Bài giảng Tin học ứng dụng: Phần 2 - ĐH Nha Trang
lượt xem 22
download
Bài giảng Tin học ứng dụng: Phần 2 có nội dung trình bày về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Phần này gồm 6 chương, trình bày các nội dung như giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, bảng, truy vấn, biểu mẫu, báo cáo và bài tập thực hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tin học ứng dụng: Phần 2 - ĐH Nha Trang
- Phần II HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS
- 2
- CHƯƠNG 4. GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS 4.1. Giới thiệu Microsoft Access MS Access là một Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS - Relational Database Management System), là một phần mềm trong bộ ứng dụng Microsoft Office chạy trên môi trường Windows của hãng phần mềm Microsoft. MS Access có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hiệu năng cao, cho phép xử lý dữ liệu và kết xuất vào các biểu mẫu, báo cáo theo dạng thức chuyên nghiệp rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và nhỏ. Microsoft Access còn cung cấp nhiều công cụ phát triển đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) người sử dụng có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. 4.2. Khởi động MS Access Start All Programs Microsoft Office Microsoft Office Access 4.3. Tạo cơ sở dữ liệu mới Một cơ sở dữ liệu Access được lưu trên đĩa dưới dạng một tập tin. Để tạo một CSDL mới thì chọn menu File New Blank Database
- Ở hộp thoại tiếp theo, chọn nơi lưu trữ và tên tập tin cơ sở dữ liệu Nơi lưu tập tin cơ sở dữ liệu Tên tập tin cơ sở dữ liệu Sau khi chọn nơi lưu trữ và tên tập tin thì nhấn vào nút để tạo cơ sở dữ liệu mới. 4.4. Mở một CSDL đã có trong máy tính Sử dụng một trong các cách sau Vào menu File Open Chọn thư mục và double-click vào tập tin CSDL. 4.5. Các đối tượng chính của một CSDL Access Access là một hệ quản trị theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, vì vậy vì vậy Access có các đối tượng để thể hiện các khái niệm quan hệ, lược đồ quan hệ và truy vấn: Bảng (Table) : thể hiện khái niệm quan hệ trong cơ sở dữ liệu. Bảng có hai chế độ: design view - lược đồ quan hệ và data view - quan hệ. Trong bảng gồm nhiều dòng - bộ và cột – thuộc tính Truy vấn (Query): Để thực hiện các truy vấn và một số thao tác thêm, xóa, sửa trên các bảng. Các thành phần tiện ích khác: Biểu mẫu (Form): Giao diện do người dùng tự tạo cho phép làm việc với dữ liệu, chủ yếu được sử dụng trong việc nhập và hiển thị dữ liệu. Báo cáo (Report) : Kết quả của quá trình khai thác dữ liệu được tổ chức và định dạng để tạo thành bản in. Pages: Tương tự như Form nhưng hoạt động trên nền Web. Macro : Tập hợp các lệnh nhằm tự động hóa các thao tác. Module: Cho phép lập trình thao tác trên các bảng và truy vấn.
- 4.6. Các toán tử sử dụng trong MS Access Toán tử Ý nghĩa () Kết nhóm biểu thức Not Phủ định mệnh đề Kết hợp mệnh đề: tất cả mệnh đề thành phần đúng thì cho kết quả And đúng, nếu có ít nhất 1 mệnh đề thành phần sai thì cho kết quả sai. Kết hợp mệnh đề: tất cả mệnh đề thành phần sai thì cho kết quả sai, Or nếu có ít nhất 1 mệnh đề thành phần đúng thì cho kết quả đúng. Xor 2 mệnh đề có giá trị trái ngược nhau thì cho kết quả đúng Epv 2 mệnh đề có giá trị trái ngược nhau thì cho kết quả sai ^ Luỹ thừa (5^3=75) +-*/ Cộng, Trừ, Nhân, Chia \ Phép chia lấy phần nguyên Mod Phép chia lấy phần dư , = Nhỏ hơn, Lớn hơn, Bằng = Nhỏ hơn hoặc bằng, Lớn hơn hoặc bằng Không bằng Is So sánh 2 đối tượng In Thuộc, trong tập hợp hoặc miền giá trị (dùng trong các câu truy vấn) Between ... Trong khoảng từ…đến… And ... Like Giống: * (tổ hợp kí tự bất kỳ), ? ( ký tự bất kỳ), # (Một ký số bất kỳ) Ví dụ: like "A*", like "Access????", like 1#00 & Ghép chuỗi + Ghép chuỗi hoặc cộng số Toán tử Ý nghĩa Toán tử Ý nghĩa True Giá trị đúng "…" hoặc '…' Giá trị chuỗi, ví dụ "ACCESS" False Giá trị sai […] Giá trị tham số, ví dụ [tham so] Giá trị thời gian, ví dụ Null Giá trị rỗng #...# 2 2 Date Ngày hiện hành Màu, ví dụ Ngày giờ hiện Now [Color] [white] : màu trắng hành Time Giờ hiện hành [red] : màu đỏ
- 4.7. Một số hàm sử dụng trong MS Access 1) Các hàm về chuỗi Hàm Kết quả Ten LIKE 'N*' Tên bắt đầu bằng chữ N Ten LIKE '*a*' Tên có chứa chữ a 3 (nếu Ten = 'Mai') Len(Ten) 5 (nếu Ten = 'Nguyen') Left(Ten, 2) 'Ma' Right(TenSV,2) 'ai' (nếu TenSV = 'Mai') Mid(TenSV,2,3) 'guy' (nếu TenSV = 'Nguyen') 2) Các hàm về ngày tháng Hàm Kết quả Now() Ngày giờ hiện tại Month(#8/12/2011#) Day(#5/27/2011#) 2 Year(Now()) 2 Year(Now()) – Year(NgaySinh) Tính số tuổi của sinh viên Hour(#06:30#) Minute(#13: 2 DatePart('q', Tính quý 2 3) Hàm IIF Cú pháp: IIF(điều-kiện, A, B) (với điều-kiện là biểu thức logic. A, B là các biểu thức bất kỳ) Ý nghĩa: nếu điều-kiện đúng thì kết quả của biểu thức IIF là biểu thức A, nếu điều-kiện sai thì kết quả của biểu thức IIF là biểu thức B. Ví dụ: IIF(Diem>=5, 'Đạt', 'Không đạt') Vậy nếu Diem = 6, 7, 8 thì kết quả của IIF là 'Đạt'. Nếu Diem = 2, 4 thì kết quả của IIF là 'Không đạt'. 4.8. Bài tập Hãy thực hiện các thao tác sau trên máy tính: 1) Khởi động Access 2) Tạo một cơ sở dữ liệu mang tên bạn và lưu vào ổ đĩa C hoặc D 3) Trong cơ sở dữ liệu vừa tạo, quan sát các mục Table, Query, Form, Report, Macro và Module 4) Đóng cơ sở dữ liệu và đóng Access 5) Khởi động lại Access, mở lại cơ sở dữ liệu vừa tạo (lưu ý: dùng menu File -> Open, không được dùng menu File -> New)
- CHƯƠNG 5. BẢNG (TABLE) 5.1. Các khái niệm 5.1.1. Bảng Bảng là thành phần cơ bản và quan trọng nhất của CSDL Access, thể hiện khái niệm lược đồ quan hệ và quan hệ. Một bảng dữ liệu của CSDL Access bao gồm các thành phần: tập hợp các trường dữ liệu (thuộc tính trong mô hình quan hệ), trường khoá chính, tập hợp các thuộc tính cần thiết cho mỗi trường dữ liệu, tập hợp các bản ghi (bộ). Ví dụ: Bảng dữ liệu trong trạng thái Datasheet (dùng để cập nhập, xem, sửa dữ liệu) Trường dữ liệu (field) Tên bảng Bản ghi (record) Bảng dữ liệu trong trạng thái Design view (dùng để thiết kế cấu trúc – lược đồ quan hệ) Trường khóa chính (primary key) Các thuộc tính mô tả trường dữ liệu
- 5.1.2. Trường dữ liệu (field) Trường dữ liệu, tương ứng với cột của bảng, mô tả từng đặc điểm riêng của đối tượng. Mỗi trường dữ liệu sẽ có một tên gọi, kiểu dữ liệu và tập hợp các tính chất mô tả trường dữ liệu đó. Ví dụ: Trường MaKhoa có kiểu dữ liệu là Text, kích thước 2 ký tự, được hiển thị là chữ in hoa,… 5.1.3. Bản ghi (record) Mỗi dòng dữ liệu của bảng được gọi một bản ghi. Ví dụ: Bảng Khoa có 3 bản ghi là (“CN”, “Khoa Công nghệ thông tin”), (“KT”, “Khoa Kinh tế”), (“NN”, “Khoa Ngoại ngữ”) 5.1.4. Khóa chính (primary key) Khóa chính của bảng là trường hoặc tập trường dùng để phân biệt các bản ghi trong cùng một bảng. Ví dụ: Ở một trường đại học, mỗi sinh viên khi nhập học đều được cấp 1 mã sinh viên không giống nhau, do đó có bảng SinhVien được thiết kế như sau: Như vậy trường MaSV chứa dữ liệu mã sinh viên sẽ là khóa chính của bảng SINHVIEN vì mã sinh viên là duy nhất, các sinh viên có thể trùng họ tên, ngày sinh,…nhưng không thể có mã sinh viên giống nhau. Ví dụ: Kết quả học tập của sinh viên bao gồm các dữ liệu sau: mã sinh viên, mã các lớp học sinh viên đó đã đăng ký và điểm kết quả của các lớp học đó. Trong CSDL của trường đó có bảng KetQua được thiết kế như sau Như vậy 2 trường MaSV (chứa dữ liệu mã sinh viên) và MaLop (chứa mã lớp học mà sinh viên đó đăng ký) sẽ tạo thành khóa chính của bảng KetQua, không thể có 1 sinh viên đăng ký lớp học mà có 2 điểm kết quả khác nhau.
- Chú ý: MS Access không chấp nhận các giá trị trùng nhau hay trống (null) trong trường khóa chính. 5.1.5. Mối liên hệ giữa các bảng (relationship) Thể hiện khái niệm mối liên hệ giữa các quan hệ trong mô hình lý thuyết (xem phần Phần I2.3.2). Đi kèm với mối liên hệ là ràng buộc toàn vẹn về khóa ngoại. Trong Access tồn tại 2 kiểu quan hệ: quan hệ - và quan hệ -∞ (một-nhiều) a) Quan hệ 1-1 Mỗi bản ghi của bảng này sẽ không liên kết hoặc liên kết với duy nhất tới một bản ghi của bảng kia và ngược lại Ví dụ: Mỗi số báo danh của thí sinh thi đại học chỉ có 1 số phách bài thi và số phách của mỗi bài thi chỉ thuộc về 1 số báo danh. Mô tả dữ liệu 2 bảng như sau: b) Quan hệ 1- ∞ Một bản ghi trong bảng A không kết hợp hoặc kết hợp với một hay nhiều bản ghi trong bảng B, nhưng ngược lại một bản ghi trong bảng B chỉ có thể kết hợp duy nhất với một bản ghi trong bảng A. Ví dụ: một khoa của trường Đại học Nha Trang có nhiều sinh viên nhưng một sinh viên chỉ thuộc về duy nhất một khoa.
- Mô tả dữ liệu 2 bảng như sau: 5.2. Xây dựng cấu trúc bảng 5.2.1. Sử dụng chế độ Design View để tạo bảng Tab Tables Create Table in Design View hoặc Tab Tables Sau đó ta được bảng thiết kế như sau: Tên trường Mô tả ngắn gọn của trường Lựa chọn kiểu dữ liệu
- Bảng thiết kế sau khi đã được nhập giá trị: Khóa Kích thước của trường chính Tiêu đề cột mà Quy định dạng hiển thị dữ liệu trường hiển thị Quy định dạng thức dữ liệu phải nhập Giá trị mặc định Các quy tắc hợp lệ của dữ của trường khi liệu nhập nhập dữ liệu Thông báo khi nhập dữ liệu sai quy tắc Cho phép nhập Bắt buộc phải nhập dữ chuỗi rỗng Tạo chỉ mục liệu hay không a) Tên trường Tên trường có thể đặt tùy ý, tuy nhiên để dễ quản lý nên đặt ngắn gọn, dễ gợi nhớ, không chứa ký tự trắng và không dùng chữ tiếng Việt có dấu. b) Kiểu dữ liệu (Data Type) MS Access cung cấp một số kiểu dữ liệu cơ bản sau: Text: kiểu chuỗi có độ dài tối đa 2 ký tự Memo: kiểu chuỗi có độ dài tối đa . ký tự Number: kiểu số Date/Time: kiểu ngày (nếu cần có thể lưu thêm thông tin về giờ) Currency: kiểu số có định dạng theo loại tiền tệ AutoNumber: kiểu số nhưng tự động tăng do Microsoft Access cung cấp và quản lý, người dùng không thể cập nhật Yes/No: kiểu Logic OLE Object: kiểu đối tượng kết nhúng: Word, Excel,.. Hyperlink: kiểu chuỗi chỉ đường dẫn của một tập tin trên ổ cứng hay trên máy chủ của mạng hay một địa chỉ URL trên mạng. Lookup Wizard: tạo một cột để chọn giá trị và tìm kiếm từ một bảng khác
- Khai báo thuộc tính cho trường ở thẻ General: c) Field Size Xác định kích thước tối đa cho dữ liệu kiểu Number hay Text của trường. Đối với kiểu số (number) thì Access cung cấp các kiểu sau Loại số Độ lớn Byte số nguyên byte Integer số nguyên 2 byte Long Integer số nguyên byte Single số thực byte Double số thực 2 byte Decimal số thực byte d) Format Định dạng cách thể hiện của dữ liệu khi hiển thị hoặc khi in ấn. Kiểu chuỗi: gồm 3 phần [Phần 1];[Phần 2];[Phần 3] Trong đó: - Phần 1: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp có chứa văn bản. - Phần 2: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp không chứa văn bản. - Phần 3: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp null Các ký tự dùng để định dạng chuỗi Ký tự Tác dụng @ Chuỗi ký tự "123ABC" Hiển thị những gì trong ngoặc kép như ký tự > Đổi tất cả ký tự nhập vào thành in hoa < Đổi tất cả ký tự nhập vào thành in thường Hiển thị ký tự kế tiếp như ký tự bình thường \ (dùng để hiển thị các ký tự đặc biệt) 2
- Ví dụ Cách định dạng Dữ liệu nhập vào Hiển thị 2 2 - @@@-@@@ abcdef abc-def > Tinhoc TINHOC < TinHoc tinhoc ABC ABC @; "Không có"; "Chưa nhập" Không có Null Chưa nhập Kiểu số (Number) và kiểu số tiền tệ (Currency) Định dạng do ACCESS cung cấp Loại số Dữ liệu nhập vào Hiển thị General Number 2 . 2 . Currency 2 . ,2 . Euro 2 . € ,2 . Fixed 2 . 2 Standard 2 . ,2 . Pecent . 2 2. Scientific 2 . 1.23E+0 Định dạng do người sử dụng: [Phần 1];[Phần 2];[Phần 3];[Phần 4] Trong đó: - Phần 1: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp số dương. - Phần 2: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp số âm. - Phần 3: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp số bằng zero. - Phần 4: Chuỗi định dạng tương ứng trong trường hợp null. Ví dụ Định dạng Hiển thị Số dương hiển thị bình thường Số âm được bao giữa 2 dấu ngoặc ( ) 0;(0);;"Null" Số bị bỏ trống Null hiện chữ Null Hiển thị dấu + phía trước nếu số dương . - . . Hiển thị dấu - phía trước nếu số âm Hiển thị . nếu âm hoặc Null Kiểu Date/Time Định dạng do ACCESS cung cấp Định dạng Hiển thị General date 10/30/99 5:10:30PM
- Long date Friday, may 30 , 1999 Medium date 30-jul- Short date Long time 6:20:00 PM Medium time 6:20 PM Short time :2 Kiểu Yes/No Định dạng do ACCESS cung cấp Định dạng Tác dụng Yes / No Đúng Sai True / False Đúng Sai On / Off Đúng Sai Định dạng do người sử dụng: Gồm 3 phần ;[Phần 1];[Phần 2] Trong đó: - Phần : Trường hợp giá trị trường đúng - Phần 2: Trường hợp giá trị trường sai Ví dụ Định dạng Hiển thị Trường hợp True Trường hợp False "Nam" "Nữ" Nam Nữ ;"Có";"Không" Có Không Chú ý: Để xem được hiển thị của kiểu Yes/No ta phải thay đổi thuộc tính Display Control ở thẻ Lookup thành Text Box
- e) Input Mask Mặt nạ định dạng dữ liệu, người sử dụng bắt buộc phải nhập dữ liệu cho trường đúng theo quy định đã cài đặt ở thuộc tính này. Ký tự Tác dụng Bắt buộc nhập ký tự số Không bắt buộc nhập, ký tự số # Không bắt buộc nhập, số 0-9, khoảng trắng, dấu + và - L Bắt buộc nhập, ký tự chữ ? Không bắt buộc nhập, ký tự chữ hoặc khoảng trắng a Bắt buộc nhập, ký tự chữ hoặc số A Không bắt buộc nhập, ký tự chữ hoặc số & Bắt buộc nhập, ký tự bất kỳ C Không bắt buộc nhập ký tự bất kỳ < Các ký tự bên phải được đổi thành chữ thường > Các ký tự bên phải được đổi thành chữ hoa ! Dữ liệu được ghi từ phải sang trái Ví dụ: Input Mask Dữ liệu nhập vào ( ) - ( ) 2 - 2 2 (000)AAA-A ( 23)124-E Ngoài ra ta có thể sử dụng những Input Mask có sẵn do Access cung cấp f) Caption Dùng làm tiêu đề cho các trường trong chế độ Datasheet của bảng, có thể dùng tiếng Việt. Chuỗi ký tự này cũng xuất hiện tại nhãn các của các điều khiển trong các biểu mẫu hoặc báo cáo. Nếu không xác định Caption thì Access sẽ lấy tên trường để làm tiêu đề. g) Default Value Quy định giá trị mặc định cho trường trừ Auto number và OEL Object. Có thể là một biểu thức, hằng, các hàm mẫu và các phép toán.
- h) Validation rule và Validation Text Quy định quy tắc hợp lệ dữ liệu (Validation rule) để giới hạn giá trị nhập vào cho một trường. Khi giới hạn này bị vi phạm sẽ có câu thông báo ở Validation text. Ví dụ: Validation rule Tác dụng 0 Khác số không Like "*HUE*" Trong chuỗi phải chứa HUE >= #10/10/99# and
- 5.2.3. Lưu bảng Thực hiện bởi 1 trong nhiều cách sau Ctrl+S Click biểu tượng trên thanh công cụ. Menu File Save 5.2.4. Hiệu chỉnh bảng Di chuyển trường: Đưa con trỏ ra đầu trường cần di chuyển, giữ và kéo đến vị trí mới. Chèn thêm trường mới: Chọn trường hiện thời là trường sẽ nằm sau trường được chèn vào Right Click Insert Row Xóa trường: Chọn trường cần xóa Right Click Delete Row 5.3. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng Bước 1: Chọn biểu tượng Relationship hoặc vào menu Tool Relationships. Bước 2: Đưa các bảng muốn tạo mối quan hệ vào cửa sổ Relationships bằng cách lần lượt chọn bảng Add Sau khi chọn xong thì click Close Nếu cần chọn thêm bảng thì Right Click (tại vùng cửa sổ Relationships) Show Table Bước 3: Trong cửa sổ Relationships dùng chuột kéo và thả trường liên hệ từ bảng này sang bảng kia.
- Bước 4: Xác định các qui tắc ràng buộc của mối quan hệ này bằng cách chọn vào ô kiểm tra hiệu lực của ràng buộc toàn vẹn (Enforce Referential Integrity) Đồng ý thiết lập toàn vẹn tham chiếu, nghĩa là dữ liệu trên trường tham chiếu của bảng con phải tương ứng với dữ liệu đã tồn tại trên trường của bảng cha. Ngoài ra thiết lập này còn cho biết kiểu quan hệ giữa 2 bảng Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi cập nhật dữ liệu giữa 2 bảng liên quan. Khi đó, nếu giá trị trường khoá liên kết ở bảng 1 bị thay đổi, toàn bộ giá trị trường khoá liên kết ở bảng nhiều cũng bị thay đổi theo. Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi xoá dữ liệu giữa 2 bảng liên quan. Khi đó, nếu một bản ghi ở bảng có quan hệ 1 bị xoá, toàn bộ các bản ghi có quan hệ với bản ghi hiện tại sẽ được tự động xoá ở bảng có quan hệ nhiều (nếu xoá 1 CHA, toàn bộ các con của cha đó sẽ tự động bị xoá khỏi bảng CON) Hộp Relationship Type: cho biết kiểu quan hệ giữa 2 bảng đang thiết lập: One – To – One Kiểu - One – To – Many Kiểu -∞ Indeterminate Không xác định được kiểu liên kết Bước 5: Chọn Create Bước 6: Lưu lại các mối quan hệ vào cửa sổ quan hệ: chọn menu File Save hoặc click vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chú ý: Khi thiết lập mối quan hệ phải đóng tất cả các bảng tham gia.
- 5.4. Cập nhật bảng 5.4.1. Xem và nhập dữ liệu Có thể xem và nhập dữ liệu trong bảng bằng các cách sau Double click vào bảng cần xem (hoặc nhập dữ liệu) Click chọn bảng, sau đó click vào biểu tượng 5.4.2. Nhập dữ liệu sử dụng Lookup Để việc nhập các giá trị cho các thuộc tính khóa ngoại được dễ dàng, nhanh chóng và tránh sai sót, có thể nhập dữ liệu cho các thuộc tính này dùng lookup. Ví dụ bên dưới là thiết lập lookup cho khóa ngoại MaKH của bảng SinhVien Bảng có quan hệ nhiều (∞) Trường khóa ngoại đến bảng quan hệ Kiểu thể hiện dữ liệu Bảng được tham chiếu (bảng có quan hệ ) Màn hình khi nhập liệu:
- 5.4.3. Một số lỗi có thể xảy ra khi nhập dữ liệu Lỗi do: Nhập vào giá trị không tương thích với kiểu dữ liệu của trường đã chỉ định. Ví dụ: trường kiểu Numeric mà gõ vào chữ cái; hoặc không gõ đầy đủ các giá trị ngày, tháng, năm cho trường kiểu Date/Time,.. Khắc phục: Nhập lại cho đúng, đủ giá trị các trường đã yêu cầu đến khi không xuất hiện thông báo lỗi. Lỗi do: Không nhập giá trị hoặc để trống giá trị trường khoá. Khắc phục: phải nhập đầy đủ giá trị cho trường khoá. Lỗi do: Giá trị trường khoá trùng nhau. Giá trị trường khoá vừa nhập vào đã trùng với giá trị của một khóa của bản ghi khác trên bảng dữ liệu. Khắc phục: nhập lại giá trị trường khoá khác sao cho vừa đúng, đủ và không bị trùng khoá. Lỗi do: Không nhập dữ liệu ở trường bắt buộc nhập dữ liệu (những trường được thiết lập thuộc tính Required=Yes) Khắc phục: Phải nhập đủ dữ liệu cho các trường bắt buộc phải nhập dữ liệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tin học ứng dụng
258 p | 602 | 177
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính Nhà nước: Phần 3 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước
22 p | 219 | 38
-
Bài giảng tin học ứng dụng: Chương II - Cơ sở dữ liệu
29 p | 191 | 26
-
Bài giảng Tin học ứng dụng - Bài 2: Ứng dụng Excel giải quyết một số bài toán trong kinh tế
15 p | 147 | 14
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 5 - Lê Hữu Hùng
38 p | 126 | 12
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong Hóa học - TS. Mai Xuân Trường
105 p | 138 | 10
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Bài 2 - ThS. Trịnh Hoàng Nam
15 p | 72 | 8
-
Bài giảng Tin học ứng dụng (Phần 4): Chương 5 - Ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu
207 p | 10 | 7
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Bài 1 - ThS. Trịnh Hoàng Nam
5 p | 74 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng (Phần 2): Chương 3 - Ứng dụng excel giải các bài toán kinh tế
118 p | 16 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng (Phần 1): Chương 2 - Kỹ thuật bảng tính nâng cao
44 p | 10 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng (Phần 1): Chương 1 - Kỹ thuật soạn thảo văn bản nâng cao
59 p | 12 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 2 - ThS. Hoàng Hải Xanh
93 p | 12 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Giới thiệu môn học - ThS. Trịnh Hoàng Nam
2 p | 91 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh: Chương 2 - ThS. Nguyễn Kim Nam
11 p | 58 | 5
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 3 - ThS. Hoàng Hải Xanh
80 p | 11 | 4
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 1 - ThS. Hoàng Hải Xanh
24 p | 12 | 4
-
Bài giảng Tin học ứng dụng (Phần 3): Chương 4 - Ứng dụng công cụ quản lý dự án
61 p | 4 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn