Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp: Phần 2 - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
lượt xem 10
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 bài giảng "Thiết kế công trình công nghiệp" tiếp tục cung cấp tới bạn đọc kiến thức trọng tâm về: Tổ chức khu hành chức kỹ thuật; Hoàn thiện công trình công nghiệp; Thiết kế nhà sản xuất một tầng; Thiết kế các công trình kỹ thuật nhà công nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp: Phần 2 - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
- lOMoARcPSD|16991370 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KHU HÀNH CHÍNH KỸ THUẬT 4.1 VAI TRÒ 4.1.1. Chức năng - Phục vụ cho người làm việc là chủ yếu. - Quản lý nhà máy (Quản lý điều hành đối nội, đối ngoại..) - Khu thí nghiệm và nghiên cứu khoa học. 4.1.2. Kiến trúc (quy hoạch) - Là bộ phận quan trọng nâng cao thẩm mỹ kiến trúc của xí nghiệp công nghiệp (Dễ xử lý thành đẹp và thường đứng ở vị trí dễ thấy phía trước nhà máy). 4.2. PHÂN LOẠI Theo phạm vi phục vụ có thể chia làm 4 cấp. 4.2.1. Trong phân xưởng - Phạm vi phục vụ: Cho các tổ, nhóm, các bộ phận trong phân xưởng. - Nội dung: bao gồm khu vệ sinh, phòng nghỉ, phòng tổ trưởng sản xuất, thợ cả, các cán bộ kỹ thuật, thống kê, kiểm tra.. - Bán kính phục vụ: 75-100m. 4.2.2. Toàn phân xưởng - Phạm vi phục vụ : Cho toàn phân xưởng - Nội dung: Thường bao gồm: phòng thay quần áo, phòng ăn giữa giờ, ăn ca, căntin, phòng nghỉ, các văn phòng phân xưởng cho quản đốc, kỹ thuật, có thể có phòng thí nghiệm.. - Bán kính phục vụ : 300-400 m. 4.2.3. Toàn nhà máy : - Phạm vi phục vụ: Cho toàn nhà máy hoặc một số XN, xưởng, HTX tiểu thủ công nhá. - Nội dung : Thường gồm nhà ăn, trạm xá, bộ phận giặt là quần áo (nhất là với loại sx bẩn hay yêu cầu vệ sinh cao), thư viện, CLB, nhà trẻ, trường nghề, ban giám đốc, phòng kỹ thuật, thí nghiệm, các phòng hành chính (tài vụ, kế toán…), các phòng đoàn thể (Đảng, Đoàn, Công đoàn, phòng khách, họp, truyền thống, hội trường, khu bán và giới thiệu SP... - Bán kính phục vụ : 800-1000 m. 4.2.4. Trên nhà máy (3) (3) Thông thường tách riêng ra khái nhà máy, đôi khi có thể kết hợp trong (khu đất nhà máy nào đó song phục vụ cho đối tượng phạm vi rộng hơn. 81 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 - Phạm vi phục vụ : Cho một số nhà máy, tiểu khu hoặc khu công nghiệp. - Nội dung : Có thể bao gồm cửa hàng ăn công cộng, nhà thương ( bệnh viện đa khoa), khách sạn, nhà văn hoá, trường phổ thông, trung tâm máy tính, ban lãnh đạo công ty, cửa hàng bách hoá, nhà nghỉ nghỉ dưỡng… - Bán kính phục vụ : 1500-2000 m 4.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH 4.3.1. Tỷ lệ diện tích. a. Tổng quát : Diện tích khu hành chính kỹ thuật chiếm khoảng 15-20% diện tích khu trước nhà máy. Bình quân cho một người làm việc khoảng 4m2/1 người làm việc). b. Chi tiết : Trong đó bao gồm : + Diện tích cho các công trình thiết bị vệ sinh, quản lý khoảng 65%. + Diện tích cho các công trình thiết bị ăn uống, khoảng 25%. + Diện tích cho các công trình sức khoẻ (y tế), khoảng 2%. + Diện tích cho các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao khoảng 8%. 4.3.2. Quy hoạch tổng thể: 4.3.2.1. Nguyên tắc chung xác định vị trí khu hành chính kỹ thuật. - Cạnh cửa vào. - Gần khu sản xuất chính, gần các phân xưởng đông công nhân nhất. - Đầu hướng gió chủ đạo (tránh ảnh hưởng độc hại do quá trình sản xuất gây ra). 4.3.2.2. Một số phương thức bố trí khu hành chính kỹ thuật Giải phía trước nhà máy a. Khái niệm : Bố trí thành một giải chạy dọc theo chiều dài phía trước nhà máy. b. Phạm vi sử dụng : Thường gặp trong các nhà máy có số lượng công trình phục vụ tương đối nhiều. c. Đặc điểm : - Ưu điểm : Hình thành sự phân khu chức năng râ rệt trên tổng mặt bằng. - Nhược điểm : + Tốn đất xây dựng + Bán kính phục vụ tương đối xa (với nhà máy lớn) d. Thí dụ : Nhà máy dệt Hanko- Phần Lan (Hình 27A). Tập trung thành điểm trước nhà máy 82 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 a. Khái niệm : Bố trí tập trung ở một điểm phái trước nhà máy. b. Phạm vi sử dụng : Thường gặp ở các nhà máy vừa và nhá, có số lượng công trình phục vụ không lớn lắm. c. Đặc điểm : - Ưu điểm : + Tiết kiệm đất xây dựng. + Dễ tổ hợp hình khối không gian tổng mặt bằng. - Nhược điểm : Bán kính phục vụ xa ( với nhà máy vừa và lớn). d. Thí dụ : Nhà máy đồ hộp của Anh ( hình 27B). Phân tán a. Khái niệm : Bố trí phân tán tuú theo chức năng của từng loại công trình thiết bị. Thông thường các thiết bị, công trình cấp 1, 2 có quan hệ mật thiết với công nhân trong ca làm việc được bố trí phân tán theo các xưởng, các thiết bị công trình cấp 3 công nhân sử dụng không thường xuyên bố trí phía trước nhà máy. b. Phạm vi sử dụng: Thường gặp trong các nhà máy lớn, chiếm đất nhiều, các nhà máy có dây chuyền sản xuất liên tục, thời gian cho phép công nhân rời máy ngắn. c. Đặc điểm : - Ưu : Bán kính phục vụ nhá (công nhân sử dụng thuận tiện ít tốn thời gian đi lại). - Nhược điểm : + Phân khu không râ ràng + Tốn đất xây dựng. d. Thí dụ : Nhà máy sợi Hà Nội ( hình 27C), Liên hợp cơ khí nhẹ Mascơva… 4.3.3. Quan hệ với bộ phận sản xuất Công trình độc lập a/ Khái niệm : Các bộ phận phục vụ tách riêng khái bộ phận sản xuất, đặt trong công trình độc lập, riêng biệt. Thường liên hệ với bộ phận (công trình) sản xuất bằng nhà cầu hoặc lối đi ngầm dưới đất ( ít khi nhưng cũng có thể là lối đi không có mái). b/ Đặc điểm - Ưu điểm : + Thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên thuận lợi cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận phục vụ. + Ngăn cách không gian khái ảnh hưởng của quá trình sản xuất (ồn, nóng, độc hại..) - Nhược : Tốn đất. 83 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 c. Thí dụ : Liên hợp dệt len Mosilana, Brno- Cộng hoà Séc, Nhà máy cơ khí Mogileva, Nga ( Hình 28A). Ghép vào cạnh nhà sản xuất. a. Khái niệm : Xây thêm diện tích phụ cạnh công trình sản xuất để bố trí các bộ phận phục vụ, thường có hành lang phân chia giữa hai chức năng. b. Đặc điểm : - Ưu điểm : + Quan hệ ngắn, trực tiếp, linh hoạt với không gian sản xuất. + Tiết kiệm đất - Nhược : + Hạn chế một phần điều kiện thông thoáng và chiếu sáng cả hai bộ phận phục vụ và sản xuất. + Khó mở rộng c/ Thí dụ: Fezko, Strakonice, Sukno Humpolec- Séc, Nhà máy Dệt Flees- Pháp ( Hình 28B) Nằm trong công trình sản xuất a/ Khái niệm : Bộ phận phục vụ chiếm một phần không gian trong lòng công trình sản xuất. Thường là lắp ghép linh hoạt. b/ Đặc điểm : - Ưu điểm: + Quan hệ mật thiết với vị trí làm việc ( sản xuất) + Dễ mở rộng diện tích sản xuất hơn phương án ghép vào cạnh; nhất là khi ghép kín các cạnh. - Nhược: + Có khó khăn trong việc tổ chức thông gió, chiếu sáng tự nhiên bộ phận phục vụ. + Không đáp ứng tâm lý muốn được tiếp xúc với thiên nhiên trong lúc giải lao nghỉ ngơi. c/ Thí dụ : Nhà máy may Schonbach- Đức, Liên hợp Dệt Benton, Alabama- Mỹ, Nhà máy Dệt và Nhà máy thiết bị điện tử Moskva- Nga…( Hình 28C). Trong thực tế có thể sử dụng đồng thời các hình thức hoặc tổ hợp của chúng, thí dụ Liên hợp Dệt kim Modeta Jihlava - Sec, Nhà máy may Fleury - Les Aubrrais - Pháp .. (Hình 28D). 84 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 HÌNH 27: PHƯƠNG THỨC BỐ TRÍ KHU HÀNH CHÍNH KỸ THUẬT TRONG QUY HOACH TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP a, Dải b, Điểm c, Phân tán Nhà máy dệt Hanko- Nhà máy đồ hộp - Nhà máy sợi Hà Nội - Phần Lan Anh Việt Nam HÌNH 28: QUAN HỆ BỘ PHẬN PHỤC VỤ VỚI BỘ PHẬN SÁN XUẤT a, Công trình độc lập Liên hợp len mosilana brno. CH - Séc Nhà máy cơ khí mogileva, Nga b, S¸t c¹nh Liên hợp len fezko, strakinice, CH Séc Nhà máy dệt flers, Xưởng dệt sukno Pháp humplolec, CH Séc c, Bên trong lòng Nhà máy may Nhà máy dệt và nhà Liên hợp dệt Benton, schovbach, Đức máy thiết bị kỹ thuật Alabama, USA d, Hỗn hợp Mockba, Nga Nhà máy may Liên hợp dệt kim fleury - les Modeta, Jihlava aubrais 85 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 HÌNH 29: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT DẪN VÀO XÍ NGHIỆP a, kiểu cụt b, kiểu vòng c, kiểu xuyên qua 1, ga đường sắt bên ngoài xí nghiệp 2, đường dẫn 3, ga của xí nghiệp 4, xí nghiệp công nghiệp HÌNH 30: CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ ĐƯỜNG SẮT TRONG XÍ NGHIỆP a, Kiểu đường cụt b, Đường sắt kiểu vòng c, Kiểu xuyên qua d, Kiểu hỗn hợp, 1, Ga của xí nghiệp 2, Đường nhánh trong xí nghiệp 3, kho hoặc nhà sản xuất HÌNH 31: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐƯỜNG KHÔNG RAY TRONG CÁC XÍ NGHIỆP a, Kiểu đường cụt b, Kiểu đường vòng c, Kiểu xuyên qua 86 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT HOÀN THIỆN 5.1. GIAO THÔNG 5.1.1 Đường sắt a. Phạm vi sử dụng - Trọng tải vận chuyển lớn ( lớn hơn 400.000 tấn/ năm). - Có loại hàng đặc biệt yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt thí dụ các loại hoá chất, mầu… (thường có loại toa đặc biệt). - Khoảng cách vận chuyển xa ( lớn hơn 150 km). - Địa hình tương đối bằng phẳng ( do độ dốc đường tàu nhá thường chỉ 4-6% và không vượt quá 2-3%). b. Đặc điểm - Ưu điểm: + Nhanh hơn + Rẻ hơn so với đường bộ khi ở cự ly xa. - Nhược: + Tốn diện tích đất (1) + Khó tổ chức gọn gàng sạch đẹp như đường bộ (Mức độ thẩm mỹ văn hoá thấp hơn). c. Một số số liệu cần thiết Bảng 4. Một số số liệu đối với đường sắt Số Loại đường TT Tên chỉ tiêu 1435 mm 1000 mm 1 Độ dốc dọc đường tàu (2) 2% 3% 2 Độ dốc tối đa tại ga đỗ tàu 0,25% 0,30% 3 Bán kính cong tối thiểu cho phép ( nội 180m 75m bộ nhà máy) 4 Khoảng cách nhá nhất giữa 2 tim 5,5 m 4,8m đường tàu ( ở ga) (4,5m) (4,0 m) 5 Độ dài ga đỗ tàu 550m 400m (Xem hình32) 87 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Bảng 5. Số liệu về đầu tàu (ở Việt Nam) TT Loại đầu máy Khổ Tổng khối Kích thước (m) đường lượng (tấn) Dài Rộng Cao 1 141 Kiểu Giải phóng 1.435 87,78 21,168 3,45 4,88 2 131-400 1.000 50 11,40 2,70 3,70 3 141-4100 1.000 63 42,01 2,78 3,78 d. Sơ đồ tổ chức (Xem hình 29,30) 5.1.2. Đường ô tô a. Phạm vi sử dụng : - Trọng tải vận chuyển nhá ( nhá hơn 200.000 tấn/ năm) (1) - Cự ly gần ( nhá hơn 150 km) - Có thể sử dụng nơi có độ dốc lớn so với đường sắt (đường lát đá có độ dốc đến 12%). b. Đặc điểm - Ưu điểm: + Cơ động linh hoạt hơn so với đường sắt. + Chiếm ít đất hơn. + Dễ gọn gàng sạch đẹp hơn (mức độ thẩm mỹ văn hoá cao hơn). - Nhược : + Với cự ly xa đắt hơn so với đường sắt. + Trọng tải vận chuyển nhá. c. Một số chỉ tiêu cần thiết. Bảng 6. Một số chỉ tiêu đối với đường ô tô Số Đơn Cấp đường ô tô TT Tên chỉ tiêu vị I II III 1 Chiều rộng 1 tuyến xe m 3,5 3,0 2,75 2 Số lượng tuyến ( đường) xe tuyến 4(3) 2,0 2(1) 3 Bán kính cong tối thiểu để quay m 10 10 10 (2) xe ( ô tô tải) (69) (69) (69) 4 Độ dốc dọc tối đa % 6 7 8 5 Độc dốc ngang % 1,52 1,52 1,52 (Xem hình 33) 88 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Ghi chú : Các cấp đường ô tô Cấp I - Nặng : Khối lượng vận chuyển lớn hơn 3000 tấn/ngày đêm Cấp II - Trung bình : Khối lượng vận chuyển 750-3000 tấn / ngày đêm Cấp III - Nhẹ : Khối lượng vận chuyển nhá hơn 750 tấn/ngày đêm. d. Sơ đồ tổ chức: (Xem hình 31) 5.1.3. Đường thuỷ a. Phạm vi sử dụng : - Khi có điều kiện ở gần sông, biển và có thể tổ chức ga đường thuỷ. - Thường chở vật liệu rời, vật liệu láng (cát, sái, đá, quặng, than, dầu, xăng...) b. Đặc điểm: - Ưu: + Chi phí rẻ nhất (5-6 lần rẻ hơn đường sắt) (3) + Khối lượng vận tải lớn - Nhược: Kém linh hoạt, cơ động, phụ thuộc vào dòng sông, mức nước, mùa vụ… c. Một số số liệu : - Bán kính để quay tàu (thuyền) 5-6 lần chiều dài của nó (tối thiểu là 3 lần). - Thí dụ đối với tàu sông CH Séc trọng tải 700-1000 tấn có kích thước : 10 (12) x 70m. 5.1.4. Đường đi bộ a. Vai trò : Phục vụ việc đi lại của công nhân trong nhà máy - tạo thành luồng người. b. Một số quy định và kích thước - Chiều rộng nhá nhất của đường đi bộ là 1,5m (2 dòng người) - Chiều rộng 1 dòng người là 0,75m phục vụ cho 75 người. - Số dòng người được tính theo ca đông nhất của xưởng hay nhóm công trình mà đường đi bộ phục vụ. - Chiều cao thông thuỷ nhá nhất của đường bộ phụ thuộc vật liệu bề mặt (1) Số TT Vật liệu phủ mặt Độ dốc ngang % Độ dốc dọc % 1 Cát 3-5 18 2 Bê tông ( trị) 1,5 8 3 Lát gạch bê tông 1,5 8 4 Lát gạch 3 10 5 Có kẻ sọc ( khảm) chống trượt 3 16 5 Có kẻ sọc ( khảm) chống trượt 3 16 89 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Đoạn thẳng min giữa 2 cung ngược Đoạn thẳng nhỏ nhất trước ghi chiều cong Đoạn thẳng min giữa 2 ghi đối đầu Khi R>300; a=0 Nối liền hệ ray bằng ghi dạng chữ A Nối ray kép Đường ray chính 10 độ từ ghi dạng chữ A Mặt cắt đuờng tàu 1:100 Khoảng cách min giữa 2 trục đuờng sắt trong ga HÌNH 32: MỘT SỐ DỮ LIỆU VỀ ĐƯỜNG SẮT 90 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Bãi đỗ xe con loại nhỏ và loại lớn Xe buýt – 45 độ Xe tải có Rơ-moóc Xe tải không có Rơ-moóc và không có r-m Nơi quay xe Chiều dài xe Xe con Ôtô tải Xe + Moóc ≥ 20m HÌNH 33: MỘT SỐ CHI TIẾT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 91 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 5.2. HỆ THỐNG KỸ THUẬT 5.2.1. Vai trò a. Chức năng: Phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất b. Kiến trúc, quy hoạch: - Đóng góp vào tổ hợp chung của toàn nhà máy - Chi phối kích thước các dải đất kỹ thuật và đường giao thông (không gian đặt chúng) 5.2.2. Nội dung - Cấp điện (hạ thế, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, trang trí..) - Cấp thoát nước (phục vụ sản xuất, sinh hoạt, uống, nước nóng, nước lạnh..) - Cấp hơi (khí nén, hơi nước, axxetylen,oxy..) - Cấp nhiệt (thường qua điện nước hoặc hơi nóng) - Thông tin (điều khiển, thông tin điện tín thông thường…) - Cấp nguyên liệu láng (dầu xăng, các chất láng khác) - Hệ thống kênh, mương (thông hơi, thoát nhiệt, bụi, nước thải..) 5.2.3. Bố trí các hệ thống kỹ thuật a. Phương pháp bố trí /Đặt ngầm - Ưu: + Tiết kiệm đất + Không cản trở giao thông - Nhược: + Thi công và bảo quản phức tạp, nhất là Việt Nam mức nước ngầm cao và hay mưa. + Khó sửa chữa - Phạm vi sử dụng : Hay dùng nhất, phần lớn các hệ thống kỹ thuật đặt ngầm. Trên mặt đất -Ưu : + Bảo quản, sửa chữa dễ dàng. + Thi công đơn giản và rẻ. - Nhược: + Tốn đất xây dựng + Cản trở giao thông - Phạm vi sử dụng : ít dùng Trên cao - Ưu: + Dễ làm đẹp 92 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 + Dễ bảo quản, thi công tương đối thuận lợi - Nhược: + Đắt tiền, tốn vật liệu + Đôi khi cản trở giao thông. - Phạm vi sử dụng : Khi không có điều kiện đặt ngầm. b. Một số quy định chung (Xem hình 34) - Tránh ảnh hưởng nhau. - Đường ống nước đặt dưới các đường cấp nhiệt, không khí, điện..khi bố trí tập trung, đảm bảo khoảng chách giữa các hệ thống. (2) - Đường ống nước mưa, nước thải, nước cứu hoả không nên đặt trên cao. - Nên tận dụng các kết cấu có sẵn đỡ hoặc treo (hoặc giấu) đường ống kỹ thuật. 5.3. CÂY XANH 5.3.1. Vai trò - Thẩm mỹ : Trang trí (cây nhá, hoa..) Đóng góp vào tổ hợp hình khối chung (cây lớn) - Cải thiện vi khí hậu : Giảm bức xạ, chống bụi, hút ẩm, giảm độc hại bụi khói… - Cải thiện tâm lý lao động : Giảm bớt căng thẳng, tạo cảm giác gần gòi thiên nhiên… 5.3.2. Một số quy định a. Chiều rộng dải cây xanh Bảng 8. Chiều rộng dải cây xanh Số TT Loại cây xanh Chiều rộng thông Chiều rộng nhá thường (m) nhất (m) 1 Cây lớn 1-2 dãy 2-7 2-5 2 Cây bụi 1-2 dãy 1-2,4 0,8-1,2/ 1 dãy 3 Thảm cá 2 1 b. Khoảng cách từ cây xanh đến công trình xây dựng (1) 93 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Bảng 9. Khoảng cách nhá nhất từ cây đến công trình xây dựng. TT Loại công trình, thiết bị Khoảng cách nhá nhất (m) Cây lớn Cây bụi 1 Nhà (mặt ngoài) 1,5 chiều cao cây 2,0 (1,5) (nhá nhất là 5m) 2 Hàng rào cao từ 2m trở lên 4,00 2,00 (1) Hàng rào thấp hơn 2m 1,00 0,75 3 Đường đi bộ ( vỉa hè) 0,75 0,5 4 Mép đường ô tô 1,00 0,5 5 Cáp điện 2,00 1,00( 0,5) 6 ống nước và kênh mương 2,00 ( 1,5) 2,00(1,5) 7 Dẫn nhiệt và hơi 2,00 1,50 ( nhiệt 1, ga 2) 8 Trục đường sắt 5,00 3,5 9 Tháp làm nguội nước Không nhá hơn chiều cao tháp c. Diện tích trồng cây xanh: Khoảng 15% (ở CH Sec quy định 25-30%) - không nên nhá hơn 10%, nhất là khi Kxd > 50%. d. Quy định khác - Trong nhà máy không trồng: + Loại cây lấy gỗ + Loại cây có hoa (cây gạo), có hạt… có thể làm hại thiết bị máy móc. - Chú ý để cây không cản ánh sáng và thông gió tự nhiên. - Cần lựa chọn cây theo màu sắc hình khối sao cho hài hoà với tổng thể nhà máy . - Có thể trồng cây đơn độc hay liên kết thành giải, cụm (liên tục, tự do, mở...) 94 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 A- Cầu đỡ đường ống 2 tầng kết cấu thép B- Giá bê tông cốt thép lắp ghép cho hệ thống kỹ thuật trên cao 1- móng bê tông cốt thép, 2. Chân bê tông cốt thép cố định, 3. Chân bê tông cốt thép linh hoạt, 4.ống dẫn khí- chịu lực, 5. Cầu nhỏ bắc qua và con sơn, 6. Dẫn các loại mảng lưới kĩ thuật khác. C- Đặt ngầm (trong hầm kỹ thuật) 2, nước nóng, 3. Dẫn hơi nước, 4. Dẫn chát ngưng tụ, 5.nước xà phòng, 6. điện hạ áp, 7. điện cao áp, 8. Cửa liên hệ, 9. Nước uống, 10. Nước làm lạnh. H̀NH 34: GIẢI PHÁP BỐ TRÍ HỆ THỐNG NƯỚC KỸ THUẬT A;B-ĐẶT TRÊN CAO C-ĐẶT NGẦM DƯỚI ĐẤT 95 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 PHẦN 2 - NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ CÔNG NGHIỆP. MỞ ĐẦU: ĐỊNH NGHĨA NHÀ CÔNG NGHIỆP . Nhà công nghiệp là không gian trong đó tiến hành các quá trình sản xuất với sự hỗ trợ của các thiết bị phù hợp . Những yêu cầu chủ yếu đối với nhà sản xuất là: bố trí các thiết bị thuận lợi đủ độ vững chắc và độ bền của nhà, kinh tế, xây dựng bằng những phương pháp công nghiệp hoá, điều kiện sử dụng thuận lợi, an toàn và điều kiện làm việc của con người là tốt nhất, giải pháp kiến trúc nghệ thuật cao. CHƯƠNG VI: CĂN CỨ CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ NHÀ CÔNG NGHIỆP . 6.1. PHÂN LOẠI NHÀ CÔNG NGHIỆP. 6.1.1. Theo chuyên ngành chức năng: Các công trình trong xí nghiệp công nghiệp được phân ra: - Nhà sản xuất trong đó bố trí các phân xưởng để tạo ra thành phẩm. Nhà sản xuất theo chức năng lại được phân ra nhiều lĩnh vực khác nhau như: gia công kim loại, rèn, đúc nhiệt luyện, sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép, dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, phân bón, hoá chất và các xưởng sản xuất phụ như xưởng dụng cụ, sửa chữa cơ điện... - Các công trình năng lượng: Nhà máy nhiệt điện cung cấp năng lượng điện cho sản xuất, trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước, trạm điêzen, trạm biến áp, trạm khí nén, trạm cấp ga... - Công trình giao thông, kho tàng: Bao gồm gara, nơi để các phương tiện giao thông chạy trên sàn (xe tự hành, xe bốc xếp hàng, xe đẩy 4 bánh...), các kho nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm trạm cứu hoả... - Các công trình hành chính - phúc lợi: Nhà hành chính quản trị, các phòng cho các tổ chức xã hội (đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ...), các phòng phục vụ sinh hoạt (thay aó quần, tắm, vệ sinh) các phòng ăn, giải khát, y tế... 7.1.2. Theo đặc điểm quy hoạch hình khối và kết cấu: Chia ra nhà công nghiệp một khẩu độ và nhà công nghiệp nhiều khẩu độ. - Nhà công nghiệp một khẩu độ thích hợp với loại sản xuất đòi hỏi nhà không lớn, cho các công trình năng lượng hoặc nhà kho. Chúng cũng được sử dụng để bố trí những loại dây chuyền sản xuất đòi hỏi khẩu độ lớn từ 36m trở lên, chiều cao trên 18m, các thiết bị bố trí trên giàn đỡ riêng không liên quan đến khung, móng nhà. - Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ: Phổ biến nhất là nhà công nghiệp 1tầng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Nhà nhiều khẩu độ với các khẩu độ 96 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 có cùng hoặc ít chênh lệch về thông số chiều rộng, chiều cao, không tạo sân trong được, gọi là nhà hợp khối liên tục. Các nhà này chiều rộng và chiều dài có thể tới vài trăm mét. 6.1.3. Theo số tầng: Chia ra nhà sản xuất 1 tầng, nhà sản xuất nhiều tầng và nhà sản xuất có số tầng hỗn hợp. - Nhà sản xuất một tầng: Trong xây dựng hiện đại trên thế giới, nhà sản xuất một tầng chiếm 80% do chúng có những ưu điểm nhất định như: điều kiện để bố trí thiết bị, tổ chức dây chuyền tốt hơn, có thể trang bị các loại cẩu khác nhau, ở bất kỳ vị trí nào của nhà cũng có thể bố trí các thiết bị sản xuất với bất kỳ trọng lượng nào vì móng máy được đặt trực tiếp xuống nền đất. Trong nhà sản xuất một tầng cũng thuận tiện cho việc thay đổi các dây chuyền công nghệ. - Nhà sản xuất nhiều tầng: Sử dụng cho các ngành sản xuất có trang thiết bị nhẹ đặt trực tiếp lên sàn tầng như các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, sản xuất dụng cụ đo lường, xí nghiệp in... Nhà công nghiệp nhiều tầng cũng thích hợp với các xí nghiệp có dây chuyền sản xuất theo chiều đứng và nguyên liệu có thể tự chảy từ trên xuống dưới do trọng lực của chúng như các nhà máy xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc, tuyển quặng... Nhà công nghiệp nhiêù tầng cũng được sử dụng khi đất xây dựng bị hạn chế. Trong nhà công nghiệp nhiều tầng khẩu độ lớn, không gian giữa kết cấu đỡ sàn, mái được sử dụng làm tầng kĩ thuật bố trí các đường ống thông gió, đường dây điện, cấp nước, cấp nhiệt... Trong nhiều trường hợp bố trí cả các phòng sinh hoạt, phục vụ. Lưới cột nhà công nghiệp nhiều tầng: 6mx6m ;9mx9m hoặc 6mx12m. Trong các nhà có tầng kỹ thuật khẩu độ có thể tới 24m. Tầng trên cùng của nhà công nghiệp nhiều tầng thường được bỏ bớt các hàng cột để tạo không gian lớn tiện cho việc bố trí thiết bị hơn. (Hình.......). - Nhà công nghiệp có số tầng hỗn hợp: Trong một số nhà công nghiệp do chiều cao thiết bị công nghệ không đồng đều, một phần diện tích bố trí 1 tầng, phần khác bố trí nhiều tầng. Thí dụ trong nhà máy đường, xưởng xeo nhà máy giấy… 6.1.4. Theo đặc điểm trang bị cầu trục: Nhà công nghiệp có trang bị cầu trục phân ra: Nhà có trang bị cầu trục dầm, cầu trục dàn, cầu trục thanh treo dưới kết cấu đỡ mái, cầu trục cổng chạy trên ray đặt trên nền nhà. Hầu hết các nhà công nghiệp đều có trang bị cầu trục để nâng cất, vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, trang thiết bị trong quá trình sản xuất, xây lắp, sửa chữa thiết bị máy móc khi cần thiết. Tuy nhiên cầu trục cũng gây ảnh hưởng lớn đến giải pháp quy hoạch hình khối và kết cấu của nhà. 6.1.5. Theo sơ đồ kết cấu mái: Chia ra nhà khung phẳng (mái sử dụng dầm, giàn, khung liền khối), nhà khung không gian (mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều, dàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi). 6.1.6. Theo vật liệu chịu lực chính: 97 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 Chia ra nhà công nghiệp khung bê tông cốt thép (lắp ghép, đổ toàn khối, lắp ghép - đổ toàn khối), khung thép, tường gạch chịu lực, khung bằng gỗ (Hình……). 6.1.7. Theo hệ thống chiếu sáng: Phân ra nhà công nghiệp sử dụng ánh tự nhiên, ánh sáng nhân tạo hoặc hỗn hợp. Ánh sáng tự nhiên được lấy qua của sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái. Nhà công nghiệp sử dụng chiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng trong các nhà cần chiếu sáng đồng đều, không lấy được ánh sáng từ cửa sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái như trong nhà máy dệt, điện tử, điện nguyên tử... Trong trường hợp này nên sử dụng loại đèn điện có dải quang phổ gần với ánh sáng tự nhiên nhằm đảm bảo môi trường sản xuất phù hợp với điều kiện làm việc và tâm sinh lý của công nhân. Hiện nay thường gặp là sự kết hợp giữa sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong các nhà sản xuất. 6.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỐ CỤC HÌNH KHỐI CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP Trong thành phần của một xí nghiệp công nghiệp, ngoài nhà sản xuất còn có thêm các công trình: - Các công trình giao thông vận tải công nghiệp: Cầu trục chạy trên vai cột, trên ray, treo dưới kết cấu đỡ mái... - Các công trình kĩ thuật: Các dạng đường ống, tuynen, cầu vượt... - Các bộ phận phục vụ cho lắp đặt thiết bị: móng máy, sàn thao tác. - Các thiết bị, công trình đặc biệt như: Các loại bể chứa hình tròn, hình trụ để đựng chất lỏng, các tháp làm nguội nước, silô, bunke chứa vật liệu rời, ống khói, đài nước... Trong công nghiệp hiện nay thường sử dụng các loại nhà với các khẩu độ khác nhau: nhà khẩu độ nhỏ (6; 9; 12 m), nhà khẩu độ trung bình (18; 24; 30; 36m) nhà khẩu độ lớn (36; 60; 90; 120m và hơn nữa). Các khẩu độ không lớn thường được sử dụng trong các nhà phụ trợ, kho cũng như các nhà sản xuất nhiều tầng. Khẩu độ trung bình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Trong tương lai, nhà công nghiệp có khẩu độ lớn sẽ được sử dụng nhiều hơn vì không gian bên trong được giải phóng khỏi các hàng cột, do vậy dễ dàng cho việc bố trí thiết bị, thuận lợi cho việc hiện đại hoá dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên cũng cần tính đến vấn đề trang bị cầu trục: do phải sử dụng cầu trục chạy trên nền nhà sẽ làm tăng đáng kể kích thước của khẩu độ. Nhà công nghiệp với khẩu độ lớn đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất tự động hoá hiện đại với kết cấu dạng vòm, vỏ mỏng, mái dàn không gian. Với loại kết cấu này cho phép bố trí sản xuất trong những nhà có một khẩu độ. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, việc nâng cao tính linh hoạt của nhà sản xuất tức khả năng bố trí được các loại thiết bị, dây chuyền công nghệ khác nhau mà không cần cải tạo lại nhà có một ý nghĩa rất lớn. Do vậy trong thời gian gần đây nhiều viện nghiên cứu đã đề suất các dạng nhà sản xuất có tính linh hoạt và tính đa năng cao, ưu việt hơn hẳn các loại nhà sản xuất thông thường có cùng một thông số quy hoạch hình khối và kết cấu, thí dụ nhà sản xuất 2 tầng có thể bố trí 2 loại sản xuất khác nhau như dệt và đồ điện. Hiện nay các xưởng hoặc 98 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 công đoạn sản xuất cùng loại được hợp khối vào thành một nhà có kích thưóc lớn (bố cục hợp khối). Hợp khối đưa lại hiệu quả kinh tế rất lớn: giảm được diện tích xây dựng, giảm chiều dài đường ống kĩ thuật, giảm chiều dài đường giao thông trong khu đất nhà máy, giảm diện tích kết cấu bao che và do vậy giảm chi phí trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên bố cục theo dạng nhà đứng riêng biệt vẫn còn được sử dụng trong những trường hợp không thể hợp khối do điều kiện của công nghệ sản xuất (độc hại của phân xưởng nọ ảnh hưởng tơí phân xưởng kia) hoặc khi bố cục từng nhà đứng riêng hợp lý hơn về mặt kinh tế (nhà không lớn với quy trình công nghệ xây dựng của địa phương có thể xây nhanh hơn là khi hợp khối). Bố cục theo dạng từng nhà đứng riêng biệt cũng thích hợp khi những quy trình công nghệ sản xuất có sinh sản ra lượng hơi ga hoặc mhiệt lớn được thải qua ô cửa sổ hoặc cửa trên mái. Hiện nay trên thế giới có xu hướng sử dụng giải pháp bố trí thiết bị lộ thiên hoặc bán lộ thiên đối với các loại sản xuất không bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường (nhiệt độ, mưa gió...). Bố trí thiết bị lộ thiên hoặc bán lộ thiên cho phép giảm khối tích của nhà hoặc đơn giản hoá giải pháp quy hoạch hình khối và kết cấu, còn trong nhà sản xuất dễ gây cháy nổ nâng cao được mức độ an toàn. Nhà sản xuất có cửa sổ trên mái (cửa mái) cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là đối với các nước có khí hậu nóng ẩm. Trong các nhà không có cửa mái hợp khối liên tục thường sử dụng chiếu sáng bằng cửa sổ xung quanh tường bao của nhà, nhờ đó người công nhân luôn cảm thấy gắn bó với môi trường bên ngoài bởi nếu thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ ảnh hưởng xấu về mặt tâm sinh lý đối với người công nhân và điều hiển nhiên nữa là chi phí năng lượng điện để chiếu sáng sẽ tăng lên. Do vậy cho đến nay nhà sản xuất có cửa mái với hình dáng khác nhau vẫn giữ một vai trò rất lớn. Trong nhiều nhà sản xuất 1 tầng, phần không gian giữa các dàn vì kèo thường được sử dụng làm tầng kĩ thuật bằng cách làm trần treo phân cách với không gian sản xuất. Các thiết bị chiếu sáng nhân tạo thường được lắp đặt trong trần treo. Trần loại này cũng góp phần nâng cao chất lượng nội thất của nhà sản xuất, tách khỏi không gian sản xuất các loại đường ống, các thiết bị công nghệ phụ, cải thiện môi trường sản xuất. 6.3. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NHÀ CÔNG NGHIỆP. 6.3.1. Dây chuyền sản xuất. Quá trình sản xuất bao gồm việc vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong phạm vi nhà máy, vận chuyển giữa các phân xưởng, đặc biệt là phần công nghệ làm biến đổi chất lượng của nguyên liệu được đưa vào gia công. Dây chuyền công nghệ rất đa dạng và phong phú, là quá trình từ nguyên liệu qua các công đoạn gia công chế biến để thành sản phẩm. Mỗi loại nhà máy có dây chuyền công nghệ của mình, thậm chí sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng bằng các dây chuyền công nghệ khác nhau. Dây chuyền công nghệ có: dây chuyền công nghệ của toàn nhà máy và dây chuyền công nghệ của từng phân xưởng, 99 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 nó được tiến hành từ việc chọn phương pháp sản xuất, lựa chọn thiết bị vận chuyển nâng cất, lựa chọn vật liệu và kết cấu nhà để đáp ứng yêu cầu công nghệ. Trên cơ sở dây chuyền sản xuất bố trí tổng mặt bằng nhà máy, bố trí các phân xưởng, sân bãi, trục đường giao thông, mạng lưới đường ống kĩ thuật, khu hành chính phúc lợi, cây xanh... Đây là công việc phải có sự kết hợp của kĩ sư công nghệ, kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng. Người kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng phải hiểu biết những vấn đề cơ bản của công nghệ nhà máy mà mình thiết kế. Ngược lại người kĩ sư công nghệ cũng cần am hiểu về kiến trúc xây dựng. Chỉ trên cơ sở phối hợp làm việc của kĩ sư công nghệ, kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng mới có thể đưa ra được phương án thiết kế nhà công nghiệp hợp lí, đảm bảo sản xuất đồng thời đáp ứng được điều kiện môi trường làm việc tốt cho người công nhân cũng như chất lượng và thẩm mỹ cao của công trình, đảm bảo tiết kiệm trong xây dựng và trong quá trình sử dụng. Dây chuyền sản xuất, kích thước thiết bị, phương thức và thiết bị vận chuyển ảnh hưởng đến kích thước lưới cột ,hình dáng mặt bằng, thông số mặt cắt và hình khối kiến trúc của nhà. Dây chuyền sản xuất trong các xưởng có 4 dạng chủ yếu: - Dây chuyền sản xuất chạy dọc theo khẩu độ nhà. Cách bố trí này thường gặp trong các nhà sản xuất như dệt, lắp ráp ôtô, cơ khí, điện tử, đồ hộp (Hình....). - Dây chuyền sản xuất bố trí vuông góc với khẩu độ nhà (ngang nhà) thường gặp trong nhà máy điện (nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, xưởng rèn, đúc kim loại (Hình......). - Dây chuyền sản xuất hỗn hợp giữa ngang và dọc: Giải pháp này thường gặp trong các nhà máy khi hợp khối 2 công đoạn sản xuất thành một nhà như: xưởng gia công cơ khí - lắp ráp, xưởng nấu - thổi thuỷ tinh, xưởng gia công cốt thép - thành hình (nhà máy bê tông đúc sẵn) (Hình.....). - Dây chuyền sản xuất theo chiều đứng: Thường gặp trong các nhà máy gia công vật liệu rời, chất lỏng, lọc hoá dầu, xay xát (Hình.....). 6.3.2. Những yêu cầu chủ yếu đối với nhà công nghiệp. 6.3.2.1. Yêu cầu công năng (tiện lợi): Yêu cầu công năng phải đảm bảo các yếu tố sau: - Dây chuyền sản xuất hợp lý: Không gian cho máy móc hoạt động thuận tiện. Kích thước lưới cột và chiều cao nhà phải đảm bảo đủ để bố trí thiết bị công nghệ, thiết bị nâng cất, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm cũng như khi cần lắp đặt, tháo dỡ thiết bị công nghệ. - Không gian cho công nhân làm việc: bao gồm không gian đi lại và không gian thao tác của người công nhân (theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp) được gộp chung với không gian hoạt động của thiết bị máy móc, gọi chung là không gian nhà sản xuất. Theo tiêu chuẩn, không gian này không dưới 15m3/công nhân sản xuất và về diện tích không dưới 4,5m2/người, tuy nhiên trong điều kiện KHKT tiến bộ nhanh chóng, tiêu chuẩn này cũng cần tính đến tương lai của việc hoàn thiện quy trình công nghệ. - Môi trường không khí: 100 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ - ĐH Thủy Lợi
160 p | 456 | 93
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 8
21 p | 216 | 44
-
Bài giảng Phương pháp luận thiết kế công trình - TS. Mai Văn Công
172 p | 262 | 43
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 1
11 p | 190 | 42
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 4
20 p | 164 | 39
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 9
2 p | 165 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 6
12 p | 161 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 5
22 p | 182 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 7
5 p | 164 | 32
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 3
5 p | 157 | 32
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương
15 p | 141 | 28
-
Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp: Phần 1 - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
80 p | 31 | 11
-
Bài giảng Thiết kế đường - Phần 2: Thiết kế nền đường và các công trình trên đường - Th.S Võ Hồng Lâm
98 p | 49 | 7
-
Bài giảng Thiết kế công trình Ga đường sắt đô thị - ThS. Nguyễn Đức Tâm
96 p | 44 | 6
-
Bài giảng Bố trí công trình - Bài 7: Chuyển vị trí điểm thiết kế bằng phương pháp tọa độ cực
6 p | 22 | 4
-
Bài giảng Thiết kế đường ô tô: Chương 8
15 p | 94 | 3
-
Bài giảng Thiết kế cảnh quan - TS. Hồ Anh Cương
74 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn