TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
QUẢN TRỊ KỸ THUẬT<br />
<br />
Biên soạn: PGS.TS.LÊ VĂN HÙNG<br />
<br />
Hà Nội 2012<br />
<br />
PHẦN 1<br />
THỰC HÀNH<br />
QUẢN TRỊ KỸ<br />
THUẬT<br />
<br />
CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG THỰC TIỄN<br />
Thế kỷ 21 là thế kỷ sôi động và nhiều thách thức hơn so với hiện tại. Khác biệt<br />
cơ bản nhất là các vấn đề cần phải đối mặt để giải quyết có chiều sâu hơn, thay<br />
đổi nhiều, mang tính toàn cầu và càng ngày càng phức tạp. Các công ty, tổ chức<br />
tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế,<br />
chính trị và các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên tất cả họ cần phải chuyển mình cho<br />
phù hợp với thời kỳ mới mà tác giả gọi là thời kỳ “trật tự quản lý mới”.<br />
Trật tự mới trong quản lý được hình thành từ những thay đổi trong công<br />
nghệ, thị trường, cạnh tranh quốc tế, ý thức hệ kinh tế xã hội và giá trị; nhu cầu<br />
của thị trường, giáo dục, sở thích nghề nghiệp và tình hình chính trị quốc tế cũng<br />
như thực trạng của nền kinh tế. Trật tự quản lý mới cần có các phương pháp<br />
quản lý hiệu quả hơn, chính sách và hành lang pháp lý phù hợp để có thể phản<br />
ứng, quản lý và đương đầu với những thay đổi.<br />
Đối mặt với những vấn đề và thách thức mới, công việc của nhà quản lý<br />
trong thế kỷ 21 rõ ràng là phức tạp hơn. Trọng tâm của những thách thức chính<br />
là yêu cầu về tính hiệu quả và năng lực quản lý. Thật vậy, người quản lý là động<br />
lực phát triển của tổ chức, của công ty; nếu không có đóng góp của họ thì tài<br />
nguyên sẽ mãi là tài nguyên, không trở thành hàng hóa hay dịch vụ có ích cho<br />
xã hội.<br />
Từ khi công nghệ được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng thúc<br />
đẩy phát triển và đem lại lợi ích cho công ty thì nhu cầu phải có người quản lý<br />
kỹ thuật đủ năng lực là điều không thể chối cãi. Điều này có nghĩa rằng việc<br />
chuẩn bị tốt và chuyển đổi công việc cho kỹ thuật viên thành người quản lý là<br />
một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nhiều thách thức trong thế kỷ 21. Kỹ sư và<br />
người hỗ trợ kỹ thuật, giám đốc và điều hành viên đều phải chịu áp lực nắm bắt<br />
cho được kỹ thuật của công ty. Việc tổ chức, phối hợp hoạt động, định hướng,<br />
định vị trí, quản lý nguồn tài nguyên theo ý tưởng riêng là nhiệm vụ chính của<br />
nhà quản lý. Họ làm công việc này tốt đến đâu thì ảnh hưởng đến công ty càng<br />
lớn đến đấy. Những nỗ lực của bản thân nhà quản lý cùng với những bộ phận<br />
khác trong công ty đều hướng tới một đích chung là kết quả hoạt động. Đóng<br />
góp của nhà quản lý đối với công ty được đánh giá phù hợp với năng lực của họ.<br />
Nếu bạn danh phần lớn thời gian làm việc của bản thân cho các vấn đề kỹ<br />
thuật thì bạn là kỹ thuật viên hoặc chuyên gia. Cụm từ kỹ thuật viên chỉ một cá<br />
nhân có năng lực chuyên môn giỏi, bao gồm cả kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia<br />
máy tính, công nghệ thông tin, kiến trúc sư, lập trình viên, chuyên gia dữ liệu và<br />
các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nữa. Thực tế có nhiều khác<br />
<br />
biệt quan trọng giữa kỹ sư, nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật nhưng cuốn<br />
sách này dùng cụm từ chuyên gia kỹ thuật để chỉ chung cho tất cả họ. Nhưng<br />
nếu bạn dành thời gian để hướng dẫn hay quản lý các kỹ sư, hoặc các công việc<br />
nghiên cứu và phát triển (gọi tắt là R&D) hay các công việc kỹ thuật khác thì<br />
bạn là quản đốc hoặc là giám đốc. Lấy một ví dụ tiêu biểu nếu bạn tự làm việc<br />
một mình thì hoàn toàn khác việc bạn thuê người để làm các công việc đó. Hai<br />
trường hợp này thực sự là khác biệt nhau.<br />
Thảo luận và xem xét những khác biệt giữa công việc kỹ thuật và quản lý<br />
là trọng tâm của chương này.<br />
Quản lý là cái gì?<br />
Dưới cái nhìn của các học giả và nhà kỹ thuật, quản lý được xem là một kỷ luật,<br />
một nghề, một chuyên môn, một hệ thống, một kỹ thuật và cũng là một quá<br />
trình. Quản lý được xây dựng trên cơ sở giáo dục (có kỷ luật), các chương trình<br />
bậc đại học và sau đại học rất phổ biến ở các trường. Đối với xã hội, giám đốc<br />
được xem như tầng lớp chuyên gia người thuộc về các nghiệp đoàn cao cấp và<br />
các hiệp hội chuyên gia, vì lợi ích và phát huy hình tượng bản thân họ. Ở khía<br />
cạnh khác, quản lý còn được xem là hệ thống tiếp nhận (tài nguyên và các nhân<br />
tố sản xuất), quá trình sản xuất (nhiệm vụ và hoạt động quản lý) và đầu ra (cho<br />
sản phẩm và các dịch vụ dưới hình thức lợi nhuận).<br />
Quản lý cũng được xem xét dưới khía cạnh kỹ thuật. Kỹ thuật quản lý<br />
thực sự là kiến trúc hoặc xây dựng mô hình quản lý, chính sách và các chu trình<br />
bao quát chiến lược và hoạt động của tổ chức để có thể đạt được mục đích kinh<br />
doanh của họ. Dưới khía cạnh này kỹ thuật quản lý là một hình thức quản lý xã<br />
hội. Nó là một hệ thống động bao gồm các tương tác và mối quan hệ của các hệ<br />
thống nhỏ hơn trong công ty. Hệ thống này có cả tài nguyên của công ty (cơ sở<br />
hạ tầng, tài chính, con người và thông tin), cấu trúc, văn hóa, phong cách lãnh<br />
đạo, chiến lược hoạt động, giá trị, hệ tư tưởng và tầm nhìn. Vì lẽ đó quản trị kỹ<br />
thuật đặc trưng cho kiến trúc xã hội-kỹ thuật của công ty. Quan sát dưới góc<br />
nhìn này chúng ta phát triển một hệ thống thiết kế 3 chiều thể hiện quản lý ở<br />
khía cạnh cốt lõi, phát huy và hỗ trợ kỹ thuật.<br />
Trên thực tế chúng ta không thiếu những lý thuyết và quan niệm về quản<br />
lý. Thật vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau về nó và nếu<br />
nói không quá khoa trương thì lý thuyết về quản lý thực sự như một khu rừng<br />
rậm. Trong lĩnh vực dành riêng cho kỹ sư và công việc nghiên cứu & phát triển<br />
(R&D) vấn đề phức tạp cũng không phải là ngoại lệ.<br />
<br />
Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm được bàn nhiều trong phát triển quản lý<br />
và học thuật chuyên ngành, ở đó chúng ta nhấn mạnh vấn đề lý thuyết nhằm<br />
trang bị kiến thức cho người quản lý chứ không hướng đến mục đích áp dụng.<br />
Cuốn sách này cung cấp những kỹ thuật đặc thù để sử dụng khi bạn phải đối mặt<br />
với các vấn đề khó khăn và hướng dẫn bạn phải sử lý như thế nào cho phù hợp.<br />
Đến đây chúng ta có thể biết quản lý là cái gì: quản lý là một quá trình<br />
thực hiện công việc thông qua sử dụng nhân lực. Quan điểm này hơi thực dụng:<br />
quản lý là một nhiệm vụ hay hoạt động trong đó cần thể hiện vài chức năng<br />
thông qua các tiến trình khác nhau với các kỹ năng riêng biệt. Điểm trọng tâm ở<br />
đây là các chức năng quản lý được thực hiện thông qua người khác. Vì vậy,<br />
công tác quản lý là việc của giám đốc điều hành mọi người thực hiện công việc<br />
cho suôn sẽ.<br />
Vậy chính xác thì các nhiệm vụ của công tác quản lý là gì? Chúng ta cần<br />
chỉ ra 3 điểm cơ bản:<br />
1. Công tác quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau:<br />
lên kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát. Vấn đề cốt lõi của quản<br />
lý là phải thực hành những điểm này. Nếu không thực hiện chúng thì bạn<br />
không phải nhà quản lý mà chỉ đơn thuần là kỹ thuật viên, chuyên viên,<br />
chuyên gia hoặc tư vấn viên,.. có chức năng đưa ra lời khuyên.<br />
2. Kết quả cuối cùng của quản lý là đạt được một mục đích. Quá trình quản<br />
lý là một quá trình có định hướng. Quản lý là phương tiện để đạt được<br />
mục đích cần thiết (lợi nhuận hay phát triển ..).<br />
3. Giám đốc phải chịu trách nhiệm cho việc làm của các nhân viên. Họ được<br />
trả lương không chỉ cho những gì họ làm mà còn cho những gì nhân viên<br />
đã làm. Lấy ví dụ giám đốc kỹ thuật phải có trách nhiệm tạo động lực cho<br />
các kỹ sư, nhà khoa học và kỹ thuật viên hoàn thành công việc đồng thời<br />
kiểm soát được sự phát triển của kỹ sư và công tác nghiên cứu&phát triển<br />
của công ty. Mức độ công việc mà giám đốc phải tự làm chính là mức<br />
độ thất bại của anh ta.<br />
Tổng kết lại thì bất kỳ tổ chức hay công ty nào đều có nhu cầu về một<br />
phương tiện định hướng nỗ lực của họ đến một mục tiêu xác định. Phương tiện<br />
này chính là quản lý. Quản lý bao gồm nhiều chức năng có liên quan đến các kỹ<br />
năng chuyên môn riêng biệt. Trên thực tế, thuật ngữ quản lý thường được sử<br />
dụng rộng rãi trong lĩnh vực tư nhân và thuật ngữ hành chính công thường được<br />
dùng trong lĩnh vực quản lý công cộng. Trong cuốn sách này tác giả giới thiệu<br />
<br />