạo tìm tế bào ung thư Là một thăm dò khá phổ biến, dễ tiến hành. Tế bào âm đạo giúp phát hiện các thay đổi ở mức độ tế bào theo hướng tiền ung thư hoặc ung thư. Tiêu bản được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou và xếp loại theo danh pháp Bethesda 2001 bao gồm: - Các thay đổi tế bào biểu mô lát: + ASCUS (bất điển hình tế bào lát có ý nghĩa không xác định) + LSIL (tổn thương trong biểu mô lát mức độ thấp) + HSIL (thương tổn trong biểu mô lát mức độ cao) + Ung thư. - Các thay đổi tế bào biểu mô trụ: + AGUS (bất điển hình tế bào tuyến có ý nghĩa không xác định) + AIS (ung thư trong liên bào biểu mô tuyến) + Ung thư. Hình 3. Cách lấy bệnh phẩm để tìm tế bào từ cổ tử cung 13
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Hình 4. Cách phết bệnh phẩm từ thìa và bàn chải lên lam kính A. Bệnh phẩm từ ống cổ tử cung, B. Bệnh phẩm từ lổ ngoài cổ tử cung 1.3. Soi cổ tử cung - Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị với dung dịch axít axetic 3% và dung dịch Lugol 3% - 5%. Soi cổ tử cung cho phép xác định: + Các thương tổn lành tính như: polyp, condyloma, lạc nội mạc tử cung... + Các thương tổn không điển hình như: vết trắng, vết lát đá, vết chấm đáy, vùng đỏ bất thường..... + Ung thư xâm nhiễm. - Soi cổ tử cung để định hướng vùng sẽ sinh thiết. Hình 5. Máy soi cổ tử cung 14
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa 1.4. Sinh thiết Chỉ định sinh thiết khi có các thương tổn nghi ngờ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung như vùng loét trợt, vùng không bắt màu với iod, mảng trắng... hoặc các tổn thương có biểu hiện ác tính. Hình 7. Soi và sinh thiết cổ tử cung 1.5. Thăm dò chất nhầy cổ tử cung Chất nhầy thường được đánh giá vào giai đoạn trước phóng noãn (từ ngày 12- 14 của chu kỳ 28 ngày) giữa 2 phần đầu của 1 kẹp (pince) dài. Người ta quan sát số lượng, độ kéo sợi, độ trong và độ đục của chất nhầy. + Nhiễm trùng khi chất nhầy đục, soi dưới kính hiển vi thấy nhiều bạch cầu. + Dưới tác dụng của estrogen, chất nhầy nhiều và kéo sợi; Dưới tác dụng của progesteron thì chất nhầy đặc và vón lại. 2. THĂM DÒ BUỒNG TỬ CUNG 2.1. Soi buồng tử cung Có thể soi buồng tử cung để chẩn đoán hoặc phẫu thuật. Soi buồng tử cung được chỉ định: - Xác định nguyên nhân chảy máu âm đạo như: polyp, u xơ, teo niêm mạc, quá sản nội mạc, ung thư nội mạc tử cung. - Đánh giá mức độ thâm nhiễm của ung thư nội mạc tử cung. - Xác định vị trí vách ngăn tử cung để tìm cách phẫu thuật tốt nhất. 15
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Soi buồng tử cung giúp xác định vị trí sinh thiết nội mạc tử cung ở vùng nghi ngờ, lấy dụng cụ tử cung, cắt chỗ dính hay vách ngăn tử cung, cắt u xơ dưới nội mạc. Hình 5. Soi buồng tử cung Hình 6. Hình ảnh polyp buồng tử cung qua soi buồng 2.2. Sinh thiết buồng tử cung Chỉ định trong các trường hợp bệnh lý liên quan đến nội mạc tử cung như quá sản nội mạc, polyp nội mạc, rong kinh, rong huyết trong tiền mãn kinh, vô sinh… Tuỳ thuộc vào chỉ định. Có thể sinh thiết niêm mạc tử cung bằng cách nạo niêm mạc, hút bằng bơm hút Karmann hoặc sinh thiết qua nội soi buồng tử cung. 2.3. Chụp tử cung - vòi tử cung Chỉ định chụp tử cung – vòi tử cung trong trường hợp vô sinh, nghi ngờ dị dạng sinh dục. 16
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa Chụp tử cung - vòi tử cung phát hiện được các dị dạng tử cung do các khối u lấn vào buồng tử cung, dính buồng tử cung hoặc phát hiện vị trí và mức độ tắc của vòi tử cung nhờ hình ảnh do thuốc cản quang mang lại. Thuốc cản quang tan trong dầu hoặc tan trong nước thường được sử dụng để chụp tử cung – vòi tử cung. Thời điểm tốt nhất để chụp là sau sạch kinh và trước thời điểm phóng noãn. 3. THĂM DÒ TUYẾN VÚ - X quang vú: Người ta chụp phim X quang vú để phát hiện sớm các tổn thương ở vú. X quang vú có giá trị chẩn đoán trong 80% các trường hợp ung thư vú Hình 6. Phương pháp chụp X quang tuyến vú - Siêu âm: Có thể xác định bản chất một số khối u (hình ảnh âm vang trống của u nang, hình ảnh giới hạn rõ với echo giàu của u xơ tuyến vú). - Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: khi chọc hút tế bào phải đánh giá màu sắc của dịch, nếu dịch lẫn máu phải nghĩ tới ung thư dạng nang. Kết quả xét nghiệm của chọc hút tế bào cho phép chẩn đoán chính xác tới 90% các trường hợp. Hình 7. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 17
- Giáo Trình Sản phụ khoa – Y Đa Khoa - Sinh thiết lõi: Giúp chẩn đoán mô học chính xác trước khi có chỉ định mổ hoặc khi các thăm dò khác có kết quả nghi ngờ. Hình 7. Sinh thiết lõi 4. CÁC THĂM DÒ KHÁC 4.1. Thăm dò nội tiết Định lượng các hormon căn bản được thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4), mẫu máu để xét nghiệm phải lấy vào buổi sáng. - Prolactin (PRL): nồng độ bình thường trong máu của Prolactin < 20ng/ml. Khi nồng độ PRL cao cần làm các xét nghiệm như chụp X quang hoặc chụp cắt lớp hố yên để phát hiện u tuyến yên. - FSH và LH: Chỉ định xét nghiệm FSH và LH vào đầu chu kỳ kinh, nồng độ bình thường trong huyết thanh của FSH 3-8 mUI/ml, của LH: 2-10mUI/ml. Trong chu kỳ kinh, FSH có 2 lần vượt đỉnh tối đa, đó là đầu chu kỳ và giai đoạn hoàng thể. Do vậy, phải định lượng FSH vào đầu chu kỳ, mới có thể đánh giá được. LH được tiết rất ít vào giai đoạn noãn nang, bắt đầu tăng lên để đạt được đỉnh tối đa trước khi phóng noãn sau đó giảm dần. - Progesteron: nồng độ progestesron rất thấp vào giai đoạn nang noãn, tăng nhẹ vào lúc trước phóng noãn 1ng/ml (hay 3,18nmol/l), ở giai đoạn hoàng thể nồng độ > 10 ng/ml (31,80mmol/l). - Estrogen: nồng độ Estradiol huyết thanh cao vào giai đoạn nang noãn trưởng thành, đạt mức trên 250 pg/ml. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sản phụ khoa - Tập 1: Phần 2
174 p | 363 | 134
-
Bài giảng Sản phụ khoa: Phần 2 (Tập 2)
205 p | 291 | 94
-
Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 2
162 p | 272 | 66
-
Bài giảng Phụ sản 4: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
64 p | 10 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
54 p | 7 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
53 p | 7 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
48 p | 8 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
48 p | 7 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
43 p | 3 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
56 p | 3 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
50 p | 9 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
52 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
56 p | 9 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
52 p | 6 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
58 p | 8 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
62 p | 3 | 2
-
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
59 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn