3<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Cuốn “ Bài tập cơ lý thuyết ” in lần này là kết quả của nhiều lần rút kinh<br />
nghiệm qua thực tế giảng dạy của Bộ môn cơ học lý thuyết Trường Đại học Thủy lợi<br />
suốt bốn mươi năm qua.<br />
So với hai tập giáo trình xuất bản năm 1976, chúng tôi đã chọn lọc sửa chữa và<br />
rút bớt lại về số lượng bài, kết cấu lại các chương mục cho phù hợp với đề cương môn<br />
học đã được sửa đổi theo tinh thần cải cách giáo dục và đáp ứng yêu cầu đào tạo các<br />
ngành nghề của Trường Đại học Thủy lợi.<br />
Giáo trình này được dùng cho sinh viên chính quy hệ 5 năm của trường Đại học<br />
Thủy lợi, ngành công trình và ngành máy(chương trình A). Tuy nhiên những sinh viên<br />
học theo chương trình B hoặc sinh viên hệ tại chức, khi sử dụng giiaos trình này có sự<br />
hướng dẫn của giáo viên cũng rất thuận lợi. Ngoài ra giáo trình này còn làm tài liệu ôn<br />
tập cho những học viên ôn tập để thi tuyển vào hệ cao học hay nghiên cứu sinh ngành<br />
cơ học.<br />
Chúng tôi mong có sự góp ý của các thầy giáo cô giáo và người sử dụng về nội<br />
dung và hình thức để giúp chúng tôi hoàn thiện hơn về giáo trình này.<br />
Hà Nội, tháng 10-2003<br />
Tập thể bộ môn Cơ học lý thuyết<br />
GS.TS.Nguyễn Thúc An<br />
<br />
PGS.TS.Khổng Doãn Điền<br />
<br />
PGS.TS.Nguyễn Đình Chiều<br />
<br />
PGS.TS.Nguyễn Đăng Tộ<br />
<br />
PGS.TS.Nguyễn Bá Cự<br />
<br />
PGS.TS.Lê Đình Don<br />
<br />
TS.Nguyễn Đình Thông<br />
<br />
TS.Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: TĨNH HỌC<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN- HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC<br />
Tĩnh học là một phần của Cơ học lý thuyết, trong đó nghiên cứu điều kiện cân<br />
bằng của vật rắn dưới tác dụng của lực. Vật rắn ở trạng thái cân bằng hiểu theo nghĩa<br />
tĩnh học là vật rắn đứng yên.<br />
Với qui ước ngay từ đầu vật rắn đã đứng yên, ta có thể đồng nhất khái niệm cân<br />
bằng của vật rắn với khái niệm cân bằng của hệ lực tác dụng lên nó. Do đó để nghiên<br />
cứu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hệ lực, ta chỉ cần nghiên cứu<br />
điều kiện cân bằng của hệ lực tác dụng lên nó là đủ. Nội dung chủ yếu của các bài<br />
toán tĩnh học là tìm phản lực để hệ lực tác dụng lên vật khảo sát cân bằng. Cơ sở lý<br />
luận của phần tĩnh học là hệ tiên đề tĩnh học.<br />
HỆ TIÊN ĐỀ:<br />
Tiên đề 1: ( Tiên đề về sự cân bằng)<br />
<br />
F<br />
<br />
F<br />
<br />
Điều kiện cần và đủ để hệ hai lực cùng tác dụng lên một vật rắn<br />
cân bằng là chúng có cùng giá, cùng cường độ và ngược chiều<br />
nhau.<br />
r<br />
r r<br />
r<br />
r<br />
F1 , F2<br />
0 ⇔ F1 = − F2 và cùng giá.<br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
Tiên đề 2: ( Tiên đề thêm bớt hệ lực cân bằng )<br />
Tác dụng của một hệ lực lên vật rắn không thay đổi nếu ta thêm vào hay bớt đi một hệ<br />
lực cân bằng<br />
r r<br />
r<br />
r r<br />
r r r<br />
r<br />
(F1 , F2 ,..., Fn ; P1 , P2 ,..., Pm )<br />
F1 , F2 ,..., Fn<br />
<br />
(<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
)<br />
<br />
(P , P ,..., P )<br />
r r<br />
1<br />
<br />
r<br />
<br />
2<br />
<br />
m<br />
<br />
r<br />
0<br />
<br />
Tiên đề 3: ( Tiên đề về hợp lực )<br />
<br />
F2<br />
<br />
Hệ hai lực cùng đặt tại một điểm có hợp lực đặt tại điểm chung<br />
ấy, véc tơ biểu diễn hợp lực là véc tơ đường chéo của hình bình<br />
hành mà hai cạnh là hai vectơ biểu diễn hai lực đã cho.<br />
r<br />
r u ur ur<br />
r r<br />
F1 , F2<br />
R ; R = F1 + F 2<br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
Tiên đề 4: (Tiên đề về lực tác dụng và phản tác dụng)<br />
Lực tác dụng và phản tác dụng giữa hai vật là hai lực có cùng<br />
giá, cùng cường độ và ngược chiều nhau.<br />
<br />
5<br />
<br />
F<br />
F1<br />
<br />
Chú ý: Khác với tiên đề 1, trong tiên đề 4, lực tác dụng và phản tác dụng không phải<br />
là hai lực cân bằng.<br />
Tiên đề 5: ( Tiên đề hoá rắn )<br />
Khi vật biến dạng đã cân bằng, thì hoá rắn lại, nó vẫn cân bằng.<br />
HỆ QUẢ:<br />
Những hệ quả phát biểu dưới đây được trực tiếp rút ra từ hệ tiên đề tĩnh học đã nêu ở<br />
trên:<br />
Hệ quả 1: ( Định lý trượt lực)<br />
Tác dụng của một lực lên vật rắn không thay đổi, nếu ta trượt lực dọc theo giá<br />
của nó.<br />
Do đó lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bằng véc tơ trượt.<br />
Hệ quả 2:<br />
Nếu một hệ lực cân bằng thì một lực bất kỳ thuộc hệ lấy theo chiều ngược lại, sẽ là<br />
hợp lực của hệ lực còn lại.<br />
Hệ quả 3:<br />
Có thể phân tích một lực thành 2 lực theo qui tắc hình bình hành lực.<br />
Hệ quả 4:<br />
Vật rắn chịu tác dụng của một lực khác không, sẽ không ở trạng thái cân bằng.<br />
Hệ quả 5: (Định lý về 3 lực cân bằng )<br />
Nếu ba lực không song song, cùng nằm trong một mặt phẳng mà cân bằng thì giá của<br />
chúng đồng quy tại một điểm.<br />
Liên kết và phản lực liên kết<br />
Nắm vững các loại liên kết và phản lực liên kết là một trong những yếu tố quan trọng<br />
để giải đúng các bài toán tĩnh học.<br />
• Liên kết tựa:<br />
<br />
NC<br />
NB<br />
NA<br />
<br />
A<br />
<br />
N<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
6<br />
<br />
N<br />
<br />
• Liên kết thanh không trọng lượng:<br />
<br />
SC<br />
<br />
SA SB<br />
<br />
A<br />
<br />
• Liên kết ngàm:<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
RA<br />
<br />
XA<br />
YA<br />
<br />
MA<br />
A<br />
<br />
MA<br />
<br />
• Liên kết dây mềm, thẳng, khôngdãn:<br />
A<br />
<br />
T<br />
<br />
B<br />
TA<br />
<br />
TB<br />
<br />
• Liên kết bản lề:<br />
Bản lề trụ:<br />
<br />
+<br />
<br />
Z<br />
X<br />
<br />
Y y<br />
<br />
x<br />
y<br />
<br />
Y<br />
X<br />
<br />
x<br />
<br />
+<br />
<br />
X<br />
<br />
Bản lề cầu<br />
<br />
Z<br />
<br />
Z<br />
Y<br />
<br />
Y<br />
<br />
X<br />
<br />
+<br />
<br />
Bản lề cối<br />
<br />
X<br />
<br />
Z<br />
<br />
Z<br />
<br />
Z<br />
<br />
Z<br />
<br />
R<br />
Z<br />
Y<br />
<br />
Y<br />
<br />
y<br />
<br />
y<br />
<br />
X<br />
<br />
X<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
7<br />
<br />
x<br />
<br />
y<br />
<br />