intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về M-Learing - Nguyễn Danh Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan về M-Learing trình bày khái niệm M-Learnig, quan điểm về M-Learning, mô hình họ tập từ xa, những ưu điểm và nhược điểm của M-Learning, ứng dụng M-learning trong học tập. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về M-Learing - Nguyễn Danh Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Tổng quan về M-LEARNING Chuyên đề dùng trong đợt tập huấn thí điểm hỗ trợ giáo viên tập sự Người trình bày: Nguyễn Danh Nam CẦN THƠ, 08-2010
  2. ĐỊNH NGHĨA M-Learning là một hình thức học tập mà bản thân người học có thể thực hiện việc học tập ở mọi lúc, mọi nơi hoặc người học được tạo cơ hội học tập thông qua các thiết bị di động như ĐTDĐ, PDAs, PPCs,...
  3. QUAN ĐIỂM VỀ M-LEARNING 1. Quan điểm thứ nhất chỉ xét đến tính di động của thiết bị học tập: Học tập thông qua các thiết bị không dây như: ĐTDĐ, PDAs, PocketPC, máy tính xách tay, thậm chí cả những thiết bị có thể mang theo được như USB, máy nghe nhạc, camera kỹ thuật số,… 2. Quan điểm thứ hai xét đến cả tính di động của người học.
  4. CÁCH HỌC MỚI
  5. MÔ HÌNH HỌC TẬP TỪ XA
  6. MÔ HÌNH HỌC TẬP TỪ XA
  7. THUẬN LỢI CỦA M-LEARNING 1) HS sử dụng các thiết bị di động sẽ dễ dàng hơn nhiều so với sử dụng máy vi tính, đặc biệt là khi bố trí phòng học. 2) Tin nhắn SMS được sử dụng để gửi và nhận thông tin (ví dụ, thay đổi lịch học, kiểm tra,…) giữa GV và HS dễ dàng hơn và nhanh hơn việc thực hiện cuộc gọi hay gửi e-mail. 3) Các thiết bị như PDAs, ĐTDĐ, SGK điện tử (e-books) nhẹ hơn, ít cồng kềnh và dễ vận chuyển hơn chiếc cặp chứa đầy tài liệu, SGK hay thậm chí cả máy tính xách tay.
  8. THUẬN LỢI CỦA M-LEARNING 4) Có thể ghi chép những điểm cần lưu ý trực tiếp thông qua một số chức năng của các thiết bị di động như: nhận dạng chữ viết, ghi âm,… 5) Thuận lợi cho phân công nhiệm vụ, học tập hợp tác. Nhiều HS và GV có thể hoạt động nhóm thông qua các chức năng sử dụng tia hồng ngoại của PDAs hoặc qua Bluetooth. 6) Có thể sử dụng để học tập ở mọi lúc, mọi nơi vì dễ cầm, dễ mang theo.
  9. THUẬN LỢI CỦA M-LEARNING 7) Có một số thuận lợi hơn so với máy vi tính: có thể dùng bút cảm ứng thao tác trực tiếp trên màn hình để di chuyển các trang web, các liên kết dễ dàng hơn sử dụng chuột, nó cũng dễ dàng nhập thông tin vào hơn là sử dụng bàn phím và chuột. 8) Có thể ghi lại hình ảnh một cách trực tiếp bằng chức năng chụp hình của các thiết bị như ĐTDĐ, PDAs,… 9) Tăng hứng thú học tập cho HS, đặc biệt là đối với các HS có động cơ học tập chưa cao.
  10. THUẬN LỢI CỦA M-LEARNING 10) Tạo điều kiện cho HS tự kiến tạo kiến thức khi làm chủ các thiết bị này, khuyến khích tự học và tăng trách nhiệm của bản thân đối với việc học. 11) Rẻ hơn máy vi tính. 12) Dễ dàng trao đổi tài liệu qua Bluetooth, tia hồng ngoại,… 13) Thuận lợi lớn nhất của m-learning là sự kết hợp được sự tương tác thực sự với sự linh động trong học tập. Nó tạo ra cơ hội lớn cho GV tổ chức các hoạt động hợp tác và học tập hướng vào người học. Từ đó, giúp tạo động cơ tự học và học tập một cách độc lập.
  11. BẤT LỢI CỦA M-LEARNING 1) Màn hình nhỏ hạn chế số lượng và loại hình thông tin cung cấp cho người học (PDAs, ĐTDĐ,…). Thiếu đồng bộ về kích thước màn hình, do vậy khó phát triển nội dung ở những nơi khác nhau. 2) Giới hạn về khả năng lưu trữ của bộ nhớ, đặc biệt là PDAs và ĐTDĐ. 3) Vấn đề về pin (cần phải sạc pin thường xuyên) và đối với một số thiết bị có thể bị mất dữ liệu. 4) Dễ dàng bị mất hoặc bị đánh cắp hơn so với máy vi tính.
  12. BẤT LỢI CỦA M-LEARNING 5) Khi sử dụng các hình ảnh động, đặc biệt là trên ĐTDĐ mặc dù công nghệ 3G, 4G đã cho phép làm được điều này. 6) Đối với một số PDAs khó nâng cấp và hạn chế về khả năng mở rộng một số chức năng đã có. 7) Thị trường phát triển nhanh, do vậy, các thiết bị này nhanh chóng bị lạc hậu. 8) Thiếu sự kết nối, mặc dù công nghệ mới như Bluetooth đã bắt đầu giải quyết được vấn đề này.
  13. TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG CỦA M-LEARNING
  14. KHAI THÁC M-LEARNING TRONG DẠY HỌC
  15. KHAI THÁC M-LEARNING TRONG DẠY HỌC
  16. THẢO LUẬN 1. Nêu một số ý tưởng có thể ứng dụng M-Learning trong dạy học toán? 2. Đề xuất các biện pháp để triển khai ứng dụng M-Learning trong thực tiễn dạy học toán.
  17. Xin chân thành cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý thầy cô!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1