intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp làm quen văn học - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp làm quen văn học được biên soạn gồm các nội dung chính sau: các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện; tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ truyện; sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp ở trường mầm non;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp làm quen văn học - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC MẦM NON (Preschool education) BÀI GIẢNG 1. Tên học phần: PP. LÀM QUEN VĂN HỌC (Acquainted literature method) 2. Mã số: 1718662       3. Số TC: 02   4. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ 2 5. Người lập: Nguyễn Thị Bích Ngọc    Kontum, tháng 9 năm 2018 1
  2. Chương 1:  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ MN 1. Sự hồn nhiên, ngây thơ Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ  thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của văn  học viết cho các em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Những sáng của các em thực sự  cuốn hút người đọc bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo: Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì  Và mang một mẫu bánh mì con con (Phan Thị Vàng Anh) Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự  hồn nhiên, ngây thơ   ấy thì tác  phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên, không phải là sự hồn nhiên theo kiểu   “cưa sừng làm nghé”, kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phải thực sự  cảm hiểu để có thể hóa thân cùng với con trẻ. Tiêu biểu cho các nhà thơ người lớn viết cho  trẻ như Phạm Hổ, Phan Thị Vàng Anh… 2. Sự ngắn gọn, rõ ràng Sự  ngắn gọn không chỉ  thể  hiện  ở  dung lượng tác phẩm mà còn thể  hiện trong cả  câu văn, câu thơ.  ­ Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức hợp. ­ Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục,   có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng. VD: Bó hoa tặng cô, Ai đáng khen nhiều hơn, Bài học tốt… ­ Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ  dễ  nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ  dàng. VD: Chú Dê Đen, Ba cô gái, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ… Dạng phổ  biến của thơ  viết cho các em là thể  thơ  3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với   đồng dao, một thể  lọa dân gian phù hợp với trẻ  thơ, câu thơ  ngắn, vui nhộn; các em vừa   đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ. VD:  Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghểnh cổ 2
  3. Lên trời cao Hởi: “Vì sao”? Cây trả lời ­ Ra ngoài trời, Cho dễ thở… (Cây dây leo – Xuân Tửu) Sự rõ ràng của văn học viết cho trẻ em lứa tuổi MN còn được thể hiện ở ý nghĩa của   từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu. VD: Vàng tươi hoa cúc áo Đỏ rực nụ dong riềng Tim tím hoa bìm bìm Dây tơ hồng em quấn Thành một bó vừa xinh. (Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô) Với cách miêu tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ các sự  vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, truyện thường có kết cấu đối lập tương phản với hai loại nhân vật  thiện –ác, tốt –xấu phù hợp với lối tư duy cụ thể của trẻ, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện,   dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng. VD: Ba cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn… 3. Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu Những hình  ảnh đẹp, rự  rỡ  cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác  phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Có thể  nói, vần là   một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho trẻ em (điều này rất khác với thơ người lớn,   nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quan trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có   cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em. VD:  Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Phạm Hổ ­ Bắp cải xanh) 4. Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu Ngôn ngữ trong thơ, truyện viết cho trẻ em có nhiều từ tượng hình, từ  tượng thanh,   nhiều động từ, nhiều tính từ  miêu tả, tính từ  chỉ  màu sắc…tạo nên sắc thái vui tươi, vừa   khêu gợi, khích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức,  tư tưởng, tình cảm của trẻ. VD: Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa 3
  4. Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trước gió… (Thu Hà – Hoa kết trái) Nhờ  hàng loạt tính từ  miêu tả  (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ  tượng hình  (đốm lửa, rung rinh…) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh), bài thơ  đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn, giúp trẻ có thể hình dung về các loài  hoa với những sắc màu lung linh và hình dáng rất cụ thể, cuốn hút các em. 5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác cho trẻ  em lứa tuổi MN. Khác với  thơ  viết cho người lớn, thơ tâm trạng, bao gồm những nỗi niềm, suy tưởng…, thơ cho các   em còn có thể “kể” lại được. Ngoài những truyện thơ như  Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ   câu và ngan… , những bài thơ  ngắn cũng đều kể  lại một sự  việc, một hiện tượng, ví dụ:  Chú bò tìm bạn, Xe chữa cháy, Bướm em hỏi chị, Mời vào… Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai. Bò chào: “Kìa anh bạn  Lại gặp anh ở đây!” Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau “Ậm ò” tìm gọi mãi… (Phạm Hổ ­ Chú bò tìm bạn) Bài thơ là một câu chuện nhỏ. Câu chuyện kể rằng có một chú bò ra sông uống nước  vào một buổi chiều tà mát mẻ, thấy bón của mình in dưới dòng nước trong xanh hiền hòa đã  nhầm tưởng là người khác (một bạn nhỏ) cũng ra sông uống nước như  mình. Bò cất tiếng   chào, mặt nước rung rinh chao động vì không nhịn được cười làm bóng bò tan biến. Bò ngạc   nhiên không hiểu người bạn mới gặp đã đi đâu nên ậm ò gọi mãi… 6. Ý ngĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Đối với văn   học viết cho trẻ em thì chức năng này đặc biệt quan trọng. Bởi không chỉ là nhà văn, nhà thơ  mà còn là một nhà giáo. Là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động   mạnh mẽ đến tâm hồn nhận thức con người. Nhất là lứa tuổi MN. Tuy nhiên, lứa tuổi này   chỉ có thể “đọc” tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy loogic lại chưa phát triển nên   hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi một tác phẩm phải đem  đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục rõ ràng, cụ thể. 4
  5. II. Vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ 1. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi MN Những TPVH thiếu nhi có  ảnh hưởng lớn đến giáo dục thẩm mỹ  cho các em. V.G   Biêlinxki gọi tình cảm thẩm mỹ là “cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại” Trẻ em rất hồn nhiên, trong sáng. Sự nhận thức thường thông qua con đường cụ thể,   trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm, tình cảm, nhất là những xúc cảm về  cái   đẹp. Vì thế, có thể thông qua giáo dục thẩm mỹ mà giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo   dục đạo đức cho trẻ. Bởi đối với trẻ  MN thì cái đẹp và cái tốt chỉ  là một, khó có thể  chia   cắt rạch ròi. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, là thời kỳ phát cảm của những cảm xúc thẩm mỹ,   tức là xúc cảm tích cực, được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trự  tiếp với các đẹp khiến trẻ thấy   gắn bó tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh. Chính vì thế, đây là thời điểm vô   cùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ, và chính việc giáo dục thẩm mỹ lại có thể mang  đến một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Về phương diện   này,văn học, đặc biệt văn học cho trẻ em lứa tuổi MN có khả năng chiếm ưu thế. Văn học luôn đem đến cho các em những hình  ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở  trong   các em những xúc cảm thẩm mỹ và hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Tiếp xúc với TPVH là các em được tiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âm thanh   và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sống động, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và  cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi MN, với tâm hồn ngây thơ, chưa có những trải nghiệm cá nhân,  sự nhận thức về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước  mắt. Vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm   văn học gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận  được những vẻ đẹp trong TP này. Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chới Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời… (Trần Đăng Khoa, Trăng ơi… từ đâu đến?) Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường  rất sinh động, trong trẻo, giúp các em  không chỉ cảm nhận được vẻ   đẹp của thiên nhiên, mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc   sống. Có thể nói, tình yêu thiên nhiên là khởi điểm của lòng yêu nước. Trong tác phẩm văn xuôi, các em càng thích thú khi được gặp những yếu tố  thần kỳ  của truyện cổ  tích, lối nhân hóa và sự  tưởng tượng phong phú của truyện đồng thoại.   5
  6. Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái sẽ  giúp các em tự  rút ra các khái  niệm về thẩm mỹ, tự phân biệt được cái đẹp, cái xấu, cái đáng yêu không đáng yêu… Không chỉ  cung cấp cho các em những hình  ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, văn học cho trẻ  lứa tuổi MN còn giúp các em  phát huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái   đẹp hoặc tìm đến và thưởng thức cái đẹp. Trẻ  em lứa tuổi MN, nhờ tiếp xúc với TPVH, tâm hồn cũng trở  nên nhạy cảm hơn,   có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt hơn để có thể nhận ra các hay, cái đẹp của TP, biết khám  phá ra cái đẹp của thế giới xung quanh và cũng vì thế có thể cảm nhận cuộc sống một cách  nhạy cảm, tinh tế hơn. Khi được thường xuyên thưởng thức TPVH và say mê, thích thú với tác phẩm đó, trẻ  em lưa tuổi MN còn có thể biết tự mình sáng tạo ra cái đẹp. Sự sáng tạo này rất phong phú,   vì vậy, các cô giáo MN cần động viên và gợi ý để  trẻ  có thể  phát huy được hết thế  mạnh   của mình. 2. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ Lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của người Việt Nam. Tình yêu thương ruột  thịt, tình làng nghĩa xóm, tình người trong cùng một quốc gia…  Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng… Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, nhân loại ngày càng xích lại gần nhau thì  lòng nhân ái càng là tình cảm vô cùng quan trọng, không thể  thiếu  ở  mỗi cá nhân, mỗi dân  tộc. Sang thế kỷ XXI, đất nước ta không ngừng đổi mới và phát triển, sức mạnh của đồng  tiền ngày càng tăng, đạo đức của con người có nguy cơ  xuống cấp, tình yêu, tình thương   cũng bị  cuốn theo cơn lốc thị  trường. Điều này thật nguy hiểm, bởi lẽ  “người có tài mà  không có đức cũng là người vô dụng” (Bác Hồ). Chính vì vậy, chúng ta cần giữ gìn và phát  huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, cần giáo dục lòng nhân ái cho con người ngay từ lứa   tuổi MN.  Với quan điểm như vậy, việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi MN là vấn đề   hết sức quan trọng. Theo các công trình nghiên cứu tâm lý học, tình cảm của trẻ  em lứa tuổi MN phát   triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm, dễ  xúc cảm với con người và vạn vật xung   quanh. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi và là thời cơ tốt nhất để giáo dục lòng nhân ái cho  mỗi con người. Thực tế  đã chứng minh rằng những đứa trẻ  sống trong hoàn cảnh bất lợi,  lại chịu ảnh hưởng lối giáo dục sai lầm thì cũng dễ nảy sinh tính ích kỷ, tham lam, độc ác.   Trong thời điểm nhân cách mới hình thành thì những dấu  ấn không tốt đẹp có thể  để  lại  những di chứng cho các giai đoạn phát triển sau này. Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ  MN là điều hết  sức quan trọng. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ MN sẽ giúp chúng dễ hòa nhập vào cuộc sống   và dễ  dàng tiếp thu sự  giáo dục của người lớn, đón nhận những  ảnh  hưởng tốt đẹp của   môi trường để phát triển nhân cách một cách tích cực. Để thực hiện tốt điều này, văn học được coi là phương tiện hữu hiệu nhất. 6
  7. Văn học cho trẻ  lứ  tuổi MN thể  hiện rõ nét lòng nhân ái mà người viết muốn gửi   gắm đến các em. Lòng nhân ái được thể  hiện trong những tác phẩm này không phải là  những gì quá cao siêu mà được biểu hiện rất cụ thể, rất đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó  là tình cảm yêu thương giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. VD:  Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. (Trần Đăng Khoa, Trăng ơi…từ đâu đến?) Làm anh khó đấy  Phải đâu chuyện đùa Với em bé gái Phải người lớn cơ Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn… (Làm anh) Có thể  nói, bằng TPVH,các tác giả  đã giúp các em hiểu được sự  biểu hiện cụ  thể  (bằng thái độ, hành động, cách ứng xử…) của lòng nhân ái. Đây là thứ tình cảm hết sức cần  thiết, đặc biệt đối với trẻ  em – những tâm hồn ngây thơ  dễ  rung cảm, dễ  xúc động. Đó  chính là cơ sở, là ngọn nguồn, là cái gốc đạo đức của con người. 3. Vai trò của văn học đối với việc mở  rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ  em lứa   tuổi MN. Mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ MN được diễn ra trong nhiều hoạt động khác   nhau, và văn học là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ  mở  rộng và nâng cao nhận thức về thế  giới xung quanh. Những bài thơ, những câu chuyện đã giúp các em mở rộng tầm nhìn và sự  hiểu biết về thế  giới tự nhiên, thế  giới loài vật, thế  giới đồ  vật…, giúp trẻ  biết được tên   gọi, những đặc tính, những quan hệ  và ý nghĩa của chúng đối với con người…Có thể  nói,   với chức năng phản ánh cuộc sống, văn học thiếu nhi như “những cuốn sách giáo khoa” đầu  tiên giúp cho trẻ  nhận thức và hiểu biết về  thế  giới xung quanh. Bằng những hình tượng  văn học sinh động, những “bài học” ấy trở nên hết sức nhẹ nhàng mà không kém phần sâu   sắc. Đây là một cơ mưa rào mùa hạ được Trần Đăng Khoa thể hiện hết sức sống động: Lộp độp Lộp độp Rơi Đất trời Mù trắng nước (Trần Đăng Khoa, Mưa) Khác hẳn với cơn mưa xuân nhè nhẹ, êm êm, như sương… Mưa rơi nhè nhẹ 7
  8. Trên mái tóc em Mát như sương đêm Tươi cành xanh lá Nghiêng nghiêng đôi má Cười đón mưa rơi Em ngẩng nhìn trời Xuân sng đẹp quá. Giọt nước tí xíu là một câu chuyện thú vị về cuộc phiêu lưu kỳ thú của giọt nước từ  biển xanh tới rừng già, về  suối, về  sông rồi lại ra bển cả. Nhưng đồng thời, câu chuyện   cũng là một bài học sinh động giúp trẻ nhận biết hiện tượng bốc hơi của nước và quá trình   hình thành mây, mưa… Mười quả trứng tròn, Mẹ gà ấp ủ, Hôm nay ra đủ Mười chú gà con Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân. Cái mỏ tí hon, Cái chân bé xíu, Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời… (Phạm Hổ, Đàn gà con) Quá trình sinh trưởng của con gà được tác giả  giải thích thú vị  bằng những hình  tượng văn học sống động, khác hẳn với những bài học sinh vật khô cứng mà vẫn đảm bảo   sự chính xác. 4. Vai trò của văn học đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi MN Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong GDMN, đặc biệt là giáo   dục trẻ mẫu giáo. Bởi lẽ, ngôn ngữ  gắn liền với tư duy. Nếu trẻ không được trang bị  vốn   ngôn ngữ  nhất định, trẻ  sẽ không thể đến trường phổ  thông để  lĩnh hội ti thức và nền văn   hóa nhân loại. Hiện nay,  ở  trường MN, việc phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  đang được thực   hiện trong tất cả các hoạt động chơi và học của trẻ. Với nhiệm vụ này, các TPVH có vai trò   đặc biệt quan trọng là: ­ Văn học giúp trẻ mở rộng vốn từ, đặc biệt là từ ngữ nghệ thuật. ­ Văn học giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt (diễn đạt  một vấn đề nào đó có hình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm). Văn học là “cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp trẻ nhận biết môi trường xung quanh:   các hiện tượng tự nhiên, thế giới thiên nhiên, loài vật, cây cỏ, đồ vật hoặc các mối quan hệ  trong xã hội. Như  vậy, một logic ta dễ nhận thấy là việc mở  rộng nhận thức bao giờ cũng  gắn chặt với mở rộng vốn từ. Trẻ tiếp nhận những khái niệm mới cũng chính là tiếp nhận  những từ ngữ mới. Đồng thời với việc giúp trẻ mở rộng nhận thức và hiểu biết về thế giới   xung quanh thì văn học cũng cung cấp cho trẻ  một vốn từ khổng lồ, đặc biệt là những từ  ngữ  nghệ thuật. Đó chính là vốn từ  từ  ngữ  được chọn lọc, tinh luyện và sáng tạo của các  8
  9. tác giả. Những trẻ  thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm văn học thì vốn từ  của chúng  thường phong phú và sống động. Đồng thời có khả  năng diễn đạt các vấn đề  một cách  mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Quá trình trẻ tiếp xúc với TPVH cũng là quá trình trẻ học tiếng nói của các tác phẩm   văn học. Lời nói nghệ  thuật không chỉ  giúp trẻ  cảm nhận được cái đẹp của ngôn từ  nói   chung mà thực sự  là cảm nhận cái đẹp của tiếng nói mẹ  đẻ. Đây lại chính là phương tiện  vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Một con người không thể  hoàn thiện về nhân cách nếu như không hiểu và yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trẻ có thể tìm thấy trong TPVH những từ ngữ trong sáng, chính xác, nhiều màu sắc,  có tính tạo hình, gợi tả và biểu hiện, biểu cảm rất cao. Đó là cái đẹp của lối ví von so sánh:   “Hoa lựu chói chang/ Đỏ  như  đốm lửa”, “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con   thuyền trôi”; hay những cái đẹp của câu hỏi tu từ: “Trăng ơi…từ đâu đến?” Tóm lại, vai trò của văn học đối với việc giáo dục trẻ  em lứa tuổi MN là rất to lớn.   Văn học góp phần giúp cho trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Sẽ là rất thiệt thòi cho những  đứa trẻ không thường xuyên tiếp xúc với TPVH. Chính vì vậy cần đưa văn học đến với trẻ  từ rất sớm. Cô giáo MN cầ trau dồi những kiến thức cơ bản để cảm thụ thật tốt các TPVH   thì mới có thể truyền dạy ch trẻ được hết những cái hay, cái đẹp của TP. Với sự hướng dãn  của cô giáo, trẻ  dduwwocj nghe, được học các TPVH, đó là những bài học làm người đầu   tiên, và những bài học đó sẽ cùng trẻ lớn dần theo năm tháng, trong suốt cả cuộc đời. III. Một số  đặc điểm tâm lý của trẻ  em lứa tuổi MN liên quan đến việc tiếp nhận  TPVH 1. Trẻ em lứa tuổi Mn giàu xúc cảm và tình cảm Giàu xúc cảm, tình cảm là  nét tâm lý nổi bật ở trẻ thơ, đặc biệt là trẻ  lứa tuổi MN.   Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ.   Chính vì vậy mà nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc cảm xúc. Trẻ  luôn có nhu cầu  được người khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung   quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự  đổi thay của thế  giới xung quanh và xúc  dộng, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản.  Chính những đặc điểm này làm cho trẻ khi nghe kể chuyện, đọc thơ  có thể  dễ dàng  hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm. Trẻ thường có những phản ứng trực tiếp, ngay tức thì   khi tiếp xúc với TP. Trẻ có thể cười, có thể khóc, sung sướng hay tức giận trước những chi   tiết, sự  kiện của TP, những tình huống mà nhân vật gặp phải. Đó là phản ứng hết sức tự  nhiên, biểu hiện trạng thái tâm lý chưa ổn định, dễ dao động trước những tác động của bên  ngoài. Chính vì vậy, ngông ngữ, giọng điệu, ngữ  điệu hoặc những cử  chỉ, điệu bộ  của  người đọc, kể  tác phẩm văn học cho trẻ  nghe là vấn đề  hết sức quan trọng. Việc cho trẻ  tiếp caanh với TPVH, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một   thái độ để cảm nhận cuộc sống – một cách phong phú. Riêng với TPVH, trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái tim và những tình cảm hết sức  hồn nhiên, ngây thơ của mình. Có thể nói, trẻ em có lợi thế tiếp nhận cái đẹp trong VHNT.   Chỉ cần một chồi non hé mở chiếc mầm xinh xắn cũng có thể  gây cho trẻ  niềm vui và sự  hứng thú. 9
  10. Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn… Võ Quảng, Mầm non) Trong việc tiếp nhận TPVH của trẻ em MN, vấn đè tri thức và kinh nghiệm rất cần,  nhưng quan trọng hơn vẫn là cảm xúc. Đó là năng lực hóa thân của các em với cái nhìn ngây  thơ, giản đơn về  sự  giống nhau giữa tác phẩm và cuộc sống. Trẻ  luôn cho rằng thế  giới   nghệ thuật trong TPVH cũng là hiện thực ngoài đời nên dễ dàng muốn chia sẻ. 2. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng Nét nổi bật trong tâm lý trẻ em lứa tuổi MN là sự phong phú về trí tưởng tượng. Sức  tưởng tượng của các em dường như vô bờ  bến, không biết đau là cùng. Chúng dùng tưởng   tượng để khám phá thế giới và tự  thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Trí tưởng tượng   là một phần quan trọng của quá trình tâm lý, nó góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và  nhận thức của trẻ.  Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tưởng tượng của trẻ em lứa tuổi MN đã bắt  đầu mang tính chất sáng tạo. Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với cảm xúc. Đó là quan hệ hai   chiều. Tưởng tượng phụ  thuộc vào sự  phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì  tưởng tượng càng phát triển để  phù hợp với cảm xúc đó, và ngược lại , tưởng tượng cũng  giữ vai trò quan trọng trong việc làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc ở trẻ.  Trẻ  thơ rất cần trí tưởng tượng, và vì vậy, việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ  là một tong những nhiệm vụ quan trọng của GDMN. Tính hoang đường là đặc trưng cơ bản về tưởng tượng của trẻ  MN. Đặc điểm của  nó là thiên về những điều kỳ diệu khác thường. Đó là thế giới thần tiên của truyện cổ tích,   trong đó có những ông Bụt, bà Tiên tốt bụng, những phép biến hóa thần kỳ…Vì vậy, các  nhà sáng tác văn học phải đặc biệt quan tâm đến đặc tưng tâm lý này. Trẻ em tiếp nhận tác  phẩm bằng chính trực giác và tưởng tượng thiên bẩm của tuổi thơ.  Có thể  nói, tưởng tượng là một năng lực không thể  thiếu để  cảm thụ  và sống với   TPVH. Trẻ  thơ  đã sẵn có trong đầu trí tưởng tượng phong phú, bay bổng nên gặp những   hình ảnh đẹp đẽ, kỳ ảo của TPVH thì trí tưởng tượng của trẻ sẽ càng được thăng hoa. Như  vậy, trí tưởng tượng phong phú của trẻ  chính là tiền đề  để  chúng ta thực hiện việc đưa   TPVH đến với trẻ. Trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để tiếp thu sáng tạo nghệ thuật,  và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong TPVH cũng sẽ  chắp cánh cho   những ước mơ, hoài bão và sự sáng tạo ở trẻ. Cô giáo MN cần có sự hiểu biết và những kỹ  năng cảm thụ  TPVH để tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ  tiếp nhận TP một cách có hiệu  quả. 3. Tư duy trực quan hình tượng Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến   sự  tiếp nhận văn học của trẻ. Với sự  tung hoành của trí tưởng tượng cùng với tính duy kỉ  rất cao, trẻ em lưa tuổi MN, đặc biệt từ  3 đến 6 tuổi luôn lấy mình làm trung tâm để  nhìn   nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất” và trí tưởng tượng phong phú,  vạn vật trong thế giới qua con mắt trẻ thơ đều trở nên sinh đọng và có hồn. 10
  11. Chỉ  có nhà thơ  và trẻ  em mới có thể  nhìn vạn vật ra con người, nhìn thiên nhiên có  linh hồn và tâm trạng. chính khả  năng đồng hóa ấy khiến trẻ có thể  giao cảm với thế giới  nghệ  thuật trong TP, để  có thể  hiểu về  thế  giới bằng tâm hồn và ngôn ngữ  rất thơ  của   mình. Trẻ em lứa tuổi mầm non tư duy một cách cụ thể, gắn liền với những hình ảnh, màu  sắc và âm thanh, vì vậy, tính cụ  thể  của ngôn ngữ  trong TP có liên quan mật thiết với sự  tiếp nhận VH của trẻ. Điều đó cũng giải thích vì sao ngôn ngữ trong TPVH dành cho trẻ lứa   tuổi MN cần cụ thể, chính xác và giàu âm thanh, màu sắc.  Tóm lại, lứa tuổi MN là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái đẹp và luôn khao khát được  tiếp xúc, khám phá cái đẹp. TPVh có thể thỏa mãn nhu cầu tìm đến với cái đẹp của trẻ. Tuy   nhiên, khác với người lớn, trẻ em lứa tuổi này chỉ có thể “đọc” TP một cách gián tiếp. Chính  vì vậy, cả người sáng tác và các cô giáo MN cần phải hiểu những tâm lý rất cơ bản của trẻ,   có như thế mới có thể phát huy được sức mạnh của VH trong việc giáo dục trẻ thơ. Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy phân tích những đặc trưng văn học dành cho trẻ MN. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của văn học đối với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi MN. 3. Hãy lựa chọn một TPVH thiếu nhi và phân tích ý nghĩa của TP này đối với giáo   dục thẩm mỹ cho trẻ lứ tuổi MN. 4. Hãy lựa chọn một TPVH thiếu nhi và phân tích ý nghĩa của TP này đối với giáo   dục lòng nhân ái cho trẻ lứa tuổi MN. 5. Hãy lựa chọn một TPVH thiếu nhi và phân tích ý nghĩa của TP này trong việc giúp  trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh. 6. Hãy lựa chọn một TPVH thiếu nhi và phân tích ý nghĩa của TP này trong việc giúp  trẻ phát triển ngôn ngữ. Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ, TRUYỆN I. Nghệ thuật đọc và kể chuyện diễn cảm Đọc, kể tác phẩm văn học một cách có nghệ  thuật là người đọc, người kể  sử  dụng  mọi sắc thái của giọng để  trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể  "nhìn" thấy   những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở họ. Muốn thực   11
  12. hiện tốt việc đọc, kể diễn cảm TPVH thì trước hết cô giáo phải rèn luyện để đọc đúng tác   phẩm. Có thể  nói, rèn luyện kỹ  năng đọc , kể  các câu chuyện, bài thơ  một cách có nghệ  thuật là nhiệm vụ rất quan trọng và không phải dễ dàng đối với người giáo viên. Muốn thực  hiện tốt nhiệm vụ này giáo viên phải nghiên cứu kỹ các câu chuyện, bài thơ, nắm được nội   dung và hiểu được tư tưởng chủ đề của tác phẩm, tiến hành phân tích tác phẩm về mặt ngữ  điệu...; từ đó xác định giọng điệu chính để trình bày tác phẩm cho phù hợp; xác định giọng   điệu cụ thể của từng đoạn, từng phần, từng nhân vật và các lời bình...Việc chuẩn bị này đòi  hỏi GV không chỉ có trình độ, có kỹ  năng mà còn phải có trí tưởng tượng nghệ thuật, thực   sự xâm nhập vào tác phẩm. Bản thân người đọc, người kể có "nhìn" thấy được những điều   mình đọc, mình kể thì mới có thể giúp người nghe "nhìn" được những điều họ nghe. 1. Xác định giọng điệu cơ bản: Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, kể khi trình bày tác phẩm.Việc   xác định giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể  loại, nội dung tư tưởng và phong cách ngôn  ngữ của tác phẩm. Việc thể hiện giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng giúp người nghe   có thể cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, câu chuyện. nếu người đọc  xác định sai giọng điệu cơ bản, rất có thể người nghe sẽ hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ  tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Truyện cười thường được kể với giọng điệu dí dỏm, hài hước và có khi châm biếm;  truyện ngụ ngôn thường có các nhân vật rất rõ ràng nên giọng phải thể hiện được tính cách  của từng nhân vật, câu kết thúc truyện bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, thường thể hiện  bằng giọng triết lý, hóm hỉnh; truyện cổ tích chủ yếu kể với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp   với không gian kỳ bí, huyền ảo... (SV xem ví dụ trong giáo trình) 2. Xác định ngữ điệu: Ngữ  điệu là tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ  âm bao gồm: giai   điệu, nhịp điệu, cường độ, trọng âm, âm sắc...Ngữ  điệu là những biến đổi về  độ  cao của   giọng khi nói, khi đọc, có liên quan đến cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số  ý nghĩa bổ sung. Nhờ đó mà người đọc, người kể có thể miêu tả lại được cá tính, tâm trạng,  hành động của các nhân vật, đồng thời bộc lộ  được thái độ  của mình trước nhân vật đó.   Thông qua ngữ điệu, cô giáo có thể tác động mạnh đến cảm xúc của trẻ.  Xác định đúng ngữ điệu khi đọc, kể diễn cảm liên quan đến nhiều yếu tố: đọc chính  âm, ngừng giọng, nhịp độ và cường độ. VD: ­ Thương mẹ/, thương mẹ/ mà lại còn cọ  chậu đã/ rồi mới về  thăm mẹ/. Thôi/ cứ   ở  nhà mà cọ chậu/.(truyện Ba cô gái) Sự ngắt giọng này thể hiện tâm trạng giận dữ của sóc. ­ Trong truyện Cáo, Thỏ  và Gà Trống, lời đối thoại giữa Chó, Gấu với Cáo ở  đoạn  sau lại to, mạnh. Đặc biệt, là lời của Gà Trống với Cáo càng to, dõng dạc với tốc độ nhanh   hơn: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Đi tìm Cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay! 12
  13. 3. Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ 3.1.Tư thế: Tư  thế  là vị  trí cơ  thể  người đọc, người kể  trong lúc trình bày tác phẩm. Yêu cầu  chung là tư thế phải tự nhiên, đẹp và thỏa mái. Người đọc, kể phải hướng về người nghe,   có thể đứng hoặc ngồi nhưng không đi lại trước mặt trẻ. Trong trường hợp trang trọng, nên  đứng chứ không được ngồi để đọc, kể. 3.2.Nét mặt: Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, nét mặt thể hiện rõ nhất sự giao lưu giữa người   nói và người nghe. Đây chính là "linh hồn" để  những con người giao tiếp với nhau có thể  tạo ra được một kết quả nhất định(truyền đạt thông tin, chia sẻ tâm tình...) Trẻ  em giao tiếp với người lớn, cho dù là giao tiếp trực tiếp, giao tiếp "công việc",  hay giao tiếp nhận thức...thì trẻ cũng cần ở người lớn một thái độ ân cần, một sự an toàn tin   cậy. Chính vì thế, khi vào lớp, cô cần có nét mặt tươi vui, cởi mở. Sự tươi vui, cởi mở của   cô sẽ tạo sự gần gũi với trẻ. Đây là một nửa của sự thành công trong giờ học. Khi đọc, kể tác TPVH, nét mặt của cô giáo phải thể hiện được cảm xúc, thái độ của   người đọc, người kể và nói chung là phải phù hợp với nội dung của tác phẩm góp phần bộc   lộ tác phẩm. 3.3. Cử chỉ, điệu bộ: Cử chỉ, điệu bộ của người đọc, kể là sự bổ sung cho ngữ điệu và làm sống dậy hình  tượng của tác phẩm, được dùng để biểu lộ thái độ với các nhân vật, các sự kiện được miêu  tả  trong tác phẩm, làm tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói, và đặc biệt là giúp cho người   nghe có thể cảm nhận bằng trực cảm. Cử chỉ phải phù hợp với sự xúc động trong tâm hồn   người đọc, kể và phù hợp với nội dung tác phẩm. Những cử chỉ đơn giản, chân thực sẽ góp   phần thể  hiện sâu sắc nội dung tác phẩm; trái lại, những cử  chỉ  cường điệu, máy móc sẽ  làm cho việc thể hiện tác phẩm kém hiệu quả. II. Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe  Khái niệm: Là việc  cô giáo sử dụng các loại tranh ảnh, đồ chơi, vật thật có nội dung  phù hợp với nội dung tác phẩm nhằm hỗ  trợ  tích cực giúp trẻ  hình dung các hình ảnh, chi   tiết được phản ánh trong tác phẩm. Từ đó giúp trẻ hiểu đúng về giá trị  của tác phẩm được   làm quen. 1. Sử dụng vật thật Dùng các vật thật (hoa, quả…), cho trẻ quan sát, sờ nắn, ngửi, nếm…trước hoặc sau  khi kể chuyện, đọc thơ.  Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ  Hồ sen, cô mang đến lớp một bông hoa và lá sen cho  các cháu quan sát, thậm chí cô có thể  dùng vài giọt nước trên lá sen để  các cháu dễ  dàng   hình dung Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh chạy… Vật thật còn được hiểu là hiện tượng trong thiên nhiên như  mây, mưa, sấm, chớp, sông   núi…Trước hoặc sau hoạt động chung cho trẻ làm quen với TPVH, cô có thể cho các cháu  13
  14. đi tham quan, cô phải chú ý hướng trẻ đến cái trọng tâm, không để  những hiện tượng bên   lề làm lạc hướng hoặc phân tán sự chú ý của trẻ. 2. Sử dụng đồ dùng trực quan Mô phỏng lại các sự vật hiện tượng như tranh vẽ, con rối, mô hình, sa bàn… Loại trực quan này rất phong phú và đa dạng, dễ kiếm, dễ bảo quản và có thể dùng   lâu hơn là vật thật. Nên sử  dụng những đồ  dùng tự  tạo do cô và trẻ  cùng kết hợp làm.   Những đồ  dùng này được làm tận dụng từ  nguyên liệu có sẵn như  phế  liệu (giấy, vỏ  hộp…) hoặc những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như  vỏ  cây, lá khô, vỏ  sò, ốc…Tuy  nhiên, cũng không nên quan niệm “tiết kiệm” một cách thô thiển hoặc quá đề  cao vốn “tự  tạo” để ép các cô làm đồ dùng mà không chú ý đến hình thức và tính sát thực của sản phẩm.  Những đồ  dùng trực quan này khi đem ra kể chuyện, đọc thơ  cho trẻ  nghe đã không   còn đơn thuần là vật vô tri vô giác nữa mà thực sự  đã được cô giáo thổi hồn vào đó, trở  thành những người bạn của trẻ thơ. 3. Các phương tiện nghe nhìn hiện đại Loại phương tiện hiện đại không phải nơi nào, trường nào cũng có và không phải  giáo viên nào cũng biết sử  dụng, mặt khác việc giữ  gìn bảo quản cũng phức tạp và tốn  kém, vì thế  không phải là loại trực quan phổ  dụng. Tuy nhiên, hiện nay một số người có   tâm lý thích dùng loại trực quan này,coi đó là tiêu chí để đánh giá trình độ  của giáo viên và   chất lượng học của cháu. Điều đó là không hợp lý, càng không phù hợp với điều kiện kinh   tế nước ta. Các phương tiện hiện đại chỉ được coi là hỗ trợ thêm nhằm cung cấp thông tin   cho trẻ, vì thế, việc sử dụng cần có thời lượng nhất định để không làm ảnh hưởng đến trí   tưởng tượng và tư duy của trẻ; đặc biệt là không làm trẻ bị mất tập trung vào nội dung tác   phẩm. 4. Những ký hiệu quy ước Một loại trực quan rất cần phải nhắc đến trong việc kể  chuyện, đọc thơ  cho trẻ  nghe, đó là ngôn ngữ, nét mặt và cử chỉ, điệu bộ của giáo viên. Hơn bất cứ loại trực qaun   nào, cô giáo chính là “trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối với trẻ. Khả năng rung   cảm, sự  hiểu biết tác phẩm của cô sẽ  được bộc lộ  qua ngôn ngữ, qua ánh mắt, nét mặt,  điệu bộ…và qua đó, cô sẽ làm sống dậy các hình tượng trong tác phẩm, thu hút sự chú ý và  giúp trẻ cảm nhận TP một cách sâu sắc nhất. Nếu giọng kể, đọc của cô rời rạc, thiếu diễn cảm; gương mặt cô thò ơ, không bộc  lộ cảm xúc thì dù các loại trực quan cô sử  dụng có phong phú đến đâu, đẹp đến đâu, hiện  đại đến đâu, thì câu chuyện cũng khó có thể gây được hấp dẫn với trẻ.  Nhìn chung, sử dụng trực quan trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe sẽ gợi cho trẻ  những xúc cảm nghệ  thuật sâu sắc, từ  đó trẻ  có thể  tiếp thu được một vốn từ  ngữ  giàu  hình tượng và ghi nhớ  tác phẩm nhanh hơn. Trực quan chẳng những cung cấp cho trẻ  những kiến thức chính xác, bền vững mà còn có thể giúp trẻ kiểm tra lại tính đúng đắn của   lý thuyết, những biểu tượng đã được hình thành trong óc trẻ. Trực quan giúp trẻ hoạt động  hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý hơn, và vì thế  cũng nắm dduwwocj tác phẩm sâu sắc   hơn. Có ba hình thức cơ bản sử dụng trực quan 14
  15. ­ Dùng trực qaun để  giới thiệu tác phẩm, nhằm tạo tình huống, gây sự  hứng thú  ở  trẻ. Ví dụ: Dạy bài thơ ‘’ Hoa kết trái’’­ Mẫu giáo nhỡ + Cho trẻ quan sát tranh vẽ các loại hoa + Đàm thoại: Trong tranh vẽ gì? Đây là các loại hoa trong thiên nhiên=>giúp cho thiên nhiên thêm tươi đẹp, nhiều   sắc màu...  ­ Dùng trực quan để giúp trẻ hiểu tác phẩm (minh họa các chi tiết, hình ảnh…).  Ví dụ: Kể  chuyện ‘’ Ba cô gái’’ Cô dùng 6 bức tranh tương  ứng với 3 đoạn trong  truyện Đoạn 1:    Tranh vẽ bà mẹ và ba cô gái(1)  Tranh vẽ bà mẹ và sóc(2) Đoạn 2:    Tranh vẽ cô chị cả đang cọ chậu(3)  Tranh vẽ cô chị hai đang xe chỉ(4)  Tranh vẽ cô út đang nhào bột(5) Đoạn 3:    Tranh vẽ cô út về thăm mẹ(6) ­ Dùng trực quan để củng cố tác phẩm (hoặc tái hiện lại tác phẩm), giúp trẻ củng cố,   khắc sâu những biểu tượng mới mới được hình thành qua ngôn ngữ đọc, kể. * Yêu cầu của việc sử dụng trực quan ­ Các phương tiện trực quan phải đảm bảo thẩm mỹ  về hình dáng, màu sắc, và phù  hợp với nội dung của tác phẩm. ­ Kích thước phải hợp lý trong tương quan với các sự vật khác và phù hợp với không  gian lớp học. Ví dụ: Làm mô hình trong câu chuyện  Bác gấu đen và hai chú thỏ  thì hình gấu không  thể to hơn ngôi nhà. ­ Không trang trí quá nhiều vào trực quan gây rối rắm làm trẻ bị  phân tán, không tập  trung vào nội dung chính tác phẩm( những phần phụ như mây trờ, hoa lá…) ­ Khi sử dụng trực quan phải biết kết hợp nhuần nhuyễn, tự nhiên với dùng lời. Tùy  từng thời điểm và mục đích mà dùng trực quan cho phù hợp và hướng dẫn trẻ  tri giác trực   quan, đảm bảo tính hệ thống và sự logic của tác phẩm. ­ GV phải tập sử dụng trực quan cho thành thạo truwocs khi sử dụng trực qaun để kể  chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe. III. Giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe 1. Phương pháp giảng giải ­ Khái niệm: Là phương pháp dùng lời nói để giảng giải cho trẻ hiểu các từ  khó các  chi tiết khó tưởng tượng có trong tác phẩm, mô tả  trạng thái tâm lý nhân vật, các chi tiết  được nêu trong tác phẩm, giảng giải nôi dung giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm. ­ Ý nghĩa: + Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm sâu hơn, đầy đủ hơn, hệ thống hơn. + Khơi dậy, nuôi dưỡng  ở  trẻ  những rung động, xúc cảm thẩm mỹ  và khát vọng   vươn tới cái đẹp, cái thiện, đồng thời góp phần làm phong phú thêm vốn từ, làm giàu vốn  sống, vốn hiểu biết cho trẻ. 15
  16. ­ Những nội dung cần giảng giải Từ khó( dùng lời giảng giải): + Từ địa phương Ví dụ: ‘’ Ăn mau chóng nậy’’... ‘’Ăn mau chóng lớn’’ + Từ láy mang tính tượng thanh, tượng hình Ví dụ: ‘’ Long lanh, lộp độp + Từ mang ý nghĩa trừu tượng Ví dụ: Nhanh trí, dũng cảm, gian ác... Chi tiết khó: Chi tiết miêu tả các hình ảnh không gần với vốn sống của trẻ, khó tưởng tượng. Ví   dụ:   Chi   tiết   Nhà   Cáo   làm   bằng   băng.   Mùa   xuân   đến     nhà   Cáo   tan   ra   thành  nước(Truyện ‘’ Cáo, Thỏ và Gà trống’’). Để giúp trẻ hiểu giáo viên giải thích cho trẻ hiện   tượng đóng băng, băng tan là như thế nào. Nội dung tác phẩm( Dùng hình ảnh giảng giải) ­ Thời điểm tiến hành giảng giải: + Trước khi tiến hành cho trẻ LQTPVH + Trong quá trình cho trẻ LQTPVH +Trong quá trình đọc(kể) TPVH cho trẻ nghe + Sau khi đọc(kể)TPVH cho trẻ nghe ­ Yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng phương pháp giảng giải +Khi giảng giải cần kết hợp với phương pháp đàm thoại và lời bình giảng cần ngắn   gọn, dễ hiểu, hấp dẫn. + Tiến hành giảng giải về nội dung và nghệ  thuật của tác phẩm sau khi đã đọc(kể)  tác phẩm cho trẻ nghe +Dùng phương pháp giảng giải để giảng từ mới, từ khó có thể tiến hành trước hoặc   sau khi đọc tác phẩm Lưu ý: Không giảng nhiều từ  trong một giờ học, không phải bất cứ  từ  mới, từ  khó   nào cũng giảng 2. Phương pháp đàm thoại ­  Khái niệm: Là cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ  được tiến hành thông qua một hệ  thống câu hỏi có mục đích của cô giáo để hỏi trẻ hoặc ngược lại nhằm giúp trẻ  hiểu đúng   giá trị TPVH đựợc làm quen ­ Ý nghĩa + Giúp trẻ hiểu giá trị  nội dung, giá trị  nghệ  thuật của tác phẩm. Đồng thời, qua đó   góp phần rèn cho trẻ một số kỹ năng như: tập trung nghe, nhớ tác phẩm, suy nghĩ trả lời... + Việc cho trẻ tiếp xúc với văn học, đặt câu hỏi yêu cầu trẻ phát hiện, mô tả lại các   hình tượng trong tác phẩm là cách thức trẻ rèn khả năng tự cảm nhận hình tượng văn học ­ Yêu cầu + Khi tiến hành đàm thoại phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi của trẻ  để  xác định nội   dung đàm thoại, thời gian kéo dài, câu hỏi cụ thể + Khi tiến hành đàm thoại đầu tiên ta đặt câu hỏi để  trẻ  nhớ  lại các  ấn tượng, các   kiến thức và tạo ra sự thích thú với các đề taì đàm thoại. Nên để trẻ nói theo tư duy của trẻ 16
  17. + Đối với trẻ  nhút nhát, ít nói nên đặt câu hỏi dễ­> khó hơn và không nên đặt quá  nhiều câu hỏi cùng một lúc *Yêu cầu đối với câu hỏi đàm thoại + Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng + Câu hỏi phải được sắp xếp theo trình tự tác phẩm giúp trẻ năm bắt có hệ thống + Câu hỏi được đưa ra để trẻ độc lập suy nghĩ, không gơi ý trước ­ Cách thực hiện: được tiến hành theo 3 cách + Đàm thoại dể giới thiệu tác phẩm Được tiến hành trong vài phút trước khi đọc(kể) tác phẩm, cô giáo đặt câu hỏi để  hướng trẻ tập trung chú ý vào truyện kể, các tình tiết trong truyện... + Đàm thoại để hiểu tác phẩm Đàm thoại kết hợp giảng giải giúp trẻ hiểu nọi dung chính của tác phẩm. + Đàm thoại để tái hiện tác phẩm Đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện, tình tiết nào xảy ra trước, xảy ra   sau... IV. Tập cho trẻ kể lại truyện và đọc thơ 1. Phương pháp tập cho trẻ kể lại truyện Việc dạy trẻ kể lại truyện phải được bắt đầu bằng việc cô kể  diễn cảm nhiều lần   câu chuyện. Sau đó, cô dùng hệ  thống các câu hỏi nhằm giúp trẻ  nhớ  lại nội dung câu   chuyện. Câu hỏi cần tăng dần mức độ  chi tiết. Chỉ  khi nào trẻ  hiểu và nhớ  được nội dung   câu chuyện, cô mới cho trẻ tập kể lại. * Yêu cầu đối với giáo viên trước khi dạy trẻ kể chuyện  ­ Đọc kĩ tác phẩm  ­ Phân tích kĩ để xác định rõ nội dung của tác phẩm  ­ Tìm hiểu những nhiệm vụ giáo dục  ­ Tìm ra kết cấu, ngôn ngữ của tác phẩm 1.1. Kể chuyện theo sự kiện Đây là hình thức kể chuyện theo tri giác và trí nhớ. Trong hình thức kể này, cảm giác,  tri giác và trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức môi trường xung qaunh. Cô giáo  có thể hướng dẫn trẻ kể chuyện theo đồ chơi hặc theo tranh. ­ Kể chuyện theo đồ chơi: là hình thức quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm   và ngôn ngữ. ­  Kể  chuyện theo tranh vẽ:  Đây là hình thức kể  chuyện đem đến cho trẻ  niềm vui  thích, qua đó, trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. 1.2. Kể chuyện sáng tạo Sau khi được nghe cô kể  chuyện và được cô dạy kể  lại truyện, trẻ  mẫu giáo, đặc  biệt là mẫu giáo lớn đã có thể kể lại những câu chuyện mà trẻ  đã được nghe một cách đầy   đủ. Những cháu khá khi kể đã có thể tự sáng tạo về từ ngữ, thậm chí sáng tạo cả chi tiết và  thể hiện sắc thái tình cảm thông qau đối thoại của các nhân vật.   2. Phương pháp tập cho trẻ học và đọc thuộc thơ Cô giáo dạy trẻ đọc và học thuộc thơ bằng cách truyền khẩu. Cô đọc mẫu bài thơ và  trẻ đọc theo cho đến khi thuộc. TPVH là một chỉnh thể nghệ thuật. Thơ có vần điệu, có âm  thanh, có kết cấu rất chặt chẽ, vì thế, khi đọc, cô không làm phá vỡ hình thức kết cấu của  17
  18. bài thơ, phải để cho những âm thanh đó, những tiếng nhạc đó lắng sâu vào trong tâm trí trẻ,  để trẻ có thể tưởng tượng, hòa mình vào thế giới mộng mơ của thơ và nhạc; nhờ đó có thể  “đọc” ra được phần nào ý nghĩa của bài thơ. Dạy trẻ học thuộc thơ thực hiện trong tiết học được tiến hành theo tình tự sau đây: ­ Gây hứng thú cho trẻ (bằng tranh ảnh, con rối…) để dẫn dắt tới bài thơ, giới thiệu   bài thơ và tên tác giả. ­ Cô đọc diễn cảm bài thơ  hai, ba lần. Khi đọc, cần truyền đạt đúng tính chất nhịp   điệu của bài thơ. ­ Diễn giải về nội dung chính của bài thơ hoặc giải nghĩa từ khó (nếu cần). ­ Cô dạy trẻ theo lối truyền khẩu. Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô, đọc tới hết   bài thơ, rồi tiếp tục đọc như thế nhiều lần. ­ Kết thúc giờ học bằng một hình thức vui, thỏa mái (có thể dùng các trò chơi, bài hát  có nội dung gần gũi với bài thơ đã học…) Việc dạy trẻ  học thuộc thơ  có thành công hay không phụ  thuộc rất nhiều vào quá   trình lựa chọn tác phẩm. cần chọn những tác phẩm ngắn, thể  thow2,3 chữ, 4 chữ, 5 chữ  hoặc thơ  lục bát; những TP có nhạc tính, có hình tượng đẹp, có nội dung giáo dục tốt, rõ  ràng. Và nói chung là tác phẩm đem đến cho trẻ niềm vui thẩm mỹ, niềm vui được sống lại   những tình cảm mà TP gợi ra cho chúng. V. Tập cho trẻ đóng vai theo cốt truyện và nội dung thơ. 1. Trò chơi đóng kịch theo TPVH ­ Đóng kịch  theo tác phẩm văn học là một kiểu học mang tính chất trò chơi giúp trẻ  tiếp nhận tác phẩm một cách hiệu quả và phát triển nhân cách về nhiều mặt ­ Đóng kịch theo tác phẩm văn học là một hoạt động mang tính nghệ thuật, tuy nhiên   đối với trẻ mẫu giáo nó vẫn là một trò chơi vì vậy khi tổ chức cho trẻ chơi  cần chú ý đến: + Sự tự nguyện, vui thích, thỏa mãn của trẻ + Trẻ được thỏa thuận khi phân vai, được thể hiện vai diễn một cách tự nhiên  + Không biến trò chơi đóng kịch thành một hoạt động mang nặng tính nghệ thuật và   biến trẻ thành một “diễn viên” chuyên nghiệp 2. Tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học chuyển thể sang trò chơi đóng kịch ­ Tiêu chí 1: Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc,   các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính, thu hút sự chú ý của trẻ ­Tiêu chí 2: Những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn ­Tiêu chí 3: Các tác phẩm được lựa chọn phải có tuyến nhân vật rõ ràng ­Tiêu chí 4: Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thống ngôn ngữ giản dị, phù hợp 3. Kĩ thuật chuyên thể tác phẩm văn học sang kịch bản  Khi chuyển thể tác phẩm sang kịch bản cần chú ý tới ngôn ngữ nhân vật  ­ Ngôn ngữ trong kịch cơ bản là ngôn ngữ nhân vật, được tổ chức dưới ba hình thức: + Độc thoại: Lời nhân vật tự nói với mình, chủ yếu dùng để bộc lộ tâm trạng + Đối thoại: Lời của nhân vật nói với nhau + Bàng thoại: Lời nhân vật nói trực tiếp với khán giả ­ Ngôn ngữ nhân vật kịch phải phù hợp với tính cách của từng nhân vật, nhưng nhìn  chung có những đặc điểm nổi bật là: 18
  19. + Tính hành động + Tính khẩu ngữ + Tính tổng thể + Tính hàm súc 4. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch ­ Chuẩn bị: + Chuyển thể tác phẩm sang kịch bản + Cho trẻ tiếp xúc với kịch bản ­ Phân vai + Cho trẻ tự nhận vai hoặc gợi ý để trẻ chọn vai + Cô cùng trẻ luyện tập các động tác cho phù hợp với vai của trẻ ­ Sân chơi và đạo cụ hóa: + Sân khấu, cây cảnh, bàn ghế, trang phục, mũ, mặc nạ Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy đọc diễn cảm một bài thơ  (hoặc truyện) và giải thích vì sao phải đọc như  vậy? 2. Thế nào là sử dụng trực quan trong hoạt động kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe? 3. Thế nào là  PP giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện đọc thơ cho trẻ nghe? 4. Khi đàm thoại với trẻ, cần lưu ý những điều gì? Chương 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ TRUYỆN I. Các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện 1. Kể chuyện­đọc thơ cho trẻ nghe ở mọi lúc, mọi nơi Mục đích: ­ Ôn luyện, giúp trẻ nhớ lại những tác phẩm đã học Ví dụ: Trong hoạt động vui chơi cho trẻ  đọc bài thơ  ‘’ Bạn mới’’ để  củng cố  bài và giáo   dục trẻ đoàn kết trong khi chơi. ­ Trẻ được nghe các tác phẩm mới trong chương trình và các tác phẩm tự chọn ngoài  chương trình. Yêu cầu: ­ Giáo viên phải có kế hoạch và hình thức tổ chức cụ thể ­ Tổ chức dưới các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ.  2. Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe trong các hoạt động LQVH  Mục đích: ­ Giúp trẻ  làm quen với những tác phẩm và thời gian được quy định trong chương   trình chăm sóc giáo dục trẻ ở từng lứa tuổi   + Nhà trẻ 12­18tháng: 5­7 phút       18­24tháng:  8­10phút    24­36tháng: 10­12 phút   +Mẫu giáo 3­4 tuổi: 15­ 20phút 19
  20.      4­5 tuổi: 20­ 25 phút      5­6 tuổi: 25­30 phút        ­ Giúp trẻ hiểu trọn vẹn tác phẩm được làm quen Yêu cầu: ­ Cho trẻ làm quen với vần, nhịp và ngôn ngữ thơ. Hình thành ở trẻ long yêu thơ ( đọc thơ cho trẻ nghe) ­ Cho trẻ  làm quen với văn xuôi, cách miêu tả. Hình thành  ở  trẻ  khả  năng biết lắng  nghe và lòng yêu ngôn ngữ văn học( đọc truyện cho trẻ nghe) ­ Cho trẻ  thích nghe truyện, nắm được diễn biến, nội dung, tư  tưởng chủ  đề  của  truyện( kể chuyện cho trẻ nghe) ­ Hình thành ở trẻ lòng yêu thơ và biết đọc thơ diễn cảm( dạy trẻ đọc thuộc thơ) ­ Hình thành ở trẻ lòng yêu thích câu chuyện thích kể lại truyện( dạy trẻ kể chuyện) * Các bước tiến hành: ­ Mở đầu: Dẫn dắt trẻ vào tiết học ­ Nội dung của tiết học: Cho trẻ  tiếp xúc với tác phẩm văn học, bao gồm cả  hoạt   động của cô và trẻ. ­ Kết thúc tiết học: Cô nhạn xét, đánh giá, rồi chuyển sang hoạt động khác. 2.1.Đọc thơ cho trẻ nghe Yêu cầu chính là cho trẻ làm quen với vần, nhịp và ngôn ngữ thơ. Trên cơ sở đó, hình   thành ở trẻ lòng yêu thơ. 2.2.Đọc truyện cho trẻ nghe Yêu cầu chính là cho trẻ làm quen với văn xuôi, chủ yếu là cách miêu tả, từ đó hình  thành khả năng biết lắng nghe và lòng yêu ngôn ngữ văn học của trẻ. 2.3.Kể chuyện cho trẻ nghe Yêu cầu chính là làm cho trẻ  thích nghe truyện, nắm dduwwocj diễn biến nội dung,   tư tưởng chủ đề của truyện. 2.4. Dạy trẻ đọc thuộc thơ Yêu cầu chính là hình thành lòng yêu thơ của trẻ và dạy trẻ  biết cách đọc diễn cảm  bài thơ. 2.5. Dạy trẻ kể lại truyện Yêu cầu chính là làm cho trẻ  yêu thích câu chuyện, thích kể  lại, nhớ  được và biết  cách kể lại truyện một cách mạch lạc, diễn cảm. Trên cơ sở đó, trẻ được tích cực hóa vốn  từ và phát triển ngôn ngữ. II. Thiết kế hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện 1. Mục tiêu yêu cầu ­ Kiến thức ­ Kỹ năng ­ Thái độ 2. Chuẩn bị ­ Xác định giọng điệu cơ bản khi trình bày tác phẩm ­ Chuẩn bị các đồ dùng trực quan (nếu cần) 3. Tiến hành (tiến trình của hoạt động) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2