intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng - Thủy điện 2- chương 13

Chia sẻ: Sam Sara | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

174
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương XIII. ĐƯỜNG ỐNG TURBINE Chương XII đã có trình bày về đường dẫn nước có áp của TTĐ. Đường ống turbine là phần đường ống dẫn nước có áp, có nhiệm vụ dẫn nước có áp từ Cửa lấy nước (ở TTĐ kiểu sau đập) hoặc từ Bể áp lực (ở TTĐ đường dẫn không áp), hoặc từ Buồng điều áp (ở TTĐ đường dẫn áp lực, có buồng điều áp) vào turbine thuỷ lực. XIII. 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƯỜNG ỐNG TURBINE XIII. 1. 1. Phân loại đường ống turbine Đường ống turbine có rất nhiều loại với những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng - Thủy điện 2- chương 13

  1. Chương XIII. ĐƯỜNG ỐNG TURBINE Chương XII đã có trình bày về đường dẫn nước có áp của TTĐ. Đường ống turbine là phần đường ống dẫn nước có áp, có nhiệm vụ dẫn nước có áp từ Cửa lấy nước (ở TTĐ kiểu sau đập) hoặc từ Bể áp lực (ở TTĐ đường dẫn không áp), hoặc từ Buồng điều áp (ở TTĐ đường dẫn áp lực, có buồng điều áp) vào turbine thuỷ lực. XIII. 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƯỜNG ỐNG TURBINE XIII. 1. 1. Phân loại đường ống turbine Đường ống turbine có rất nhiều loại với những hình dáng và kích thước khác nhau, làm việc với những cột nước khác nhau ... Người ta có thể phân loại ống turbine theo những dấu hiệu sau đây: 1.Phân loại theo vật liệu làm ống Theo vật liệu làm ống thì có các loại: ống thép, ống gỗ, ống bêtông cốt thép, ống chất dẻo...Trong số đó ống thép và bêtông cốt thép được dùng phổ biến hơn cả. - Ông thép được dùng với mọi cột nước từ thấp đến cao (ống thép của TTĐ Bôgôta ở Colombia với H =2000 m) do khả năng chịu lực của thép cao, kết cấu gọn nhẹ, độ nhám nhỏ nên tổn thất bé. Ống thép thường đặt hở trên mặt đất, không chôn trực tiếp dưới đất nếu không có bảo vệ chống rỉ và áo bêtông bao ngoài để chịu áp lực đất; - Ống bêtông cốt thép, thường dùng với cột nước H < (30 - 50) m do khả năng chịu lực và chịu thấm của bêtông không cao. Tuy nhiên ống bêtông cốt thép có bề dày lớn nên có thể chôn dưới đất, do không bị hoen rỉ do vậy không cần bảo dưỡng khi chôn ngầm, mặt khác bêtông cốt thép còn được dùng với lưu lượng lớn. Tuy nhiên nhược điểm của loại ống này ngoài chịu lực thấp, khó chống thấm nó còn có kết cấu nặng nề; - Ống gỗ, được sử dụng ở nới sẵn gỗ, khí hậu ôn hoà và giao thông không thuận lợi, việc bảo quản ống chống mục có khó khăn. Thực tế ngày nay không dùng nữa; - Ống làm bằng chất dẻo hiện nay cũng bắt đầu được sử dụng trong TTĐ, tuy nhiên cũng chưa nhiều. 2. Phân loại theo vị trí đặt ống Phân theo vị trí đặt ống thì có: ống đặt hở trên mặt đất, ống chôn trong đất (như dưới đập, chôn vòng quanh đập), ống đặt trong đập bêtông, ống ngầm (TTĐ ngầm). - Ống đặt hở: ống được đặt trên mặt đất hoặc đặt trong rãnh hay hành lang trong đập đất đá. Đặt hở dễ kiểm tra sửa chữa, tuy nhiên nó chịu tác động của môi trường (nhiệt độ thay đổi, đất đá nền sạt lở, uy hiếp của nước mưa ...); - Ống chôn dưới đất: khi đường kính ống nhỏ (thường nhỏ hơn 2 - 2,5 m) người ta đặt ống trong hào và phủ lên một lớp đất mềm. Loại này trực tiếp chịu áp lực đất đá bên trên và bên hông do vậy phải dày đủ chịu lực bên ngoài, tốt nhất dùng ống bêtông cốt thép; - Ống đặt trong đập bêtông: được đúc bằng bêtông và đặt thép chịu lực; - Ống đặt ngầm dưới đất: dùng với TTĐ ngầm. XIII. 1. 2. Chọn tuyến và bố trí đường ống turbine 1. Chọn tuyến đường ống turbine Tuyến đường ống được lựa chọn trên cơ sở bố trí tổng thể của TTĐ. Việc bố trí hợp lý tuyến đường ống có ảnh hưởng lớn đến giá thành công trình và tính an toàn, tin cậy trong vận hành trạm thuỷ điện. Đề xuất một số phương án tính toán và chọn phương án nào phải qua so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn. Chọn tuyến cần theo yêu cầu sau: 171
  2. - Chọn tuyến ngắn, thẳng. Chọn tuyến như vậy không những hạ thấp giá thành , giảm tổn thất thuỷ lực và trị số áp lực nước va trong ống có lợi cho vận hành ổn định TTĐ. Thường đặt tuyến ống thẳng góc với đường đồng mưc cao độ để ngắn chiều dài ống, tuy nhiên nếu tuyến thẳng mà khối lượng đào nhiều có thể thay đổi hướng tim ống và xây dựng tại đó mố néo để giữ chặt đường ống; - Không nên đặt ống quá dốc để tránh khó thi công và tránh làm mất ổn định đường ống. Độ dốc đặt ống không vượt quá 400. Trong đó độ dốc đặt ống bêtông cốt thép và ống gỗ nhỏ hơn so với ống thép; - Mái dốc của mặt đất nơi đặt ống phải đảm bảo ổn định, tránh sạt lỡ. Nên đặt ống theo dốc dương của sườn núi để dễ tiêu nước mưa dọc ống và tránh dòng nước từ khe núi uy hiếp, không đặt ống ở nơi tụ thuỷ, sạt lỡ. Các mố đỡ và mố néo ống cần đặt nơi ổn định, tốt nhất đặt các mố trên nền đá gốc; - Ở nơi tuyến ống phải chạy cong thì yêu cầu bán kính cong của tuyến phái lớn hơn ba lần đường kính ống và tại nơi đó phải đặt mố néo ống. Đỉnh trên của mặt cắt ống phải thấp hơn áp lực nước va âm tương ứng từ 2 - 3 m để tránh chân không trong ống. 2. Các phương thức cấp nước và thành phần cửa van trên ống turbine a- Các phương thức cấp nước vào turbine Hình 13-1. Các phương thức cấp nước vào tổ máy. Dẫn nước vào turbine có thể phân làm ba phương thức sau (hình 13-1 ở trên): - Cấp nước riêng lẻ: ở phương thức này mỗi tổ máy có một ống cấp nước riêng (sơ đồ I, II và III hình 13-1). Cấp nước theo các sơ đồ này an toàn, khi một ống riêng bị sự cố thì chỉ dừng mỗi tổ máy ấy thôi còn các tổ máy khác vẫn phát điện, kết cấu đường ống đơn giản. Nhược điểm của phương thức này là tốn kém về khối lượng ống cũng như các công trình trên ống như số lượng các mố, khớp nhiệt độ phải nhiều, khối lượng xây dựng tuyến đặt ống phải lớn. Vì vậy phương thức này dùng có lợi khi đường ống turbine ngắn, như dùng cho TTĐ kiểu sau đập hay khi chiều dài từ bể áp lực đến turbine ngắn. 172
  3. - Phương thức cấp nước liên hợp (sơ đồ V, VI hình 13-1), nghĩa là toàn nhà máy chỉ có một đường ống cấp nước chung. Phương thức này ngược lại với phương thức câp riêng lẻ, nó có giá thành rẻ hơn nhưng kém an toàn vì khi ống chung có sự cố thì toàn bộ nhà máy phải ngừng lam việc. Kết cấu đường ống ở phần rẽ nhánh sẽ phức tạp hơn và phải trang bị thêm các cửa van ở mỗi nhánh rẽ. Vì vậy phương thức cấp nước liên hợp sử dụng có lợi khi TTĐ có lưu lượng nho, cột nước lớn và đường ống rất dài.. - Phương thức cấp nước theo nhóm (sơ đồ IV), phương thức này là mỗi đường ống cung cấp nước cho một số tổ máy. Đây là phương thức cấp nước trung gian giữa hai phương thức trên. Phương thức này được sử dụng khi đường ống tương đối dài, lưu lượng tương đối lớn và số tổ máy nhiều. Ngoài ra, ở TTĐ kiểu đập có công suất tổ máy lớn, nếu dùng một ống turbine cung cấp cho tổ máy gặp khó khăn về công nghệ chế tạo ống có đường kính quá lớn hoặc sử dụng turbine có hai buồng xoăn thì xuất hiện giải pháp dùng hai ống cho một tổ máy (sơ đồ VII, hình 13-1). Trong các phương thức cấp nước chung dẫn nước từ nguồn về nhà máy, việc chọn hướng dẫn nước vào trong nhà máy có thể có những hình thức sau: + Sơ đồ (hình 13-1,a, e) dẫn nước vào các tổ máy bằng ống riêng theo hướng thẳng góc với trục nhà máy. Sơ đồ này thuận dòng nhưng nhà máy bị uy hiếp khi ống bị vỡ hoặc mố néo bị xô trượt. Để bảo vệ nhà máy cần xây tường chắn vững chắc hướng dòng chảy ra ngoài nhà máy theo kênh thoát nước. +Sơ đồ (hình 13-1,d, c) dùng đường dẫn chung hoặc ống phân nhóm đi vào nhà máy từ phía sườn dốc. Sơ đồ này an toàn hơn cho nhà máy nhưng tăng tổn thất thủy lực và tăng khối đào đặt ống dọc theo nhà máy . b - Sơ đồ đặt van trên đường ông turbine Để đảm bảo điều kiện vận hành, sự cố và sửa chữa đuyường ống và turbine trên đường ống có đặt các cửa van. Tuy vậy việc có đặt van hay không và đặt ở vị trí nào phải tuỳ thuộc vào chiều dài ống, cột nước tác dụng lên ống và phương thức cấp nước của từng đường ông cụ thể. Cửa van đặt trên đường ống turbine thường dùng của van phẳng (có tổn thất thuỷ lực nhỏ, kết cấu đơn giản, dường kính nhỏ), cửa van đĩa (lực thao tác bé, tổn thất thuỷ lực lớn khi mở hoàn toàn, dùng cho ống có đường kính lớn), van cầu (có kết cấu nặng nề, ít rò rỉ, lực thao tác bé, dùng ở cột nước cao, đường kính ống không lớn). Hình (13-2) trình bày khái quát một số dạng sơ đồ đặt van, chúng cần xem xét cụ thể về diều kiện sử dụng thích hợp. - Sơ đồ I (hình 13-2): chỉ bố trí van sửa chữa 1, van công tác 2 ở cửa nhận nước đầu đường ống, không đặt van trên ống turbine. Sơ đồ này dùng khi một ống cấp nước cho một turbine, chiều dài đường ống nhỏ (không quá 150 m) và cột nước H ≤ 150 m. Khi có sự cố thì đóng van 2, khi sửa chữa thì đóng van 1, lượng nước trong ống không lớn nên tổn thất năng lượng nhỏ và thời gian để tháo nước từ ống ngắn, thời gian quay lồng ngắn nên không nguy hiểm về quay lồng tổ máy; 173
  4. Hình 13-2. Các sơ đồ bố trí van trên đường ống. - Trường hợp một đường ống cấp nước cho một turbine như trên, nhưng chiều dài đường ống lớn (trên 150 m) và ống chịu cột nước lớn (lớn hơn 200 - 300 m) (sơ đồ II) thì ngoài cửa van 1 và 2 đặt ở đầu đường ống còn phải đặt cửa van 5 ở cuối đường ống để đóng khi cần sửa chữa turbine mà không phải tháo hết nước trong đường ống; - Trường hợp ống có rẽ nhánh ( một ống cung cấp cho nhiều tổ máy) thì ngoài cửa van 1 và 2 ở đầu đường ống, còn phải bố trí thêm ở cuối đường ống trên các ống rẽ cửa van 5 (sơ đồ III). Dùng cửa van 5 trong trường hợp tổ máy nào sự cố hoặc cần sửa chữa thì đóng cửa van của riêng nó, còn các van khác vẫn mở và làm việc bình thường; - Trường hợp đường ống dài, chịu áp lực nước lớn nếu cần có buồng điều áp trên ống để giảm áp lực nước va, vẫn có hai van 1 và 2 đặt đầu đường ống, ngoài ra còn cần phải bố trí các cửa van như sau (các sơ đồ IV, V, VI hình 13-2): + Nếu sau buồng điều áp 13 có rẽ nhánh vào các tổ máy, nhưng nếu các đường ống rẽ nhánh ngắn thì chỉ cần bố trí van 5 trên các ống rẽ là đủ; + Nếu sau buồng điều áp 13 các ống rẽ nhánh có chiều dài lớn và cột nước cao đến 400 m thì đầu ống turbine (ngay sau buồng áp) phải đặt cửa van 9 và cuối đường ống turbine phải bố trí van trước turbine 6. Cửa van 9 dùng để đóng ống turbine của nhánh cần sửa chữa hoặc bị sự cố. Cửa van trước turbine 6 để đóng sửa chữa hay sự cố turbine đó; + Đôi khi trên ống turbine có bố trí ở đầu hai van 8, 9 còn ở cuối ống cũng bố trí hai van trước turbine 6, 7(sơ đồ VI, hình 13-2). Sơ đồ này sử dụng khi TTĐ đường dẫn có cột nước cao ( từ 800 m trở lên) và đường ống dài. XIII. 2. ĐƯỜNG ỐNG THÉP Trong xây dựng Thuỷ điện đường ống bằng thép được sử dụng rộng rãi bởi đường thép có những ưu điểm sau đây: - Chịu được áp lực lớn, chịu được cột nước từ vài mét đến hàng nghìn mét; - Do bề mặt kim loại nhẵn do vậy độ nhám nhỏ dẫn đến tổn thất thuỷ lực nhỏ; 174
  5. - Dễ chế tạo, gia công và lắp ghép thuận tiện. Bố trí thích nghi ở mọi thay đổi của địa hình, địa chất, dễ phân chia nhánh. Việc thi công ống đơn giản. - Dễ lắp đặt khớp nhiệt ở đầu tiếp xúc của hai đoạn ống nối nhau để loại bỏ được ứng suất do nhiệt độ thay đổi ... Nhược điểm của ống thép là do bề dày thành ống nhỏ do vậy không trực tiếp chịu áp lực đất đá đè lên trên ống. Vì vậy đường thép được dùng rộng rãi ở dạng đặt lộ thiên trên mặt đất, muốn chôn đất phải có bêtông hoặc hành lang bao quanh bảo vệ. XIII. 2. 1. Cấu tạo đường ống thép và các bộ phận thiết bị, công trình của nó Đường ống bao gồm thành ống và các mố néo giữ, mố đỡ, khớp nhiệt độ, lỗ quan sát, ống tháo rửa, van xả khí đặt cùng với ống. Hình (13-3) trình bày các hình thức đặt ống và tên gọi của chúng. Có ba hình thức đặt ống sau đây: - Hình thức ống có tim ống thẳng, giữa hai mố néo không đặt khớp nhiệt độ, gọi là ống liên tục (hình 13-3,a). Loại này khi nhiệt độ thay đổi sẽ phát sinh ứng suất nhiệt trong thành ống, nó được dùng khi môi trường có nhiệt độ ít thay đổi; Hình 13-3. Các hình thức đặt ống thép. - Hình thức tim ống thẳng, có đặt khớp nhiệt độ giữa hai mố néo (hình 13-3,b), gọi là ống kiểu phân đoạn. Hình thức này, khi nhiệt độ thay đổi đoạn nối giữa hai ống trong khớp nhiệt sẽ tự do dịch chuyển do vậy loại trừ ứng suất nhiệt trên thành ống. Hình thức được dùng nhiều trong xây dựng thuỷ điện; - Hình thức tim ống cong theo địa hình, không có khớp nhiệt độ trên ống, đây cũng là hình thức liên tục. Do tim ống cong nên khi nhiệt độ thay đổi ống sẽ co giản gây ứng suất nhiệt trong thành ống, tuy nhiên do tim ống cong nên phần nào có dịch chuyển tự do, vì vậy ứng suất nhiệt được hạn chế. Hình thức này khó định tim ống, ít dùng. Sau đây chúng ta di vào nghiên cứu các bộ phận của ống. 1. Các loại đường ống thép a - Ống thép đúc sẵn Đây là loại ống được đúc sẵn trong nhà máy thành những đoạn có chiều dài từ 4 đến 12 m và đường kính nhỏ không quá 0,6 m theo tiêu chuẩn hoá để dễ cho sử dụng. Loại ống này có chất lượng cao, dễ chuyên chỡ và lắp ghép ở hiện trường bằng phương pháp hàn hoặc ghép bu loong. Tuy nhiên có hạn chế là chỉ đúc ống có đường kính nhỏ. 175
  6. b - Ống thép trơn được chế tạo từ hàn hoặc tán đinh Hình 13-4. Các loại ống thép và kiểu nối ống. Khác với loại đúc sẵn, ống loại này được chế tạo từ việc uốn cong các tấm thép theo bán kính định trước rồi dùng liên kết hàn hoặc liên kết đinh tán nối các tấm ấy lại với nhau. Do vậy với mọi cở ống đều có thể tạo được ở trong nhà máy hoặc ở hiện trường. Dùng liên kết hàn tốt hơn liên kết đinh tán vì nó ít tốn thép và mặt trong ống nhẵn giảm tổn thất cột nước trong ống. Trong hai loại mối hàn dọc và hàn ngang thì mối hàn dọc chịu áp lực nước lớn, do vậy mối hàn dọc quan trọng hơn và được bố trí so le dọc theo ống để tránh tập trung ứng suất (hình 13-4,a). Hình (13-4,c) trình bày một số hình thức hàn nối các tấm thép khi tạo ống, hoặc dùng hình thức nối bích giữa hai đoạn ống với nhau. c. Ống có hàn đai cứng và ống đai chịu lực - Ống hàn có đai cứng (hình 13-4,δ): mặt ngoài thành ống hàn các vòng đai cứng để làm cho thành ống đủ độ cứng chống lại sự mất ổn định (móp méo ống) của thành ống dưới tác dụng của chân không trong ống hoặc ống bị biến dạng khi chuyên chỡ. Các vòng cứng không có tác dụng tham gia chịu áp lực nước bên trong ống; - Ống hàn có đai chịu lực (hình 13-4,b): đây là loại ống có lắp các vòng đai bên ngoài thành ống (dùng lắp nóng hoặc lắp nguội), khi vòng đai co ngót (lắp nóng) hoặc thổi lưu chất vào ống thành ống bị lượn sóng (lắp nguội) tạo ứng suất trước cho thành ống, làm tăng khả năng chịu lực của thành ống. Loại ống có đai chịu lực có ưu điểm là 176
  7. giảm chiều dày ống từ (30 - 35)% so với ống trơn, tuy nhiên loại ống này khó chế tạo và tổn thất cột nước lớn. Do vậy chúng được dùng ở TTĐ cột nước cao và lưu lượng nhỏ. 2. Cấu tạo phần ống rẽ nhánh Hình 13-5. Các hình thức rẽ đường ống. Chỗ rẽ nhánh có kết cấu phức tạp, gây tổn thất cột nước lớn và giảm yếu khả năng chịu lực của ống, do vậy cần có gia cố thêm. Hình (13-5) trình bày một số sơ đồ rẽ nhánh đường ống, các hình thức kết cấu rẽ nhành phụ thuộc vào số lượng ống rẽ, áp lực nước trong ống và cách bố trí đối xứng hay lệch. Có những hình thức rẽ nhánh sau: - Ông rẽ bên không đối xứng (hình13-5,a): ở chỗ cắt để nối ống rẽ từ ống chính sẽ có lực không cân bằng và người ta lắp thên bản thép gia cố để chịu lực này. Chiều rộng bản thép gia cố có thể lấy không nhỏ hơn (0,12 - 0,18) đường k ống chính, bề dày thành ống chỗ nối cũng lấy từ (1,15 - 1,5) chiều dày tính toán của ống. Hình thức rẽ nhánh này thường áp dụng cho TTĐ cột nước thấp hoặc đường kính tương đối nhỏ; - Ống rẽ nhánh kiểu rẽ đôi, rẽ ba đối xứng (hình 13-5,δ,b): ở đây người ta dùng các dầm 1 chữ U và dầm lưng 2 để gia cố, trong đó dầm chữ U gánh vác lực không cân bằng lớn, còn dầm lưng chịu lực nhỏ hơn; - Ống rẽ nhánh kiểu hình cầu (hình 13-5, sơ đồ I): kiểu này dùng khi cột nước cao. Khi ống có đường kính không lớn, ngời ta đúc liền vỏ cầu bao quanh phần rẽ ống, ống bên trong có tác dụng hướng dòng để giảm tổn thất cột nước, giữa ống và cầu đúc lỗ thông nhau mục đích giảm chênh áp lực giữa bên trong và bên ngoài ống làm cho bề dày ống mỏng hơn. Đây là kiểu nối rẽ phức tạp. Để đảm bảo độ bền và ổn định chỗ rẽ ống ta có thể đúc nó trong khối bê tông của mố néo ống, nhờ sự tham gia chịu lực của khối bêtông này gánh bớt cho ống. 3. Khớp nhiệt độ Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đoạn ống sẽ bị co hoặc giản làm thay đổi chiều dài đường ống, tuy nhiên ống bị giữ chặt bởi các mố néo hai đầu do vậy bên trong đường ống sẽ xuất hiện ứng suất nhiệt độ. Để tránh ứng suất nhiệt ta tách hai đầu đoạn ống ra và đặt khớp nhiệt độ tại đó, giữa hai đầu đoạn ống có khe hở do vậy chúng tự do 177
  8. dịch chuyển, tránh được ứng suất nhiệt độ. Vì vậy khớp nhiệt còn gọi là khớp co giản. Khớp nhiệt tốt nhất đặt ngay sau mố néo trên của đoạn đường ống. Khớp nhiệt độ có ba loại sau: a - Khớp kiểu trượt Kết cấu khớp kiểu trượt đơn giản, thường dùng với đường kính dưới 2,5 m (hình 13- 16,a,b), khớp a là khớp đúc với đường kính ống từ (0,426 - 0,87) m, còn khớp b là khớp của ống hàn với đường kính từ (0,97 - 3,04) m. Khớp trượt chỉ cho phép ống tự do co giản theo hướng dọc trục ống. Vật liệu chống thấm thường dùng là dây gai hoặc cao su đối với ống nhỏ, hoặc bằng chì đồng đối với ống lớn. Khớp trượt có khả năng chịu áp lực nước lớn . b - Khớp kiểu đĩa đàn hồi Khớp nhiệt kiểu đĩa đàn hồi được biểu thị ở hình (13-16,c,d). Kiểu này được dùng khi đường kính ống lớn và cột nước không lớn. Nhờ hai vòng đĩa mềm nối hai đoạn ống cho phép ống chuyển vị dọc trục. c - Khớp nhiệt - lún Khớp này làm chức năng giản dài tự do khi nhiệt độ thay đổi, vừa xoay khi ống mố ống bị lún thẳng đứng (hình 13-16,e). Khớp nhiệt độ - lún được đặt ở nơi nền bị lún. Trên hình (13-16,e), nút A là khớp lún, nút B là khớp nhiệt độ. Hình 13-16. Các loại khớp nhiệt độ. 178
  9. 4. Mố néo ống Mố néo (còn gọi là mố ôm) có nhiệm vụ néo chặt đường ống không cho chuyển dịch bất kỳ phương nào, nó được đặt ở những nơi tuyến ống thay đổi phương hoặc nơi mà chiều dài đường ống dài quá 150 - 200 m. Mố néo phải được đặt trên nền chắc chắn không lún. Về cấu tạo chia mố néo làm hai loại: mố kín và mố hở. Mố néo kín (hình 13-17,a): đặc điểm của mố kín là đường ống được được bao trong khối bê tông, bên ngoài vỏ ống có hàn các vòng thép và chôn vào bêtông để giữ chặt đường ống. Vật liệu làm mố bằng bêttông max 100# - 150#, có thể đổ bêtông bao trực tiếp ống với bề dày 0,4 m còn bên ngoài xây đá vữa max 100#. Mố néo kín vững chắc và được dùng khi đường kính ống không lớn. Mố néo hở (hình 13-17,δ) được dùng khi ống có đường kính lớn, người ta hàn những đai thép lên vỏ ống và chôn các đai vào mố bêtông để néo chặt ống. Mố néo hở dễ kiểm tra sửa chữa nhưng cấu tạo phức tạp. Một dạng đặc biệt của mố néo là mố néo cầu (hình 13-17,b), ống có thể xoay. 179
  10. Hình 13-18. Các loại mố đỡ ống. Mố đỡ được đặt dọc bên dưới đường ống nhằm đỡ ống khỏi bị võng. Không nên ngàm ống vào mố mà tạo cho đương ống dễ dàng dịch chuyển trên mặt tiếp xúc với mố đỡ để hạn chế ứng suất tiếp giữa mố và ống. Khoảng cách giữa các mố sơ bộ xác định như sau δ' l m = 2,7 r (13-1) R q R'- là cường độ tính toán của vật liệu khi hệ số điều kiện làm việc m = 0,6; q - tải trọng phân phối ngang trên một mét dài ống; r - bán kính trung bình ống; δ - chiều dày vỏ ống. Mố đỡ có những loại sau: 180
  11. a - Mố đỡ dạng yên ngựa (hình 13-18,a) Mố đỡ dạng yên ngựa có cấu tạo đơn giản, có thẻ làm bằng bêtông hoặc đá xây, thường được bố trí cách nhau không quá 10 m, góc bao mố α = 90 - 1200, đường ống được đặt tựa trên bề mặt dạng yên ngựa bằng xi măng của mố. Để giảm ma sát giữa mố và thép ống, người ta lót tấm thép dưới ống, có khi lại bôi mỡ giữa ống và lớp thép cho trơn. Tuy nhiên loại này ma sát trượt vân lớn và thép lót dễ vênh, cho nên mố yên ngựa được dùng với óng có đường kính bé hơn 1 m. b - Mố đỡ có vành đai (hình 13-18b,c) Loại này có hàn một vành đai 1 bên ngoài vỏ ống và và gắn các phần tiếp xúc của ống và mố. Mố vòng đai lại có thể chia ra một số kiểu sau: - Mố có vành đai trượt: loại này có phần tiếp xúc cố định là đường ray đặt trong khối bêtông thân mố, phần tiếp xúc động là thép chữ U úp gắn trên vành đai. Khi nhiệt độ thay đổi ông sẽ dịch chuyển và thép U trượt trên thép ray I. Loại này vẫn là ma sát trượt nhưng bộ phận tiếp xúc chắc chắn, không bị vênh như thép lót yên ngựa. Do vững chắc nên loại này được dùng với ống có đường kính từ 1 - 1,5 m; - Mố có vành đai con lăn, ở đây thay thế tiếp xúc trượt bằng bố trí con lắn 2, lăn trên tấm thép mố. Do ma sát lăn nhỏ nên được dùng cho ống lớn hơn; - Mố có vành đai kiểu đu đưa. Về cấu tạo tương tự như các loại có vành đai, chỉ khác là thay thế con lăn bằng cơ cấu đu đưa làm ma sát giảm rất nhiều. Tuy nhiên hai loại con lăn và đu đưa có kết cấu phức tạp, nên dùng cho ống lớn. XIII. 2. 2. Tính toán đường ống thép Nội dung tính toán đường ống thép bao gồm: xác định đường kính D và bề dày thành ống δ, kích thước đai ống, xác định kích thước các mố néo và mố đỡ ống, cấu tạo và kích thước khớp nhiệt độ ... Sau đây đề cập các nội dung tính toán đã nêu. 1. Xác định kích thước đường ống Như đã trình bày ở chương XII, nếu tăng đường kính ống thì đầu tư sẽ tăng nhưng tổn thất năng lượng lại giảm, và nếu giảm đường kính ống thì khả năng ngược lại. Vậy chọn đường kính là bao nhiêu phải qua tính toán so sánh kinh tế - năng lượng. Trước tiên cần sơ bộ xác định đường kính ống để làm cơ sở định ra một số phương án và tiến hành tính toán kinh tế để so sánh chọn như đã trình bày ở chương XII. a - Sơ bộ xác định đường kính kinh tế ống áp lực Lập công thức sơ bộ theo vận tốc kinh tế Vkt của ống, ta có công thức: Q max D kt = (13-2) 0,785 V kt Trong đó Qmax là lưu lượng thiết kế qua ống, m/s; còn vận tốc kinh tế của ống thép Vkt = (3 - 6) m/s; của ống bê tông cốt thép lấy Vkt = (2 - 4) m/s.. Ngoài ra đường kính kinh tế còn có thể xác định theo các công thức kinh nghiệm của Bundsu (người Đức) như sau: D kt = 7 0,052 Q 3 x , khi H < 100 m (13-3) ma Q3 7 5,2 max D kt = , khi H > 100 m (13-4) H H là cột nước tác dụng có kể đến nước va dương. 181
  12. b - Sơ bộ xác định bề dày thành ống Bề dày thành ống sơ bộ xác định chỉ dựa vào áp lực cột nước nước (kể cả áp lực nước va dương) bên trong ống, lập được công thức tính bề dày chịu lực của ống sau đây: γ HD δ≥ (13-5) [] 2ϕ σ Trong đó: γ là trọng lượng riêng của nước; ϕ - là hệ số xét đến chất lượng mối hàn làm giảm yếu đường ống ϕ = (0,9 - 0,95), lấy nhỏ hơn 1; [σ] -ứng suất cho phép của thép, lấy giảm 25% để kể thêm các lực khác ngoài áp lực nước. Tính bề dày theo (13-5) rồi cộng thêm từ 1 đến 2 mm phòng rỉ. Ống thép xác định theo điều kiện chịu lực thường mỏng, dễ bị biến dạng khi vận chuyển, lắp ráp. Do vậy bề dày còn cần phải tính đến điều kiện ổn định theo công thức (13-6) đối với ống trơn (hoặc phải làm đai cứng để đảm bảo ổn định): D δ≥ (13-6) 130 Khi có các phương án đường ống (tuyến ống, đường kính ống, bề dày) tiến hành tính toán tổn thất thuỷ lực (tổn thất năng lượng), áp lực nước va ..v.v.. của phương án, xác định kích thước các mố ống, khớp nhiệt, khối lượng xây dựng tuyến ống ... Từ đó tính toán kinh tế và so sánh chọn phương án (xem chương XII). 2. Các lực tác dụng lên đường ống Tính toán các lực tác dụng lên đường ống để có cơ sở tính toán kết cấu đường ống, lựa chọn đúng bề dày thành ống và xác định kích thước các mố néo, mố đỡ ống. Lực tác dụng lên đường ống được phân các nhóm lực sau: - Nhóm lực chủ yếu: đó là các lực chính tác dụng thường xuyên khi ống vận hành, nó bao gồm: áp lực nước, trọng lượng nước và ống, lực ma sát giữa nước và thành ống, lực ma sát giữa ống và mố đỡ, lực li tâm của dòng nước ..v.v... Dùng nhóm này để thiết kế đường ống; - Nhóm lực thứ yếu: là những lực tác dụng không thường xuyên lên đường ống, gồm có: lực khi thi công lắp ráp sinh ra, lực khi thử nghiệm ống, lực sinh ra khi gió bão, áp lực tăng lên khi điều tốc bị phá hoại ..v..v... Cần dùng để kiểm tra đường ống, - Nhóm lực đặc biêt: gồm có lực động đất, lực sự cố ..v.v... Sau đây là tập hợp các công thức tính toán các lực, với quy ước lấy chiều lực như sau : lực dọc lấy chiều dương là chiều dòng chảy, lực vuông góc với trục ống lấy dương là chiều đi từ trên xuống. a - Các lực trong đường ống phân đoạn Hình (13-19) mô tả các lực tác dụng lên đường ống phân đoạn và công thúc tính. 182
  13. Hình 13-19. Các lực tác dụng lên đường ống phân đoạn đặt hở. a* - Các lực do áp lực nước trong ống gây ra: - Áp lực nước tác dụng lên thành ống, có phương vuông góc với thành ống làm cho ống bị kéo (hình 13-19,a). Khi đường kính ống lớn thì áp lực tại điểm x tính theo: D p x = γ ( H + o cos α. cos ϕ ) (13-7) 2 Trong đó: γ là trọng lượng riêng của nước; H - cột nước tại tim tiết diện, kể cả áp lực nước va; ϕ - góc nghiêng của đường ống so vơi phương ngang; α - góc của điểm x lấy so với phương đứng; D0 - đường kính trong của ống. - Lực dọc trục sinh ra khi đóng van đường ống: π Do2 A1 = γ H (13-8) 4 - Lực dọc sinh ra khi đường kính ống thay đổi từ D'o sang D'' (hình 13-19,b) o π D o2 π D'o '' 2 A 2 = γ H' − γ H '' (13-9) 4 4 - Lực dọc trục do áp lực nước tại khớp nhiệt độ, đẩy về hai phía (hình 13-19,c): π A 2t = γ H ( D1 − D o ) (13-10) 2 2 4 - Lực dọc trục sinh ra tại chỗ ống cong A '3 và A '' và hợp lực của chúng R: 3 r r' r '' R = A3 + A3 (hình 13-19,d): 183
  14. π Do '2 A '3 = γ H' (13-11) 4 π D '' 2 o A '' = γ H '' (13-12) 3 4 b* - Các lực do trọng lượng nước và bản thân ống gây ra (hình 13-19,e): - Trọng lượng phân bố đều theo chiều dài ống, theo phương thẳng đứng: π Do 2 + γ o π Do δ q=γ (13-13) 4 Thành phần dọc trục của lực này truyền xuóng mố néo la: γ π Do 2 + γ o π Do δ ) L sin ϕ A4 = ( (13-14) 4 Thành phần vuông góc với trục ống tác dụng lênmố đỡ và mố néo gây uốn là: γ π Do 2 N1 = ⋅ l cos ϕ (do trọng lượng nước) (13-15) 4 N 2 = γ o D o π δ l cos ϕ (do trọng lượng ống) (13-16) Trong các công thức trên: l là khoảng cách giữa hai mố đỡ; γ o - trọng lượng riêng của thép ông; δ - bề dày thành ống. Thành phần dọc trục của A4 sinh ra tại mố néo có phương thay đổi từ ϕ1 → ϕ 2 : 2 ' = ( γ π D o + γ π D δ ) l sin ϕ (13-14') A4 o 1 o 1 4 2 Do + γ o π Do δ ) l 2 sin ϕ 2 A '' = ( γ π (13-14'') 4 4 c* - Lực ma sát: Lực ma sát sinh ra ở nơi có các vật tiếp xúc dịch chuyển tương đối nhau. Hướng của lực ma sát ngược chiều với chiều dịch chuyển của vật khi nhiệt độ thay đổi. Chúng có những lực sau (hình 13-19,f,c): - Lực ma sát giữa ống và mố đỡ khi nhiệt độ thay đổi (hình 13-19,f): A 5 = ± f N = f n ( N1 + N 2 ) (13-17) Trong đó: f là hệ số ma sát giữa mố đỡ và thành ống; n - số mố đỡ. - Lực ma sát giữa nước chảy và thành ống: π Do2 A '6 = γ h 'tt (13-18) 4 h'tt, h''tt là tổn thất cột nước phía trên và phía dưới mố néo tính đến khớp nhiệt π Do2 A '' = γ h '' (13-19) 6 tt 4 - Lực ma sát giữa ống và vòng chèn tại khớp nhiệt độ kiểu trượt (hình 13-19,c): A 7 = ± f γ H π D1 b (13-20) Trong công thức: f - hệ số ma sát giữa vật chèn chống thấm ống lấy f = 0,2 - 0,3; D1 đường kính ngoài của ống; b - chiều dài đoạn chống thấm. 184
  15. d* - Lực li tâm chỗ uốn cong (hình 13-19,g): Tại chỗ ống cong ngoài lực thuỷ tĩnh A3 ra còn có lực li tâm do thay đổi phương vận tốc dòng chảy V. Với đoạn ống cong đều có góc ôm β, bán kính cong ρ thì lực li tâm R có phương nằm trên phân giác của góc ôm β, chiều hướng ra ngoài tính như sau: β/ 2 2γ π D2 2 β R = 2 ∫ dR cos φ = (13-21) V sin g4 2 o Để tiện tính toán phân R ra hai thành phần dọc trục phía trưứoc và sau đoạn ống: γ π D2 2 A 8 = A 8' = ' ' (13-22) V g4 b - Các lực bổ sung thêm trong đường ống liên tục Trong đường ống liên tục do có ngàm ở hai đầu do vậy phát sinh số lực sau: a* - Lực do nhiệt độ thay đổi từ t1 sang t2 Khi đó độ dài đường ống thay đổi một lượng ∆L và có độ giản dài tương đối là ε = ∆L / L = α.∆t = α. (t2 - t1). Ứng suất nhiệt sinh ra do bị ngàm cứng sẽ là: σt = ε E = Eα ∆ t Vậy lực dọc trục do nhiệt sinh ra sẽ là: A t = σ t π D δ . Với ống thép thì: hệ số giản dài ε = 12. 10 −6 ; Mô dun đàn hồi thép ống E = 2,1. 10 6 kG/cm2 , σ t = 25,2∆ t .Vậy A t = 25,2 π D δ ∆ t , (kG) (13-23) b* - Lực do biến dạng ngang gây ra Dưới tác dụng của áp lực nước bên trong gây ứng suất kéo thành ống, nếu ống được co giản tự do thì biến dạng ngang làm cho ống thay đổi mọt đoạn ∆L, tuy nhiên do ống bị ngàm cứng không co giản được do vậy trong ống sinh nội lực A9 : A9 = µ σ z π Dδ (13-24) Trong đó: µ là hệ số poát xông; σ z = γ H D / 2δ - ứng suất vòng do áp lực nước. c - Các lực khác tác dụng lên đường ống Ngoài các lực đã kể trên còn có những lực khác, khi tính toán ống tuỳ điều kiện cụ thể mà đưa vào một số lực sau đây cho thích hợp: - Lực chân không: Lực này xảy ra khi tháo cạn nước trong ống mà không khí không kịp vào, hoặc khi có áp lực nước va âm trong ống. Vì vậy ngay phía sau cửa van công tác người ta đặt ống thông khí để bổ sung không khí vào ống để phá chân không, tuy nhiên để an toàn khi tính toán độ bền và độ cứng đường ống phải xét trường hợp ống hoàn toàn bị chân không với áp suất chân không p ck = 1 kG / 1 cm 2 ; - Áp lực gió: cần tính ở nơi đặt ống lộ thiên có gió mạnh; - Áp lực đất: khi ống chôn trong đất; - Lực thi công: phải xét trong điều kiện lắp ráp ống tại hiện trường; - Lực động đất: tuỳ cấp động đất, theo quy phạm thiết kế ở vùng có động đất; - Các lực đặc biệt xảy ra khi đường ống bị sự cố. Cần chú ý, các lực nêu ở trên không phải nhất thiết đồng thời xuất hiện. Vì vậy căn cứ vào cụ thể từng trường hợp tính toán, tình hình bố trí đường ống và kết cấu cụ thể mà có tổ hợp lực tính toán xác thực. Các công thức tính lực ở trên thành lập cho ống thép, tuy vậy cũng có thể vận dụng tính toán tương tự cho các loại ống khác với chỉ tiêu thích hợp của từng loại ống cụ thể. 3. Tính toán kết cấu đường ống thép đặt hở 185
  16. Khi tính toán kết cấu ống thép, trước tiên phải chọn tổ hơp lực tác dụng nguy hiểm nhất lên ống, sau đó tiến hành tính toán kiểm tra những mặt cắt ống đặc trưng. Các mặt cắt này là những mặt cắt ống ở giữa hai mố đỡ, mặt cắt tại nơi lắp vành đai và nơi đặt ống lên mố đỡ. Tính toán kết cấu gồm tính toán kiểm tra độ bền và độ ổn định ống. a. Tính toán, kiểm tra độ bền thành ống * Đối với đường ống có đường kính nhỏ Tính toán kiểm tra ứng suất theo công thức với hai trường hợp tăng và giảm nhiệt độ: σ1 = σ x + σ u + µ σ z ≤ [ σ ] (13-25) σ 2 = σ z + µ ( σ x + σ u ) ≤ [σ ] (13-26) Trong các công thức: ∑ Ai - Ứng suất dọc trục do các lực dọc gây ra là: σ x = ; π Dδ - Ứng suất uốn gây nên bởi các lực thẳng góc với trục ống σ u , trường hợp ống phân đoạn sơ đồ lực có thể coi như dầm liên tục một đầu ngàm (ở mố néo) và một đầu tự do (ở khớp nhiệt độ) dưới tác dụng của trọng lượng nước và ống phân bố đều. Mô N1 + N 2 men uốn tại giữ nhịp và tại mố đỡ có thể lấy gần đúng là: M = ⋅ l ; mô men 10 π D 2δ M 4M chống uốn đối với ống ngắn, ít mố đỡ: W = , vậy: σ u = ± =± ; π D2δ 4 W γ HD - Ứng suất kéo vòng do áp lực nước trong ống gây ra: σ z = ; 2δ - µ là hệ số poát xông, lấy bằng 0,3; [σ] ứng suất cho phép của vật liệu làm ống, đối với ống thép lấy từ [σ] = (900 - 1050) kG/cm2. b* - Đối với ống có đường kính lớn Trường hợp ống thép có đường kính lớn, áp lực nước bên trong phân bố không đều lên thành ống, do vậy tính toán phức tạp hơn. Quy phạm quy định dùng lý thuyết ba mô men để tính toán kiểm tra độ bền thành ống, theo các công thức sau đây: ( σ z − σ y ) 2 + 4 τ yz ≤ [σ ] σ1 = 2 (13-27) ( σ x − σ z ) 2 + 4 τ xz ≤ [σ ] σ2 = 2 (13-28) ( σ x − σ y ) 2 + 4 τ xy ≤ [σ ] σ3 = 2 (13-29) b - Tính toán kiẻm tra ổn định thành ống đặt hở Việc kiểm tra ổn định thành ống khi đóng van đột ngột mà ống thông khí mất tác dụng bên trong ống sẽ bị chân không, mặt khác khi thi công lắp ráp do ống mỏng không đủ độ cứng làm móp méo ống mất ổn định. Kiểm tra ổn định theo hai trường hợp sau: - Đối với ống trơ, không có vành đai cứng, muốn ống không móp méo thì độ chênh áp lực bên trong và ngoài ống (p) phải nhỏ hơn trị số áp lực dư giới hạn (pgh) theo công thức sau: k ⋅ p ≤ p gh = 2 E (δ / D) 3 (13-30) Trong đó: k là hệ số an toàn, lấy k = 2; p - áp suất dư thực tế, nếu chỉ xét đến áp suất chân không p = 1kG/cm2 E - mô duyn đàn hồi của thép E = 2,1.106 kG/cm2 thì điều kiện ổn định 186
  17. D của ống thép trơn là: δ ≥ như đã trình bày ở công thức (13-6). 130 - Đối với ống có vành đai cứng: Nếu điều kiện (13-6) không đảm bảo, để thành ống ổn định thì phải lắp vành đai cứng bên ngoài vỏ ống. Vành đai cứng có kích thước đủ ổn định ống khi thoả mãn điều kiện (13-30), trong đó áp lực dư giới hạn được tính theo công thức sau: 3E J p gh = (13-31) R3 ⋅l k Trong đó: J là mô men quán tính của vành cứng và đoạn thành ống chịu ảnh hưởng của vành cứng, đoạn này có chiều dài l o = 2 ( 0,78 r δ ) + a (xem hình 13-20,c). l - là khoảng cách giữa các vành đai cứng (l = l0); Rk - là bán kính vòng tròn đi qua trọng tâm vành cứng; r - là bán kính trung bình của thành ống. 4. Tính toán các mố néo và mố đỡ ống Nhiệm vụ của mố néo là néo giữ ống không cho dịch chuyển, nhiệm vụ của mố đỡ là đỡ ống khỏi võng và tạo điều kiện cho ống dễ dịch chuyển dọc tuyến ống với ma sát nhỏ. Thiết kế ống thoả mãn những yêu cầu trên. a - Thiết kế mố néo ống Mố néo là loại kết cấu trọng lực, cường độ của nó dễ thoả mãn, vì vậy tính toán mố néo chủ yếu dựa vào điều kiện chống trượt và điều kiện ứng suất nền để xác định kích thước và thể tích của mố. Tuỳ thuộc vào loại nền đặt mố néo ta có hai loại hình thức mố. Mố néo đặt trên nền đất có đáy phẳng nằm ngang (hình 13-20,d) kích thước đáy B x L. Mố néo đặt trên nền đá để giảm nhỏ kích thước mố người ta làm mặt đáy dạng bậc nghiêng trực giao với hướng hợp lực (hình 13-20,e). Tải trọng tính toán mố néo là các lực dọc trục (Ai) (đã trình bày ở trên) chiếu lên ΣX = ΣAcosα hai phương nằm ngang ox và thẳng đứng oy: ΣY = ΣAsinα và áp lực đất (E), trọng lượng mố (G) .v.v.. Các lực dọc và hướng của chúng được tính với hai trường hợp nhiệt độ tăng và nhiệt độ giảm (hình 13-20,a,b). 187
  18. Hình 13-20. Sơ đồ và lực tác dụng lên mố néo a - các lực dọc trục khi nhiệt độ tăng; b - các lực dọc trục khi nhiệt độ giảm; c - sơ đò tính vành đai ống; d - mố néo trên nền đất; e - mố néo trên nền đá. Từ điều kiện cân bằng về trượt ta xác định được trọng lượng của mố néo: k ct ( ∑ X + E) G − ∑ Y ,và tính ra thể tích mố néo: W = G= γ mo f Trong đó: k ct là hệ số an toàn chống trượt, thường lấy k ct ≥ 1,5; f - hệ số ma sát giữa mố néo và nền; γ mo - trọng lượng riêng vật liệu làm mố. Từ thể tích mố ta định ra được kích thước ngoài cả mố. Đối với mố kín, yêu cầu mố phải bọc kín toàn đoạn ống chỗ cong, hai đoạn ống thẳng ở hai đầu doạn ống cong phải chôn vào bêtông mố không nhỏ hơn 0,4 m, bề dày lớp bêtông bao quanh ống không nhỏ hơn 0,8 đường kính ống. Kích thước đáy mố được chọn đồng thời phải thoả mãn điều kịên không để phát sinh ứng lực kéo (tức σ min > 0 ) ở nền và hợp lực tác dụng lên móng có độ lệch tâm σ max ≤ 2 ). nhỏ và ứng suất nền phân bố đều đặn (nghĩa là tỷ số giữa σ min Ứng suất nền dưới mố néo được tính theo công thức nén lệch tâm sau: 188
  19. ∑Y + G 6e σ= (1 ± ) ≤ [σ ] (13-32) BL B Trong đó: e là độ lệch tâm của hợp lực; B, L - bề rộng và dài của đáy mố néo. Sau đó tién hành kiểm tra ổn định lật của mố, lấy với điểm S (hình 13-20,d). b - Thiết kế mố đỡ ống Việc tính toán và xác định kích thước của mố đỡ về ổn định và ứng suất cũng tương tự như tính đối với mố néo. Mố đỡ gánh chiu phản lực hướng pháp tuyến cảu trọng lượng nước và trọng lượng ống, mố đỡ cho phép ống dịch chuyển theo hướng trục ống để thích nghi với sự do giản ống khi nhiệt độ thay đổi. Khoảng các giữa hai mố đỡ lK sơ bộ xác định théo công thức (13-1). Mố đỡ thường bằng bêtông max M 100# hoặc bằng đá xây vữa M100# (khi đường kính ống D < 0,8 m). XIII. 3. ĐƯỜNG ỐNG BÊ TÔNG CỐT THÉP XIII. 3. 1. Phân loại cấu tạo và lắp đặt đường ống bêtông cốt thép 1. Phân loại và lắp đặt đường ống bêtông cốt thép Ở các TTĐ cột nước nhỏ và trung bình, đường ống bê tông cốt thép được sử dụng có khi có lợi hơn là đường ống thép, ở các TTĐ kiểu sau đập với đập làm bằng vật liệu địa phương (như đập đất, đập đá đổ) đường ống đặt dưới thân đập thì ống bêtông cốt thép càng được sử dụng rộng rãi. Ống bêtông cốt thép có thể chia hai loại: Ống bêtông cốt thép thông thường: đổ tại hiện trường hoặc ống đúc sẵn. Ống đúc sẵn có mặt cắt tròn đường kính nhỏ (đường kính thường 2 m trở lại), đúc thành từng đoạn ống dài từ 3 đến 5 m, chất lượng cao và được chỡ đến hiện trường lắp ghép lại, tăng nhanh được tốc độ thi công. Ống đổ tại hiện trường thường có kích thước lớn hơn, thường có tiết diện thường hình chữ nhật (thường đặt dưới đập đất đá), đổ từng đoạn dài 70 - 80 m và đổ từ giữa về hai đầu ống và nối các đoạn lại bằng các khớp nối. Ống bêtông cốt thép thông thường, thường được sử dụng với cột nước nhỏ, đến 50 m. Tuy nhiên khi ống nhỏ thì cột nước có thể đạt tới 70 - 80 m, thậm chí có thể hơn. Nhược điểm chính của ống bêtông cốt thép là kết cấu dày nên ống nặng, khó lắp ghép, khả năng chống thấm và chống rò rỉ khó, biến dạng nhiệt dọc ống lớn. Ống bêtông cốt thép ứng suất trước. Ống này được chế tạo trong nhà máy, có tính đàn hồi lớn, tính chống thấm cao, trọng lượng nhẹ, chịu áp lực cao. Loại này có tính năng chịu lực cao, giảm chiều dày ống, tiết kiệm cốt thép làm ống. Cột nước có thể đạt tới 160 m, hiện nay có thể chế tạo được ống ứng suất trước có đường kính tới 2 m. Để tránh nứt gãy đường ống bêtông cốt thép, do trọng lượng ống quá lớn, nên người ta không đặt ống lên các mố dỡ mà đặt ống lên trên các đệm đỡ liên tục (đệm bêtông hoặc nền đất đá) (hình 13-21). Các đệm đỡ có thể làm bằng đá xây vữa xi măng M100# hoặc bêtông đá hộc M150# với góc bao ống 2α là 900, 1350 hoặc 1800. Khi nền là đá cứng, ống có đường kính lớn hơn 0,6 m thì đệm ống có thể làm dạng yên ngựa (như hình 13-21,a) hoặc đặt trực tiếp trên nền đá qua lớp đệm hình cung (hình 13-12,b). Khi nền là đất thì đặt ống trên lớp đệm và dưới lớp đệm phải lót lớp gạch đá vụn gia cố. Khi nền rất tốt và đường kính ống nhỏ hơn 0,6 m, có thể đặt ống trực tiếp trên nền cứng. 189
  20. Hình 13-21. Các kiểu đặt ống và các hình thức nối ống 1- vật liệu tẩm nhựa đường; 2- đầ ống trong; 3- gioăng cao su; 4- dầu ống ngoài; 5- dây thừng tẩm nhựađường; bảng chắn nước; 7- vữa xi măng; 8- thành ống; 9- vật chắn nước; 10- bao tải thô tẩm nhựa đường;11- tấm đồng hoặc kim loại không rỉ; 12- vữa nhựa đường; 13- thành trong ống; 14- bao tải mịn tẩm nhựa đường. Ống bêtông cốt thép dễ nứt gãy khi nền bị lún không đều do vậy địa chất tuyến đặt ống phải tốt, phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng lún không đều. Cần xây mố néo ở những nơi tuyến ống thay đổi và nơi ống dài đặt trên sườn dốc. Khi địa hình bằng phẳng, tuyến ống thẳng thì cứ 150 - 200 m cũng đặt một mố néo. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, ống bêtông cốt thép dễ phát sinh lực hướng trục do nhiệt độ, để tránh lực này người ta đem chôn ống dưới đất (hình 13-21,c) hoặc đắp đất lên ống (hình 13-22). Độ sâu chôn đỉnh ống tối thiểu phải là 1 m, riêng vùng có động đất tối thiểu 1,5 m. 2. Cấu tạo của ống bêtông cốt thép Thành ống bêtông cốt thép có độ dày δ được tính toán trên cơ sở đủ chịu lực và ổn định trong giai đoạn thi công lắp nối, phải chống được thấm, không cho phép nứt. 11 Theo kinh nghiệm thì chiều dày có thể chọn sơ bộ theo công thức: δ = ( ÷ ) D o , 8 10 hoặc theo điều kiện chống nứt khi chịu kéo trung tâm, tính sơ bộ theo công thức: k n P r o − σ a Fa δ= (13-33) Rk Trong đó: kn là hệ số an toàn về điều kiện chống nứt; r o = D o /2 bán kính trong của ống; P - áp lực nước tại tâm mặt cát có kể nước va (kG/cm2); 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2