intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính công: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Tiếp nội dung phần 1 Bài giảng Tài chính công: Phần 2 cung cấp những kiến thức còn lại được trình bày như sau: Phân tích lợi ích – chi phí dự án đầu tư công, khuôn khổ phân tích chính sách thuế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 5.1. Khái niệm phương pháp phân tích Phân tích lợi ích chi phí là việc đo lường chi phí và lợi ích của một dựa án để quyết định dự án có được thực thi hay không và quy mô của dự án. Phân tích chi phí – lợi ích thể hiện các kỹ thuật có tính thực hành để xác định mức đóng góp tương đối của các dự án có tính loại trừ lẫn nhau. Sử dụng phân tích chi phí – lợi ích góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực bằng việc đảm bảo rằng những dự án mới có chi phí xã hội biên lớn hơn lợi ích xã hội biên thì sẽ không được chấp thuận. Điểm cốt lõi của phương pháp phân tích lợi ích – chi phí là hình thành một quy trình có tính hệ thống phục vụ cho việc đánh giá tổng thể các dự án công, qua đó cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách để quyết định có nên tiến hành thực hiện dự án công hay không. Phân tích lợi ích và chi phí bao gồm ba bước: - Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá (bao gồm yếu tố hữu hình và vô hình); - Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ; - Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho pho phép quy đổi chi phí và lợi ích tương lai về giá trị hiện tại để so sánh số tiền của ngân sách cần thiết để tài trợ dự án. Lợi ích bao gồm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Những lợi tích trực tiếp phát sinh từ sản lượng hoặc năng suất gắn liền với mục đích của dự án. Lợi ích gián tiếp là lợi ích dồn tích cho những cá nhân mà không có liên quan đến mục đích của dự án. Chi phí phải được xác định một cách chính xác bao gồm những lợi ích bị mất đi có tính thay thế nếu như dự án được chấp thuận (chi phí cơ hội). Một tỷ suất chiết khấu thích hợp phải được lựa chọn để so sánh mức sinh lợi hiện tại và tương lai từ những dự án có tính thay thế. 5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích lợi ích – chi phí đầu tư công 5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án 5.2.1.1. Xác định giá trị hiện tại và tương lai của dự án Khi đánh giá dự án, chúng ta phải so sánh chi phí và lợi ích trong những khoảng thời gian khác nhau của dự án, cụ thể là xác định giá trị chi tiêu hiện tại và giá trị hoàn vốn trong tương lai. Giá trị tiền tệ tương lai cho khoản đầu tư hiện tại là số tiền mà nhà đầu tư sẽ thu về thông qua khoản tiền đầu tư hiện tại (R). FV = R(1 + r)T (5.1) Trong đó: 63
  2. FV: giá trị tiền tệ tương lai cho khoản đầu tư hiện tại R: số tiền đầu tư hiện tại T: số năm đầu tư r: tỷ suất sinh lợi hàng năm - Giá trị hiện tại (hiện giá) của một số tiền trong tương lai là số tiền tối đa mà nhà đầu tư bỏ ra trong hiện tại để có được số tiền thu về trong tương lai. Bảng 5.1. Tính giá trị hiện tại Dòng thu nhập Năm Hệ số chiết khấu Giá trị hiện tại R0 0 1 R0 R1 1 (1 + r) R1/(1 + r) 2 R2 2 (1 + r) R2/(1 + r)2 … … … … T RT T (1 + r) RT/(1 + r)T Bảng 5.1 cho thấy giá trị hiện tại của các khoản thanh toán hàng năm. = + ∑ (5.2) ( ) Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, gọi là tỷ lệ lạm phát hàng năm, khi đó thu nhập danh nghĩa của dòng thu nhập sẽ là: R0, R1(1 + ), R2(1 + )2, … và RT(1 + )T. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập được xác định như sau: ( ) = + ∑ (5.3) ( )( ) Đơn giản tham số (1 + ) trên tử số và mẫu số, công thức giống như công thức trong trường hợp không có lạm pháp. 5.2.1.2. Thẩm định các dự án đầu tư theo phương pháp lợi ích – chi phí Xét một nhà đầu tư đang xem xét hai dự án có tính loại trừ nhau, X và Y. Lợi ích thực và chi phí thực của dự án X là BX và CX và của dự án Y là BY và CY Gọi lợi ích và chi phí ban đầu của dự án X là B0X và C0X, cuối năm thứ nhất là B1X và C1X và đến cuối năm T là BTX và CTX. Dự án X có dòng thu nhập: (B0X - C0X), (B1X - C1X), (B2X – C2X),..., (BTX – CTX). r: tỷ suất sinh lợi thực hay chi phí cơ hội của nhà đầu tư. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập dự án X (PVX) là: = − +∑ (5.4) ( ) Tương tự, dự án Y có dòng chi phí và lợi ích BY và CY theo thời gian T’. Giá trị hiện tại của dự án Y được xác định như sau: = − +∑ (5.5) ( ) Tiêu chí giá trị hiện tại được xác định theo nguyên tắc: 64
  3. (1) Một dự an đầu tư chỉ có thể chấp nhận khi có giá trị hiện tại của nó dương. (2) Nếu hai dự án phải loại trừ nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại lớn hơn. Tỷ suất chiết khấu đóng vai trò quan trọng trong phân tích dự án. Các giá trị r khác nhau có thể dẫn đến những kết luận khác nhau về thẩm định các dự án. Do vậy, cần phải thận trọng trong việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu. 5.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dự án bằng không. B: dòng thu nhập của dự án/ C: chi phí đầu tư T: thời gian đầu tư ƞ: tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất nội hoàn. Tỷ suất nội hoàn được xác định thông qua giải phương trình sau: ( ) ( − )+∑ =0 (5.6) ( ƞ) Một dự án hiển nhiên được chấp nhận nếu ƞ lớn hơn chi phí cơ hội r 5.2.3. Tỷ suất lợi tức và chi phí trong 1 dự án đầu tư Một dự án đầu tư có dòng lợi ích được tạo ra là B0, B1, B2,…, BT và dòng chi phí là C0, C1, C2,…, CT. Giá trị hiện tại các dòng lợi ích là: = + ∑ (5.7) ( ) Giá trị hiện tại của chi phí là: = + ∑ (5.8) ( ) Tỷ suất lợi ích – chi phí được xác định là B/C: ∑ ( ) = (5.9) ∑ ( ) Một dự án được chấp nhận khi B/C > 1 hay B – C > 0. Nếu hai dự án phải loại trừ nhau, dự án được chọn là dự án có tỷ suất lợi ích – chi phí lớn hơn. 5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án công 5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công Việc tính toán chi phí, lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống như khu vực tư. Khu vực tư lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại, trong khi việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đối với các dự án công thường ít đạt được sự nhất trí giữa các nhà hoạch định chính sách. Có thể đưa một vài cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu khu vực công. 65
  4. 5.3.1.1. Xác định tỷ suất chiết khấu dựa vào tỷ suất lợi nhuận của khu vực tư - Trường hợp khu vực tư sử dụng toàn bộ thu nhập để đầu tư Xét trường hợp khu vực tư thực hiện một dự án đầu tư có giá trị là 2.000 đô la, tỷ suất lợi nhuận của dự án 20%/năm. Giả sử chính phủ chiết lấy đi toàn bộ số tiền 2.000 đô la từ dự án này chuyển sang đầu tư vào khu vực công, khi đó xã hội sẽ mất đi 400 đô la lợi nhuận được tạo ra từ dự án khu vực tư. Phần mất đi này là chi phí cơ hội của dự án khu vực công và được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận của dự án khu vực tư (20%). Như vậy, có thể xem tỷ suất lơi nhuận trước thuế đối với cơ hội đầu tư của khu vực tư là thước đo quan trọng để thẩm định các dự án công. - Trường hợp khu vực tư sử dụng một phần thu nhập để đầu tư và một phần thu nhập để tiêu dùng Ngược lại với giả thiết trên, số tiền mà chính phủ lấy đi để đầu tư vào các dự án công có thể khu vực tư đem sử dụng cho cả đầu tư và tiêu dùng. Trong trường hợp này, tỷ suất chiết khấu dùng để thẩm định dự án công tùy thuộc vào quyết định của khu vực tư trong việc phân phối thu nhập. Nếu khu vực tư dành hết thu nhập cho đầu tư, thì tỷ suất lợi nhuận trước thuế của dự án đầu tư là tỷ suất chiết khấu thích hợp cho sự lựa chọn thẩm định dự án công. Trong trường hợp toàn bộ thu nhập của khu vực đem sử dụng cho tiêu dùng, thì chi phí cơ hội cho mỗi đô la tiêu dùng trong hiện tại (được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận nếu tiết kiệm một đô la đó) có thể sử dụng làm tỷ suất chiết khấu để thẩm định dự án công. 5.3.1.2. Tỷ suất chiết khấu xã hội Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội đánh đổi tiêu dùng trong hiện tại để có được tiêu dùng trong tương lai. Như vậy, tỷ suất chiết khấu xã hội phản ánh mức lợi nhuận có thể thu được từ các nguồn lực nếu như được khu vực khai thác và sử dụng. Bản chất của tỷ suất chiết khấu xã hội thể hiện chi phí cơ hội của các quỹ tiền tệ được chính phủ đầu tư vào các dự án công. Để tránh lãng phí, những nguồn lực mà khu vực tư có thể kiếm được với tỷ suất lợi nhuận cao thì không nên chuyển sang cho khu vực công. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội trong các dự án công, vấn đề thường thấy là tỷ suất chiết khấu xã hội thường thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của thị trường. Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chiết khấu xã hội thấp hơn: - Sự quan tâm đến các thế hệ tương lai Trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách công là luôn quan tâm đến phúc lợi xã hội không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai. Trong khi khu vực tư, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phúc lợi riêng của mình nên khu vực tư dành ít nguồn lực cho tiết kiệm, vì thế họ sử dụng tỷ suất chiết khấu rất cao đối với các khoản thu nhập tương lai. 66
  5. - Thuyết phụ quyền Xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của con người là tính tư lợi hẹp hòi, nên khiến mọi người thiếu đi tầm nhìn xa để cân nhắc đầy đủ các lợi ích tương lai. Do đó, họ tính chiết khấu các khoản lợi ích tương lai với tỷ suất rất ca. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội chính phủ chỉ nên sử dụng tỷ suất chiết khấu đối với các cá nhân mà họ đã nhận thức thấu đáo và tiên liệu được lợi ích trong tương lai. Điều này gây tranh luận của thuyết phụ quyền: chính phủ ép người dân tiêu dùng thu nhập ít ở hiện tại để có được lợi ích hơn trong tương lai, và như vậy họ buộc phải cảm ơn chính phủ vì giúp họ nhận thức được tầm nhìn xa như thế. - Tính kém hiệu quả của thị trường Hoạt động của thị trường có thể vừa tạo ra ngoại tác tích cực vừa tạo ra ngoại tác tiêu cực. Ngay cả trong trường hợp tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường vẫn có thất bại trong việc cung cấp không đầy đủ hàng hóa cho xã hội. Vì vây, thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu thị trường, chính phủ có thể khắc phục tính kém hiệu quả này của thị trường. 5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các DA của khu vực công Việc đánh giá dự án thuộc khu vực công phức tạp hơn đánh giá lợi ích – chi phí khu vực tư vì lợi ích và chi phí xã hội hoàn toàn không dựa vào giá cả thị trường. Có hai cách tiếp cận đo lường lợi ích và chi phí của các dự án thuộc khu vực công: 5.3.2.1. Giá cả thị trường Trong nền kinh tế cạnh tranh hợp lý, giá cả của hàng hóa phản ánh đồng thời chi phí xã hội biên của sản xuất và giá trị biên đối với người tiêu dùng. Nếu hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào hoặc cung cấp sản phẩm của chính phủ được giao dịch theo cơ chế giá thị trường, trong trường hợp này nên dùng giá thị trường để đánh giá dự án công. 5.3.2.2. Giá cả thị trường có điều chỉnh Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo, giá cả của các loại hàng hóa nói chung không phản ánh đầy đủ chi phí xã hội biên. Có thể gọi chi phí xã hội biên cơ bản của hàng hóa là giá ẩn của hàng hóa đó. Mặc dù, giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường không hoàn hảo đều thoát ly giá ẩn của chúng, nhưng trong một vài trường hợp có thể sử dụng giá cả thị trường để đánh giá giá ẩn của hàng hóa. Trong mỗi trường hợp, sự nhận thức giá ẩn tùy thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế đối với chính sách can thiệp của chính phủ. 5.3.2.3. Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng là số lượng mà ở đó tổng số tiền cá nhân sẵn lòng trả vượt quá số tiền thực tế họ phải trả. 67
  6. Thặng dư tiêu dùng đo lường mức giá của hàng hóa khi dự án công làm gia tăng sản lượng hàng hóa. Ví dụ: một dự án tưới tiêu của chính phủ có thể làm giảm chi phí sản xuất biên của sản xuất nông nghiệp đến mức kéo theo giá thị trường của thực phẩm giảm xuống. Nếu như giá thị trường thay đổi, thì số lượng thực phẩm tăng thêm nên được được địnhgiá như thế nào: ở mức giá gốc của nó, hay ở mức giá sau khi có dự án hay một mức giá nào khác? Df là đường cầu lương thực. Trước khi có dự án tưới tiêu, đường cung là Sf, sản lượng và giá cả thị trường lần lượt là C0 và P0. Thặng dư tiêu dùng ở mức giá P0 bằng diện tích P0ed. Hình 5.1. Đo lường sự thay đổi về thặng dư người tiêu dùng F1 d F0 Giá a g cả/ L c ư b Với việc đưa dự án tưới tiêu, thì có nhiều đất đai hơn được đưa vào sản xuất lương thực. Đường cung lương thực giảm xuống ở điểm P1 và mức tiêu dùng thực phẩm tăng lên ở điểm F1. Thặng dư tiêu dùng ở mức giá P1 là diện tích P1eg. Thặng dư tiêu dùng gia tăng bằng phần chênh lệch giữa diện tích P1eg và P0ed, tức là bằng diện tích hình tứ giác P1P0dg. Diện tích nằm ở giữa hai mức giá đo lường giá trị mà người tiêu dùng có thể mua lương thực ở mức giá thấp hơn. 5.3.2.4. Các cạm bẫy trong phân tích lợi ích – chi phí các dự án công - Phản ứng dây chuyền Xét tình huống chính phủ thực hiện dự án xây dựng cầu đường và lợi ích trực tiếp của nó là làm giảm chi phí vận chuyển cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lợi ích dây chuyền của dự án có thể: + Làm tăng lợi nhuận của nhà hàng, khách sạn, trạm xăng dầu địa phương; 68
  7. + Làm tăng lợi nhuận của các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất xăng dầu tại địa phương. Nếu hiệu ứng dây chuyền đủ để làm tăng thêm khía cạnh lợi ích của dự án thì kết quả là bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có thể đạt được giá trị hiện tại dương. Cách lập luận trên đã bỏ qua sự kiện là dự án công có thể gây ra tổn thất ngang bằng với lợi ích. Sau khi xây dựng xong đường giao thông, lợi nhuận của ngành đường sắt giảm vì công chúng quay lại sang sử dụng xe hơi để đi lại. Việc gia tăng sử dụng xe ô tô có thể làm giảm gia tăng giá cả xăng dầu và từ đó làm giảm phúc lợi xã hội của những người tiêu dùng xăng dầu. - Việc làm của người lao động Giải quyết việc làm cho người lao động cũng là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá dự án công. Tiền lương trả cho người lao động khi tham gia dự án là chi phí hay yếu tố lợi ích nếu như dự án công nhằm giải quyết việc làm cho người lao động? - Sự trùng lắp trong tính toán Chẳng hạn chính phủ đang xem xét thực hiện dự án thủy lợi để cải tạo vùng đất khô cằn hiện người nông dân không thể trồng trọt được. Lợi ích của dự án thủy lợi mang lại: (i) tổng giá trị của mảnh đất tăng lên hoặc (ii) giá trị thu nhập ròng từ trồng trọt. 5.3.2.5. Đánh giá tính không chắc chắn trong các dự án công Xét hai dự án công có cùng chi phí. Dự án X tạo ra 500 đô la lợi ích với độ chắc chắn 100%. Dự án Y tạo ra 0 đô la lợi ích với xác suất 50% và 1.00 đô la lợi ích với xác suất 50%. Vậy dự án nào được ưa chuộng hơn. Khi phân tích lợi ích và chi phí của một dự án có rủi ro nên biến đổi thành giá trị tương đương chắc chắn. Giá trị tương đương chắc chắn là số lượng thu nhập chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc chắn phát sinh từ dự án. Việc tính toán giá trị tương đương chắc chắn đòi hỏi phải có thông tin về phân phối thu nhập của dự án và mức độ không ưa thích rủi ro của các đối tượng liên quan. 69
  8. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thành phố đang xem xét xây dựng một hồ bơi. Hồ bơi có sức chứa 800 người bơi/ngày và phí bơi là 6$/ngày/1 người bơi. Chi phí trung bình của hồ bơi là 4$ người bơi/ngày. Chính quyền thuê chuyên gia đánh giá dự án này Một địa phương láng giềng có 1 hồ bơi tương tự. mức phí hồ bơi được điều tra ngẫu nhiên: Phí hồ bơi/ngày (USD) Số người bơi/ngày 8 500 10 200 4 1100 6 800 2 1400 a. Nếu hồ bơi được xây dựng, lợi ích thuần một ngày là bao nhiêu? b. Với thông tin đã cho, một hồ bơi với sức chứa 800 người/ngày có phải là quy mô tối ưu đối với địa phương hay không? Giải thích? 2. Thành phố đang xem xét xây dựng đường metro, với dữ liệu như sau: - Chi phí: Nhựa đường: 1 triệu bao, đơn giá 1 bao là 100$. Lao động: 1 triệu giờ, trong đó 50% là thuê mướn lao động thất nghiệp. Đơn giá tiền lương lao động là 20$/1 giờ và 1 giờ thất nghiệp: 5$. Chi phí bảo dưỡng: 10 triệu $/năm (thường xuyên) - Lợi ích của dự án: Tiết kiệm thời gian đi lại là 500.000 giờ/1 năm, đơn giá 1 giờ là 17$. Giảm tai nạn 5 người chết mỗi năm, giá trị 1 người là 7 triệu $. Anh (chị) hãy cho biết dự án có thể chấp nhận hay không? Biết, tỷ lệ chiết khấu dự án r = 7%. 3. Một khoản đầu tư hôm nay là 1.000 USD sẽ tạo ra lợi ích mỗi năm là 80 USD bắt đầu từ năm sau và tiếp tục mãi mãi. Biết rằng, lãi suất thị trường trước thuế là 10%, lãi suất thị trường sau thuế là 5% và không có lạm phát. a. Tính suất sinh lời nội bộ của dự án? b. Toàn bộ tiền để làm dự án là tiền thuế do người tiêu dùng đóng. Dự án này có được thừa nhận hay không? Tại sao? Giả sử rằng, để có tiền làm dự án, nhà nước không thu thuế mà giảm bớt đầu tư của các công ty tư nhân. Trong trường hợp này, dự án có được chấp nhận hay không? c. Giả sử tỷ lệ chiết khấu xã hội r = 4%, tính giá trị hiện tại của dự án? 70
  9. CHƯƠNG 6 KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ 6.1. Thuế và sự phân phối thu nhập 6.1.1. Mô hình cân bằng cục bộ Mô hình phân tích cục bộ thích hợp cho thị trường mua bán các loại hàng hóa bị đánh thuế có quy mô tương đối nhỏ so với toàn bộ nền kinh tế, và cơ chế phân tích dựa vào mô hình cung và cầu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. 6.1.1.1. Thuế gián thu a. Thuế đơn vị đánh vào hàng hóa Thuế đơn vị là loại thuế được tính theo một lượng cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra. Ở Mỹ, chính quyền liên bang thu thuế rượu là 3,4 đôla/1 lít, và thuế thuốc lá 0,24 đô la/1bao thuốc lá. Thông qua sự tương tác giữa đường cung (Sc) và đường cầu (Dc), giá cả và số lượng rượu được xác định như hình 8.1. Khi chưa có thuế, lượng cầu và giá cả là ở điểm Q0 và P0. Hình 6.1. Giá cả và sản lượng trước khi đánh thuế đơn vị Giá cả/1 lít rượu Pa a u Sc b Po Pc m u n Dc Qa Qo Qc Lít rượu/năm Xét trường hợp, thuế đơn vị u đánh trên mỗi lít rượu tiêu thụ và phạm vi ảnh hưởng pháp lý thuộc về người mua. Khi có thuế, mức giá cả mà người mua trả và mức giá người bán nhận là có khác nhau. Trên đường cầu xét điểm a tùy ý, phản ánh mức giá cả cao nhất (Pa) mà người mua sẵn lòng trả để có được Qa lít rượu. Giả sử khi chính phủ đánh thuế đơn vị (u) mà người mua vẫn sẵn lòng trả Pa để có được Qa lít rượu, thuế không gây ảnh hưởng đến việc định giá rượu. Tuy nhiên, khi người mua trả Pa/1 lít rượu, người sản xuất rượu chỉ nhận được sốt iền là (Pa – u) tương ứng với điểm 71
  10. b trên hình 6.1. Điều này cũng có nghĩa, người sản xuất cung cấp Qa lít rượu thì họ chỉ nhận được (Pa – u)/mỗi lít rượu. Ngoài điểm a, có thể chọn bất kỳ điểm nào trên đường cầu đều có kết quả tương tự. Chẳng hạn, xét điểm m, sau khi có thuế đơn vị, mức giá mà nhà chung cấp nhận được tương ứng với mức cung Qc là tại điểm n (n = m – u). Cứ lặp lại tiến trình này cho tất cả các điểm dọc theo đường cầu, ta có được đường cầu mới nằm phía dưới đường cầu cũ một khoảng cách là u. Hình 6.2. Sự tác động thuế đơn vị đối với cầu Giá do Thu thuế = kfhn người tiêu dùng trả Giá cả/1 lít rượu k Sc Pg f Giá gốc P m o g Đường cầu Pn trước thuế n h Giá người Dc sản xuất u nhận được Đường cầu D’c sau thuế Q1 Qo Lít rượu/năm Hình 6.2, đường cầu mới ký hiệu là D’c, phản ánh số tiền mà người bán nhận được khi cung cấp mỗi đơn vị sản phẩm. Mức sản lượng cân bằng của rượu sau khi có thuế là Q1, như vậy thuế đã làm giảm số lượng hàng hóa bán ra, từ Q0 xuống Q1. Có hai mức giá ở điểm cân bằng mới: (i) giá người bán nhận được và (ii) giá người mua phải trả. Mức giá người bán nhận được là Pn, điểm giao nhau của đường cung và đường cầu sau khi bị ảnh hưởng bởi thuế và mức giá người mua phải trả là Pg = Pn + u. Từ điểm giao nhau của D’c và Sc, di chuyển lên theo đường thẳng đứng đến đường cầu ban đầu Dc (một đoạn thẳng đúng bằng u), có được mức giá Pg. Đây là giá có thuế, còn Pn là giá chưa có thuế. Trong trường hợp đánh thuế u, có thuể thấy người mua bị thiệt hơn, vì với mức giá mới Pg người mua phải trả cao hơn so với với giá gốc Po, nhưng do mức giá mà người tiêu dùng trả không tăng bằng đúng số thuế, tức là Pg – Po < u, nên người bán cũng phải trả một phần thuế do nhận được mức giá bán thấp hơn (Pn < P0). Như vậy, thuế gây ra thiệt hại cho cả người bán lẫn người mua. Số thuế mà nhà nước thu được bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhân với thuế đơn vị u. Trên hình 6.2, 72
  11. số thuế thu được chính là diện tích hình chữ nhật kfhn. Sự phân tích này hàm ý có hai vấn đề quan trọng cần lưu ý: - Tác động của thuế đơn vị không phụ thuộc vào khía cạnh thuế đánh vào người bán hay người mua. Hình 6.3. Tác động thuế đơn vị đối với cung S’c Giá do j người tiêu Đường cung dùng trả sau thuế Giá cả/1 lít rượu u Sc P’g Pi Giá gốc P o P’ Giá người Dc sản xuất nhận được Đường cung trước thuế Q’1 Qo Qi Lít rượu/năm Xét trường hợp chính phủ đánh thuế đơn vị u vào người cung cấp rượu thay vì người tiêu dùng. Xét mức giá Pi tùy ý trên đường cung ban đầu trong hình 6.3.. Đường cung này cho thấy, với mức sản lượng cung cấp Qi, nhà sản xuất nhận được Pi trên mỗi sản phẩm. Sau khi đánh thuế, họ vẫn nhận được Pi cho mỗi sản phẩm. Để người bán có được mức giá như thế, người mua phảit rả với mức giá Pi + u trên mỗi đơn vị sản phẩm, tương ứng với điểm j trên đường cầu mới S’c. Khi đó điểm cân bằng sau thuế là tại Q’1, giao điểm giữa S’c và Dc. Từ điểm giao nhau, xác định mức giá người mua phải trả là P’g và mức giá người sản xuất nhận được: P’n =P’g – u. Kết hợp với hình 6.2, dễ dàng nhận ra: Q’1 = Q1, P’g = Pg, và P’n = Pn. Từ đó, có thể kết luận phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị độc lập với khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào. - Tác động của thuế phụ thuộc vào độ co giãn cung và cầu hàng hóa. Hình 6.2 cho thấy, người mua chính là người phải gánh chịu gánh nặng của thuế nhiều hơn, bởi vì số tiền mà họ phải trả tăng nhiều hơn so với số tiền giảm xuống mà người sản xuất nhận được. Hình dạng của đường cung và đường cầu trong hình vẽ cho thấy kết quả này. Nếu như những yếu tố khác không đổi, đường cầu càng co giãn thì 73
  12. người mua gánh chịu thuế càng ít. Còn nếu đường cung càng co giãn, thì người mua hàng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác khi giá cả tăng và trong trường hợp này, người cung cấp sẽ gánh chịu gánh nặng thuế càng nhiều. Ngược lại, nếu người mua tiêu dùng một lượng hàng hóa không đổi với bất kỳ mức giá nào, thì họ phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế. Tương tự đối với nhà cung cấp cũng vậy. Hình 6.4: Tác động thuế khi cung hoàn toàn không co giãn. SX Cung khô ngco giãn u Giá cả/ 1 đơn vị x Giá cả người cung cấp nhận P g = P0 được giảm xuống bằng toàn bộ số tiền thuế Pn DX D’X X 1 = X0 X/ năm Hình 6.5: Tác động thuế khi cung hoàn toàn co giãn. Đường cung sau thuế u Pg Gi cả/ 1 đơn vị z Giá cả người tiêu dùng trả tăng bằng toàn bộ số tiền thuế Pn = P 0 SZ Dz Đường cung trước thuế D’z Z1 Z0 Z/ năm Kết hợp hình vẽ 6.4 và 6.5 có thể minh chứng những trường hợp trên. Ở hình 6.4, cung hàng hóa X không hoàn toàn co giãn và khi có thuế đơn vị thì đường cầu hiệu quả (Dx) chuyển thành D'x. Mức giá người sản xuất nhận được là Pn (điểm giao nhau của D'x và Sx), được tính: Pn = P0 – u. Nghĩa là, mức giá người sản xuất nhận được giảm xuống bằng đúng số thuế đơn vị u, trong khi mức giá người tiêu dùng phải trả là Pg (với Pg = Pn + u), bằng với P0. Từ đó, có thể kết luận, trong trường hợp cung hàng hóa không hoàn toàn co giãn, giá hoàn toàn không tăng, thì người sản xuất gánh chịu 74
  13. toàn bộ gánh nặng thuế. Tương tự, trong trường hợp đường cầu hoàn toàn co giãn, gánh nặng thuế do người sản xuất chịu. Còn hình 6.5 cho thấy trạng thái ngược lại. Nếu cung hàng hóa Z hoàn toàn co giãn, thì việc đánh thuế đơn vị tọa ra đường cầu D'z. Ở điểm cân bằng mới, số lượng cầu là Z1 và mức giá người sản xuất nhận được là Pn(Pn = P0) và mức giá người mua phải trả là Pg (Pg = P0 + u). Kết quả cho thấy, người tiêu dùng phải gánh chịu gánh nặng thuế hoàn toàn. Tương tự như trong trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn và giá cả tăng lên mức thuế u, thì người tiêu dùng cũng phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế. b. Thuế tỷ lệ đánh vào hàng hóa Thuế tỷ lệ là loại thuế đánh theo tỷ lệ phần trăm trên giá cả hàng hóa. Vấn đề đặt ra ở đây, chúng ta xem xét thuế tỷ lệ ảnh hưởng đến cung cầu và mức cân bằng mới như thế nào. Khác với thuế đơn vị, thay vì dịch chuyển đường cầu xuống theo cùng số lượng tuyệt đối cho mỗi đơn vị hàng hóa, thì thuế tỷ lệ làm cho đường cầu dịch chuyển xuống theo cùng tỷ lệ. Hình 6.6: Mô tả thuế tỷ lệ đánh vào hàng hóa. Giá cả/1 kg lương thực r Pr   Sf P0 m Pm  n  Df Qr Q0 Qm kg lương thực/ 1 năm Hình 6.6 mô tả đường cầu Df và đường cùng Sf của hàng hóa lương thực. Khi chưa có thuế, điểm P0 và Q0 lần lượt là giá cả và sản lượng ở mức cân bằng. Giả sử, thuế đánh vào giá bán hàng hóa lương thực với thuế suất 20%. Xét điểm m nằm trên đường Df, ta thấy sau khi có thuế, để nhận được khối lượng hàng hóa Qm, người mua phải trả với mức giá Pm và người bán nhận được số tiền bằng 80% Pm, tương ứng tại điểm n. Tương tự, tại điểm r mức giá cũng dịch chuyển xuống 1/5 so với Pr, tức là điểm s như trên hình vẽ. Cứ lặp lại như vậy cho mọi điểm trên đường Df, ta có được đường D'f (hình vẽ 6.7). Điểm giao của Sf và D'f là mức cân bằng mà ở đó tương ứng với sản lượng Q1 mức giá người sản xuất nhận được là Pn và người mua phải trả là Pg. 75
  14. Từ đó rút ra kết luận, cũng như thuế đơn vị, sự tác động của thuế tỷ lệ được quyết định bởi độ co giãn của cung và cầu. Hình 6.7: Sự tác động của thuế tỷ lệ Sf Giá cả/ 1 kg lương thực r Pg Cầu trước thuế P0 Pn Df D’f Cầu sau thuế Qr Q0 kg lương thực/ 1 năm c. Thuế đánh vào hàng hóa trong điều kiện không cạnh tranh - Độc quyền Độc quyền là trường hợp thị trường chỉ có một người bán. Hình 6.8 miêu tả nhà độc quyền sản xuất hàng hóa X. Trước khi có thuế, đường cầu bị chi phối bởi nhà độc quyền là Dx và đường thu nhập biên tương ứng là MRx. Đường cong chi phí biên để sản xuất sản phẩm X là MCx và đường tổng chi phí trung bình là ATCx. Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận là: sản xuất được thực hiện đến mức mà ở đó thu nhập biên bằng chi phí biên, tương ứng với mức sản lượng X0 chênh lệch giữa thu nhập trung bình với tổng chi phí trung bình, bằng khoảng cách ab. Với số lượng đơn vị hàng hóa bán ra là db, có thể tính tổng lợi nhuận thu được của nhà độc quyền là ab x db (tức là diện tích hình chữ nhật abdc). Hình 6.8: Cân bằng của nhà độc quyền Lợi nhuận kinh tế = cabd Số tiền MCx ATCx c a P0 d b Dx ATC0 76 MRx X0 X/ 1 năm
  15. Với thuế đơn vị u đánh vào hàng hóa X, đường cầu hiệu quả (do nhà độc quyền chi phối) dịch chuyển xuống theo chiều thẳng đứng bằng khoảng cách u. Trên hình 6.9, đường cầu này là D'x. Vả lại, do thuế làm giảm thu nhập tăng thêm của độc quyền trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra nên đường thu nhập biên bị chi phối bởi nhà độc quyền cũng dịch xuống một đoạn u và đường thu nhập hiệu quả biên mới là MR'x. Hình 6.9: Tác động của thuế đơn vị đối với nhà độc quyền. Lợi nhuận kinh tế sau Số tiền thuế đơn vị = fghi MCx ATCx Pg P0 Pn i f h g u Dx D’x MR’x MRx X1 X0 X/ 1 năm Gọi X1 là mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa hóa. X1 được xác định tại điểm giao nhau giữa MR'x với MCx. Ở mức sản lượng X1 tương ứng với đường dầu D’x, nhà độc quyền nhận được mức giá Pn và người mua phải trả mức giá là Pg(Pg = Pn + u). Mức lợi nhuận sau thuế đối với mỗi đơn vị hàng hóa là khoảng chênh lệch giữa mức giá nhà cung cấp độc quyền nhận được và tổng chi phí trung bình – khoảng cách fg. Với mức sản lượng hàng hóa bán ra là if, có thể tính lợi nhuận độc quyền sau khi có thuế là diện tích f ghi. Đến đây câu hỏi đặt ra là liệu thuế ảnh hưởng như thế nào đến thị trường? Câu trả lời là thuế làm cho (1) mức cầu giảm xuống (X1 < X0); (2) giá cả người tiêu dùng thanh toán tăng lên (Pg > P0); (3) mức giá nhà độc quyền nhận được giảm xuống (Pn < P0). Cần lưu ý, mặc dù, có quyền lực về thị trường nhưng nhà độc quyền, nói chung, vẫn bị thiệt hại do thuế đơn vị đánh vào lượng hàng hóa mà họ bán ra. Lợi nhuận nhà độc quyền nằm dưới thuế – diện tích fghi (hình 6.9) nhỏ hơn lợi nhuận diện tích abdc (hình 6.8). Thông thường người ta cho rằng, các hãng có quyền lực thị trường có thể chuyển toàn bộ thuế sang người tiêu dùng. Sự phân tích vừa rồi cho thấy nhà độc quyền cũng 77
  16. phải gánh chịu gánh nặng thuế nhất định. Còn sự chia sẻ gánh nặng thuế của người tiêu dùng tùy thuộc vào độ co giãn của đường cầu. - Nhóm độc quyền Cấu trúc thị trường nhóm độc quyền ở giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo, trong đó chỉ có vài nhà cung cấp. Hiện tại vẫn chưa có một lý thuyết nào khẳng định rõ ràng về phạm vi ảnh hưởng của thuế trong trường hợp có nhóm độc quyền. Đối với các nhóm độc quyền, họ thường có những mưu lược liên kết với nhau để sản xuất sản lượng sao cho đạt được tối đa hóa lợi nhuận của ngành (chẳng hạn, nhóm cácten dầu mỏ). Các nhóm độc quyền thường yêu cầu các hãng trong nhóm cắt giảm sản lượng để gây sức ép tăng giá, thế nhưng giải pháp đó khó mà đạt được. Bởi vì, sau khi đạt được thỏa thuận về giới hạn sản lượng mà mỗi một hãng được phép sản xuất, thì các hãng lại có động cơ không cam kết thực hiện thỏa thuận đó. Lợi dung giá cao, họ sản xuất mức sản lượng cao hơn hạn ngạch cho phép nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả là, sản lượng trên thị trường có nhóm độc quyền thường cao hơn so với mức giới hạn mà cácten đã thiết lập. Khi có thuế, các hãng sẽ bị thiệt, vì họ phải nộp thuế. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng về sản lượng, họ sẽ tiến sát gần hơn các giải pháp của cácten, vì thế lợi nhuận trước thuế của họ gia tăng. Về mặt lý thuyết, có thể lợi nhuận trước thuế tăng lên nhiều hơn so với mức sau khi nộp thuế, nên các hãng không bị thiệt. 6.1.1.2. Thuế trực thu a. Thuế đánh vào các yếu tố sản xuất Hình 6.10: Tác động của thuế bảo hiểm xã hội với cung lao động không co giãn. Tiền lương/ 1 giờ SL Cung lao động không co gin wg = w 0 r Cầu lao động trước thuế wn DL D’L Cầu lao động sau thuế L0 = L1 Giờ lao động/ 1 năm 78
  17. Thuế đánh vào các yếu tố sản xuất tiêu biểu có thể xem xét là loại thuế bảo hiểm xã hội. Đối với một số quốc gia, như Mỹ, thuế bảo hiểm xã hội đánh vào tiền lương người lao động và do người chủ lao động nộp thay cho người lao động. Nguồn thu từ loại thuế này được chính phủ dùng để tài trợ cho hoạt động an sinh xã hội. Sau đây, chúng ta đi vào phân tích thuế bảo hiểm xã hội đánh vào tiền lương có tác dụng như thế nào đến cung cầu lao động. Hình 6.10 mô tả DL là đường cầu lao động và SL là đường cung lao động. Giả sử SL hoàn toàn không co giãn. Trước khi có thuế, tiền lương là w0. Thuế tỷ lệ đánh vào tiền lương làm dịch chuyển đường cầu đến D'L. Khoảng cách DL và D’L là độ lệch giữa tiền lương còn lại của người lao động sau khi khấu trù thuế và chi phí thuê mướn họ (tiền lương mà người chủ lao động trả cho người lao động). Sau khi có thuế, tiền lương người lao động nhận được giảm xuống còn wn. Nói khác đi, mức tiền lương wg mà chủ lao động phải trả bằng mức tiền lương w0. Trong trường hợp này, mặc dù người chủ lao động chịu tn pháp lý, nhưng tỷ lệ tiền lương người lao động nhận được giảm đúng bằng số thuế. Nghĩa là họ phải chịu toàn bộ gánh nặng thuế. b Thuế thu nhập công ty Lợi nhuận kinh tế là chênh lệch dương giữa số tiền thu về của người sở hữu doanh nghiệp và chi phí cơ hội của các yếu tố được đưa vào sử dụng trong sản xuất. Thuế thu nhập công ty đánh vào lợi nhuận kinh tế đạt được hàng năm của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn với mô hình cạnh tranh hoàn hảo, đầu ra của doanh nghiệp được xác định tại điểm giao nhau của đường dp biên và thu nhập biên. Thuế tỷ lệ đánh vào lợi nhuận kinh tế không làm thay đổi chi phí biên lẫn thu nhập biên. Trong trường hợp này, không có doanh nghiệp nào có động cơ thay đổi sản lượng của họ, nên người tiêu dùng cũng không bị thiệt đi và các doanh nghiệp phải gánh chịu thuế hoàn toàn, nếu gọi thuế suất đánh vào lợi nhuận kinh tế tp, thì mục tiêu của hãng là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế, (1 – tp), trong đó  là mức độ lợi nhuận kinh tế trước thuế. Bằng phân tích đại số có thể thấy, chiến lược tối đa hóa  là giống như chiến lược tối đa hóa (1 – tp) . Vì lý do sản lượng và giá cả không có thay đổi, nên các hãng phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế. Trong dài hạn, với cân bằng cạnh tranh, thuế đánh vào lợi nhuận kinh tế sẽ không mang lại nguồn thu nhập cho chính phủ, vì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn sẽ là zero (do cạnh tranh làm cho lợi nhuận dần bị triệt tiêu). Nhưng đối với nhà độc quyền, với lợi thế của mình, họ vẫn có thể thu được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tương tự như cách lập luận ở trên, thì người chủ doanh nghiệp độc quyền phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế. Nếu như một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trước thuế, thì thuế không thể dịch chuyển sang người khác. Nói khác đi, doanh nghiệp có thể thực hiện 79
  18. các giải pháp: (1) gia tăng giá cả bù lại phần thuế thu nhập phải nộp; hoặc (2) một giải pháp thay thế khác để tối đa hóa lợi nhuận là tối đa hóa thu nhập bằng việc đẩy mạnh bán hàng càng nhiều càng tốt. Như vậy, chính sự giới hạn khiến các hãng kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao. 6.1.1.3. Phạm vi ảnh hưởng của thuế và vấn đề vốn hóa Đặc tính nổi bật của đất là cung cố định và là loại hàng hóa có tính bền lâu. Giả sử tiền cho thuê đất năm đầu tiên là R0, các năm kế tiếp là R1, R2 ..., thì một hãng sẽ trả tiền thuê đất là bao nhiêu. Nếu như thị trường bất động sản là cạnh tranh, thì giá cả của đất bằng với giá trị chiết khấu hiện tại của dòng thời gian thuê (T). Gọi tỷ suất sinh lợi là r, thì giá cả của đất (PR) sẽ là: T Ri PR  R0   i (6.1) i 1 1  r  Số thuế thu vào năm đầu tiên là u0 và các năm tiếp theo lần lượt là u1. u2... Bởi vì đất đai là hàng hóa có mức cung cố định, nên số tiền cho thuê đất hàng năm mà người sở hữu nhận được giảm xuống đúng bằng toàn bộ số tiền thuế. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập của chủ đất đầu tiên giảm (R0 – u0) đôla, (R1 – u1) đôla vào năm tiếp theo và (R2 – u2) đôla vào năm tiếp sau đó... Những người mua đất về sau chỉ quan tâm đến thực tế: nếu như mua đất, họ sẽ mua dòng tương lai của khoản nợ thuế cũng như dòng tương lai của thu nhập. Vậy thì, mức tối đa mà người mua sẵn lòng chi trả tiền đất sau thuế là (P’R): P 'R   R0  u0    T  Ri  ui  (6.2) i i 1 1  r  So sánh phương trình (6.1) và (6.2) (PR – P’R), ta thấy do thuế mà giá đất giảm xuống bằng: T ui u0   T (6.3) i 1 1  r  Như vậy, tại thời gian đầu tiên mà chính phủ đánh thuế đất, giá cả của đất giảm xuống bằng giá trị hiện tại của tất cả tiền thuế thanh toán trong tương lai. Tiến trình mà chuỗi tiền thuế được hợp nhất vào trong giá cả tài sản còn gọi là uốn hóa. Do vốn hóa, nên người chủ đất tại thời gian thuế được đánh phải gánh chịu gánh nặng của thuế mãi mãi. Còn người chủ đất về sau, khu mua họ phải thanh toán giá đất trong đó có tiền thuế, nhưng tiền thuế này không tạo ra “gánh nặng”, bởi vì nó chỉ làm cân bằng mức giá thấp hơn khi mua. Vốn hóa làm phức tạp nỗ lực đánh giá phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với hàng hóa có mức cung cố định. Bởi vì chúng ta không đủ thông tin để nhận biết ai là người chủ đất đầu tiên tại thời gian thuế được đánh. 80
  19. 6.1.2. Mô hình cân bằng tổng quát Mô hình phân tích cân bằng tổng quát tập trung nghiên cứu các cách thức trong đó các thị trường tương tác lẫn nhau. 6.1.2.1. Xác định tính tương đương của thuế Để chỉ ra các mối quan hệ tương đương của thuế, có thể xét mô hình thị trường đơn giản chỉ có 2 loại hàng hóa: F (lương thực) và M (chế biến) với 2 yếu tố sản xuất: K (vốn) và L (lao động). Có thể liệt kê 9 loại thuế tỷ lệ như: (1) tKF: thuế đánh vào số vốn dùng để sản xuất hàng chế biến; (3) tLF: thuế đánh vào lao động tham gia sản xuất hàng lương thực; (4) tKM: thuế đánh vào lao động tham gia sản xuất hàng chế biến; (50 tF: thuế đánh vào tiêu dùng hàng lương thực; (6) tM: thuế đánh vào tiêu dùng hàng chế biến; (7) tK: thuế đánh vào vốn dùng cho cả 2 khu vực; (8) tL: thuế đánh vào lao động dùng cho cả 2 khu vực; (9) t: thuế đánh vào tổng thu nhập. Bốn loại thuế đầu tiên đánh vào các nhân tố sản xuất mà chỉ có một vài doanh nghiệp sử dụng, nên có thể gọi đây là thuế đánh vào yếu tố sản xuất có tính cục bộ. Các loại thuế này kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ tương đương với các loại thuế khác. Tính tương đương này trước hết xuất phát từ lý thuyết người tiêu dùng. Thuế đánh vào hàng lương thực (tF) và hàng chế biến (tM) với thuế suất giống nhau là tương đương đối với thuế đánh vào thu nhập (t). Giải thích chi tiết hơn, thuế có cùng tỷ lệ đánh vào tất cả các loại hàng hóa đều có ảnh hưởng như nhau đến giới hạn ngân sách của người tiêu dùng và tính chất này cũng giống như thuế thu nhập tỷ lệ. Cả hai loại thuế này tạo ra sự tịnh tiến song song hướng vào nhau. Tương tự, xem xét thuế đánh vào các yếu tốt sản xuất, bằng sự tính toán số học, có thể thấy đánh thuế vào yếu tố vốn (tK) và lao động (tL) với thuế suất giống nhau tương đương như thuế đánh vào thu nhập (t). Nói một cách tổng quát, bất kỳ hai loại thuế nào mà tạo ra những thay đổi giống nhau về giá cả đều có phạm vi ảnh hưởng tương đương. Tất cả những quan hệ tương đương có thể tóm tắt bảng 6.1 dưới đây: Bảng 6.1: Các mối quan hệ tương đương của thuế tkf và tlf tương đương tf với và và và tkm và tlm tương đương tm với tương đương tương đương tương đương với với với tk và tl tương đương T với 81
  20. 6.1.2.2. Mô hình Harberger Harberger2 (1974) là người tiên phogn nghiên cứu áp dụng mô hình cân bằng tổng quát về phạm vi ảnh hưởng của thuế. Sau đây liệt kê các giả định có tính nguyên tắc trong mô hình phân tích của Harberger: - Về yếu tố kỹ thuật Để tiến hành sản xuất sản phẩm các hãng trong mỗi ngành đều sử dụng vốn và lao động. Theo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa các yêu tố đầu vào và sản lượng, trong mỗi ngành, nếu gấp đôi đồng thời hai yếu tố đầu vào thì đầu ra cũng gấp đôi, nhưng mức sinh lời không đổi so với quy mô. Yếu tố kỹ thuật sản xuất có thể khác nhau giữa các ngành và tác động đến sự thay thế giữa vốn và lao động (độ co giãn thay thế) cũng như tỷ lệ giữa vốn với lao động. Những ngành có tỷ lệ vốn – lao động cao gọi là ngành cần nhiều vốn và ngược lại, gọi là ngành cần nhiều lao động. - Hành vi của các nhà cung cấp các yếu tố sản xuất Các nhà cung cấp vốn và lao động đều nhằm vào mục đích tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, họ có thể di chuyển tiền vốn và lao động vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là lợi nhuận biên ròng trên vốn (hay lao động) có khuynh hướng bình quân hóa giữa các ngành. - Cấu trúc thị trường Trong môi trường cạnh tranh, giá cả các loại hàng hóa (bao gồm các yếu tố sản xuất: tiền lương, vốn) đều có thể di chuyển hoàn hảo và các hãng tăng cường cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, các yếu tố sản xuất đều được khai thác toàn dụng và số tiền chi trả cho mỗi yếu tố sản xuất là giá trị sản xuất biên của nó, giá trị đầu ra được sản xuất bằng đơn vị đầu vào cuối cùng. - Tính chất cố định của tổng các yếu tố sản xuất Trong một nền kinh tế, tổng số vốn và lao động sẵn có là cố định và chúng có thể tự do di chuyển giữa các ngành. - Sở thích của người tiêu dùng Nếu tất cả người tiêu dùng đều có cùng sở thích, thì thuế không thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng phân phối nào thông qua tác động đến việc sử dụng thu nhập của công chúng. Giả thiết này cho phép chúng ta chú trọng đến sự tác động của thuế đến thu nhập. - Khuôn khổ phạm vi ảnh hưởng của thuế Khuôn khổ phân tích tập trung nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng khác nhau của thuế bằng việc xem xét sự thay thế một loại thuế này bằng một loại thuế khác. Vì thế 2 Harberger sinh năm 1924, nhà kinh tế học (người Mỹ), đã từng giảng dạy tại các trường đại học nổi tiếng của Mỹ: Harvard University, Princeton, University, University of Chicago... 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0