Mối quan hệ giữa lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng. Ý nghĩa đối <br />
với việc phát triển tư duy cho học viên đào tạo sau đại học.<br />
* Sự hình thành và phát triển của lôgic học hình thức và lôgic học <br />
biện chứng.<br />
Nhân loại bắt đầu suy nghĩ theo những quy luật của lôgic từ rất lâu <br />
trước khi những quy luật này được khoa học khám phá ra. Nhưng đó chỉ là cái <br />
lôgic tự phát, kinh nghiệm. Nói cách khác, tư duy hay suy nghĩ của con người <br />
khi đó chưa trở thành đối tượng của nhận thức khoa học. Tro <br />
ng xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà hoạt động của đời sống xã hội đã được <br />
mở rộng, nhận thức khoa học được hình thành, quá trình tranh luận, thảo luận <br />
thời kỳ dân chr thành Aten đòi hỏi không thể hạn chế ở kinh nghiệm tự phát, <br />
mà nghiên cứu những nguyên lý của tư duy chính xác, của những chứng minh, <br />
luận luận với cấu tạo của khái niệm, phán đoán... một cách đúng đắn. Lôgic <br />
hình thức ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử đó.<br />
Những người đầu tiên nghiên cứu những vấn đề của lôgic học là các nhà <br />
triết học duy vật như Hêraclít (khoảng 540480 tr.CN), Đêmôcrit (khoảng 460 <br />
– 370 tr.CN). Ngay từ buổi đầu xuất hiện, lôgic học đã được coi là một bộ <br />
phận cấu thành tri thức triết học. Thuỷ tổ của khoa học lôgic là nhà tư tưởng <br />
Hy lạp cổ đại Arixtốt (384322 tr.CN). <br />
Trên cơ sở tổng kết những hạt nhân của các trường phái học thuật trước <br />
đó, Arixtốt đã xây dựng hệ thống các nguyên lý, quy luật, phương pháp và <br />
phát triển tiếp tục cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Các tác phẩm thuộc <br />
phạm vi lôgic học được tập hợp lại thành bộ sách “Organông” (bộ công cụ, <br />
phương pháp nghiên cứu), với 6 tác phẩm:<br />
1. Phạm trù, thực chất là học thuyết về khái niệm, hình thức cơ bản của tư <br />
duy.<br />
2. Lý giải, trình bày học thuyết về phán đoán, hình thức cơ bản của tư duy.<br />
<br />
<br />
1<br />
3. Phân tích (I), học thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản của suy luận <br />
diễn dịch.<br />
4. Phân tích (II), học thuyết về chứng minh, hình thức cơ bản của chứng <br />
minh.<br />
5. Thuật tranh biện, học thuyết về phép biện chứng với ý nghĩa là nghệ <br />
thuật tranh luận.<br />
6. Bác bỏ ngụy biện, phê phán những khuynh hướng lạm dụng phép biện <br />
chứng.<br />
Theo Arixtốt, cơ sở của tư duy đúng đắn (nghĩa là đạt tới chân lý khách <br />
quan) trước hết phải tuân theo các quy luật cơ bản: quy luật đồng nhất, quy <br />
luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba. Thành tích suất sắc của <br />
Arixtốt là xây dựng học thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất của <br />
suy lý diễn dịch, với những cầu hình, cách thức và quy tắc của có, mà lôgic <br />
học hình thức sau này chỉ còn là sự hoàn thiện để vận dụng. Arixtốt đã bao <br />
quát được toàn bộ phạm vi, thực chất là đối tượng của logic học, đặt nền <br />
móng cho khoa học logic phát triển trong nhiều thế kỷ sau.<br />
Có thể khẳng định rằng, Arixtốt đã có công đầu trong việc chỉ ra bản <br />
chất, kết cấu bên trong của tư duy và đã rút ra từ nội dung hiện thực của suy <br />
nghĩ những hình thức lôgic. Theo ông, những quy tắc, quy luật lôgic không <br />
phải là cái tuỳ tiện đặt ra mà có nguồn gốc khách quan là xuất phát từ thế <br />
giới hiện thực, còn khoa học lôgic là khoa học về sự khẳng định chân lý và <br />
bác bỏ những phán đoán sai lầm, xuyên tạc tình hình thực tế của sự vật, hiện <br />
tượng.<br />
Tuy nhiên, trong logic học của Arixtốt có nhiều nhân tố biện chứng liên <br />
hợp với siêu hình học. Ông đã chống lại học thuyết về tính mâu thuẫn của sự <br />
vật do Hêraclít nêu ra, do đó, lôgic học của Arixtốt đã bị các nhà triết học kinh <br />
viện thời kỳ trung cổ lợi dụng như một công cụ chững minh cho quan điểm <br />
của thần học, Organon đã biến thành Canon (luật lệ)<br />
<br />
2<br />
Từ thế kỷ XVII về sau, do sự phát triển của công nghiệp, của hàng hải <br />
và thương mại đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển khá mạnh của lôgic học <br />
quy nạp mà người sáng lập là F.Bêcơn (15611626). Với tư cách là một <br />
phương pháp mới, lôgic học quy nạp đã rút ra những nguyên lý chung, quy <br />
luật phổ quát từ những tri thức kinh nghiệm.<br />
Nhu cầu nhận thức khoa học không dừng lại ở phương pháp quy nạp mà <br />
còn thúc đẩy phương pháp diễn dịch ra đời và phát triển. Với phương pháp <br />
này, nhà triết học Pháp R. Đềcáctơ (15961650) đã đưa lôgic học phát triển <br />
thêm một bước, đạt được những thành tựu mới. Từ đó, lôgic học được coi là <br />
vũ khí nhận thức "sắc bén" của mọi khoa học. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ <br />
XVIII, phép siêu hình đã xuyên tạc đối tượng và tính chất của các quy luật <br />
lôgic học hình thức. <br />
Lôgic diễn dịch nói riêng và lôgic hình thức nói chung có một bước phát <br />
triển mới từ sau công trình của G. Labnít (16461716). Ông đã hoàn thiện hệ <br />
thống quy luật cơ bản của logic hình thức với sự bổ sung quy luật tứ tư – lý <br />
do đầy đủ. Đặc biệt là ông chủ trương xây dựng ngôn ngữ hình thức hóa để <br />
chính xác hóa các phát biểu và quá trình lập luận, thực chất là muốn ký hiệu <br />
hóa và toán học hóa các mô hình lập luận lôgic. Lôgic toán là một thành tựu to <br />
lớn trong sự phát triển của khoa học lôgic. Nó khắc phục tính không chính <br />
xác, không rõ ràng trong ngôn ngữ, đặc biệt là nó không thỏa mãn với hệ logic <br />
lưỡng trị (đúng sai), mà vươn lên hệ đa trị “hơn hay kém”, “gần đúng hay <br />
gần sai”.. nhờ đó mà những suy lý lôgic được mở rộng hơn và đầy đủ hơn về <br />
những kết luận logic. Cũng chính nhờ quá quá trình hình thức toán hóa lôgic <br />
mà logic hình thức phát triển ngày một xích lại gần logic biện chứng.<br />
Sự ra đời và phát triển của lôgic biện chứng. <br />
Không hài lòng với lôgic học truyền thống, nhà triết học người Đức <br />
Cantơ đã sáng lập lên một kiểu lôgic học mới: lôgic học tiên nghiệm. Theo <br />
lôgic học này thì mọi hình thức của lôgic được coi là những thuộc tính tiên <br />
<br />
3<br />
nghiệm (có trước kinh nghiệm) của lý trí. Những thuộc tính này quyết định <br />
khả năng hiểu biết chung nhất về hiện tượng của kinh nghiệm. <br />
Hêghen (17701831) nhà triết học vĩ đại người Đức đã có công xây <br />
dựng phép biện chứng duy tâm khách quan như là phương pháp cơ bản của tư <br />
duy, của nhận thức. Để làm được việc đó, ông đã phê phán tỉ mỉ lôgic học tiên <br />
nghiệm và thuyết bất khả tri của Cantơ, đồng thời chỉ ra hạn chế của lôgic <br />
học hình thức nói chung. Song, Hêghen đã đứng trên lập trường duy tâm để <br />
phê phán lôgic hình thức và đã quy nó về lôgic học siêu hình. Vì thế, ông cho <br />
rằng, lôgic hình thức không thể trở thành thứ lôgic học phổ biến, không thể <br />
áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của hiện thực. Trong tác phẩm “khoa học <br />
lôgic” của mình, ông đã khám phá ra mâu thuẫn nền tảng giữa lý thuyết <br />
lôgic hiện có với thực tiễn hiện thực của tư duy và tìm ra phương thức giải <br />
quyết các mâu thuẫn ấy. Với sự khám phá này, ông đã góp phần thúc đẩy <br />
lôgic học tiến lên. Tuy nhiên, việc phủ nhận lôgic học truyền thống, Hêghen <br />
đã giáng một đòn rất mạnh vào lôgic học hình thức, kìm hãm căn bản sự phát <br />
triển tiếp theo của nó.<br />
Những vấn đề của lôgic biện chứng, mối quan hệ giữa nó với lôgic hình <br />
thức đã được C.Mác và Ph.Ăngghen giải quyết một cách khoa học trong các <br />
tác phẩm của mình. Hai ông không phủ nhận ý nghĩa của lôgic học hình thức, <br />
không coi nó là vô nghĩa, nhưng nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa lịch sử của nó. <br />
Đồng thời, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra sự khác biệt về chất giữa học <br />
thuyết biện chứng của mình với học thuyết biện chứng Hêghen. Ph.Ăngghen <br />
chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng như là mối <br />
quan hệ giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp. Tuy nhiên, những công <br />
trình chuyên về lôgic biện chứng vẫn chưa được C.Mác, Ph.Ăngghen viết ra. <br />
Kế tục sự nghiệp của C.Mác, Ph.Ăngghen về lĩnh vực này, V.I.Lênin đã <br />
đưa lôgic học biện chứng phát triển lên tầm cao mới. Trong tác phẩm "Lại <br />
bàn về công đoàn...", V.I.Lênin đã chỉ ra sự khác nhau có tính nguyên tắc giữa <br />
<br />
4<br />
lôgic hình thức và lôgic biện chứng. Đồng thời, lần đầu tiên V.I.Lênin đưa ra <br />
các nguyên tắc cơ bản mang ý nghĩa phương pháp luận để định hướng cho <br />
chủ thể trong nhận thức và hành động, đó là các nguyên tắc: xem xét sự vật, <br />
hiện tượng một cách khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển và thực <br />
tiễn.<br />
Đương nhiên các nguyên tắc trên đây chưa phải là toàn bộ nội dung của <br />
lôgic biện chứng. Song, đây là những nguyên tắc cơ bản, trong bất luận trường <br />
hợp nào, nếu vi phạm những nguyên tắc này, tất yếu nhận thức sẽ rơi vào sai <br />
lầm. Giai đoạn sau Lênin đến nay, lôgic học đã có những bước tiến dài, đã <br />
xuất hiện lôgic toán... và việc ứng dụng nó rất rộng rãi vào tin học, vào khoa <br />
học, công nghệ và đã thu được những thành quả nhất định. ở Liên Xô (cũ) đã <br />
xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu về lôgic học, nhất là lôgic học <br />
biện chứng. Ngày nay, đang có những nhân tố mới kích thích lôgic học biện <br />
chứng phát triển.<br />
* Mối quan hệ giữa logic học hình thức và logic học biện chứng<br />
Ta thấy rằng, để rút ra được mối quan hệ giữa logic học hình thức và <br />
logic học biện chứng, trước hết ta cần phải xem xét sự giống và khác nhau <br />
giữa hai hình thức này. <br />
Sự giống nhau:<br />
Thứ nhất, cả logic học hình thức và logic học biện chứng đều là sự phản <br />
ánh hiện thực khách quan ở những cấp độ khác nhau bằng những hình thức và <br />
quy luật. <br />
Thứ hai, đều sử dụng những hình thức của tư duy là khái niệm, phán <br />
đoán, suy luận… để phản ánh sự vật.<br />
Sự khác nhau: <br />
Khoa học logic hình thức: <br />
Đối tượng của lôgic hình thức là nghiên cứu hình thức và quy luật, quy <br />
tắc đảm bảo cho tư duy chính xác. Đó là những mối liên hệ vững bền giữa các <br />
5<br />
yếu tố của sự suy nghĩ chính xác mang tính quy luật, cùng với việc mô tả hình <br />
thức kết cấu của tư duy. Để vạch ra những mối liên hệ vững chắc, có tính quy <br />
luật giữa những hình thức, kết cấu của tư duy khoa học, logic hình thức phải <br />
trừu tượng hóa nội dung suy nghĩ, tách hình thức ra khỏi nội dung cụ thể của <br />
suy nghĩ.<br />
Các quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức là quy luật đồng nhất, <br />
quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài chung và quy luật lý do đầy đủ. Bốn <br />
quy luật phản ánh những mối liên hệ xác định của các sự vật, hiện tượng <br />
trong thế giới khách quan, có ý nghĩa phổ biến đối với mọi suy nghĩ của con <br />
người, thể hiện rõ nhưng yêu cầu về tính chính xác của hình thức tư duy. <br />
Nếu không tuân theo những yêu cầu, những quy tắc, những quy luật đó, tư <br />
duy sẽ phạm lỗi logic và không thể đạt tới tri thức chân thực. Đồng thời, giúp <br />
con người nâng cao trình độ tư duy, rèn luyện khả năng tư duy logic, bảm <br />
đảm cho tư duy đạt độ chính xác, chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ và không <br />
mâu thuẫn.<br />
Phương pháp cơ bản sử dụng trong nghiên cứu lôgic hình thức là phương <br />
pháp hình thức hoá. Hình thức hoá là phương pháp để vạch ra những mối liên <br />
hệ vững chắc, có tính quy luật giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng và cụ thể <br />
hoá nó thành những quy tắc, công thức, những sơ đồ lôgic nhằm bảo đảm tính <br />
cân đối, liên tục, chính xác của tư duy. Phương pháp hình thức hoá dựa trên <br />
cơ sở trừu tượng hoá nội dung tư tưởng, tách hình thức ra khỏi nội dung để <br />
nghiên cứu, để tìm ra, ghi lại cơ cấu lôgic, hình thức lôgic của tư tưởng. Tuy <br />
nhiên, phương pháp hình thức hoá không chỉ có khoa học lôgic hình thức sử <br />
dụng mà còn được sử dụng rộng rãi ở một số khoa học khác theo yêu cầu <br />
riêng của nó. Ngoài phương pháp hình thức hoá nêu trên, khoa học lôgic hình <br />
thức còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, trừu tượng hoá, <br />
khái quát hoá...<br />
Còn đối với logic học biện chứng:<br />
<br />
6<br />
Đối tượng của lôgic học biện chứng nghiên cứu những quy luật và các <br />
hình thức của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy luận…) và những quy luật <br />
nhận thức chân lý trên quan điểm biện chứng, tức là xem xét chúng trong mối <br />
liên hệ, chuyển hóa, trong sự vận động và phát triển. Bởi vì, thế giới vật chất <br />
luôn ở trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển, cho nên những hình <br />
thức của tư duy đều phải dựa trên cơ sở đó, nghĩa là phải lấy nguyên lý phát <br />
triển làm cơ sở.<br />
Những quy luật lôgic học biện chứng đó là quy luật những sự thay đổi <br />
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và <br />
đấu tranh các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định. Đây là những quy <br />
luật phát triển của tư duy từ cái bên ngoài đi vào cái bên trong, từ hiện tượng <br />
đi tới cái bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, từ trực <br />
tiếp đến gián tiếp, từ trừu tượng đến cụ thể, từ chân lý tương đối đến chân <br />
lý tuyệt đối.<br />
Từ đối tượng cơ bản như vậy, nhiệm vụ của lôgic học biện chứng cơ <br />
bản, trung tâm của khoa học logic biện chứng đó là:<br />
Thứ nhất, logic biện chứng nghiên cứu sự cần thiết, cách thức thể hiện <br />
như thế nào trong khái niệm, trong phán đoán… về sự vận động, phát triển <br />
hay những mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng, những biến đổi về <br />
chất hay sự chuyển hóa cái này thành cái khác của chúng. Đây chính là nhiệm <br />
vụ trung tâm của logic biện chứng. Trong sự biểu đạt khoa học của mình, <br />
lôgic biện chứng xuất hiện như là một bộ phận của triết học mácxít.<br />
Thứ hai, logic biện chứng nghiên cứu bản chất biện chứng của các <br />
phạm trù logic, tính linh hoạt, tính mềm dẻo của chúng đi đến tính đồng nhất <br />
của các mặt đối lập. Phép biện chứng chính là một học thuyết lôgic, vì chúng <br />
nghiên cứu chức năng nhận thức, là lôgic của những quy luật phổ biến và <br />
những phạm trù của sự phát triển.<br />
<br />
<br />
7<br />
Ba là, lôgic biện chứng nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của <br />
bản thân nhận thức. Lôgic biện chứng dựa trên lịch sử của nhận thức, đó là <br />
sự phát triển khái quát của tư duy, của lịch sử thực tiễn xã hội loài người.<br />
Có thể nói, lôgic học biện chứng là cơ sở lôgic chung của nhận thức con <br />
người, là lý luận lôgic chung mà dựa vào đó con người ta có thể và cẩn phải <br />
có giải thích tất cả những lý luận lôgic riêng biệt và cụ thể, giải thích ý nghĩa <br />
và cai trò của những lý luận ấy.<br />
Lôgic học hình thức và lôgic học biện chứng là hai ngành khoa học đều <br />
nghiên cứu tư duy, đều phản ánh hiện thực khách quan. Song có sự khác nhau <br />
căn bản về đối tượng, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu.<br />
Lôgic hình thức nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy nhằm bảo <br />
đảm tính đúng đắn, chặt chẽ và nhất quán trong suốt quá trình tư duy, trừu <br />
tượng hóa nội dung, thì lôgic biện chứng nghiên cứu các hình thức và quy luật <br />
của tư duy biện chứng, nó chủ yếu quan tâm đến tính biện chứng về nội dung <br />
của tư duy.<br />
Ví dụ: Trong phân tích về khái niệm:<br />
Đối với Lôgíc học hình thức, khái niệm là sự thống nhất giữa nội hàm và <br />
ngoại diên, nó không chứa đựng mâu thuẫn. Còn đối với lôgíc học biện <br />
chứng, khái niệm bao hàm mâu thuẫn. Đây chính là tiền đề, là cơ sở của hình <br />
thức và phương pháp tư duy. Trong Lôgíc học hình thức, “nội hàm khái niệm <br />
là tập hợp tất cả những dấu hiệu chung của lớp đối tượng được phản ánh <br />
trong khái niệm”1. Trong khi đó Lôgíc học biện chứng quan niệm rằng: “ nội <br />
hàm của khái niệm phản ánh bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật <br />
của sự vật, hiện tượng mà khái niệm đó phản ánh và bao quát” 2. Như vậy, <br />
theo cách hiểu này, nội hàm khái niệm không phụ thuộc số lượng dấu hiệu, <br />
đặc điểm mà phụ thuộc trình độ thâm nhập vào bản chất, quy luật của hiện <br />
thực khách quan, khi nhận thức càng phát triển, mức độ khái quát càng cao thì <br />
1<br />
1, 2 PGS.TS Võ Văn Thắng, Giáo trình Lôgíc học biện chứng, Nxb CTQG, H.2014, tr.68, tr.44.<br />
2<br />
<br />
<br />
8<br />
nội hàm phong phú hơn.<br />
Lôgic học hình thức xem xét các hình thức của tư duy qua việc phản ánh <br />
sự vật, hiện tượng trong trạng thái tách rời, đứng im tương đối, ổn định tạm <br />
thời, do vậy nó dựa trên cơ sở tính đồng nhất, trừu tượng của các khái niệm, <br />
phạm trù cố định. Trong khi đó, logic học biện chứng xem xét các hình thức <br />
của tư duy qua sự phản ánh các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, trong <br />
trạng thái mâu thuẫn, vận động, chuyển hóa và phát triển. Cho nên, nó dựa trên <br />
cơ sở tính đồng nhất, cụ thể là các phạm trù biến đổi. Do vậy, nó phản ánh <br />
sinh động hiện thực khách quan. V.I.Lênin nhận xét: Những quan hệ (=chuyển <br />
hóa = mâu thuẫn) của những khái niệm = nội dụng chủ yếu của lôgic, hơn <br />
nữa những khái niệm ấy (và những quan hệ, chuyển hóa và mâu thuẫn của <br />
chúng) đều được trình bày như là những phản ánh của thế giới khách quan. <br />
Ta thấy rằng, logic hình thức xem xét hình thức và quy luật của tư duy <br />
không tính đến điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa,… còn logic học biện chứng <br />
xem xét hình thức và quy luật của tư duy trên quan điểm thực tiễn, toàn diện, <br />
lịch sử, cụ thể, biến đổi và phát triển… logic học biện chứng xem thực tiễn <br />
là tiêu chuẩn của nhận thức chân lý.<br />
Ví dụ: Trong phân tích về suy luận<br />
Lôgic hình thức nghiên cứu kết luận chủ yếu về mặt kết cấu, hình thức <br />
nối tiếp nhau của những luận đề này từ những luận đề khác, trong khi đó <br />
nhiệm vụ chủ yếu của lôgic biện chứng là nghiên cứu vấn đề theo quan điểm <br />
xây dựng kết luận như thế nào từ nội dung phong phú, phức tạp của hiện <br />
thực.<br />
A.G. Nôvicốp cho rằng, logic học biện chứng khác về căn bản với lôgic <br />
học hình thức và lôgic toán. Nó sử dụng phương pháp chính thức nghiên cứu <br />
các hình thức tư tưởng trong sự trừu tượng nội dung và lịch sử phát triển của <br />
nhận thức trong tất cả các mâu thuẫn của nó. Lôgic học biện chứng phân tích <br />
những mâu thuẫn biện chứng của sự vật, ý tưởng và sự phát triển của nhận <br />
<br />
9<br />
thức. Nó là một phương pháp khoa học của nghiên cứu thực tế và chính sự <br />
suy nghĩ.<br />
Như vậy, lôgic hình thức và lôgic biện chứng thống nhất trong sự khác <br />
biệt, có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện:<br />
Như Ph.Ăng ghen đã so sánh quan hệ giữa lôgic hình thức với lôgic biện <br />
chứng giống như quan hệ giữa “một thứ toán học cao cấp” của tư duy so với <br />
“một thứ toán học sơ cấp của tư duy ”: “Phép biện chứng, phá vỡ chân trời <br />
nhỏ hẹp của lôgíc hình thức, đồng thời lại chứa đựng mầm mống của một <br />
thế giới quan rộng lớn hơn. Trong toán học cũng có mối quan hệ như vậy. <br />
Toán sơ cấp, tức là toán học về những số không đổi, tự vận động, ít ra là về <br />
toàn bộ, trong những giới hạn của lôgíc hình thức; còn toán học về các số <br />
biến mà phần quan trọng nhất là tính những đại lượng vô cùng bé, thì căn <br />
bản chỉ là áp dụng phép biện chứng vào các quan hệ toán học mà thôi”3. <br />
Lôgic hình thức là khoa học tư duy xây dựng trên cơ sở của tính đồng <br />
nhất trừu tượng của những phạm trù cố định, còn lôgic biện chứng là khoa <br />
học tư duy xây dựng trên cơ sở tính đồng nhất cụ thể của các phạm trù biến <br />
đổi, “cơ sở khách quan của mối quan hệ biện chứng giữa lôgíc biện chứng và <br />
lôgíc hình thức chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự vận động là tuyệt <br />
đối, vĩnh cừu và sự đứng im là tạm thời tương đối của mọi sự vật hiện tượng <br />
của thế giới vật chất”4. <br />
Mối quan hệ biện chứng giữa lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng được <br />
thể hiện rõ rệt nhất là ở chỗ: Chúng bổ sung cho nhau. Những quy tắc, quy <br />
luật của lôgíc hình thức là những quy tắc cơ bản mà mọi tư duy đúng đắn kể <br />
cả tư duy biện chứng phải tuân theo, chúng là điều kiện cần để phản ánh <br />
đúng đắn, chân thực hiện thực khách quan. Nếu vi phạm các quy tắc, quy <br />
luật của lôgíc hình thức, thì trong quá trình nhận thức sẽ dẫn đến mâu thuẫn <br />
lôgíc tức là mâu thuẫn do sai lầm chủ quan của con người trong quá trình <br />
3<br />
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1994, tr.20, tr.192.<br />
4<br />
Vũ Ngọc Pha, Lôgíc học( Viện đại học mở), Nxb Thống kê, H.2012, tr.175.<br />
10<br />
nhận thức làm cho tư duy rối loạn, phá hoại tính chính xác của tư tưởng. Để <br />
phản ánh đúng đắn, chân thực hiện thực khách quan, phát hiện tri thức mới, tìm <br />
ra chân lý, thì quá trình nhận thức trước hết phải tuân theo những quy tắc và quy <br />
luật của lôgíc hình thức, loại trừ mâu thuẫn lôgíc, trên cơ sở đó vận dụng <br />
phương pháp tư duy biện chứng các hình thức và quy luật của lôgíc biện chứng <br />
mới có thể đạt tới chân lý khách quan.<br />
Tuy nhiên, không nên quan niệm rằng, lôgic hình thức là trình độ thấp <br />
của sự nhận thức thế giới, chỉ nên áp dụng đối với những hiện tượng sơ <br />
đẳng, hoặc đồng nhất lôgic hình thức với phép siêu hình và chỉ dùng trong <br />
“sinh hoạt thông thường”; cũng không nên quan niệm có lôgic biện chứng rồi <br />
thì không cần đến lôgic hình thức. Ngược lại, lôgic biện chứng đòi hỏi sự tư <br />
duy lôgic cân đối và tuân thủ nghiêm ngặt quy luật, quy tắc của khoa học <br />
lôgic hình thức. Có như vậy, chúng ta mới tìm ra được kết luận mới. Khẳng <br />
đinh vai trò to lớn của khoa học lôgic hình thức. V.I.Lênin cho rằng, phương <br />
pháp lôgic là một khâu cần thiết của nhận thức; không một khoa học nào có thể <br />
bỏ qua. Không có khoa học lôgic hình thức không thể phát hiện ra quy luật, <br />
không thể xây dựng lý luận, học thuyết.<br />
Đã có quan niệm rằng, khoa học lôgic hình thức là lôgic học sơ cấp. Tên <br />
gọi này biểu hiện đúng đắn bản chất và vai trò nhận thức của lôgic hình thức. <br />
Song, không nên cho rằng, sơ cấp là thấp, là không quan trọng, mà đây là sự <br />
khởi đầu, là cơ sở, là yếu tố bắt buộc, một mắt khâu không thể thiếu của quá <br />
trình nhận thức.<br />
Với vai trò tích cực của nó, lôgic hình thức đã có lý do để tồn tại và phát <br />
triển với tư cách là một khoa học độc lập xuyên suốt lịch sử khoa học từ xưa <br />
đến nay. Song, lôgic hình thức cũng có những hạn chế của nó. Ngoài hạn chế <br />
lịch sử, chúng ta cần lưu ý những hạn chế về nguyên tắc của lôgic hình thức. <br />
Điều dễ thấy là các quy luật của lôgic hình thức không bao quát hết toàn bộ các <br />
quy luật lôgic của tư duy đang nhận thức và không phải là loại hình quy luật <br />
<br />
11<br />
lôgic của sự hình thành và phát triển của tư duy. Phản ánh tư duy đang nhận <br />
thức và các quy luật vận động, phát triển của thế giới hiện thực khách quan là <br />
nhiệm vụ của lôgic biện chứng.<br />
Lôgic biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật biện chứng <br />
của tư duy nhằm phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển của thế giới <br />
khách quan. Nhờ đó, nó khắc phục “tầm chật hẹp” của lôgic hình thức, qua <br />
đó vạch ra hình thức lôgic trong sự thống nhất với nội dung cụ thể của suy <br />
nghĩ, của tư tưởng.<br />
Lôgic biện chứng không thủ tiêu lôgic hình thức mà chỉ tước bỏ ý nghĩa <br />
tuyệt đối của những quy luật của lôgic hình thức mà thôi, đồng thời nâng tư <br />
duy lên tầm cao hơn. Rõ ràng, lôgic biện chứng không những chỉ “sống <br />
chung” với lôgic hình thức mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của lôgic hình <br />
thức và khẳng định dứt khoát rằng, nếu không nghiên cứu lôgic hình thức thì <br />
không thể nào lĩnh hội được phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Do <br />
vậy, việc học tập, rèn luyện tư duy biện chứng, trước hết phải học suy nghĩ <br />
chính xác ở mức độ sơ cấp, không được vi phạm những quy luật, quy tắc <br />
của lôgic hình thức.<br />
Lôgic học biện chứng ra đời là một bước phát triển về mặt tư duy. Song, <br />
nó không phải là sự thủ tiêu lôgic học hình thức. Trái lại, lôgic học biện <br />
chứng cho phép xác nhận vị tri quan trọng của lôgic học hình thức và sự cần <br />
thiết của nó trong nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống. <br />
Ph.Ăngghen cho rằng, khoa học về tư duy cũng như bất kỳ khoa học nào <br />
khác, là khoa học lịch sử, khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con <br />
người.<br />
Cần lưu ý, lôgic học biện chứng và lôgic học hình thức là hai ngành khoa <br />
học không mâu thuẫn, không loại trừ nhau. Trong sự phát triển của mỗi ngành <br />
khoa học, chúng bổ sung cho nhau và đều rất cần thiết cho nhận thức và <br />
nghiên cứu khoa học. Mỗi ngành khoa học có ưu điểm và hạn chế nhất định <br />
<br />
12<br />
và có phạm vi ứng dụng riêng. Vì vậy, không nên phủ nhận hoặc cem nhẹ <br />
một ngành khoa học nào. Việc nắm vững hai ngành khoa học này, từ đó vận <br />
dụng vào quá trình nhận thức sẽ cho phép phản ánh chính xác, đầy đủ, khách <br />
quan và toàn diện hiện thực khách quan. <br />
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu lôgíc học đối với học viên sau đại học.<br />
Lôgic học là một khoa học có vai trò quan trọng cần thiết cho mọi người. <br />
Điều này đã được nhiều nhà triết học khẳng định. Lépnít cho rằng, nếu các <br />
nhà khoa học nhiệt tình nghiên cứu lôgic học như những nhạc sỹ nghiên cứu <br />
âm nhạc thì họ có thể sáng tạo ra những điều kỳ diệu. Mintô khẳng định: sứ <br />
mệnh cao cả của lôgic học là giữ gìn cho trí tuệ tránh khỏi các sai lầm. Đề <br />
cao vai trò của lôgic học, Hêghen viết: không nghi ngờ gì nữa nghiên cứu <br />
lôgic học mang đến nhiều điều bổ ích, lôgic học làm cho sáng trí tuệ, giúp con <br />
người tinh khôn.<br />
Việc nắm chắc đặc điểm của lôgic hình thức, logic biện chứng và mối <br />
quan hệ giữa hai hình thức tư duy này có ý nghĩa to lớn đối với học viên nói <br />
chung và học viên cao học nói riêng.<br />
Việc nghiên cứu lôgic học giúp tư duy của học viên chủ động, tự giác và <br />
thông minh hơn. Việc tuân thủ và rèn luyện các quy luật và hình thức của <br />
lôgic giúp cho người học tìm kiếm những con đường ngắn nhất, đúng nhất và <br />
hiệu quả nhất để đạt đến chân lý trong quá trình học tập. Giúp chúng ta phát <br />
hiện những sai lầm lôgic của chúng ta và người khác, cũng như để tránh khỏi <br />
những sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải. Tri thức lôgic học có ý <br />
nghĩa quan trọng trong quá trình nắm vững tri thức mới, tìm ra con đường <br />
ngắn nhất để nâng cao trình độ tư duy cũng như phát hiện giả dối, sai lầm, <br />
cảnh báo trước những điều có thể xảy ra, tìm ra và sửa chữa sai lầm nếu mắc <br />
phải.<br />
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc thù của học viên cao học, <br />
vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Bởi nắm chắc kiến thức, vận <br />
13<br />
dụng thành thạo các quy luật lôgic chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc <br />
nghiên cứu khoa học. Vì trước tiên hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt <br />
động của tư duy. Học tập lôgic là cần thiết, nó giúp cho tư duy con người chủ <br />
động, tự giác góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ, và <br />
chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các <br />
tư tưởng. Việc nghiên cứu lôgic giúp cho con người tìm kiếm con đường <br />
ngắn nhất, đúng đắn và hiệu quả nhất, tránh được những sai lầm lôgic. Việc <br />
nắm chắc các quy luật cùng các hình thức của lôgic có một vị trí quan trọng <br />
trong cuộc sống hàng ngày, trọng hoạt động thực tiễn để nhận thức chân lý <br />
và cải tạo thế giới<br />
Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, để có thể xây dựng hệ thống <br />
khái niệm, phạm trù trong mỗi bài viết, trong luận văn đòi hỏi người học <br />
phải nắm chắc các quy luật, các quy tắc và những yêu cầu của lôgic hình <br />
thức; để trên cơ sở đó khái quát hoá các thuộc tính, bản chất của đối tượng <br />
nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lôgic hình thức thì chưa đủ, chưa <br />
phản ánh hết tính chân thực và phong phú của đối tượng nghiên cứu. Và để <br />
giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi người học phải tư duy ở trình độ cao hơn, <br />
đó chính là tư duy biện chứng. Nói cách khác, đồng thời với việc bảo đảm <br />
tính chính xác và chặt chẽ mà lôgic hình thức đặt ra, chúng ta phải đặt nó <br />
trong mối quan hệ với lôgic biện chứng để phân tích, luận giải, làm rõ bản <br />
chất vấn đề cần nghiên cứu. <br />
Học viên cao học đang trong quá trình tích luỹ kiến thức và bước đầu <br />
nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao khả năng hệ thống hoá, khái quát hoá và <br />
trừu tượng hoá; từ đó hình thành tư duy lôgic và khả năng phát hiện, xử lý <br />
thông tin. Do vậy, việc nắm vững mối quan hệ giữa lôgíc hình thức và lôgic <br />
biện chứng sẽ giúp cho họ tránh được những sai lầm trong định hướng trí tuệ, <br />
giúp tư duy phát triển đúng quy luật, luôn chủ động, tự giác; góp phần thể <br />
hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ của các lập luận, nâng cao <br />
<br />
14<br />
hiệu qủa và tính thuyết phục của các quan điểm.<br />
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay, đòi hỏi học viên cao <br />
học triết học cần nắm vững tư duy lôgic. Bởi lẽ, chính nó là công cụ sắc bén <br />
để vạch rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn cùng những luận điệu xuyên tạc, vu <br />
cáo của kẻ thù; qua đó góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ <br />
Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng. <br />
Nắm chắc được những nguyên tắc, quy luật của khoa học lôgic, nhất là <br />
những nguyên tắc phương pháp luận của lôgic biện chứng có vai trò quan <br />
trọng đối với học viên cao học trong nhận thức và cải tạo sự vật hiện tượng, <br />
nhất là đánh giá đúng bản chất của các vấn đề trong đời sống xã hội. Hệ <br />
thông nguyên tắc phương pháp luận lôgic biện chứng đó là: khách quan, toàn <br />
diện, lịch sử cụ thể và phát triển.<br />
Cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét các sự vật hiện <br />
tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn. Yêu cầu, khi nghiên cứu sự vật <br />
phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật và với các sự vật <br />
khác. Đồng thời, xem xét toàn diện nhưng không dàn đều mà phải có trọng <br />
tâm, trọng điểm, xem xét toàn diện mối liên hệ bản thân sự vật, để đảm bảo <br />
tính đồng bộ, tính hệ thống trong giải quyết những vấn đề của cuộc sống, <br />
tránh sai lầm, phiến diện, tuyệt đối hoá một mặt nào đó. Trong hoạt động <br />
thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn cải tạo sự vật, phải sử dụng <br />
đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động làm thay <br />
đổi các mối liên hệ tương ứng. <br />
Trong thực tiễn cần có quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, vì sự vật <br />
tồn tại trong khoảng thời gian giới hạn, không gian giới hạn, với những mối <br />
liên hệ nhất định. Nên đánh giá sự vật cần phải xem xét sự vật với khoảng <br />
thời gian tồn tại của nó. Cần phê phán chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy <br />
biện.<br />
<br />
<br />
15<br />
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc phát <br />
triển. Nghĩa là khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận <br />
động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi và chuyển hoá của chúng. <br />
Quan điểm phát triển đòi hỏi trong xem xét sự vật phải tính đến các giai <br />
đoạn, thời kỳ phát triển của nó. Trên cơ sở đó tìm ra phương pháp nhận thức <br />
và cách tác động thích hợp nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự <br />
vật, tuỳ theo mục đích, lợi ích của chủ thể. Cần chống tư tưởng bảo thủ, trì <br />
trệ, định kiến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Thấy được sự phát <br />
triển là một quá trình khó khăn, phức tạp, mang tính khuynh hướng, nên khi <br />
đánh giá sự phát triển phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Nghĩa là, khi nhận <br />
thức và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ <br />
thể, môi trường cụ thể mà sự vật đó sinh ra, tồn tại và phát triển.<br />
Việc nghiên cứu, nắm vững và vận dụng sáng tạo những kiến thức lôgic <br />
học nói chung, mối quan hệ giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng nói riêng <br />
sẽ có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với quá trình rèn luyện và phát triển tư duy <br />
của đối với học viên sau đại học. Sự kết hợp giữa lôgic biện chứng và lôgic <br />
hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy phát triển một cách toàn diện, <br />
giúp chúng ta nhận thức được đầy đủ và chính xác sự vận động, biến đổi và <br />
sự phát triển liên tục của thực tiễn cuộc sống. Để cho tư duy của người học <br />
phát triển một cách liên tục, cân đối về mặt lôgíc thì quá trình tư duy tất yếu <br />
phải được điều khiển, định hướng và kiểm tra một cách có ý thức bởi những <br />
quy tắc, quy luật và những yêu cầu của cả lôgic hình thức và lôgic biện <br />
chứng. <br />
Tóm lại, lôgic học rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Chỉ <br />
khi nào nắm vững tri thức lôgic học thì chúng ta mới áp dụng một cách tự giác <br />
các tri thức ấy vào quá trình rèn luyện, phát triển tư duy lôgic. Đặc biệt trong <br />
lĩnh vực hoạt động quân sự việc rèn luyện, phát triển tư duy lôgic nhằm phản <br />
ánh chính xác đối tượng không phạm lỗi lôgic, có sức thuyết phục đối với <br />
<br />
16<br />
người chỉ huy có vai trò hết sức quan trọng góp phần bảo vệ vững chắc Tổ <br />
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994.<br />
2. Giáo trình lôgic học, Nxb QĐND, H, 2005.<br />
3. PGS.TS. Lê Doãn Tá, GS.TS Tô Duy Hợp, PGS.TS Vũ Trọng Dung <br />
(Đồng chủ biên), Giáo trình Lôgíc học và phương pháp nghiên cứu khoa <br />
học, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.2013.<br />
4. PGS. TS. Võ Văn Thắng, Giáo trình Lôgíc học biện chứng, Nxb <br />
CTQG, H.2014.<br />
5. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến Bộ, M.1981.<br />
6. Vũ Ngọc Pha, Lôgíc học (Viện đại học mở), Nxb Thống kê, H.2012.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />