intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 7 - TS. Trần Việt Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

66
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Bài 7: Trả công lao động" được biên soạn nhằm giúp người học năm được khái niệm, mục đích và ý nghĩa của trả công lao động; những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới trả công lao động; những kiến thức cơ bản tiền lương trong doanh nghiệp; phương pháp trả lương, các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 7 - TS. Trần Việt Hùng

  1. BÀI 7 TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Việt Hùng 1 v2.0014101210
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Công ty may mặc Bắc Hà là nơi quy tụ nhiều thợ giỏi của thành phố. Quần áo của trẻ em và sơ mi nam nữ là những sản phẩm chủ yếu của công ty. Hàng may mặc Trung quốc có chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại rẻ hơn hẳn so với sản phẩm của Bắc Hà, do đó sản phẩm của Bắc Hà bị ứ đọng nhiều, doanh thu và lợi nhuận giảm sút hẳn. Công nhân của xí nghiệp đã chấp thuận giảm lương 20% để không có công nhân nào phải nghỉ việc. Ban giám đốc của xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng có quy mô lớn và lâu dài với nhiều công ty nước ngoài. Đồng thời, ông Mạnh, giám đốc công ty cũng được biết nhiều xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đang tích cực sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút những thợ giỏi trong thành phố. Ông Mạnh rất băn khoăn trong việc lựa chọn một trong hai phương án: 1. Giữ định mức như cũ và tăng đều đơn giá tiền lương; 2. Thay đổi cấu trúc đơn giá tiền lương, tạo đơn giá lũy tiến, có lợi cho các thợ giỏi. Nếu ở cương vị của ông Mạnh, Bạn sẽ quyết định trả lương cho nhân viên của xí nghiệp Bắc Hà như thế nào? Tại sao? 2 v2.0014101210
  3. MỤC TIÊU • Hiểu được khái niệm, mục đích và ý nghĩa của trả công lao động; • Hiểu được những yêu tố quan trọng ảnh hưởng tới trả công lao động; • Hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản tiền lương trong doanh nghiệp; • Hiểu được phương pháp trả lương, các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. 3 v2.0014101210
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Cần đọc tài liệu trong 1 giờ; • Học viên nghiên cứu, trả lời một trong những vấn đề đặt ra đối với QTNNL trong doanh nghiệp đó là xem việc trả công/ tiền lương là đầu tư hay chỉ là yếu tố duy trì NNL trong doanh nghiệp; • Trả công có vai trò như thế nào đối với việc động viên, thúc đẩy người lao động trong doanh nghiệp; • Với tư cách là nhà quản trị, cần phải xác định và đánh giá đúng động cơ cá nhân và các giải pháp, chính sách trả công/lương và đãi ngộ phù hợp để thu hút, duy trì, phát triển NNL đáp ứng được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 4 v2.0014101210
  5. CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI • Khái niệm cơ cấu thu nhập của người lao động; mục tiêu của tiền lương - trả công lao động; • Các yêu tố quyết định và ảnh hưởng đến trả công - tiền lương; • Các hình thức trả lương/trả công; • Thiết lập và quản trị hệ thống tiền lương (chính sách tiền lương trong doanh nghiệp). 5 v2.0014101210
  6. 1. KHÁI QUÁT VỀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG • Khái niệm trả công; • Các hình thức trả công; • Mục tiêu của hệ thống trả công; • Những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống trả công; • Những yếu tố ảnh hưởng tới trả công. 6 v2.0014101210
  7. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG • Trong quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển, lao động làm việc cho doanh nghiệp cũng có những nhu cầu và mục tiêu cá nhân. Một trong những vấn đề các nhà quản trị cần phải quan tâm đó là trả công lao động. • Người lao động được tuyển dụng để thực hiện hành vi lao động mà doanh nghiệp mong đợi nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đổi lại người lao động được doanh nghiệp trả công: Lương, thưởng, những đãi ngộ phi vật chất. • Trả công không chỉ là nhu cầu của người lao động mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp. 7 v2.0014101210
  8. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG • Trả công vật chất:  Hình thức trả công vật chất bao gồm trực tiếp và gián tiếp;  Trả công vật chất trực tiếp bao gồm: Lương công nhật, lương tháng/lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng;  Trả công vật chất gián tiếp bao gồm các chính sách mà doanh nghiệp áp dụng như: bảo hiểm y tế, các loại trợ cấp xã hội…. • Trả công phi vật chất: Là việc tạo môi trường, điều kiện làm việc và công việc phù hợp, hứng thú đối với người lao động; đánh giá, công nhận năng lực, thành tích; động viên, khuyến khích người lao động, tạo cơ hội cho người lao động phát triển, thăng tiến trong doanh nghiệp. 8 v2.0014101210
  9. 1.3. MỤC TIÊU HỆ THỐNG TRẢ CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP Hệ thống trả công trong doanh nghiệp Lương cơ bản Phụ cấp Thù lao vật chất Thưởng Phúc lợi Cơ cấu hệ thống trả công Cơ hội thăng tiến Thù lao phi vật chất Công việc hấp dẫn Điều kiện làm việc 9 v2.0014101210
  10. 1.3. MỤC TIÊU HỆ THỐNG TRẢ CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Thu hút nhân viên; • Duy trì những nhân viên giỏi; • Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật; • Kích thích động viên nhân viên. 10 v2.0014101210
  11. 1.4. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRẢ CÔNG Thiết kế, thực hiện hệ thống trả công là hoạt động phức tạp: • Thông qua mức trả công, doanh nghiệp thể hiện cho người lao động thấy các mục tiêu quan trọng, có tính then chốt mà doanh nghiệp muốn nhấn mạnh, như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ; khách hàng mục tiêu; • Thu hút và duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, những cán bộ, nhân viên giỏi; • Khuyến khích người lao động tự đào tạo và phát triển kỹ năng; • Động viên, thúc đẩy người lao động thực hiện, hoàn thành công việc một cách hiệu quả; • Hỗ trợ văn hóa mà doanh nghiệp xây dựng. 11 v2.0014101210
  12. 1.5. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI TRẢ CÔNG • Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các yếu tố từ thị trường lao động và xem xét tới trả công - thù lao trên thị trường, chi phí sinh hoạt, công đoàn, xã hội, nền kinh tế, luật pháp; • Yếu tố bên trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chú ý tới các yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động trong công ty; • Yếu tố thuôc về cá nhân người lao động: Mức trả công tùy thuộc vào sự thực hiện - hoàn thành công việc, tùy thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm, sự trung thành, tiềm năng…. 12 v2.0014101210
  13. 1.5.1. NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các yếu tố: • Trả công trên thị trường: Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, cần phải nghiên cứu kỹ mức tiền công, lương, thưởng…; • Chi phí sinh hoạt: Một số doanh nghiệp đã phải tăng mức tiền thưởng hoặc tiền trợ cấp cho người lao động để bù đắp giá sinh hoạt tăng cao; • Xã hội: Trong xã hội có những diễn biến phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp; • Nền kinh tế: Khi nền kinh tế suy thoái, nguồn cung lao động có xu hướng tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; • Luật pháp: Luật pháp của Nhà nước yêu cầu mức lương tối thiểu và doanh nghiệp phải tuân thủ những qui định của luật pháp, không được phân biệt đối xử…. 13 v2.0014101210
  14. 1.5.2. NHỮNG YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP • Chính sách của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để trả công cho người lao động. • Văn hóa - bầu không khí và tinh thần doanh nghiệp: Có ảnh hưởng rất lớn đến cách tuyển chọn người lao động, đến thái độ của cấp trên và cấp dưới, đến hành vi công việc, đến việc đánh giá thực hiện công việc. Và từ đó cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng, thực hiện hệ thống trả công/lương và đãi ngộ; • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; • Năng lực tài chính (khả năng chi trả) của doanh nghiệp. 14 v2.0014101210
  15. 1.5.3. NHỮNG YẾU TỐ THUỘC VỀ CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG • Sự hoàn thành công việc: Người ta nhận thấy tâm lý và biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệp khi việc trả công không hợp lý. • Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của người lao động được xem là một yếu tố rất cần thiết có liên quan tới quyết định của nhà quản trị trong các nội dung như: Tuyển dụng, bố trí công việc, đánh giá, đề bạt…. • Sự trung thành: Người lao động gắn bó, trung thành với doanh nghiệp có nghĩa là cá nhân đó đã có một quá trình làm việc nhất định tại doanh nghiệp. • Tiềm năng: Có nhiều doanh nghiệp trả công cao cho những người trẻ tuổi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo, nhà quản trị giỏi của doanh nghiệp trong tương lai. 15 v2.0014101210
  16. 2. CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp GĐ/Trưởn GĐ/Trưởng GĐ/Trưởn g Tiền phòng Tiền lương Phụ cấp Phúc lợi phòng Sản g phòng Tài chính- cơ bản xuất Kinh Kế toán doanh 16 v2.0014101210
  17. 2.1. TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG • Tiền lương được xác định trên cơ sở: Tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, mức độ phức tạp, mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện trung bình của từng nghành nghề; • Đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam thì được xác định qua hệ thống thang, bảng lương của nhà nước; • Trong thực tế, người lao động trong khu vực nhà nước thường coi lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Mặc dù, lương cơ bản có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ công việc. 17 v2.0014101210
  18. 2.2. PHỤ CẤP NGƯỜI LAO ĐỘNG • Phụ cấp là tiền trả cho những công lao động ngoài lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản; • Ở Việt Nam, trong khu vực nhà nước, có loại phụ cấp khác nhau như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, v.v…Tuy nhiên, trong khu vực phi quốc doanh có các phụ cấp khác như phụ cấp di chuyển, phụ cấp đi đường, v.v…; • Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động. 18 v2.0014101210
  19. 2.3. TIỀN THƯỞNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG • Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại; • Trong thực tế các doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng sau đây: Tiền thưởng cho năng suất, chất lượng; Thưởng tiết kiệm; Thưởng sáng kiến; Thưởng sự tận tụy trung thành, thưởng cho nhân viên tìm được các khách hàng, các địa chỉ tiêu thụ mới…; • Cách tính tiền thưởng rất đa dạng và cũng có nhiều loại tiền thưởng khác nhau như: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với phần lợi ích mà nhân viên mang lại cho doanh nghiệp. 19 v2.0014101210
  20. 2.4. PHÚC LỢI XÃ HỘI • Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như: Quy định của nhà nước, mức độ phát triển nền kinh tế, khả năng tài chính của doanh nghiệp…; • Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp; • Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Hưu trí; Nghỉ phép; Nghỉ lễ; Ăn trưa do doanh nghiệp chi trả; Quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên, v.v…. 20 v2.0014101210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1