1<br />
<br />
<br />
TINH HOÀN ẨN<br />
Ths Bs Tạ Huy Cần<br />
<br />
<br />
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG<br />
1) Quá trình di chuyển của tinh hoàn.<br />
2) Phân loại tinh hoàn ẩn.<br />
3) Chẩn đoán tinh hoàn ẩn.<br />
4) Các biến chứng của tinh hoàn ẩn.<br />
5) Chỉ định và nguyên tắc phẫu thuật tinh hoàn ẩn.<br />
<br />
<br />
I. ĐẠI CƯƠNG:<br />
Tinh hoàn ẩn là một trong những lý do thường gặp nhất đưa trẻ đến với các nhà<br />
niệu nhi và cũng là rối loạn thường thấy nhất của tuyến sinh dục ở trẻ trai. Bệnh có<br />
nhiều hình thái lâm sàng khác nhau từ tinh hoàn nằm trong ổ bụng, trong ống bẹn, đến<br />
tinh hoàn lạc chỗ. Chính vì thế nên thái độ xử trí sẽ tùy thuộc vào tuổi và vị trí của tinh<br />
hoàn. Chẩn đoán chính xác và xử trí thích hợp, đúng lúc sẽ cho kết quả tốt và hạn chế<br />
biến chứng.<br />
Tinh hoàn ẩn gặp từ 3-5% trẻ sơ sinh đủ tháng và hai bên trong gần 2% trường<br />
hợp. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ tinh hoàn ẩn là 30% phản ánh tinh hoàn vẫn tiếp tục đi xuống<br />
bìu trong ba tháng cuối thai kì. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cân nặng lúc sinh<br />
quyết định việc đi xuống của tinh hoàn hơn là tuổi thai. Trẻ có cân nặng lúc sinh 900g<br />
gần như 100% bị tinh hoàn ẩn. Sau sinh, quá trình đi xuống của tinh hoàn vẫn tiếp tục<br />
trong 6 tháng đầu đời. Tỷ lệ tinh hoàn ẩn ở trẻ 1 tuổi là 1%.<br />
II. PHÔI THAI HỌC:<br />
Vào tuần thứ 7, tinh hoàn được thành lập dưới tác dụng của gen xác định tinh<br />
hoàn (testicular determining gene). Tuần thứ 8, tinh hoàn bắt đầu tiết testosterone. Tế<br />
bào Sertoli tiết chất ức chế Muller (Mullerian Inhibiting Factor: MIF) gây thoái hóa ống<br />
Muller và tăng số thụ cảm androgen trên màng tế bào Leydid. Tuần thứ 10 đến 11, dưới<br />
kích thích của Chorionic gonadotropine của nhau và Luteineizing Hormone (LH) của<br />
tuyến yên, tế bào Leydid tiết testosterone biệt hóa ống Wolff thành mào tinh, ống tinh và<br />
túi tinh.<br />
Quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:<br />
Nội tiết: đóng vai trò quan trọng trong sự di chuyển tinh hoàn. Tiêm<br />
gonadotropine và testosterone có thể gây hạ tinh hoàn sớm ở động vật có vú. Nồng độ<br />
2<br />
<br />
testosterone trong thai cao nhất từ tuần lễ thứ 11 đến thứ 16, sau đó nồng độ này giảm<br />
đến cuối thai kỳ, do bởi lượng estrogen ở người mẹ tăng cao. Sau sinh không còn ảnh<br />
hưởng bởi lượng estrogen ở người mẹ, gonadotropine ở tuyến yên làm tăng lượng<br />
testosterone một lần nữa và nồng độ cao này kéo dài trong 60 ngày. Chính nồng độ này<br />
đã đóng góp vào việc di chuyển của tinh hoàn xuống bìu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra<br />
nồng độ này còn ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh trong tương lai.<br />
Cơ học:<br />
Sự phát triển của cực đuôi phôi làm cho tinh hoàn di chuyển thụ động từ phần<br />
bụng về lỗ bẹn sâu.<br />
Trong thời kỳ bào thai, dây chằng bìu là một tổ chức trung mô, phía trên bám<br />
vào cực dưới tinh hoàn và phía dưới bám vào thành bụng trước. Dưới tác động của<br />
testosterone, dây chằng chằng bìu biệt hóa và di chuyển về phía bìu kéo theo tinh hoàn.<br />
Áp lực ổ bụng cũng là một động lực đẩy tinh hoàn xuống ống bẹn. Tinh hoàn ẩn<br />
hay gặp trong một số bệnh lý có áp lực ổ bụng thấp như hội chứng bụng quả mận hay<br />
thoát vị rốn.<br />
Thần kinh: thần kinh sinh dục đùi (genitofemoral nerve) đóng một vai trò quan<br />
trọng trong sự di chuyển của tinh hoàn từ lỗ bẹn sâu đến bìu. Cắt thần kinh sinh dục đùi<br />
ở súc vật đã làm cho tinh hoàn ngừng di chuyển xuống bìu. Hotson cho rằng các sợi<br />
thần kinh sinh dục đùi đã đếu bìu trước dây chằng bìu va vì vậy, có thể nó có vai trò<br />
hướng dẫn sự di chuyển của dây chằng bìu.<br />
III. PHÂN LOẠI:<br />
Tinh hoàn ẩn: khi tinh hoàn không xuống tới bìu nhưng nằm trên đường đi của nó<br />
(trong ổ bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông) do xảy ra bất thường trong quá trình đi<br />
xuống của tinh hoàn.<br />
Tinh hoàn lạc chỗ: khi tinh hoàn không không xuống tới bìu do đi lạc chỗ tới vị trí<br />
khác ngoài đường đi của nó như tầng sinh môn, củ mu, dây chằng bẹn, cân đùi...<br />
Tinh hoàn co rút: là tinh hoàn đã xuống bìu bình thường nhưng bị co lên ống bẹn do<br />
phản xạ quá mức của cơ bìu và cực dưới tinh hoàn không dính vào bìu. Tinh hoàn bị<br />
kéo lên cao khi bị kích thích nhưng xuống trở lại bìu khi trẻ nằm ngủ, thư giản hay tắm<br />
ấm. Lúc dậy thì, tinh hoàn lớn hơn lỗ bẹn nông và cơ bìu kém hoạt động hơn nên tinh<br />
hoàn thường nằm lại trong bìu.<br />
Vắng tinh hoàn: tinh hoàn không phát triển hay bất sản tinh hoàn.<br />
Tinh hoàn ẩn mắc phải: chiều dài bình thường của thừng tinh ở trẻ nhỏ khoảng 4 – 5<br />
cm từ lỗ bẹn nông đến tinh hoàn. Trong quá trình phát triển, khoảng cách này dài ra,<br />
3<br />
<br />
khoảng 8 – 10 cm ở trẻ 10 tuổi. Tinh hoàn ẩn mắc phải là tinh hoàn nằm ở bìu sau sinh<br />
nhưng do bất thường trong việc kéo dài ra của thừng tinh, làm tinh hoàn bị kéo lên khỏi<br />
bìu. Tinh hoàn ẩn mắc phải cũng có thể gặp sau một phẫu thuật vùng bẹn.<br />
IV. CHẨN ĐOÁN:<br />
1. Lâm sàng:<br />
Trẻ thường được mang đến khám với lý do không thấy tinh hoàn ở bìu. Đánh giá<br />
bệnh nhi tinh hoàn ẩn bắt đầu với một bệnh sử toàn diện, bao gồm những ghi nhận<br />
về thai kỳ, tình trạng thăm khám lúc sinh, tiền căn bệnh lý và phẫu thuật, tiền sử gia<br />
đình để đánh giá khả năng có thể có của một bệnh lý di truyền.<br />
Khi thăm khám một bệnh nhi bị tinh hoàn ẩn cần phải trả lời được những câu<br />
hỏi sau:<br />
Tinh hoàn không xuống bìu thật sự hay tinh hoàn co rút ?<br />
Nếu tinh hoàn không xuống bìu, phải xác định thêm:<br />
- Tinh hoàn sờ thấy hay không sờ thấy ?<br />
- Tinh hoàn ẩn một hay hai bên ?<br />
- Tinh hoàn có nằm ở vị trí bất thường không ?<br />
Nếu tinh hoàn không sờ thấy phải xem tinh hoàn nằm trong ổ bụng hay không<br />
có tinh hoàn ?<br />
Có các dị tật nhất là dị tật đường sinh dục – tiết niệu phối hợp ?<br />
Cách khám:<br />
Không nên vội vàng sờ nắn mà phải bắt đầu từ việc quan sát vì ở những bé có<br />
phản xạ cơ bìu mạnh, tinh hoàn bị co rút lên khỏi bìu. Nhìn sẽ ghi nhận bìu nhỏ,<br />
rỗng và da bìu kém phát triển. Nhìn đôi khi phát hiện tinh hoàn không nằm đúng vị<br />
trí của nó (tinh hoàn lạc chỗ).<br />
Khi sờ nắn, tay thầy thuốc ấm để hạn chế phản xạ của cơ bìu. Nếu sờ thấy tinh<br />
hoàn ở vị trí cao trong bìu, dùng 2 ngón tay cặp nhẹ tinh hoàn kéo về phía đáy bìu.<br />
Nếu tinh hoàn có thể kéo xuống đáy bìu và có thể nằm ở đây một thời gian thì đó là<br />
tinh hoàn co rút. Nếu sờ thấy tinh hoàn trong ống bẹn nhưng không thể kéo xuống<br />
được đáy bìu là trường hợp tinh hoàn ẩn nằm trong ống bẹn. Nếu không sờ thấy tinh<br />
hoàn trong ống bẹn, áp lòng các ngón tay vuốt từ bên trong gai chậu về phía lỗ bẹn<br />
nông, nhiều trường hợp sẽ cảm nhận được tinh hoàn trượt dưới các ngón tay. Nếu<br />
vẫn không sờ thấy tinh hoàn, phải khám lại các vị trí tầng sinh môn, đùi, trên xương<br />
mu để xem có phải tinh hoàn lạc chỗ hay không.<br />
Sờ nắn còn giúp đánh giá kích thước tinh hoàn.<br />
4<br />
<br />
2. Cận lâm sàng:<br />
a. Siêu âm là phương tiện không xấm lấn, có vai trò trong việc xác định vị trí<br />
tinh hoàn trong những trường hợp tinh hoàn ẩn không sờ thấy hoặc khi bệnh nhi<br />
béo phì khó thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào<br />
kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm và tỷ lệ âm tính giả cũng như dương tính giả<br />
cao.<br />
b. Chụp tĩnh mạch chủ dưới qua tĩnh mạch đùi, CT scan, MRI: có giá trị<br />
trong việc xác định vị trí tinh hoàn, tuy nhiên giá thành cao.<br />
c. Soi ổ bụng là phương tiện tin cậy xác định vị trí tinh hoàn trong trường hợp<br />
tinh hoàn không sờ thấy:<br />
- Thấy tinh hoàn ở cao, mạch máu ngắn.<br />
- Không thấy tinh hoàn: tìm ống dẫn tinh và mạch máu tinh hoàn. Nếu ống<br />
dẫn tinh và mạch máu tận cùng phía trên lỗ bẹn sâu có nghĩa là vắng tinh<br />
hoàn. Nếu tồn tại ống phúc tinh mạc, ống dẫn tinh và mạch máu chui xuống<br />
ống bẹn thì dùng đèn soi đi qua lỗ bẹn sâu để tìm tinh hoàn.<br />
d. Xét nghiệm nhiễm sắc thể nên được thực hiện trên những bệnh nhi tinh<br />
hoàn ẩn 2 bên kèm lỗ tiểu thấp để phát hiện các trường hợp giới tính không xác<br />
định.<br />
e. Nghiệm pháp hCG xác định có hay không có tinh hoàn trong trường hợp<br />
tinh hoàn 2 bên không sờ thấy. Tiến hành bằng cách định lượng FSH, LH và<br />
testosterone trước và sau tiêm hCG.<br />
- Có tinh hoàn: nồng độ testosterone sẽ tăng cao sau tiêm, FSH và LS bình<br />
thường trước và sau tiêm hCG.<br />
- Không có tinh hoàn: nồng độ testosterone không thay đổi trước và sau tiêm<br />
hCG, FSH và LH cao trước và sau tiêm.<br />
V. BIẾN CHỨNG:<br />
1. Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn không được cố định ở bìu có nguy cơ bị xoắn cao<br />
hơn bình thường, đặc biệt khi tinh hoàn trong ổ bụng. Một bệnh nhân đau bụng bị<br />
tinh hoàn ẩn phải nghĩ đến xoắn tinh hoàn.<br />
2. Hóa ác:<br />
Nguy cơ ung thư tinh hoàn cao từ 5 đến 60 lần ở những bệnh nhân bị tinh hoàn<br />
ẩn. Nguy cơ này cũng thay đổi tùy theo vị trí tinh hoàn với 1% các trường hợp tinh<br />
hoàn trong ống bẹn và 5% tinh hoàn trong ổ bụng. Ngoài nguy cơ cao ở tinh hoàn<br />
ẩn, tinh hoàn đối diện có tỷ lệ hóa ác đến ¼ các trường hợp.<br />
5<br />
<br />
3. Vô sinh:<br />
Giảm khả năng sinh sản có cả trong tinh hoàn ẩn một bên hoặc hai bên. Các số<br />
liệu cho thấy chỉ 25% các trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên đã điều trị phẫu thuật có<br />
số lượng tinh trùng bình thường. Vì thế vô sinh là không tránh được trong những<br />
trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên không điều trị. Một báo cáo 1975 cho thấy tỷ lệ có<br />
con là 90% khi cố định tinh hoàn ở bìu giữa 1-2 tuổi, 50% giữa 2-3 tuổi, 40% giữa<br />
5-8 tuổi, 30% giữa 9-12 tuổi, 15% khi lớn hơn 15 tuổi.<br />
Nhiệt độ ổ bụng cao hơn bìu từ 2 – 30C sẽ làm tinh hoàn không phát triển, giảm<br />
số lượng tế bào mầm. Ngoài ra, dị dạng nơi tiếp nối tinh hoàn – mào tinh hoàn cũng<br />
là một nguyên nhân của vô sinh. Dị dạng này được tìm thấy càng nhiều khi tinh<br />
hoàn ẩn ở vị trí càng cao.<br />
VI. ĐIỀU TRỊ:<br />
1. Thời điểm:<br />
Ngoài việc tránh nguy cơ hóa ác và vô sinh, điều trị tinh hoàn ẩn còn làm giảm<br />
nguy cơ xoắn, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra tinh hoàn, cải thiện nội tiết và chức<br />
năng tinh hoàn, đưa tinh hoàn về vị trí bình thường.<br />
Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu khi trẻ được 1 tuối, việc chờ đợi quá trình đi<br />
xuống tự nhiên của tinh hoàn sẽ không có lợi. Để tránh những biến đổi về mô học<br />
của tinh hoàn, tinh hoàn ẩn nên được thực hiện trước 12-18 tháng tuổi.<br />
2. Điều trị nội tiết:<br />
Mặc dù kết quả điều trị khác nhau tùy theo báo cáo nhưng vị trí của nó đã được<br />
khẳng định trong điều trị tinh hoàn không xuống bìu. Nội tiết giúp tinh hoàn xuống<br />
bìu trong khoảng 20% các trường hợp tinh hoàn ẩn. Những trường hợp thất bại, nội<br />
tiết giúp tăng tưới máu, kéo dài một phần mạch máu và tăng kích thước tinh hoàn,<br />
tạo thuận lợi cho việc phẫu thuật sau đó.<br />
Một số thuốc được sử dụng: hCG, GnRH, LH…<br />
3. Điều trị phẫu thuật:<br />
Phương pháp tiếp cận sẽ tùy thuộc vào tinh hoàn sờ thấy hay không. Điều quan<br />
trọng là phải khám lại bệnh nhân sau khi gây mê vì 18% trường hợp tinh hoàn ẩn<br />
không sờ thấy sẽ thăm khám được sau khi gây mê.<br />
Tinh hoàn ẩn sờ được: cố định tinh hoàn giữa da bìu và cân Dartos trong<br />
một lần mổ.<br />
Tinh hoàn ẩn không sờ được: nội soi ổ bụng được thực hiện.<br />
+ Tinh hoàn trong ổ bụng: tùy theo cuống mạch máu ngắn hay dài mà<br />
6<br />
<br />
quyết định hạ tinh hoàn xuống bìu hay chọn phẫu thuật Fowler-Stephens hay<br />
vi phẫu.<br />
+ Không tìm thấy tinh hoàn, thấy đầu tận của ống dẫn tinh và mạch máu<br />
tinh hoàn: không làm gì thêm.<br />
+ Không tìm thấy tinh hoàn, ống dẫn tinh và mạch máu tinh hoàn chạy ra<br />
ngoài ổ bụng qua lỗ bẹn sâu: thám sát vùng bẹn. Nếu có tinh hoàn nằm trong<br />
ống bẹn, phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu như những trường hợp tinh hoàn<br />
ẩn sờ được. Trường hợp tinh hoàn teo nhỏ, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn teo<br />
được thực hiện.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
1. Casale P., Lambert S. M. (2011), Undescended Testis. Fundamentals of Pediatric<br />
Surgery, Springer, 86, pp. 673-677.<br />
2. Copp H. L., Shortliff L. D. (2010), Undescended testes and testicular tumors.<br />
Ashcraft’s Pediatric Surgery, 5th edition, Elsevier Sauders, 52, pp. 676-686.<br />
3. Hotson J. M. (2006), Undescended Testis, Torsion, and Varicocele. Pediatric<br />
surgery, 6th edition, Mosby Elsevier, 74, pp. 1193-1214.<br />
4. Hutson J. (2009), Cryptorchidism. Pediatric surgery Diagnosis and management,<br />
Sringer, 92, pp. 919-926.<br />
5. Lê Tấn Sơn (2002), Bệnh lý vùng bẹn bìu. nh h c và đi u trị ngoại hoa goại<br />
nhi, Nhà xuất bản học, tr. 143-164.<br />
6. Nguyễn Thanh Liêm (2002), Tinh hoàn không xuống bìu. Phẫu thuật tiết ni u trẻ<br />
em, Nhà xuất bản Học, 15, tr. 213-234<br />