Bài giảng Y học gia đình: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 5
download
Bài giảng Y học gia đình kết cấu gồm 7 đơn vị bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: đại cương chuyên khoa y học gia đình và các nguyên lý của y học gia đình; gia đình và ảnh hưởng qua lại lên sức khỏe của các thành viên; tiếp cận bệnh nhân trong bối cảnh y học gia đình; tư vấn bệnh nhân trong y học gia đình;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Y học gia đình: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng Y HỌC GIA ĐÌNH Biên soạn: BS.CKI. Lê Hoài Thanh Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ Bài giảng môn học: Bài giảng Y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng Y HỌC GIA ĐÌNH Biên soạn: BS.CKI. Lê Hoài Thanh Hậu Giang – 2022 Bài giảng môn học: Bài giảng Y học gia đình. NXB Y học (2021) LƯU HÀNH NỘI BỘ Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- LỜI GIỚI THIỆU ------------ Y học gia đình là một chuyên ngành y khoa ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Chuyên khoa y học gia đình là cầu nối giữa bệnh viện và cộng đồng, vì đây là y học lâm sàng có định hướng chăm sóc dự phòng hay nói cách khác, là tầm soát sớm, xử trí các vấn đề cấp cứu và điều trị lâu dài các vấn đề sức khỏe thường gặp tại phòng khám ngoại trú. Ngoài việc xem xét bối cảnh gia đình trong chăm sóc người bệnh, y học gia đình còn chú trọng chăm sóc các thành viên khỏe trong gia đình theo hưởng dự phòng. Bác sĩ gia đình có một đặc trưng riêng biệt và rất khác các chuyên khoa khác. Đặc trưng này là nền tảng cho chức năng của bác sĩ gia đình trong vai trò của một bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu phủ hợp trong hầu hết các mô hình y tế trên thế giới. Quyển giáo trình được Bộ môn Y học gia đình biên soạn và cập nhật trong thời điểm ngành y tế Việt Nam đang có một bước tiến rõ rệt trong việc công nhận y học gia đình là một chuyên khoa nông cốt trong chăm sóc ban đầu. Việc áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình tại cơ sở y tế công và tư ở các tuyến khác nhau sẽ là một trong những giải pháp hứa hẹn cho việc giảm tải tại các tuyến y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc và góp phần cải thiện sức khỏe người dân . Đây là giáo trình quan trọng, hữu ích cho việc học tập của sinh viên các ngành y đa khoa, y học dự phỏng, y tế công cộng, cũng như nguồn tài nguyên cho cán bộ y tế khác trong thực hiện chăm sóc ban đầu cho người dân ở các tuyến y tế. Trường Đại học Võ Trường Toản Bài giảng môn học: Bài giảng Y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- LỜI TỰA ------------ Để đáp ứng nhu cầu tài liệu, phục vụ nghiên cứu học tập của sinh viên các chuyên ngành, với mục tiêu phần lí thuyết chủ yếu giới thiệu về y học gia đình, chúng tôi tập hợp một số bài giảng có liên quan. Giáo trình được biên soạn gồm 7 bài thuộc 4 nhóm nội dung. Bài 1 tổng quan về các nguyên lý chính của chăm sóc sức khỏe theo y học gia đình và vai trò của bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế. Các bài 2, 3, 4 hướng dẫn cách tiếp cận bệnh nhân theo y học gia đình, định hướng đến gia đình, mô hình tâm sinh lý và chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, tư vẫn người bệnh. Bài 5 hướng dẫn cách lọc bệnh trong các tình huống cấp cứu. Các bài 6 và 7 trình bày về khám tầm soát bệnh theo định hướng dự phòng và lập kế hoạch chăm sóc lâu dài cho cá nhân. Mặc dù được cập nhật hàng năm dựa trên nguồn tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm bản thân trong quá trình thực hành nghề nghiệp, quyển giáo trình không tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tôi trân trọng nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp , ban đọc để được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022 BS.CKI. Lê Hoài Thanh Bài giảng môn học: Bài giảng Y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG CHUYÊN KHOA Y HỌC GIA ĐÌNH VÀ CÁC NGUYÊN LÝ CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về sự ra đời của y học gia đình, sự phát triển và các nguyên tắc trong y học gia đình, vấn đề đào tạo y học gia đình ở bậc đại học và sau đại học. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm Y học gia đình, các nguyên tắc chính của y học gia đình, khái niệm và vai trò của bác sĩ gia đình. 2. Trình bày được sự phát triển Y học gia đình trên thế giới và Việt Nam, định hướng phát triển y học gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. 3. Thể hiện sự chấp nhận hiệu quả của y học gia đình và chăm sóc ban đầu trong chăm sóc sức khỏe người dân. 4. Mô tả vấn đề đào tạo y học gia đình ở bậc đại học và sau đại học. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức để nắm được các vấn đề trong y học gia đình như nguyên tắc định hướng phát triển và đào tạo trong y học gia đình. 1 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Giáo trình Y học gia đình (2022), Trường đại học Võ Trường Toản, NXB Y học. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Trung Kiên (2021), Bài giảng Y học gia đình, NXB Y học. 2. Giáo trình Y học gia đình, Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học năm 2012. 3. Giáo trình Y học gia đình Nội, Ngoại, Sản phụ khoa và Nhi khoa: Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học năm 2011. 4. Sách Y học gia đình, Tập 1 và Tập 2, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học năm 2009. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ Y HỌC GIA ĐÌNH 1.2.1.1: Y học gia đình là gì? Y Học Gia Đình là một chuyên ngành y khoa; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, hiệu quả cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên ngành rộng lồng ghép sinh học, lâm sàng học và khoa học hành vi. Phạm vi hoạt động của y học gia đình gồm các nhóm tuổi, giới tính, cơ quan và các bệnh lý thực thể. Ở một số nước, y học gia đình được gọi là y khoa thực hành tổng quát. 2 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- 1.2.1.2: Y học gia đình là một chuyên khoa Mặc dù mới được phát triển từ khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước nhưng y học gia đình đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành một chuyên khoa như các chuyên khoa khác trong đại gia đình y khoa: -Triết lý: cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao một cách toàn diện, liên tục có chú trọng đến nguồn tai nguyên tại chỗ cho người dân trong cộng đồng không kể đến tuổi, giới, tín ngưỡng, và tình trạng kinh tế. -Thực hành: bằng cách lồng ghép lối tiếp cận sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi trong cung cấp dịch vụ sức khỏe. -Tổ chức: đã hình thành các hiệp hội bác sĩ gia đinh cấp quốc gia (51 quốc gia), khu vực, thế giới (WONCA) để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và thực hành bác sĩ gia đình thông qua nhiều hình thức như hội thảo, tài liệu, website ... được cập nhật liên tục. Y học gia đình là một chuyên khoa vì : -Có triết lý đào tạo: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân theo hướng dự phòng trên cơ sở hai mô hình: hướng về bệnh nhân và tâm sinh lý xã hội. -Đối tượng phục vụ là toàn thể người bệnh trong khung cảnh gia đình và cộng đông mà họ sinh sống chứ không phải là hệ thống cơ quan hay một số các bệnh lý đặc hiệu như ở các chuyên khoa khác. Nói cách khác, dân số bệnh nhân của Y học gia đình là các cá thể trong một cộng đồng gia đình bao gồm người lớn và trẻ em, chứ không phải là các cá thể riêng lẻ ở từng chuyên khoa do chủ yếu dựa trên quan niệm bệnh tật cùng cách xử lý có quan hệ chặt với môi trường sống mà gần nhất là gia đình. -Thực hành: chăm sóc ban đầu ở phòng khám ngoại trú của các bệnh viện từ trung ương đến địa phương. -Chương trình đào tạo: đã đào tạo sau đại học với các cấp độ residency (tương đương chuyên khoa cấp I), fellow (tương đương chuyên khoa cấp II) và đang triển 3 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- khai vào chương trình đại học ở mức học phần tự chọn ở một số quốc gia. Bằng chuyên khoa bác sĩ gia đình được các quốc gia công nhận có giá trị hành nghề như các chuyên khoa khác. Có chương trình đào tạo Y khoa liên tục (Continuing Medical Education CẵM.E) có giá trị bổ sung hành nghề. + Tại Việt Nam Y học gia đình đã có mã số đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II. Chương trình đào tạo chuyên khoa I (2 năm) tuyển sinh hàng năm cùng với các chuyên khoa khác tại các trường đại học từ 2001 đến nay. + Chương trình đào tạo định hướng chuyên ngành Y học gia đình từ năm 2008 (tại ĐHYDTPHCM). - Nội dung đào tạo riêng với các luân khoa trong các bệnh viện chuyên khoa kết hợp Y học chứng cứ, khoa học hành vi và sức khỏe gia đình cùng thực hành lâm sàng tại phòng khám y học gia đình - Chương trình đào tạo: thiết kế dựa trên triết lý học tập cho người lớn, các năng lực cần thiết (competency - basic curryculum). Để học viên có được các năng lực cần thiết thì người thầy phải đóng vai trò mẫu mực trong quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân, và quá trinh đào tạo cũng phải toàn điện, liên tục, có chú ý đến tài nguyên sẵn có của học viên. Người thầy truyền hết kinh nghiệm hành nghề, đồng thời tiếp tục theo dõi giúp đỡ học viên của mình trong quá trình làm việc về sau một cách liên tục thông qua đào tạo y khoa liên tục. - Có sách giáo khoa cùng chuyên khảo chuyên ngành Y học gia đình. - Có hệ thống bệnh án riêng dựa trên quan điểm chăm sóc bệnh nhân dựa vào chứng (illness) và y học chứng cứ (Evidence basic Medicine) cùng khoa học hành vi (Behavioral science) và y tế dự phòng. - Có hội chuyên khoa cấp quốc gia, khu vực, thế giới (WONCA) 4 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- 1.2.1.3 Hoàn cảnh ra đời Tại các quốc gia đã phát triển, hầu hết việc chăm sóc sức khỏe các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn,... đã nhanh chóng chuyển từ phòng bệnh nội trú ra phòng bệnh ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng phân cấp các bước điều trị rõ ràng với sự cộng tác/đồng thuận của các chuyên khoa liên quan. Do đó bác sĩ gia đình sẽ là người phụ trách và giải quyết các vấn đề quản lý theo dõi bệnh mạn tính tại phòng khám ngoại trú một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoạt động bác sĩ gia đình sẽ trực tiếp giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan, đồng thòi tiết kiệm được chi phí nằm viện cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế (khoa bệnh nội trú, hồi sức chỉ dành cho các bệnh lý thật sự nặng hay cần chăm sóc tích cực với sự hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa sâu) 1.2.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH Y HỌC GIA ĐÌNH: 1.2.2.1 Lịch sử chuyên ngành Y học gia đình trên thế giới. - Bắt đầu hình thành từ thế kỷ 19 ở Anh quốc: có 3 nhóm người thực hành các dịch vụ chăm sóc sửc khỏe cho người dân: Physician (được đào tạo hàng năm và phụ trách dịch vụ sức khỏe cho người giàu có), Surgeon (được huấn luyện ở các trường khác với trường đào tạo physician) và Apothecarie (người cung cấp thuốc men và lời khuyên cho tầng lớp thấp trong xã hội). Edward Jenner cha đẻ của thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa đã tốt nghiệp Surgeon thay vì physician đã có nhiều cống hiến cho đào tạo nghề của hệ thống surgeon và apothecaries. Vào đầu thế kỷ 19, thuật ngữ “thực hành đa khoa” (general practioner) đã được dùng phổ biến cho hai nhóm surgeon và apothecaries do đòi hỏi của xã hội về tính công bằng trong cung cấp dịch vụ sức khỏe. - Thực hành đa khoa phát triển mạnh vào thế kỷ 19 tại Hoa Kỳ. - Năm 1889, hình thành mô hình đào tạo chuyên khoa tại ĐH John Kopkins, Hoa Kỳ. - 1930 - 1970: giảm đáng kể số lượng bác sĩ thực hành đa khoa ở Hoa Kỳ với sự thay thế của thực hành chuyên khoa chủ yếu ở thành thị. Đây là thời kỳ bùng nổ thông 5 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- tin và đào tạo y khoa liên tục là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện thực hành lâm sàng trong giai đoạn này. Bất cập ngày càng lớn đối với cung cấp dịch vụ y khoa ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. - 1960 hình thành Hội cấp chứng chỉ hành nghề thực hành tổng quát Hoa Kỳ, đến 1964 hình thành Hội cấp chứng chỉ hành nghề thực hành y học gia đình. Đến 7/1969 chỉ có 15 bác sĩ thực hành y học gia đình được công nhận ở Hoa Kỳ, sau đó Y học gia đình được chấp nhận và phát triển nhanh chóng đến 7/1979 đã có 6531 bác sĩ thực hành y học gia đình được chấp nhận.Y học gia đình đã góp phần thay đổi thực hành y khoa tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XX và đau thế kỷ XXI. - Hiện nay Y học gia đình đã phát triển thành Hội BSGĐ các cấp quốc gia, khu vực, thế giới. WONCA là chữ viết tắt của World Organization of National Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family Physician, là tổ chức hàn lâm thực hành y học gia đình bắt đầu từ 1972 với 18 thành viên và hiện nay đã có 97 thành viên từ 79 quốc gia trong đó có Việt Nam (từ 2003) với hơn 200 hội viên. Trang web của WONCA là: www.globalfamilydoctor.com - WONCA có nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua định nghĩa và cổ súy cho các giá trị của nó cũng như bởi việc nuôi dưỡng và duy trì các chuẩn mực cao về chăm sóc thực hành y học gia đình thông qua việc nhấn mạnh chăm sóc cá nhân, liên tục, dễ tiếp cận trong khung cảnh gia đình và cộng đồng. 1.2.2.2 Tại Việt Nam - Từ năm 1999 đến 2004: Một số hội thảo giới thiệu về Y học gia đình như Hội thảo về chủ đề «Triết lý và khái niệm Y học gia đình» do Bộ Y tế, ĐH Y Hà Nội và Trung tâm Y khoa Maine Hoa Kỳ chủ trì có sự tham dự ĐH Y Dược TP HCM ; Hội thảo «Giới thiệu Y học gia đình» tại ĐH Y Dược TP HCM và ĐH Y Dược cần Thơ. Sau đó, các hội thảo xây dựng chương trình đào tạo Chuyên khoa cấp I YHGĐ và biên 6 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- soạn giáo trình đã được tổ chức tại các Trường Đại học Y Dược Hà Nội, TPHCM và Cần Thơ -Nhiều lãnh đạo và giảng viên các trường đại học Y dược TPHCM, Hà Nội, Thái Nguyên, cần Thơ, Huế, và Hải Phòng đã được đào tạo các khóa ngắn hạn, dài hạn về Y học gia đình tại Hoa Kỳ và các khóa Cao học Y học gia đình tại Philippines. - Đã có website về Y học gia đình ở TPHCM www.bacsigiadinhvietnam.org (từ 11/2007) và bệnh án điện tử Y học gia đình áp dụng tại phòng khám Y học gia đình BV ĐH Y Dược TP HCM. - Từ năm 2003, trường đại học y dược Cần Thơ bắt đầu đào tạo ngành y học gia đình từ định hướng đến chuyên khoa 1. - Ngành y học gia đình tại Việt Nam mới ra đời chưa đầy 20 năm vẫn còn là chuyên ngành non trẻ so với các ngành khác nhưng đã có những bước phát triển vững chắc dần dần khẳng định vị trí không thể thiếu trong hệ thống y tế và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 1.2.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Một số văn bản pháp quy liên quan: -Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020. - Mục tiêu của đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ trong hệ thống y tế trong cả nước nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng góp phần giảm quá tải bệnh viện. - Mục tiêu cụ thể: +Giai đoạn 2013-2015: Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám BSGĐ bao gồm việc xây dựng các qui định, hành lang pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực và thành lập một số phòng khám tại 10 tỉnh thành trong cả nước. 7 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- +Giai đoạn 2015-2020: Nhân rộng mô hình phòng khám BSGĐ trên toàn quốc. Trên cơ sở kết quả giai đoạn thí điểm và mô hình chuẩn phòng khám BSGĐ triển khai nhân rộng phòng khám BSGĐ trên toàn quốc. - Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về BSGĐ và phòng khám BSGĐ. Thông tư quy định về: 1/. Chức năng, nhiệm vụ và quyền của BSGĐ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề BSGĐ: 2/. Tổ chức, hoạt động, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của BSGĐ. Ghi chú: Thông tư 16/2014/TT-BYT đã được thay thế bởi thông tư 21/2019/TT-BYT về hướng dẫn thí điểm về BSGĐ và phòng khám BSGĐ. - Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình BSGĐ tại VIệt Nam trong giai đoạn 2016-2020 (số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016) do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký. Mục tiêu chung của kế hoạch: Nhân rộng và phát triển mô hình phòn khám BSGĐ trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm giảm quá tải bệnh viện Thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về BSGĐ và phòng khám BSGĐ. Thông tư quy định về: 1/. Chức năng, nhiệm vụ và quyền của BSGĐ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề BSGĐ: 2/. Tổ chức, hoạt động, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của BSGĐ. 8 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- 1.2.4. CÁC NGUYÊN TẮC Y HỌC GIA ĐÌNH Y học gia đình có 6 nguyên tắc cơ bản. 1.2.4.1. Liên tục chăm sóc Việc chăm sóc liên tục đòi hỏi một bác sĩ gặp gỡ bệnh nhân (và lý tưởng là cả gia đình bệnh nhân nữa) trong nhiều lần bệnh và trong những lân thăm nom thân tình. Cùng với việc liên tục chăm sóc, mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau sẽ nảy sinh giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không tin bác sĩ thì những cơ hội để chăm sóc có hiệu quả sẽ bị hạn chế rất nhiều. Tính liên tục có thể là nguyên tắc quan trọng nhất của y học gia đình. Việc liên tục chữa bệnh khác với việc liên tục chăm sóc bệnh nhân. Trong y học gia đình, đối tượng được chăm sóc liên tục là bệnh nhân, mỗi đợt ốm là một bệnh. Trong các chuyên khoa khác đối tượng theo dõi là bệnh và mỗi đợt là một bệnh nhân. Các BSGĐ được ủy thác chăm sóc bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian dài. Thời gian được xem như công cụ chẩn đoán và điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy cộng đồng đánh giá cao vai trò của BSGĐ trong chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ có thể lắng nghe, đồng cảm, bảo mật thông tin và trên hết là có thể cung cấp các dịch vụ CSSK đúng lúc, hiệu quả và phù hợp với cộng đồng. BSGĐ là người có thể đưa ra các kiểm tra sức khỏe một cách thích hợp, BSGĐ nắm rõ tiền sử gia đình. Trong trường hợp nếu bệnh nhân có một cơn đau ngực, có đến 56% bệnh nhân lựa chọn tham khảo ý kiến của BSGĐ, trong khi 41% đến bác sĩ tim mạch và chỉ 1% đến khám bác sĩ ngoại lồng ngực. Những biểu hiện của việc liên tục chăm sóc là: - Người thầy thuốc có biết rõ tiền sử của bệnh nhân trước khi có một quyết định. - Người thầy thuốc có giải thích cho bệnh nhân về sự quan trọng của việc theo dõi. -Người thầy thuốc có bàn bạc với bệnh nhân về các mục đích sức khỏe lâu dài cũng như điều trị một bệnh cấp tính. 9 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- -Có sự tin cậy giữa bác sĩ và bệnh nhân -Hồ sơ bệnh án thể hiện bệnh nhân được người thầy thuốc đó thăm khám nhiều lần. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh mạn tính. 1.2.4.2. Tính toàn diện Tính toàn diện có nghĩa là xem xét bệnh nhân dưới góc độ sinh học mà còn phải xem xét cả về mặt xã hội và tâm lý nữa. Như vậy người thầy thuốc gia đình xem xét tổng thể các cá nhân trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ. Người thầy thuốc gia đình xem xét tất cả các yếu tố này khi lập kế hoạch chẩn đoán hoặc điều trị. Những người chăm sóc sức khỏe khác cũng tham gia vào việc chăm sóc bệnh nhân, nhưng thầy thuốc gia đình làm cho bệnh nhân tiếp cận được với chăm sóc. Điều này không có nghĩa là thầy thuốc gia đình là tất cả đối vói mọi người. Người thầy thuốc gia đình có thể chăm sóc cho 90 đến 95% các bệnh tật mà người bệnh tìm đến để chữa trị. Trong một thống kê về việc chăm sóc bệnh nhân ở Hoa Kỳ và Anh, Ken White đã thấy trong một tháng cứ 1000 người lớn sống trong cộng đồng thì có 750 người cho biết bị bệnh hoặc bị thương tích, trong số này có 500 người tự chữa, không cần đến thầy thuốc. Trong số 250 người đến thầy thuốc có 235 người được chăm sóc ngay tại nơi làm việc của thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu, 9 người được đưa vào bệnh viện, 5 người cần thầy thuốc chuyên khoa và một người được chuyển lên trung tâm y tế của một trường đại học. Như vậy thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu (thường là thầy thuốc gia đình) cung ứng phần lớn sự chăm sóc và phục vụ phần mở đầu của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đánh giá sự toàn diện của chăm sóc. - Có danh mục các vấn đề và danh mục thuốc có được liệt kê trong phác đồ điều trị. Ngoài việc xem xét tất cả các vấn đề sinh học còn cần phải xem xét cả những vấn đề tâm lý và pháp lý: 10 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- - Bác sĩ có hiểu biết về khả năng bệnh nhân trả tiền cho các loại thuốc hay các xét nghiệm chẩn đoán được chỉ định. - Bác sĩ có chứng minh được sự hiểu biết về những vấn đề tâm lý xã hội trong việc chăm sóc bệnh nhân này. - Được biết rõ ràng 50-60% số bệnh nhân bị suy sụp. Vậy chúng ta hỏi về tình trạng này bao nhiêu lần? - Bác sĩ có hiểu biết những triệu chứng suy sụp ở các bệnh nhân của mình. Thậm chí điều còn quan trọng hơn là chúng ta có thường luôn biết đến các lời phàn nàn có tính chất tâm thể. Ví dụ, chúng ta biết rằng đau ngực trong điều kiện chăm sóc ban đầu thường không phải do bệnh tim gây ra (ngược lại với điều xảy ra ở phòng khám của bác sĩ tim mạch). Thật vậy, một bệnh nhân đau ngực cấp tính đến chỗ bác sĩ gia đình thi chẩn đoán thường là rối loạn do hoảng sợ hơn là do bệnh động mạch vành. 1.2.4.3. Phối hợp trong chăm sóc. Bác sĩ gia đình giống như một nhạc trưởng trong việc chăm sóc cho từng bệnh nhân. BSGĐ còn xác định những người cung ứng và các nguồn chăm sóc sức khỏe khác cần thiết để hổ trợ cho việc chăm sóc chung cho bệnh nhân. Những nguồn này bao gồm các chuyên gia bên ngoài cũng như những cán bộ chuyên môn y tế khác bên trong phòng khám của BSGĐ. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của BSGĐ.Các bác sĩ gia đình hành động như các luật sư của bệnh nhân. BSGĐ có thể nói với các bệnh nhân là "Tốt hơn là ông/bà thông qua tôi để đến với cố vấn của mình. Sau đó cố vấn của ông/bà sẽ không những làm ông/bà thỏa mãn mà còn làm cho tôi thỏa mãn nữa". Những biểu hiện của chăm sóc mang tính phối hợp: - Bác sĩ có bàn bạc với các chuyên gia về việc chăm sóc bệnh nhân qua điện thoại hoặc trực tiếp. - Thỉnh thoảng bác sĩ có đi cùng với bệnh nhân đến chỗ các chuyên gia. 11 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- - Bác sĩ có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khi vắng mặt họ. - Bác sĩ có huấn luyện những người trong phòng khám cách hỗ trợ cho việc phối hợp chăm sóc. - Khi có nhiều người tham gia trong nhóm nhân viên y tế thì ai sẽ nói với bệnh nhân về kết quả chẩn đoán. 1.2.4.4. Cộng đồng Nghề nghiệp, văn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến việc chăm sóc bệnh nhân. Sự hiểu biết về những bệnh nào hoặc những vấn đề sức khỏe nào có tỷ lệ mắc cao nhất trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến những chẩn đoán của các BSGĐ và giúp họ đưa ra những quyết định về việc giáo dục cộng đồng và cung ứng dịch vụ. Ngoài vai trò là công cụ chẩn đoán, cộng đồng còn là tác nhân trị liệu. Trong cộng đồng có nhiều nguồn mà BSGĐ có thể sử dụng để cung ứng chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân. Các biểu hiện của chăm sóc định hướng vào cộng đồng: - Bác sĩ không những biết bệnh nhân làm việc gì mà còn biết cả về nơi làm việc, điều này có thể quan trọng trong việc điều tri bệnh nhân và nguyên nhân căn bệnh - Bác sĩ có sử dụng các nguồn lực của cộng đồng. - Bác sĩ có sử dụng sự hiểu biết về tần suất bệnh tật trong cộng đồng khi chẩn đoán. - Bác sĩ có là một thành viên tích cực trong cộng đồng mà họ hành nghề. - Các chẩn đoán và điều trị được thực hiện (ví dụ như điều chỉnh liều lượng insulin) → trên cơ sở lối sống của bệnh nhân nơi công sở hoặc bên ngoài bệnh viện hơn là trên cơ sở trong bệnh viện. 1.2.4.5. Phòng bệnh Phòng bệnh bao gồm nhiều khía cạnh, đó là nhận biết được những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh. 12 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- Dự phòng cũng có nghĩa là dự đoán trước các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tâm của bệnh nhân và gia đình. Ví dụ: “phản ứng kỷ niệm” hay sự mất mát một người thân. BSGĐ thường xuyên thấy trước và khuyên nhủ từng người và các gia đình trong những trường hợp đó. Phòng bệnh không chỉ giới hạn vào việc bảo mọi người không hút thuốc lá, phải tập thể dục và ăn uống đúng cách mà còn là việc nhận ra các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh (ví dụ như lịch sử gia đình) và sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ các giai đoạn đầu. Nhớ rằng bạn có thể ngăn chặn sự phát triển tiếp tục của một bệnh như bệnh tắc phổi mạn tính hay bệnh tim bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Các biểu hiện của chăm sóc có tính dự phòng: - Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nhân có được xác định và thể hiện trong các sổ sách, bệnh án. - Có tài liệu cho thấy có sự thoả thuận với bệnh nhân về việc có thể cần thay đổi hành vi để dự phòng. - Có bằng chứng cho thấy rằng bác sĩ dự đoán được những khủng hoảng có tính chất qui luật sẽ xảy ra trong cuộc sống của gia đình.Ví dụ có những vấn đề nhất định sẽ xảy ra trong những năm đầu của hôn nhân, như người ta thường ít luyện tập hơn và ăn uống khác đi sau khi lập gia đình. 1.2.4.6. Gia đình Các bác sĩ gia đình coi bệnh nhân như những thành viên chứa các hệ thống gia đình và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình cũng như ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật. BSGĐ được đào tạo để làm việc với các gia đình vì họ cần thích ứng với những giai đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống và với các bệnh tật bất ngờ. Các BSGĐ hiểu sự khác nhau giữa gia đình hoạt động bình thường 13 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- và không bình thường và sử dụng sự hiểu biết này trong cả hai viêc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Các biểu hiện của việc chăm sóc dựa vào gia đình: - Các số liệu y học có bao gồm bản đồ gen, sơ đồ gia đình, thang điểm Apgar của gia đình và có nhắc đến tình trạng hiện nay trong sơ đồ gia đình. Sơ đồ gia đình được sử dụng trong những tình huống đặc biệt, nhưng bản đồ gen và tình trạng gia đình là cần thiết trong tất cả các phác đồ điều trị bệnh nhân. - Hệ thống hỗ trợ bệnh nhân được ghi chép. - Bác sĩ có đánh giá ảnh hưởng của bệnh tật đến các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật. Bản đồ gen là sự mô tả sinh học về gia đình và sơ đồ gia đình là một thang điểm mô tả nội tâm của gia đình (nội dung này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở bài “Công cụ đánh giá gia đình”).Apgar cung cấp cho chúng ta điểm số đánh giá mức độ không hoạt động bình thường của gia đình và vòng đời giúp cho bác sĩ hiểu biết những khủng hoảng dự kiến có thể xảy ra trong một gia đình. Nếu bác sĩ có những công cụ nói trên và ghi chép lại việc sử dụng các công cụ này thì rõ ràng là bác sĩ đang sử dụng thông tin để chăm sóc bệnh nhân. 1.2.5. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁC SĨ GIA ĐÌNH 1.2.5.1. Khái niệm: Bác sĩ gia đình(BSGĐ) được đào tạo chuyên môn để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả người dân không kể tuổi tác, giới tính hoặc loại vấn đề sức khỏe cung cấp các dịch vụ sức khỏe ban đầu và liên tục cho toàn bộ các gia đình trong cộng đồng; giải quyết các vấn đề về thể chất, tâm lý và xã hội; phối hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện với các chuyên khoa khác khi cần thiết. Các thầy thuốc chuyên khoa khác sẽ phối hợp với BSGĐ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và tiết kiệm nhất. Ở một số nước, BSGĐ còn được gọi là bác sĩ hành nghề đa khoa/ tổng quát. 14 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- Nói một cách khác, theo các nguyên tắc của YHGĐ, BSGĐ là người có trách nhiệm chăm sóc người bệnh một cách liên tục, toàn diện và phối hợp nhằm mục tiêu phát hiện, xử lý sớm các vấn đề bệnh tật, dự phòng và duy trì sức khỏe, cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng. 1.2.5.2. Đặc trưng và chức năng của bác sĩ gia đình. Dưới đây là những đặc trưng của một BSGĐ, những chức năng/ nhiệm vụ quan trọng nhất của người thầy thuốc khi thực hành y học gia đình: 1. Có trách nhiệm trong việc chăm sóc toàn bộ, liên tục các cá nhân cũng như toàn bộ gia đình trong suốt thời kì ốm đau, giai đoạn phục hồi, cũng như khi khỏe mạnh. 2. Yêu thương và cảm thông sâu sắc với bệnh nhân và gia đình họ. 3. Luôn có thái độ tìm hiểu liên tục các vấn đề của bệnh nhân. 4. Quan tâm đến nhiều lĩnh vực thuộc y học lâm sàng. 5. Có khả năng giải quyết được nhiều tình huống xảy ra đồng thời trên một bệnh nhân. 6. Có khả năng hành động như người điều phối các nguồn lực cần thiết đáp ứng cho yêu cầu điều trị cho bệnh nhân. 7. Nhiệt tình trong công việc đào tạo liên tục duy trì và cập nhật kiến thức thông qua đào tạo liên tục. 8. Bình tĩnh đối phó với stress, đáp ứng một cách nhanh chóng, có hiệu quả, logic và đồng cảm với bệnh nhân. 9. Xác định được các vấn đề của bệnh nhân trong giai đoạn sớm nhất. 10. Có ước muốn mạnh mẽ trong duy trì sự hài lòng của bệnh nhân, nhận ra các nhu cầu cần thiết để tạo được mối quan hệ tốt với người bệnh. 11. Có kĩ năng xử lý các bệnh mãn tính, đảm bảo sự hồi phục tốt nhất( ít biến chứng) cho bệnh nhân sau giai đoạn kịch phát. 12. Phát triển những tình cảm thầy thuốc-bệnh nhân có được sau lần tiếp xúc đầu tiên, tạo và duy trì mối quan hệ bền vững với bệnh nhân. 15 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
- 13. Có khả năng giáo dục bệnh nhân và gia đình về bệnh tật và các nguyên tắc duy trị cuộc sống có sức khỏe. 1.2.5.3. Vai trò của bác sĩ gia đình Thực hành y khoa lý tưởng là lấy bệnh nhân làm trung tâm, định hướng dự phòng cho cá nhân dựa trên gia đình và cộng đồng. Do đó, hệ thống y khoa lâm sàng và YTCC nên liên kết chặt chẽ với nhau. Mô hình chăm sóc ban đầu để giải quyết phần lớn các bệnh tật trong cộng đồng rõ ràng đòi hỏi một người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với một vai trò mới và một phức hợp kỹ năng mới để hoàn thành nhiệm vụ, lý tưởng là một BSGĐ. Người bác sĩ này phải trở thành bác sĩ năm sao để có thể thực hiện được các vai trò và nguyên tác của YHGĐ ( theo Hội Bác sĩ Gia đình Thế giới 1998). 1.2.5.3.1. Người chăm sóc sức khỏe - BSGĐ là bác sĩ tuyến đầu tiên trong hệ thống y tế, khám và xử trí tất cả các bệnh thường gặp, ở các giai đoạn, tất cả các độ tuổi ( tính toàn diện). - Khám tầm soát và quản lí sức khỏe ( tính dự phòng). - Chăm sóc liên tục, hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. - Chuyển viện kịp thời đúng tuyến và đúng chuyên khoa ( tính phối hợp). - Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm, xem bệnh nhân như một thành viên trong gia đình và cộng đồng và cung cắp sự chăm sóc đạt tiêu chuẩn cao ( chẩn đoán loại trừ các bệnh nặng, quản lý bệnh mãn tính và bệnh tàn tật. 1.2.5.3.2. Người tư vấn - Có kỹ năng lắng nghe tích cực - Thông cảm với bệnh nhân và gia đình - Tham dò suy nghĩ của bệnh nhân, giáo dục và hành động. - Làm rỏ những suy nghĩ lệch lạc. 16 Bài giảng môn học: Bài giảng y học gia đình. NXB Y học (2021) Chủ biên: Nguyễn Trung Kiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y học gia đình cây WONCA - TS.BS. Lê Thanh Toàn
10 p | 389 | 44
-
Bài giảng Thực hành y học gia đình, tâm lý bệnh nhân - Những điều bác sĩ và điều dưỡng cần biết - BS. Đỗ Hồng Ngọc
29 p | 203 | 36
-
Bài giảng Nhập môn y học gia đình bác sĩ gia đình - TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp
36 p | 199 | 33
-
Bài giảng Khám tầm soát & tham vấn tại phòng khám ngoại trú theo y học gia đình - ThS. Phan Chung Thùy Linh
45 p | 157 | 32
-
Bài giảng Cách tiếp cận trong thực hành Y học gia đình - TS.BS. Lê Thanh Toàn
9 p | 208 | 30
-
Bài giảng Các nguyên lý y học gia đình - TS. BS. Trần Đức Sĩ, TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp
23 p | 308 | 30
-
Bài giảng Bệnh án y học gia đình - ThS. BS. Nguyễn Xuân Trung Dũng
55 p | 275 | 25
-
Bài giảng Mối liên quan – phối hợp giữa bác sĩ gia đình và các chuyên khoa khác - PGS. TS. Trần Thị Mộng Hiệp
20 p | 109 | 20
-
Bài giảng Vòng đời người và vòng đời gia đình trong chăm sóc sức khoẻ theo nguyên lý y học gia đình PGS.TS. Trần Khánh Toàn
63 p | 118 | 12
-
Bài giảng Các nguyên lý chăm sóc sức khoẻ trong y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
29 p | 58 | 9
-
Bài giảng Một số công cụ đánh giá gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
56 p | 104 | 8
-
Bài giảng Khái niệm và lịch sử phát triển của Y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
34 p | 49 | 5
-
Bài giảng Quản lý một số bệnh mạn tính không lây nhiễm ở tuyến cơ sở theo nguyên lý y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
51 p | 52 | 5
-
Bài giảng Sàng lọc phát hiện bệnh sớm trong y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
46 p | 58 | 4
-
Bài giảng Y học gia đình: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
88 p | 19 | 4
-
Bài giảng Tổ chức triển khai lập hồ sơ quản lý sức khoẻ theo y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
36 p | 41 | 3
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình tại tuyến chăm sóc ban đầu - PGS. TS. BS. Nguyễn Minh Tâm
27 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn